Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky



tải về 0.98 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.98 Mb.
#1393
1   2   3   4   5   6   7   8

Đồi

 

Họ thích ngồi với nhau



trên sườn đồi.

Từ đó họ nhìn thấy nhà thờ,

những vườn cây, nhà tù

và bể chứa nước bềnh bồng

cỏ. Trên mặt cát

họ ném dép đi

và cả hai ngồi xuống.

 

Đầu tựa vào giữa hai gối



họ nhìn trôi đi những đám mây.

Dưới kia, trước các rạp hát, những người què

xếp hàng chờ một chiếc xe tải.

Trên con dốc giữa gạch ngói

lấp loáng một hộp sắt tây

và phía trên nắp đậy đã dỡ

quay cuồng tiếng kêu một con quạ.

 

Ở trung tâm thành phố xe cộ



đổ xô về từ ba chiếc cầu

dẫn đến bãi tắm. Tàu điện chạy,

chuông nhà thờ rung.

Trên đồi lượn quanh sự im lặng

và gió, không một tiếng kêu

không một tiếng rít. Chỉ có

một con muỗi rối rít vo ve.

 

Họ vẫn ngồi bên nhau



trong đám cỏ nhàu nát,

vấy đầy những vết đen,

những chỗ thừa sau bữa ăn

mà những con bò mỗi ngày đến

liếm sau khi họ bỏ đi

họ không biết bởi không thấy được

điều ai nấy đều biết.

 

Tàn thuố, diêm, nĩa



nằm rải rác dưới cát,

một mảnh chai vỡ

ở xa như một bóng đen...

Vừa nghe tiếng rống đầu tiên

họ đi xuống phía những bụi cây

rồi quay lưng với nhau

vẫn không phá vỡ im lặng của mình.

 

Họ đi xuống theo đường xiên



mỗi người theo một dốc đồi.

Những bụi cây trước mặt họ khép lại

rồi mở ra dưới bước chân của họ,

đôi giày ống họ lướt đi trên cỏ

nước nhạt dần giữa đá.

Một người ra tới vệ đường

và người kia tới bờ hồ.

 

Đêm ấy là ngày hội



khắp thành phố tưng bừng.

Áo ngắn và áo dài

sáng lên giữa cây cối.

Mặt trời bấy giờ đã nhạt

và đuổi theo những đám mây.

Một làn hơi bốc lên từ đất

và chuông đổ liên hồi.

 Họ đi xuống trong đêm

từ hai phía dốc đồi,

một người vấp ngã và rên xiết

người kia ngậm điếu thuốc trên môi.

Họ đi xuống theo hai phía dốc,

khoảng cách hai người lớn dần

và tiếng thét họ đồng thời

làm không khí run sợ.

 

Bất chợt những bụi cây dãn ra,



những bụi cây dãn ra đột ngột,

tựa như chúng rốt cuộc đã thức dậy

sau giấc ngủ vùi những dằn vặt.

Những bụi cây giãn ra và gào thét

tựa như đất hé vỡ ra

và trước mặt mỗi người sừng sững

hai kẻ sát nhân rìu hãy còn trong tay.

 

Một nhát rìu búa lên người thứ nhất



máu chảy ra đến tận cuối ngày.

Người thứ hai cảm thấy tim vỡ tan

và đã chết không nói lên một lời.

Những kẻ giết người, nhúng tay sâu vào máu,

kéo lê họ vào một lùm cây

và ném họ xuống một hồ nước

nơi đâ hai người lại ở bên nhau.

 

Những người đính hôn mù quáng trở về



chỗ của mình ở bàn tiệc

và những người chăn cừu run rẩy đem về

cho cuộc lễ vui tin giết người.

Mây từng đàn nặng nề

chiếu sáng như buổi bình minh chiều hôm.

Những con bò đói liếm

máu trên các cành cây thấp.

 

Tàu điện chạy đổ xuống đồi



và người anh em rể đuổi theo tàu thở dốc

qua các bụi rậm. Người vợ chưa cưới ủ rũ

ngồi một mình giữa hoa.

Một lão bà phủ khăn ô vuông

ngồi xoăn mãi cái bím tóc trước mặt mình

và cuộc lễ chè chéngiữa cỏ

lắng dần.

Những cành cây kêu răng rắc dưới chân họ,

họ đi lên như trong cơn mê sảng.

Những con bò rống trong các bụi cây

rồi đi xuống phía bờ hồ

giữa sức nóng câm lặng,

và đột nhiên trên mặt nước xanh

hằn sâu xuống một lỗ đen

như một cánh cửa mở vào đêm tối.

 

Ai sẽ rứt họ ra khỏi chốn ấy?



Ai sẽ cứu họ ra khỏi ao hồ?

Nưóc của sự chết tràn ra trên họ,

cái chết ở sâu trong bụng họ

cái chết từ bao giờ đã nằm trong từng chữ

cái chết ở trong thân cây vươn lên

cái chết ở trong máu đã được liếm

cái chết ở trong mỗi con bò.

 

Cái chết nằm trong sự đuổi bắt



hoài công những kẻ giết người bỏ trốn.

Dòng sữa sẽ tuôn tràn

thấm đỏ máu trên ngọn đồi.

Người ta sẽ chở nó đi trên một toa tàu đỏ

mang đầy những chiếc bình đỏ

qua những con đường đỏ

để nuôi sống những trẻ em đỏ.

 

Cái chết ở trong tiếng nói và cái nhìn.



Những cổ áo rỉ ra sự chết,

Thành thị đã trả cho họ món nợ của nó:

cái chết nặng nề đè trên người họ.

Phải giải thoát họ ra khỏi nước.

Làm sao thắng nổi nỗi buồn

nếu người ta giết người vào ngày cưới,

nếu sữa ngả sang màu đỏ máu?

 

Cái chết đó không phải là bộ xương



hái những mùa gặt ác mộng.

Cái chết đó chính là bụi cây

nơi chúng ta thảy đều chờ đợi.

Cái chết đó không phải là dây thắt màu đen

cũng chẳng phải nước mắt những đám tang,

cái chết đó là tiếng kêu của loài quạ,

cái chết đó là ngân hàng màu đỏ.

 

Cái chết đó là đám xô bồ những máy móc,



đó là nhà tù và đó là khu vườn,

cái chết đó là làn sóng những con người

và những chiếc cà vạt đeo lủng lẳng trên cổ,

cái chết đó là hàng cửa kính dày đặc chen lấn

dọc những tòa nhà của chúng ta, những nhà tắm, nhà thờ.

Cái chết đó là tất cả những gì theo sau chúng ta

bởi vì Họ là những người mù mãi mãi.

 

Cái chết đó là sức mạnh của chúng ta



nỗi cực lòng của chúng ta và mồ hôi của chúng ta.

Cái chết đó là tâm hồn chúng ta

những sợ thần kinh và xác thịt chúng ta.

Chúng ta sẽ không bao giờ còn bước lên

đồi nữa. Cửa nhà chúng ta sáng rực.

Chúng ta thấy Họ còn mù mờ

còn họ thì không thể nào nhìn thấy chúng ta.

 

Hoa hồng, phong lữ, huệ dạ hương,



mẫu đơn, đinh hương, hoa đuôi diều

trên ngôi mộ bằng kẽm của chúng,

hoa hồng, phong lữ, thủy tiên,

huệ tây, như những hình đắp nổi,

mùi hăng và hoang dã,

quế trúc, lan, cúc sao,

hoa hồng và những chùm cẩm chướng.

 

Hãy mang chúng ra phía bến bờ,



hãy phó mặc chúng cho bầu trời,

hãy ném chúng xuống sông

sông sẽ đưa chúng về rừng,

về những thác nước đen của chúng

về những ngôi nhà tối của chúng

về những ao hồ đã chết của chúng

về những ngọn đồi của miền Baltique.

 

Đồi tuổi trẻ chúng ta



đồi chúng ta theo đuổi trong bóng tối,

đồi chằng chịt những con đường

đồi hình cuộn những hầm hố

đồi nỗi đau và sự kiêu hãnh

đồi chân trời của mặt đất,

chúng ta càng lên tới đỉnh cao

đồi càng có vẻ xa hơn.

 

Đồi những đau đớn của chúng ta



đồi tình yêu của chúng ta

đồi tiếng thét và tiếng nức nở

bỏ trốn xa rồi lại trở về.

Ánh sáng, chỗ vô tận của nỗi đau,

nỗi cực lòng và nỗi sợ của chúng ta,

những giấc mơ và nỗi sầu của chúng ta,

thảm trải trong những bụi cây.

 

Đồi vinh quang vĩnh cửu.



Đồi luôn luôn mọc lên

ở cánh phải những nỗi băn khoăn của chúng ta.

Đồi phía trên chúng ta,

những chóp đỉnh ta thấy như

nằm giữa bóng tối không cùng.

Mãi mãi, hôm qua cũng như hôm nay,

chúng ta buớc đi trên sườn dốc.

Cái chết chính là vô tận những cánh đồng

và sự sống là mênh mông những ngọn đồi.

***


Trái đất

 

Không bị nguyền rủa



cũng không là thủ phạm,

mang cánh đen,

trái đất, lấp lánh sương,

không là một sợi lông tơ,

không là một tấm nệm

cho những kẻ thua thiệt,

cho những kẻ bị kết án,

cho những kẻ bị đi đày,

cho những kẻ quỳ gối,

cho những kẻ chịu khuất phục.

Trái đất quay, quay

và hơn thế còn lo toan

những vấn đề nhỏ:

giảm số tử vong,

tăng lượng sinh sản,

nó vật lộn cho sự phân hạch

những nguyên tử của chính mình,

nó vật lộn để uốn thẳng lại

những người gù nằm trong mộ.

Trái đất học nhảy điệu polka

giữa những bức tường trong căn phòng tôi.

Sức mạnh toàn năng

nó dàn dựng trước mặt tôi

những cảnh trí xưa

cảnh khủng bố gào thét

trộn chung với những sự thật hiển nhiên

với những trạm đỗ xe điện

trên những quảng trường

và trước những nghĩa trang

vang dội tiếng la hét giận dữ:

– Niké muôn năm, muôn năm nữ thần có cánh,

muôn năm nữ thần bị chém đầu!



***

Yêu 

(Bản dịch DC)

Đêm nay đã hai lần anh thức giấc, và bước ra

cửa sổ. Những ngọn đèn đường là

một mẩu câu nói trong mơ,

chẳng đưa tới đâu, như những dấu chấm câu bỏ lửng,

không đem lại cho anh một chút vui vẻ ủi an.

 

Anh đã mơ tới em mang thai, và lúc này,



sau bao năm trời sống xa cách em,

anh nghiệm thấy lỗi lầm của mình, và tay anh

vui vẻ vỗ nhẹ lên bụng em,

chỉ thấy mình lần mò áo quần

 

và cái chốt điện. Khi lao mình ra cửa sổ,



anh chợt nhìn ra anh đã bỏ em lại đó một mình,

trong bóng tối, trong giấc mơ, nơi kiên nhẫn

em đợi chờ ngày anh trở lại, và

không trách móc gì anh sự gián đoạn

 

chẳng hề tự nhiên. Là vì trong bóng tối



những gì giữa ban ngày đã đứt đoạn, vẫn còn mãi;

ở đó chúng ta đã thành vợ chồng, đã kết hôn, chúng ta chơi

trò con thú có hai lưng; và con cái

biện minh cho sự lõa lồ của chúng ta.

 

Vào một đêm nào đó trong tương lai em sẽ lại



đến với anh, nhưng lúc này mỏi mệt, hao gầy,

và anh sẽ được nhìn thấy một đứa con trai hay con gái

vẫn chưa có tên – và lần này anh sẽ

không hối hả tìm cái chốt điện cũng chẳng

 

vội dời tay; bởi anh không có quyền



bỏ mẹ con em lại trong vùng bóng tối,

câm nín, bên lớp rào ngày tháng,

lệ thuộc một thực tại khiến em

không còn tới được với anh.



---------------------------------

Iossip Brodski từng nói trước Quốc hội Mỹ rằng cần in thơ hàng triệu bản để tạo ra một thị trường…, cũng là người đã giúp văn giới Hoa-kỳ có một cái nhìn thích đáng hơn về văn học Nga. Ông từng nghiên cứu các nhà thơ «siêu hình» Anh quốc, từng viết thơ triết lý, cao siêu, uyên áo, nhưng cũng là tác giả của những bài thật dễ thương, đầy xúc động, như «Yêu»… (DC.)

***


Tình yêu

(Phạm Vĩnh Cư dịch)

Đêm nay tôi thức giấc hai lần


Lần bước ra cửa sổ; bên ngoài cửa sổ
Như dấu chấm lửng, dãy đèn phố
Chỉ ngắt đứt câu chuyện trong mơ,
Chẳng mang lại cho tôi
                              chút khuây khoả nào.

Trong mơ tôi thấy em mang thai,


Và dẫu đã xa nhau biết bao năm tháng,
Tôii cảm thấy có lỗi, hai bàn tay mừng rỡ
Sờ nắn bụng em,
                       nhưng thực tế chúng sờ tìm
Quần và nút công tắc điện.
                         Và lần bước tới cửa sổ
Tôi biết rằng bỏ lại em nơi đó,
Một mình trong bóng tối, trong cõi mơ,
Nơi em vẫn kiên nhẫn đợi chờ
Không trách móc, khi tôi trở lại
Sau mỗi lần quyết chí ra đi.

                           Bởi vì trong bóng tối


Nơi ấy vẫn tiếp tục cái đã tan vỡ trong ánh sáng.
Nơi ấy chúng mình là vợ chồng,
                              đã thụ lễ phối hôn
Chúng mình là quái vật hai lưng
                              mà chỉ lũ con
Mới bào chữa được cho sự lõa thể của
                              chúng mình.

Rồi mai kia, một đêm nào đấy,


Em lại đến, mệt mỏi, yếu gầy,
Và tôi sẽ trông thấy
                             đứa con trai hay gái
Chưa hề được đặt tên. Lúc ấy
Tôi sẽ không vùng dậy bật đèn
Và không giật tay lại, vì sẽ không có quyền
Bỏ lại mẹ con em trong vương quốc bóng tối
Sững sờ trước hàng rào của ban ngày,
Bất lực trước cõi thực, nơi có tôi
Nhưng em và con không vào đấy được. 

*** 


Tình yêu

(Huyền Anh dịch)

Đêm nay anh tỉnh dậy hai lần, bước đến bên cửa sổ


và những ngọn đèn đường cháy dọc dưới phố
như dấu chấm lửng, xóa đi câu đang nói dở trong mơ,
chẳng mang lại cho anh sự an ủi.

Anh mơ thấy em đang mang thai.


Sống xa em bấy nhiêu năm, anh thấy mình có lỗi,
và bàn tay mừng vui anh ngỡ xoa lên bụng,
thật ra đang tìm quần và công tắc điện.

Trong khi lần bước đến bên cửa sổ,


anh biết rằng anh đang để em lại một mình
trong bóng tối, giữa giấc mơ,
nơi đó em kiên nhẫn chờ; và khi anh trở lại,
em sẽ không trách anh đã cố tình bỏ em đi.
Bởi vì ở đó, trong bóng tối, vẫn tiếp tục diễn ra
điều trong ánh ngày đã bị đứt đoạn.
Nơi ấy anh và em đã làm lễ cưới, 
là vợ chồng, con quái vật hai lưng,
và con cái là minh chứng sự lõa thể của chúng mình.

Rồi một đêm nào đó mai đây


em lại sẽ đến, mệt mỏi, yếu gầy.
Và anh sẽ được gặp con trai hay con gái
còn chưa kịp đặt tên, - và lúc ấy
anh sẽ không vươn tay ra, không đứng dậy bật đèn.
Vì anh sẽ không có quyền để lại mẹ con em
trong vương quốc của bóng tối câm lặng,
trước hàng rào của ban ngày bị lệ thuộc vào thực tại,
với sự không thể với tới được của anh ở nơi đó.

***

Tình yêu

(Hồng Thanh Quang dịch)
Hai bận anh thức giấc đêm nay,
lần tới bên cửa sổ, đèn đường soi cửa sổ,
mảnh câu đứt quãng trong mơ
như dấu ba chấm, làm mọi điều tắc nghẽn,
không giúp nổi anh yên dạ.

Em hiện lên trong mơ có bầu và thế,


bao nhiêu năm rồi với em sống chia ly,
anh cảm thấy lỗi mình và đôi tay
sung sướng dậm dò lên bụng,
nhưng thực ra thì lại dò quần
và công tắc điện. Lê tới bên cửa sổ,
anh biết anh đã bỏ em một mình
ở đấy, trong bóng đêm, trong cơn mơ,
em kiên nhẫn đợi chờ, không hề trách
Sự chia cắt cố tình, khi anh trở lại.
Vì trong bóng tối sẽ kéo dài cái bị ngừng trong ánh sáng. 
Ở đấy chúng ta thành thân, cử hành hôn lễ,
chúng ta hóa quái vật hai lưng và lũ trẻ
chỉ là sự biện minh cho trần trụi đôi mình.

Trong một đêm nào đó tương lai


em lại đến gày gò, mệt mỏi
và anh sẽ gặp con trai hay con gái
hẵng vô danh - anh khi đó
sẽ không bật công tắc đèn
và không giơ tay ra, không để mẹ con em
trong vương quốc bóng đêm đấy
câm lặng, trước hàng rào ngày tháng
rơi vào cảnh phụ thuộc hiện thực
mà anh không thể bao giờ vươn tới...

***


Đứng sững trước cánh cửa đêm

 

                           I



 

Đứng sững trước cánh cửa đêm, hắn nhìn thấy

hai kỵ sĩ rong ruổi trên những cánh đồng gần đấy.

Họ đổi hướng qua những lùm và những tụm cây,

thúc ngựa mãi mà chẳng thể bắt kịp nhau,

buông dây cương, cúi thấp đầu, chân đặt

xuống đất, lại nhảy chồm lên yên và chạy tuốt xuống

bờ dốc lấp lánh của ngọn đồi

về phía những khu rừng trụi đã dồn dập bóng đêm.

 

Hai kỵ sĩ đang rong ruổi trong bùn đêm,



bỏ lại hang ổ của mình và cả trái tim của mình,

họ vừa đuổi nhau vừa la hét

và đám lính trời bồng bềnh trôi sau những bụi cây.

Họ không bao giờ có thể bắt được nhau trên mặt đất

qua những bụi cây, những lá cành và bể chứa

trống rỗng, nhưng họ đi như một đội tiếp sức

cách biệt nhau bởi nhấp nhô vô vàn bụi cây.

 

Là những bóng ma của đêm, dấu vết của họ nhắm mắt



chạy theo hai lần tiếng vỗ bập bềnh của nước,

sự im lặng dõi theo những tiếng gọi hoài công của họ

đã đoán được tên họ và kéo họ về phía mình.

 

Trên đường quê, trong bụi lạnh,



giẫm lên đất cứng dưới những hàng thông đen

hai kỵ sĩ phi nước đại về phía con sông trắng,

hai kỵ sĩ phi nước đại, chán nản và yên bình.

  

                                  II



 

Con đường vắng vẻ và ngủ dưới những hàng thông,

tiếng lộp cộp dai dẳng của những móng guốc tắt hẳn

sau những cửa kính. Tôi biết họ từ thuở bao giờ

và tim tôi đập khi họ đi qua.

 

Tim tôi đập, tiếng đập nghe rõ từng hồi,



một làn hơi lạnh bồng bềnh trôi trên những cánh đồng,

những con sóng lấp lánh phía những bụi cây ven sông

và dàn nhạc yêu mến của tôi cất tiếng thét trong đêm.

 

Tiếng giậm chân của họ xoá dần và tim tôi đập,



tiếng đập chỉ còn thì thầm nhưng không im hẳn,

tiếng vó nghe tắt nghẽn nhưng ngựa tiếp tục phi,

họ có thể im tiếng nhưng không muốn vậy.

 

Hai kỵ sĩ nửa đêm đi trong sương mù, người đi



trước người đi sau, cúi mình trên yên cương, qua những

bụi cây và những con sông, qua những khu rừng u tối,

qua mọi nẻo đường đi ngược lên trời.

  

                            III



 

Đêm tháng Bảy trải dài trên thôn xóm,

một con mòng bay qua cửa sổ hoàng kim,

tiếng hát trên đài cất lên giữa cánh đồng

và chàng Gillespie mạnh dạn đi về phía chúng tôi,

 

từ nỗi buồn da đen đến số phận nghiệt ngã,



từ tiếng vang đầu tiên đến tiếng kèn trompét vỡ oà,

từ thơ ca bè bạn đến hạnh phúc đối nghịch

trong một thế giới vang vọng và bé tí.

 

Tôi không yêu cuộc đời tôi và tôi cũng không sợ nó,



tôi sẽ không đánh vật với chính nhân vật tôi,

thế nhưng tất cả những lời nói nổi trôi quanh tôi

đảo lộn người tôi để đem nguồn vui lại cho nhân vật đó.

 

Ở mỗi ven biên trên đất nước nín lặng này,



trên mỗi bực thềm, gần mỗi bức tường,

sẽ xuất hiện, xuất hiện ngay thôi, nâu hay vàng óng,

linh hồn tôi, cô đơn trên hai khuôn mặt.

 

Trong thời gian đầu tiếp liền sau cái chết của tôi,



khi tôi chỉ còn là tro than bay đi bốn phương, những

thanh sắt tới bình minh sẽ bôi đen tờ giấy tinh khôi của tôi

và chỉ cát bụi của tôi mới đụng đến ngòi bút trên đường đi.

                                 IV

 

Hai kỵ sĩ rong ruổi trong khoảng không gian đêm



những bụi cây nhạt nhoà trong sương mù hai bên bờ,

đàng sau nỗi buồn chán, tới gần rồi mất hút,

sự bình yên vô hạn bỏ đi mất trong bóng đêm.

Hai kỵ sĩ rong ruổi, bóng của họ bốc hơi,

trên đường quê những ngôi sao thắp sáng,

tiếng móng guốc gõ lộp cộp trên mặt đầt băng giá,

một đàn ông và một đàn bà bỏ đi trong sương mù. 

--------------

Dịch từ bản Pháp ngữ của Jean-Jacques Marie trong Joseph Brodsky, Collines et autres poèmes (Paris: Éditions du Seuil, 1966).

***


Em yêu, đêm nay...

 

Em yêu, đêm nay ta ra khỏi nhà muộn,



thở chút không khí, hít cái tươi mát Đại tây dương.

Hoàng hôn thắp cho ban công cuối màu đỏ của một cánh quạt Trung quốc,

và một đám mây lớn gợn vòng, giống như một chiếc dương cầm trong dàn nhạc.

 

Cách nay phần tư thế kỷ, em thích chả nướng và quả vả châu Phi,



em vẽ bằng mực, em ngâm nga ít khúc hát,

và em đùa nghịch cùng ta, rồi em gặp một chàng kỹ sư hóa,

và – xét theo những thư từ của em – em trở nên ngu ngốc lạ thường.

 

Hôm nay có người gặp em ở nhà thờ tỉnh và trong thủ đô.



Em thường lui tới các văn phòng – bạn bè chung chúng ta không ngừng

qua đời; và ta hân hoan thấy trên thế gian còn có những khoảng cách

còn lạ lùng hơn khoảng cách đang chia cách chúng ta.

 

Xin em đừng nhầm: giọng nói em, thân xác em, tên em



với ta chằng còn là gì; không phải có ai đã huỷ diệt chúng,

nhưng để quên đi một cuộc đời con người tối thiểu phải

đã sống qua một cuộc đời khác. Đấy là trường hợp của ta.

 

Em cũng thế, hãy bằng lòng: còn ở đâu nữa (ngoại trừ trong những chiếc ảnh)



em có thể muôn đời óng ả, và trẻ trung, và vui vẻ và thích chọc ghẹo?

Bởi lẽ khi đụng vào ký ức, thời gian nhận ra sự bất công.

Trong bóng đêm ta hút điếu thuốc và hít vào mùi thối của biển.

Bi ca

 

Này cô bạn, giờ đây vẫn cùng cái



quán rượu ấy, vẫn những hình vẽ nguệch ngoạc trên tường,

giá cả vẫn thế... Rượu vang có ngon hơn?

Ta không nghĩ thế. Không, không ngon cũng chẳng dở hơn.

Không có gì tiến bộ, và như thế là tốt lắm rồi.

 

Chỉ có anh chàng lái máy bay chở thư



quá chén, thiên thần bị giáng xuống trần. Tiếng vĩ cầm

như thường lệ, vẫn tiếp tục quấy rộn

trí tưởng tượng của ta. Nơi cửa sổ,

trắng một màu trinh nguyên, là những mái nhà.

Chuông nhà thờ rung. Trời đã vào đêm.

 

Tại sao em dối ta? Tại sao tai ta nghe



mà không còn phân biệt được điều thật

với điều dối, vẫn cứ muốn nghe những từ mới,

âm ỉ, xa lạ, em không biết cách nói

nhưng lại chỉ có thể phát ra

từ giọng nói của em, như ngày xưa...

1968

----------------------

Dịch từ "Bien chère, je suis sorti..." (bản Pháp ngữ của Hélène Henry) trong Joseph Brodsky, Vertumne et Autres poèmes (tủ sách Du monde entier, Nxb. Gallimard, 1993), và "Élégie" (bản Pháp ngữ của Michel Aucouturier) trong Joseph Brodsky, Poèmes 1961-1987 (Nxb. Gallimard, 1987).

***


Tiêu chí

                    ... với cái chết gặp gỡ...



(Garcia Lorca)

 

Cái chết nhỏ của chó.



Cái chết nhỏ của chim.

 

Kích cỡ bình thường



cái chết của người.

(Huyền Anh dịch từ nguyên bản tiếng Nga).

***

Vô đề

 

Những lời của ta, ta nghĩ, rồi sẽ chết,



và thời gian sẽ đắc thắng mỉm cười,

đưa công trình của ta bao khó nhọc

về cõi hư vô ở cạnh cõi người.

 

Trong dĩ vãng, trong tương lai, trong bí ẩn sinh tồn,



trong không gian các nhà thiên văn đào bới,

trong biển cả mênh mông — trong vũ trụ khôn cùng

ta không thấy chân lí nào an ủi.

 

Trách nhiệm của nhà thơ là gắng sức



nối liền khoảng cách giữa thể xác với tâm hồn.

Tài năng là kim. Tiếng ca là sợi chỉ.

Và chỉ riêng cái chết mới chấm dứt công trình.

(Huyền Anh dịch từ nguyên bản tiếng Nga).

***


Hoạ sĩ

Anh tin vào cái sọ của mình.

Anh tin.

Người ta bảo anh:

“Vô dụng!”

Nhưng những bức tường đổ xuống.

Cái sọ,

Hoá ra cứng.



 

Anh đã nghĩ:

Phía bên kia những bức tường thật trong sáng.

Anh đã nghĩ:

Tiếp đó – thật đơn giản.

... Bằng những điếu thuốc lá tồi tàn,

anh đã tự cứu mình khỏi tự sát.

Và anh bắt đầu lang thang,

qua những làng xóm, những con đường,

dài và đầy bụi;

Anh vẽ cho nhà thờ

Tranh Judas cùng Magdalina.

Và đó là nghệ thuật.

 

Rồi sau đó, bên vệ đường,



Những người đàn ông nghèo ria xám,

Đã chôn anh.

Không lời cầu nguyện,

Chỉ đơn giản

Lấp đất lên...

 

Nhưng còn lại trên mặt đất



Judas và Magdalina!

(Bản dịch của Huyền Anh)

Động từ

Vây quanh ta những động từ lặng câm .

Những động từ

                          như những mái đầu xa lạ,

những động từ đói khát, những động từ trần truồng,

những động từ chính, những động từ câm.

 

Những động từ không có danh từ. Chỉ trần trụi động từ,



Những động từ,

                         sống ở tầng hầm,

sinh ra ở trong hầm, nói ở trong hầm,

bị đè dưới bao nhiêu tầng gác

của chủ nghĩa lạc quan đại đồng.

 

Mỗi buổi sáng chúng lại đi làm,



trộn xi măng, vác đá

nhưng khi xây thành phố, cái chúng xây nên

                                                                không phải thành phố,

mà là tượng đài cho nỗi cô đơn của chính mình.

 

Và khi ra đi, như người ta đi vào ký ức kẻ khác,



bước nhịp nhàng từ từ nọ đến từ kia

bằng cả ba thời ngữ pháp

những động từ một lần đi lên đồi Golgotha.

 

Bầu trời phía trên chúng



như chim trên nghĩa trang,

và dường như trước cánh cửa đóng kín,

có ai đó đứng gõ, đóng những cái đinh

vào thời quá khứ,

vào thời hiện tại,

vào thời tương lai.

 

Sẽ không có ai đến, sẽ không có ai gỡ bỏ.



Tiếng búa gõ

sẽ thành nhịp vĩnh hằng.

 

Mặt đất của những ngoa dụ nằm dưới chúng,



như bầu trời của những ẩn dụ trôi trên chúng!

(Bản dịch của Huyền Anh)

***



tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương