Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky



tải về 0.98 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.98 Mb.
#1393
1   2   3   4   5   6   7   8

3

Máu ta rất lạnh –

cái lạnh cắt da hơn cả

những con suối băng đến tận đáy.

Ta chẳng ưa thích gì con người.

 

Ta ghét dáng điệu của họ.



Bám chặt vào cây đời,

mỗi gương mặt trơ cứng

không dễ gì tách ra được.

 

Có cái gì nghĩ đến đã thấy ghê tởm



lộ ra trên từng gương mặt từng hình dáng.

Cái gì như là xu nịnh

với những kẻ hầu như chẳng biết là ai.

 

4



Sự vật dễ chịu hơn. Nhìn từ

bên ngoài chúng không thiện

không ác. Và bên trong chúng cũng

cho thấy chẳng tốt chẳng xấu.

 

Bên trong sự vật chỉ là mục nát.



Là bụi. Là sâu bọ đục khoét cây. Và

là cánh bướm khô mong manh. Mặt tường mỏng.

Chẳng thoải mái cho bàn tay.

 

Bụi. Khi ta bật đèn lên,



chẳng nhìn thấy gì ngoài bụi.

Đúng như thế cho dù sự vật

có bí ẩn đóng kín.

 

5



Cái tủ xưa ấy –

bên ngoài cũng như bên trong –

lạ lùng thay làm ta nhớ đến

Nhà Thờ Đức Bà ở Paris.

 

Mọi thứ đều tối đen trong



ấy. Cán chổi hay dải lụa của vị giám mục

không sao đụng tới được bụi đời thường.

Còn chính sự vật, như một qui tắc,

 

chúng không tìm cách rửa sạch hay chế ngự



bụi từ bên trong mình.

Bụi là da thịt của thời gian.

Thời gian, ấy là thịt da và máu.

 

6



Gần đây ta thường ngủ

giữa ban ngày. Cái

chết của ta, giờ đây có vẻ như

đang thử thách và sát hạch ta,

 

đem gương soi đặt gần



đôi môi hãy còn hít thở của ta,

xem cho biết ta còn có thể chịu

nổi không hiện hữu giữa ánh sáng ngày.

 

Ta không cử động. Hai bên



sườn này lạnh như những khối băng.

Những đường tĩnh mạch hiện một màu xanh

trên nền da trắng màu đá hoa.

 

7



Gộp hết các góc cạnh của mình

để gây ngạc nhiên cho chúng ta,

sự vật thoát ra khỏi thế giới của

con người – một thế giới làm bằng chữ nghĩa.

 

Sự vật không chuyển động, hay đứng nguyên.



Đấy chỉ là sự mê sảng của chúng ta.

Mỗi sự vật là một không gian, bên ngoài

không gian ấy có thể chẳng có gì cả.

 

Một sự vật có thể bị ta đánh vỡ, đốt cháy,



có thể bị ta moi ruột, đập nát.

Vứt bỏ. Thế tuy nhiên sự vật

sẽ không bao giờ hét, “Ôi, mẹ kiếp!”

 

8



Cây cối. Bóng mát của nó, và

mặt đất, với những rễ bám đâm suốt.

Như những chữ kết tên đan vào nhau.

Đất sét và những dãy đá.

 

Rễ cây dệt chéo và pha lẫn vào nhau.



Đá tảng dùng khối nặng của riêng mình 

thoát ra khỏi những chùm

gốc rễ chằng chịt.

 

Tảng đá kia nằm cố định. Ta không thể



dời chỗ nó, hoặc trục nó đi.

Bóng cây lá ập lên con người,

như một con cá nằm trong lưói.

 

9



Sự vật. Màu nâu của nó. Đường

viền mờ nhạt của nó. Buổi hoàng hôn.

Bấy giờ chẳng còn gì.

Chỉ còn một tĩnh vật.

 

Cái chết sẽ đến và sẽ tìm thấy



một thân người, sự an bình lặng lẽ

sẽ chiếu rọi cái chết đến gần

như gương mặt của người đàn bà.

 

Lưỡi hái, sọ người, xương –



cả một túi dối trá phi lý.

Đúng ra: “Khi cái chết tới,

nó sẽ móc chính đôi mắt của ngươi.”

 

10



Mary bấy giờ nói với Chúa Ki tô:

Ngươi có phải là con ta? – hay Thượng đế?

Ngươi bị đóng đinh trên cây thập giá.

Đường về nhà ta nay ở nơi đâu?

 

Làm sao có thể đi qua cổng nhà



khi ta còn chưa hiểu ra:

Ngươi đã chết? – hay còn sống?

Ngươi có phải là con ta? – hay Thượng đế?

 

Đến lượt Chúa Ki tô thưa:

Dù chết hay sống,

thưa mẹ, thì cũng thế mà thôi –

là con hay là Thượng đế, con vẫn là con của mẹ.”

6.1971

------------------------------------

* "Verrà la morte e avrà i tuoi occhi": Khi cái chết tới, nó sẽ lấy đi đôi mắt của ngươi.

Ghi chú: "Tĩnh vật" -- một trong những bài thơ quan trọng của Joseph Brodsky -- đã được Simon Nabatov (nhạc sĩ Nga lưu vong, người có cuộc sống gần giống như Brodsky) soạn thành nhạc phẩm "Nature Morte" dài 66 phút cho giọng nam, clarinet, trombone và dương cầm. Nhạc phẩm đã được ghi vào đĩa Simon Nabatov Quartet, "Nature Morte", LEO RECORDS CD LR310.

Phê bình gia Stuart Broomer viết về nhạc phẩm này như sau:



"Bản 'Nature Morte' của Simon Nabatov là một phép lạ của tài năng và kiến quan nghệ thuật, một kết hợp hiếm có của những thành tố âm nhạc, trong đó ca từ, khúc thức và sự ngẫu tác đã hỗ trợ cho nhau cực kỳ tinh tế..."

Riêng về bài thơ "Tĩnh vật", Stuart Broomer nhận định:



"Tĩnh vật" của Joseph Brodsky là một bài thơ căng thẳng khủng khiếp, một mộng tưởng giữa tháng Giêng băng giá về đời sống và cái chết, thân xác và thời gian, sự tiến hoá và sự thoái hoá, thượng đế và con người. Những đường cong của ý nghĩa -- những đề tài của nó -- bao gồm hơi thở, cái kinh nghiệm nội tại của thân xác, sự hiện diện bất khả biện biệt của tính cách thiêng liêng trong con người. Nó là bài thơ của một thân phận lưu đày nhưng đã được viết trước khi chính nhà thơ bị lưu đày, bài thơ của một người bị kết án "ăn bám xã hội" có lẽ chỉ vì người ấy có khả năng đàm luận về những phương diện của cuộc nhân sinh ("Bụi là da thịt của thời gian") hơn là chỉ biết đàm luận đơn thuần về chính trị, hay thậm chí đơn thuần về xã hội. [...] Dù ngôn ngữ hình tượng của nó có điểm tương đồng với những bài thơ khác của Brodsky, nó không phải là một bài thơ để đem ra phân tích, tháo gỡ, chú giải. Các phần của nó đã sẵn phô bày hiển hiện, được chia thành những đoạn cân đối, và sẽ sẵn sàng kết hợp lại thành một cấu trúc tổng thể trong quá trình đọc, trong chính người đọc. Bài thơ tự nó làm nên ý tưởng. Hãy đọc nó nhiều lần và nó sẽ trở nên minh bạch và hoàn hảo, tâm trí của người đọc sẽ đạt được điều này trong khi đọc. Chúng ta không thể hỏi nó có ý nghĩa gì. Tự nó sẽ mang ý nghĩa đến cho chúng ta.

***


25. XII. 1993

Để có một phép lạ, hãy lấy mảnh áo da anh chăn cừu, ném

Vào một nhúm hôm nay, một hạt ngày xưa

Và một nắm ngày mai. Hãy thêm vào bằng mắt

Một chút đất, một mảnh trời,

 

Thế là phép lạ xảy ra. Để có những phép lạ, khi cuốn hút



về trái đất, hãy chỉ biết con người sẽ chờ đợi ở đâu,

Thế là anh sẽ hớn hở tìm thấy đúng địa chỉ

Và chủ nhà, cho dù ở một vùng hoang dã.

 

Hoặc, giả như anh bỏ nhà ra đi, hãy bật sáng một



ngôi sao bốn chấm trên Thiên đường, như anh vẫn làm,

Để thắp sáng một thế gian trống vắng bằng ngọn lửa cháy rực

Và theo anh đến tận cùng với cái nhìn sắc bén của nó.

 

Nguyên tác đăng trên The New Yorker, Dec. 27, 1999 & Jan. 3, 2000

***

 

Anno Domini[1]



 

Các thị trấn đang ăn mừng lễ Giáng sinh.

Dinh ngài Toàn quyền giăng đầy

tầm gửi, đèn đuốc nghi ngút khói ở cổng vào.

Trên những ngõ hẹp dân chúng xô đẩy và nô đùa.

Một đám đông vui vẻ, nhàn rỗi, dơ bẩn,

tụ lại náo động ở phía sau dinh.

 

Ngài Toàn quyền đang bệnh. Ngài nằm



trên trường kỷ, quấn trong chiếc khăn quàng từ Alcazar,

nơi xưa kia ngài từng phục vụ, và ý nghĩ hướng về

người vợ ngài và thư ký của ngài

đang tiếp khách ở đại sảnh tầng dưới.

Quả tình ngài không ghen. Lúc này

 

quan trọng với ngài hơn cả là rút về



cái vỏ bọc ốm đau, những giấc mộng, sự trì hoãn

chuyển về thủ phủ. Và từ đó

ngài hiểu rằng để vui hưởng một ngày vui chung

đám tiện dân chẳng cần gì đến tự do —

cũng bởi lý do đó ngài cho phép

 luôn bà vợ tha hồ cắm sừng ngài. Vậy thì

ngài nghĩ gì nếu những nỗi muộn phiền tràn ngập

không làm ngài đau khổ? Nếu như ngài đang yêu?

Một cái rùng mình lạnh buốt chạy khắp hai bờ vai,

ngài bèn xua đi những ý nghĩ khiếp hãi kia.

Trong sảnh đường cuộc vui lắng xuống

 

nhưng vẫn chưa dứt. Lãnh chúa các bộ lạc



say hết biết trời trăng đờ đẫn nhìn xa ra

chân trời nay không một bóng quân thù.

Răng cổ ai nấy biểu lộ sự giận dữ,

phác một nụ cười trông y như bánh xe đang lăn

người ta đạp thắng gấp — và một người bồi

 

đến châm thức ăn cho họ. Trong giấc ngủ gà gật



một tay lái buôn la lớn. Khúc ca nghe bài được bài không.

Bà vợ ngài Toàn quyền và người thư ký lẳng lặng

chuồn ra vườn. Và trên vách tường

con đại bàng hoàng cung, trông như một con dơi, mắt

ngó xuống, sau khi xơi tái trọn lá gan ngài Toàn quyền.

 

Và tôi,[2] anh viết truyện từng nhìn thấy thế giới,



từng đi hết đường xích đạo trên lưng một con lừa,

anh viết truyện nhìn ra cửa sổ tận những ngọn đồi thiu ngủ

và nghĩ về sự những thống khổ trùng hợp của chúng ta:

Hoàng đế sẽ không cho ngài gặp mặt, còn ta ta sẽ

không được gặp con trai ta và Cynthia[3]... Và chúng ta,

 

ở đây chúng ta sẽ chết rũ. Sự ngạo mạn sẽ không đẩy



số phận gắt gao của chúng ta đến mức làm chứng

rằng chúng ta được tạo ra theo hình ảnh của Chúa.

Phần mộ sẽ làm cho mọi người đều giống hệt.

Vậy nên, ít ra khi còn trên đời, ta hãy khác nhau!

Cho dù lý do nào ta vội vã rời bỏ dinh thự này,

 

ta không thể xét đoán đất nước chúng ta. Lưỡi gươm công lý



sẽ tức khắc bám chặt vào nỗi nhục của chúng ta:

những kẻ thừa kế, quyền uy, nằm trong tay kẻ mạnh hơn...

Hạnh phúc thay tàu thuyền đã không nhổ neo!

Hạnh phúc thay biển khơi đã đóng băng!

Hạnh phúc thay chim chóc trong những đám mây kia

 

quá yếu so với những khung nền nặng trĩu như thế!



Về việc ấy, ta chẳng có thể trách cứ ai.

Nhưng có lẽ sức nặng của chúng ta thì sẽ

cân xứng đúng với âm thanh của chúng.

Dù sao, hãy để chúng bay về quê hương chúng ta.

Dù sao, hãy để chúng cất vang giọng la hét cho chúng ta.

 

Tổ quốc tôi... những người khách phương xa,



đến viếng thăm Cynthia, cúi mình trên

máng cỏ y như các đạo sĩ thời nay.

Đứa bé ngủ ngon lành. Một ngôi sao le lói

như một hòn than dưới đáy bình nước rửa tội.[4]

Và những người khách, tay không đụng đầu đứa bé,

 

đã lấy cả một quầng sáng dối trá thay vào hào quang,



và chuyện tầm phào thay chuyện Mẹ Đồng trinh sinh ra Chúa,[5]

bỏ qua chuyện người cha trong dấu lặng...

Nhưng dinh ngài thưa dần. Ánh đèn mỗi tầng lầu đang tắt.

Tầng nhất, rồi đến tầng nữa. Sau cùng, là tầng cuối.

Và trong toàn tòa nhà chỉ còn hai cánh cửa sổ

 

còn sáng đèn; cửa sổ chỗ tôi, nơi quay lưng lại ánh đuốc,



tôi nhìn vầng trăng tròn trôi qua

những ngọn cây mọc lưa thưa, và nhìn thấy

Cynthia, và tuyết; cửa sổ chỗ ngài Toàn quyền, nơi

suốt đêm ngài âm thầm phấn đấu với bệnh tật

và giữ nguyên ánh lửa, để nhìn rõ kẻ thù của mình.

 

Kẻ thù rút lui. Ánh sáng ngày nhợt nhạt



vừa ló dạng ở phương Đông thế giới,

rón rén lọt vào các cửa sổ, cố sức

nhìn xem bên trong đã xảy ra những gì,

và, rơi đúng vào chỗ thức ăn còn lại của bữa tiệc tàn,

nó ngập ngừng. Nhưng rồi nó cũng tiếp tục đường đi.

[Giêng] 1968 Palanga

---------------

[1]Anno Domini: viết tắt là AD, có nghĩa trong năm Đức chúa thuộc công nguyên, sau Công nguyên. Thí dụ 55 AD, có nghĩa là vào năm 55 sau Công nguyên.

[2]Chú thích của Joseph Brodsky: Người thuật truyện là một viên chức tưởng tượng ở một tiền đồn La mã không nêu tên.

[3]Chú thích của Joseph Brodsky: Cynthia cùng tên với người được đề tặng những lời thơ tình của thi sĩ La mã Sextus Propertius (c.50-c.15, B.C.).

[4]nguyên tác: a coal under a cold font (một hòn than dưới một cái bình lạnh).

[5]nguyên tác: Virgin Birth.



Ba bài trong TỪ LOẠI

Trong thị trấn từ đó cái chết trải dài trên tấm bản đồ lớp học

sỏi cuội ánh lên như những vảy bọc ngoài con cá chép,

trên cây hạt dẻ trăm năm lủng lẳng những ngọn nến đang tan,

và một con sư tử đúc bằng sắt luyến tiếc một tiếng gầm dữ dội.

Qua tấm màn cửa vải tuyn giặt mòn bạc phếch

chảy rỉ những vết xước hoa cẩm chướng và những tháp nhà thờ;

chiếc xe điện lách cách tiếng rít từ xa, như những ngày xưa,

nhưng không ai còn xuống xe trước sân vận động nữa.

Chiến tranh chấm dứt thật ấy là chiếc áo dài của nàng tóc vàng

máng trên chỗ dựa lưng một chiếc ghế mong manh thành Vienne

những viên đạn màu bạc trong khi giương đôi cánh vo ve bay,

đã cuốn mất về phía Nam nhiều mạng người, giữa tháng Bảy.

 

Munich

                                       ●

 

Nếu có cái gì đáng ca ngợi, trước hết có thể là làm sao



gió tây đã trở thành gió đông, khi cành cây đóng băng

đu đưa qua phía trái, cót két tiếng kêu chống đối,

và tiếng ho của anh bay qua vùng Đồng bằng đến tận

những rừng cây Dakota.

Giữa trưa, vác lên vai một cây súng, bắn vào bất cứ gì

giống như thỏ rừng trên những bãi tuyết, sao cho quả đạn

khoét rộng vết nứt giữa ngòi bút đưa ra những dòng thơ

ẻo lả vụng về này và cái sinh vật để lại

những dấu vết thật trên nền trắng. Thỉnh thoảng đầu sống

chan hòa với tay, không phải để chảy tràn thêm những

dòng thơ mà là để úp tai nghe tuôn trào giọng líu nhíu

tiếng nói chung của chúng. Như một mảnh thân

            đầu người mình ngựa.

                                       ●

 

Em đã quên ngôi làng mất hút trong hàng lớp những



đầm lầy trong thị trấn rừng thông chẳng bao giờ ta phải đặt

trong vườn trái đám bù nhìn: hoa trái chẳng bõ công,

và mặt đường ở đây cũng chỉ là mương rãnh và cành khô.

Dì Nastasya đã qua đời, ta chấp nhận, và cả Pesterev nữa,

hẳn thế, nếu không ông đã ngồi say khướt ở hầm rượu

hoặc đang loay hoay sửa tấm ván đầu giường chúng ta:

làm một cái cửa xép, như ta vẫn nói, hay một loại tủ chứa.

Và mùa đông họ chẻ củi, và họ sống chỉ bằng mỗi củ cải,

và một ngôi sao lấp lánh trên bầu trời khói sương buốt giá,

không nàng dâu lụa là bên cửa sổ, chỉ bụi bám đầy linh tinh

các thứ cùng với cái chỗ trống vắng xưa ta từng yêu đương.

------------------------

TỪ LOẠI tức là cuốn A Part of Speech. Dịch từ các bản Anh ngữ của Joseph Brodsky, phần lớn do Daniel Weissbort dịch và xuất hiện lần đầu tiên trong Poetry (3.1978); bản Anh ngữ sau đó được chính J. Brodsky xem lại và một số đã được đăng trong The New York Review of Books (20.12.1979). Nguyên bản tiếng Nga gồm cả thảy 20 bài, theo thứ tự khác so với thứ tự những bài Anh ngữ được đăng báo, hoặc in vào sách A Part of Speech (Oxford University Press, 1987) và Collected Poems in English (Farrar, Straus and Giroux, 2000). Và thứ tự những bài Anh ngữ cũng khác so với thứ tự những bài Pháp ngữ trong các tập thơ Poèmes 1961-1987 (Gallimard, 1987) và Vertumne et autres poèmes (Gallimard, 1993) của Joseph Brodsky.

***

Ba bài khác trong TỪ LOẠI

Ta sinh ra, ta lớn lên trong những đầm lầy vùng Ban tích, gần

những ngọn sóng xám bạc lúc nào vỗ vào bờ cũng đi cặp đôi,

vì thế mọi vần thơ, vì thế tiếng nói âm ỉ kia

rì rào cuộn vào nhau như sợi tóc còn ướt đẫm,

nếu như quả nó có rì rào. Và, dựa chắc trên cùi chõ,

xoăn tai nghe không phải tiếng sóng dội,

mà là những tiếng đập của vải, của cánh cửa, của bàn tay, của nước

sôi trên bếp lò, nhiều hơn cả, là tiếng thét của chim mòng biển.

Và trong khoảng mênh mông kia, đó chính là cái giúp cho tim khỏi

phải nhìn ra sai lạc – chẳng có nơi nào trú thân, xa tít ngút ngàn.

Chỉ với âm thanh khoảng không mới là vật cản,

con mắt thì chẳng bao giờ than thiếu vắng một tiếng dội cho mình.

                                       ●

 

Ta nhận ra ngọn gió kia sà xuống mặt cỏ,



cỏ oằn xuống dưới gió, như dưới bầy đàn Tata.

Ta nhận ra chiếc lá kia úa dập

trong bùn đường, như một đại công tước đẫm máu.

Chảy rỉ thành mũi tên rộng trên chái lều xô nghiêng

của ngôi nhà gỗ trong vùng đất xa lạ,

như con ngỗng trời sải cánh, mùa thu nhìn vào mặt

trong cửa kính mới nhận ra được giòng lệ.

Và, đôi mắt dạo khắp trần nhà,

ta không ca bài tụng của vị tướng chỉ huy mà là

bài ca vẫn còn nằm trên lưỡi trong đêm thốt lên

cái tên Mông cổ, thông hành đi vào Bộ lạc du mục. 

                                       ●

 

Sương muối trên mặt đất và những rừng trụi lá,



bầu trời xám như màu tôn của mái nhà.

Ra đường một ngày lẻ tháng Mười,

rét cóng, bạn tính tròn con số nói “mẹ kiếp!”.

Bạn không phải là chim để bay khỏi nơi này,

bởi lẽ, như kẻ đi tìm người đẹp dấu yêu,

bạn đã đi cùng khắp thế gian, bên kia làm sao còn

có trang giấy nào để lật tới trong khoảng thiên nhiên.

Hãy ngủ đông ở đây, ngay bên cạnh cuốn sổ đen,

xuyên buốt bên ngoài là cái lạnh, và ở đây, là cái nhìn,

ngòi bút chẻ nát những từ thành chữ,

như củi lửa từng khúc chất chồng bên nhau. 

------------------------



Partie du discours. Dịch từ bản tiếng Pháp của Véronique Schiltz, trong Vertume et autres poèmes, Gallimard, 1993. Nguyên bản tiếng Nga gồm cả thảy 20 bài, theo thứ tự khác so với thứ tự những bài Pháp ngữ trong các tập thơ Poèmes 1961-1987 (Gallimard, 1987) và Vertumne et autres poèmes (Gallimard, 1993) của Joseph Brodsky. Và thứ tự những bài Anh ngữ được đăng báo, hoặc in vào sách A Part of Speech (Oxford University Press, 1987) và Collected Poems in English (Farrar, Straus and Giroux, 2000) cũng khác so với thứ tự những bài Pháp ngữ.

***


Bốn bài trong TỪ LOẠI

Đất Bắc làm kim loại co dúm, kính thì không hề hấn gì;

miền đất ấy dạy cho cổ họng cách nói, “Hãy cho tôi vào.”

Khí lạnh đã nuôi tôi lớn, và để cho lòng bàn tay được ấm,

tôi đã chụm những ngón tay của mình quanh một ngòi bút.

Rét cóng, tôi nhìn thấy mặt trời đỏ lặn

phía sau đại dương, và chung quanh không nhìn ra một

bóng người. Hoặc tôi trượt gót trên băng, hoặc chính trái đất

đang xoay vòng gắt dưới lòng bàn chân tôi.

 

Và trong cổ họng tôi, nơi hẳn phải có một câu chuyện kể



hoặc một ngụm trà, hoặc nữa là một tiếng cười vô vị,

tuyết gia tăng vang động và tiếng “Vĩnh biệt!” nghe

tối mù như nhà thám hiểm[*] bị bao phủ bởi cơn bão cực nam. 

                                       ●

 

... và khi chữ “tương lai” được thốt lên, những đàn chuột



xông ra từ ngôn ngữ Nga và gặm một

miếng ký ức đã chín lỗ chỗ với những lỗ gấp hai

lần nhiều hơn một miếng phó mát.

Sau những năm dài kẻ nào hay cái gì nằm trong góc cửa,

phủ kín này màn này trướng, chẳng còn là chuyện quan trọng,

và đầu óc anh không vang dội nốt nhạc “đô” thanh khiết,

chỉ là tiếng lao xao. Đời sống, mà chẳng ai dám đánh giá

phẩm chất, như tặng phẩm cho không,

giận dữ nhe răng toe toét mỗi lần

chạm mặt. Cái còn lại của mỗi con người gom lại

chỉ là một phần. Là phần được nói ra. Là một phần loại từ. 

                                       ●

 

Không phải tôi mất tự chủ, chỉ là tôi đã hết chịu nổi mùa hè.



Anh kiếm một cái sơ mi trong hộc tủ và thế là nguyên ngày mất toi.

Mong sao mùa đông đến và tuyết có thể phủ kín hết

những đường phố, những con người, nhưng trước tiên, là đám cây

cỏ tàn lụi kia. Ta sẽ ngủ để nguyên áo quần hoặc chỉ nhặt đại một

cuốn sách mượn, trong khi cái nhịp điệu lơ lửng còn lại trong năm,

như con chó bỏ tên chủ mù của mình chạy mất,

băng qua đường ở chỗ bình thường có vạch trắng. Tự do

ấy là khi anh quên đi cách đánh vần tên của kẻ bạo chúa

và nước miếng trong miệng anh ngọt hơn cái bánh mật Ba tư,

và mặc dù đầu óc anh bị siết chặt như cái sừng một con cừu đực

chẳng có gì giọt xuống từ con mắt xanh nhợt nhạt của anh.

                                       ●

 

Lúc nào cũng còn có một khả năng còn lại – để anh



bước ra đường nơi khoảng mênh mông màu nâu sẽ

làm dịu con mắt với những khuôn cửa, những hàng liễu gầy

chia nhánh, những vũng nước chắp nối, bước đi thế thôi.

Mái tóc tôi trên đầu trần khuấy động trước gió

và đường phố, đàng xa, khép kín lại thành hình chữ V, trông

giống khuôn mặt xuống đến cằm; và một chú chó con vừa sủa

vừa chạy bay ra khỏi cổng nhà như một mảnh giấy vo tròn.

Một con đường. Có mấy ngôi nhà, chẳng hạn,

trông khá hơn những ngôi nhà khác. Lấy một thứ,

có những nhà cửa sổ quí giá hơn. Hơn thế nữa, là nếu anh điên,

điều ấy sẽ không xảy ra, ít ra, là bên trong nhà.

------------------------



Dịch từ các bản Anh ngữ của Joseph Brodsky, phần lớn do Daniel Weissbort dịch và xuất hiện lần đầu tiên trong Poetry (3.1978); bản Anh ngữ sau đó được chính J. Brodsky xem lại và một số đã được đăng trong The New York Review of Books (20.12.1979). Nguyên bản tiếng Nga gồm cả thảy 20 bài, theo thứ tự khác so với thứ tự những bài Anh ngữ được đăng báo, hoặc in vào sách A Part of Speech (Oxford University Press, 1987) và Collected Poems in English (Farrar, Straus and Giroux, 2000). Và thứ tự những bài Anh ngữ cũng khác so với thứ tự những bài Pháp ngữ trong các tập thơ Poèmes 1961-1987 (Gallimard, 1987) và Vertumne et autres poèmes (Gallimard, 1993) của Joseph Brodsky.

[*] Trong bản tiếng Nga và tiếng Anh, chữ được dùng là Scott  –  tên nhà thám hiểm người Anh Robert Falcon Scott (1868-1912) chết trong một trận bão tuyết dữ dội giữa khi sắp hoàn thành chuyến đi vùng cực Nam. Trong bản tiếng Pháp (Vertumne et autres poèmes, Gallimard, 1993) người dịch thay thế Scott bằng Amundsen, tên nhà thám hiểm Na uy Ronal Amundsen (1872-1928) – người từng khám phá cực Nam năm 1911 – có lẽ vì độc giả Pháp quen với tên nhà thám hiểm Na uy hơn? Trong suy nghĩ của chúng tôi, bản Việt ngữ có thể dùng nhà thám hiểm để thay thế cho “ý niệm” Scott, hay Amundsen.

***



tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương