Năm 2017 Lưu hành nội bộ chưƠng trình bồi dưỠng nâng hạng gcnkncm thuyền trưỞng hạng nhấT


CHƯƠNG II QUY TẮC PHÒNG NGỪA VA CHẠM TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN



tải về 13.07 Mb.
trang9/24
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích13.07 Mb.
#39226
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24

CHƯƠNG II

QUY TẮC PHÒNG NGỪA VA CHẠM TÀU THUYỀN TRÊN BIỂN




  1. HÀNH TRÌNH CỦA TÀU THUYỀN KHI NHÌN THẤY NHAU


    1. Điều 11. Phạm vi điều chỉnh của Mục II Chương II của Thông tư

Các quy định tại Mục này áp dụng cho tàu thuyền khi nhìn thấy nhau bằng mắt thường.


    1. Điều 12. Tàu thuyền buồm

    1. Khi hai tàu thuyền buồm đi đến gần nhau có nguy cơ đâm va xảy ra thì một trong hai tàu thuyền này phải nhường đường tàu thuyền kia theo những quy định sau đây:

  1. Khi hai tàu thuyền ăn gió ở hai mạn khác nhau thì tàu thuyền ăn gió ở mạn trái phải tránh đường cho tàu thuyền ăn gió ở mạn phải;

  2. Khi cả hai tàu thuyền ăn gió cùng một mạn thì tàu thuyền đi trên gió phải tránh đường cho tàu thuyền đi dưới gió;

  3. Nếu tàu thuyền ăn gió mạn trái nhìn thấy một tàu thuyền khác ở phía trên gió nhưng không thể xác định được chính xác tàu thuyền ấy ăn gió mạn trái hay mạn phải thì phải nhường đường cho tàu thuyền đó.

    1. Để áp dụng các quy định tại điều này, mạn ăn gió của tàu thuyền là mạn đối hướng với mạn có cánh buồm chính bị thổi sang hoặc trong trường hợp tàu có buồm ngang thì là mạn đối hướng với mạn có cánh buồm dọc lớn bị thổi sang.




    1. Điều 13. Tàu thuyền vượt

3.1 Không phụ thuộc bất kỳ những quy định tại Mục I và Mục II Chương II, tất cả tàu thuyền vượt tàu thuyền khác phải có trách nhiệm nhường đường cho tàu thuyền bị vượt.

    1. Tàu thuyền được coi là tàu thuyền vượt khi tàu thuyền đó đến gần tàu thuyền khác từ một hướng lớn hơn 22,50 sau trục ngang của tàu thuyền đó, nghĩa là ban đêm tàu thuyền vượt ở vị trí vượt chỉ có thể nhìn thấy đèn lái mà không thể nhìn thấy đèn mạn của tàu thuyền bị vượt.

    2. Trong trường hợp nghi ngờ tàu thuyền mình có phải là tàu thuyền vượt hay không thì phải coi như mình là tàu thuyền vượt và phải điều động thích hợp.

    3. Bất kỳ sự thay đổi tiếp theo về vị trí tương quan của hai tàu thuyền như thế nào thì cũng không thể coi tàu thuyền vượt là tàu thuyền đi cắt hướng theo nghĩa của Thông tư này hoặc miễn trừ trách nhiệm của tàu thuyền vượt phải nhường đường cho tàu thuyền bị vượt cho đến khi nào tàu thuyền vượt đi xa và để tàu thuyền bị vượt ở phía sau lái.



    1. Điều 14. Tàu thuyền đi đối hướng nhau

    1. Khi hai tàu thuyền máy đi đối hướng hoặc gần như đối hướng nhau dẫn đến nguy cơ đâm va thì mỗi tàu thuyền phải chuyển hướng đi về phía bên phải của mình để cả hai tàu thuyền đi qua nhau về phía bên trái (Tránh nhau đối hướng mạn trái).

    2. Tàu thuyền được coi là đối hướng nhau khi một tàu thuyền nhìn thấy một tàu thuyền khác thẳng ngay hướng trước mũi hoặc gần ngay hướng trước mũi tàu mình và:

  1. Vào ban đêm tàu thuyền này nhìn thấy các đèn cột của tàu thuyền kia cùng hay gần cùng nằm trên một đường thẳng hay nhìn thấy cả hai đèn mạn của nó;

  2. Vào ban ngày quan sát tàu thuyền kia dưới một góc nhìn tương ứng với góc nhìn của tàu kia quan sát tàu mình.

    1. Trong trường hợp tàu thuyền chưa thể khẳng định được mình có đi đối hướng với một tàu thuyền khác hay không thì phải coi như đang đi đối hướng và phải tiến hành điều động thích hợp.




    1. Điều 15. Tàu thuyền đi cắt hướng nhau

Khi hai tàu thuyền máy đi cắt hướng nhau đến mức có nguy cơ đâm va thì tàu thuyền nào nhìn thấy tàu thuyền kia ở bên mạn phải của mình thì phải nhường đường cho tàu thuyền đó và nếu hoàn cảnh cho phép phải tránh đi qua phía trước mũi của tàu thuyền đó.



    1. Điều 16. Hành động của tàu thuyền phải nhường đường

Tàu thuyền có trách nhiệm nhường đường cho tàu khác, thì trong điều kiện cho phép phải điều động kịp thời và dứt khoát để tránh xa hẳn tàu thuyền kia.


    1. Điều 17. Hành động của tàu thuyền được nhường đường

    1. Nguyên tắc chung:

  1. Khi một tàu thuyền được một tàu thuyền khác nhường đường cho mình, phải giữ nguyên hướng đi và tốc độ;

  2. Khi xét thấy tàu thuyền phải nhường đường đã không hành động phù hợp với yêu cầu của Thông tư này, thì tàu thuyền được nhường đường có thể tự mình điều động để tránh đâm va.

    1. Khi tàu thuyền được nhường đường giữ nguyên hướng đi và tốc độ nhận thấy đang ở rất gần tàu thuyền kia và không thể tránh khỏi nguy cơ đâm va nếu chỉ dựa vào sự điều động của tàu thuyền kia, thì tàu thuyền được nhường đường cũng phải có biện pháp tốt nhất để điều động tàu mình tránh sự đâm va.

    2. Một tàu thuyền máy đang điều động để tránh va với một tàu thuyền máy khác đang cắt hướng đi của mình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nếu hoàn cảnh cho phép, không được đổi hướng đi về phía bên trái nếu tàu thuyền kia đang ở bên mạn trái của mình.

    3. Điều khoản này không miễn trừ trách nhiệm cho tàu thuyền có nghĩa vụ nhường đường cho tàu thuyền khác.




    1. Điều 18. Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền

Loại trừ các trường hợp quy định tại các Điều 9, 10, 13 của Thông tư này, cụ thể:

8.1 Tàu thuyền máy đang hành trình phải nhường đường cho:



  • Tàu thuyền mất khả năng điều động;

  • Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;

  • Tàu thuyền đang đánh cá;

  • Tàu thuyền buồm.

8.2 Tàu thuyền buồm đang hành trình phải nhường đường cho:

  • Tàu thuyền mất khả năng điều động;

  • Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động;

  • Tàu thuyền đang đánh cá.

8.3 Tàu thuyền đang đánh cá và hành trình, với mức độ có thể được phải nhường đường cho:

  • Tàu thuyền mất khả năng điều động;

  • Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động.

8.4 Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước:

Bất kỳ tàu thuyền nào, trừ tàu thuyền mất khả năng điều động hoặc tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, nếu hoàn cảnh cho phép không được làm cản trở đường đi an toàn của tàu thuyền bị hạn chế mớn nước đang trưng các tín hiệu quy định tại Điều 28 của Thông tư này;



  1. ĐÈN VÀ DẤU HIỆU


  1. Điều 20. Phạm vi điều chỉnh Chương III của Thông tư

  • Các quy định tại Chương này phải được áp dụng trong mọi điều kiện thời tiết.

  • Các điều quy định về đèn phải được áp dụng từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc và trong suốt khoảng thời gian này tàu thuyền không được trưng các đèn khác có thể gây nhầm lẫn với các đèn quy định tại Điều này hoặc làm giảm tầm nhìn xa hoặc gây ảnh hưởng đến đặc tính riêng biệt hoặc gây trở ngại cho việc cảnh giới thích đáng.

  • Những đèn quy định tại Thông tư này cũng có thể được trưng từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn khi tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc trong các trường hợp khác xét thấy cần thiết.

  • Các điều liên quan đến dấu hiệu phải được áp dụng vào ban ngày.

  • Các đèn và dấu hiệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này thực hiện theo các yêu cầu tại Phụ lục I của Thông tư này.

Phụ lục I. Vị trí và đặc tính kỹ thuật của các đèn và dấu hiệu

(Kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày 6 tháng 8 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

    1. Định nghĩa

"Độ cao trên thân tàu" là chiều cao trên mặt boong cao nhất chạy liên tục từ mũi đến lái. Chiều cao này cần phải tính từ điểm đặt các đèn theo chiều thẳng đứng.


    1. Vị trí và khoảng cách của các đèn theo mặt phẳng thẳng đứng

      1. Trên tàu thuyền máy có chiều dài từ 20 mét trở lên các đèn cột phải được bố trí như sau:

  • Đèn cột phía trước hoặc đối với tàu thuyền chỉ có duy nhất một đèn cột, thì đèn này phải đặt ở độ cao trên thân tàu ít nhất là 6 mét và nếu chiều rộng của tàu thuyền không quá 6 mét thì đèn phải đặt ở độ cao trên thân tàu tối thiểu bằng chiều rộng, nhưng không nhất thiết phải đặt đèn ở độ cao quá 12 mét trên thân tàu;

  • Trong trường hợp tàu thuyền có hai đèn cột thì phải đặt đèn phía sau cao hơn đèn phía trước ít nhất là 4,5 mét.

      1. Khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa các đèn cột của tàu thuyền máy, phải sao cho trong mọi điều kiện bình thường của độ chênh mớn nước đèn sau luôn luôn phải được nhìn thấy cao hơn và phân biệt được với đèn trước ở khoảng cách 1000 mét tính từ mũi tàu đến mực nước biển.

      2. Đèn cột của tàu thuyền máy có chiều dài từ 12 mét trở lên nhưng không quá 20 mét phải đặt ở độ cao trên thân tàu ít nhất là 2,5 mét.

      3. Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét có thể bố trí đèn cao nhất không quá 2,5 mét trên mép mạn. Nhưng nếu tàu thuyền này trưng đèn cột, các đèn mạn và đèn lái hoặc đèn chiếu sáng khắp bốn phía được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 của Thông tư này, thì đèn cột hoặc đèn chiếu sáng khắp bốn phía phải được bố trí cao hơn các đèn mạn ít nhất là 1 mét.

      4. Một trong số 2 hoặc 3 đèn cột quy định cho tàu thuyền máy đang làm nhiệm vụ lai kéo hoặc lai đẩy một tàu thuyền khác phải bố trí ở cùng một nơi đặt đèn cột trước hoặc đèn cột sau của tàu thuyền máy. Trong trường hợp nếu tàu thuyền lai dắt bố trí ở đèn cột sau thì đèn thấp nhất trong các đèn cột sau phải bố trí cao hơn 4,5 mét theo chiều thẳng đứng so với đèn cột trước.

      5. Đèn cột hoặc đèn quy định tại khoản 1 Điều 23 của Thông tư này cần phải bố trí sao cho ở trên và cách xa các đèn khác và vật cản. Trừ trường hợp khi các đèn chiếu sáng khắp bốn phía quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 hoặc tại Điều 28 của Thông tư này thực tế không thể bố trí ở dưới các đèn cột, thì có thể đặt chúng trên các đèn cột hoặc đặt ở vị trí giữa các đèn cột trước và các đèn cột sau theo chiều thẳng đứng; trong trường hợp này cần phải bảo đảm việc thực hiện các yêu cầu tại khoản c mục 3 Phụ lục này.

      6. Các đèn mạn của một tàu thuyền máy phải được đặt ở độ cao trên thân tàu không vượt quá 3/4 chiều cao của đèn cột trước. Các đèn này không được đặt quá thấp để tránh nhầm lẫn với ánh sáng của các đèn trên boong.

      7. Các đèn mạn, nếu được ghép thành một đèn hai màu và trên thuyền máy có chiều dài dưới 20 mét thì phải được bố trí thấp hơn đèn cột ít nhất 1 mét.

      8. Khi chấp hành các điều khoản quy định phải trưng 2 hoặc 3 đèn trên một đường thẳng đứng thì khoảng cách giữa các đèn đó phải được bố trí như sau:

  • Tàu thuyền có chiều dài từ 20 mét trở lên các đèn phải đặt cách nhau ít nhất là 2 mét và đèn thấp nhất trong số các đèn đó phải đặt ở độ cao ít nhất 4 mét trên sàn tàu, trừ đèn lai dắt mà tàu thuyền phải trưng:

  • Tàu thuyền có chiều dài dưới 20 mét các đèn phải đặt cách nhau ít nhất là 1 mét và đèn thấp nhất trong số các đèn đó phải đặt ở độ cao ít nhất là 2 mét trên mớn nước chuyên chở, trừ đèn lai dắt theo quy định;

  • Khi tàu thuyền phải trưng 3 đèn thì các đèn đó phải được đặt cách đều nhau;

      1. Đèn thấp nhất trong số hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía quy định cho tàu thuyền đang đánh cá phải đặt cao hơn các đèn mạn ít nhất bằng hai lần khoảng cách giữa hai đèn đó theo chiều thẳng đứng.

      2. Khi tàu thuyền trưng hai đèn neo thì đèn neo phía mũi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 của Thông tư này phải đặt cao hơn đèn neo phía lái ít nhất là 4,5 mét. Tàu thuyền có chiều dài từ 50 mét trở lên, đèn neo phía mũi đặt ở độ cao trên thân tàu tối thiểu là 6 mét.

    1. Vị trí và khoảng cách giữa các đèn theo mặt phẳng nằm ngang

      1. Đối với tàu thuyền máy theo quy định phải trưng 2 đèn cột thì khoảng cách theo mặt phẳng nằm ngang giữa hai đèn ít nhất bằng một nửa chiều dài của tàu thuyền đó nhưng không nhất thiết phải lớn hơn 100 mét. Đèn cột trước không được đặt cách xa sống mũi tàu quá 1/4 chiều dài của tàu thuyền đó.

      2. Tàu thuyền máy có chiều dài từ 20 mét trở lên, các đèn mạn không được đặt phía trước đèn cột trước mà phải bố trí ở hai bên mạn hoặc gần hai bên mạn của tàu thuyền.

      3. Khi các đèn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 hoặc tại Điều 28 của Thông tư này đặt ở giữa đèn cột trước/các đèn cột trước và đèn cột sau/các đèn cột sau thì những đèn chiếu sáng khắp bốn phía cần phải đặt theo chiều ngang cách đường mũi lái của tàu không quá 2 mét.

      4. Khi chỉ một đèn cột được quy định cho tàu thuyền máy, thì đèn này phải được trưng phía trước sườn giữa của tàu, trừ trường hợp tàu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét không nhất thiết phải trưng đèn này ở phía trước sườn giữa của tàu, nhưng phải trưng nó càng xa về phía trước sườn của tàu càng tốt.




    1. Những chi tiết liên quan đến các đèn chỉ hướng trên tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền làm công tác nạo vét luồng lạch và tàu thuyền làm công việc ngầm dưới nước

      1. Đèn chỉ hướng dụng cụ đánh cá quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 của Thông tư này cho tàu thuyền đang đánh cá, theo phương ngang phải đặt cách xa đèn đỏ và đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía ít nhất là 2 mét và nhiều nhất là 6 mét. Đèn chỉ hướng này phải ở vị trí sao cho không cao hơn đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 của Thông tư này mà cũng không được thấp hơn các đèn mạn.

      2. Các đèn và dấu hiệu của tàu thuyền đang làm công tác nạo vét luồng lạch hoặc đang tiến hành các công việc ngầm dưới nước chỉ phía có chướng ngại hay chỉ phía để tàu thuyền qua lại an toàn như quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 27 của Thông tư này phải được đặt ở khoảng cách tối đa theo phương ngang và trong mọi trường hợp, không được nhỏ hơn 2 mét tính từ đèn hoặc dấu hiệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 27 của Thông tư này. Trong mọi trường hợp, đèn hoặc dấu hiệu trên cùng của các đèn hoặc dấu hiệu này không được đặt cao hơn đèn hay dấu hiệu thấp nhất trong 3 đèn hoặc dấu hiệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 27 của Thông tư này.




    1. Tấm chắn của các đèn mạn

Những đèn mạn trên tàu thuyền có chiều dài từ 20 mét trở lên phải có những tấm chắn sơn màu đen nhạt và thoả mãn những quy định tại mục 9 của Phụ lục này. Trên các tàu thuyền có chiều dài dưới 20 mét, các đèn mạn cần phải có những tấm chắn sơn màu đen nhạt ngăn cách với phía mặt phẳng trục dọc tàu để phù hợp với quy định tại mục 9 của Phụ lục này. Trong trường hợp sử dụng đèn kép hai màu có một vách ngăn rất hẹp giữa cung ánh sáng màu xanh lục và màu đỏ thì không cần thiết phải bố trí tấm chắn bên ngoài.



    1. Các dấu hiệu

      1. Các dấu hiệu phải là màu đen và có kích thước như sau:

  • Đường kính tối thiểu của dấu hiệu hình cầu là 0,6 mét;

  • Đường kính đáy của dấu hiệu hình chóp nón tối thiểu là 0,6 mét và có chiều cao bằng đường kính đáy;

  • Đường kính của dấu hiệu hình trụ tối thiểu là 0,6 mét và có chiều cao bằng 2 lần đường kính;

  • Dấu hiệu hình thoi phải gồm 2 hình nón đã nêu trên và có chung một đáy.

      1. Khoảng cách thẳng đứng giữa các dấu hiệu tối thiểu là 1,5 mét.

      2. Tàu thuyền có chiều dài dưới 20 mét, kích thước của các dấu hiệu có thể nhỏ hơn, nhưng phải cân đối với kích thước của tàu thuyền và khoảng cách giữa các dấu hiệu cũng có thể giảm bớt cho thích hợp.




    1. Cung theo mặt phẳng ngang

      1. Đối với đèn mạn, đèn lái và đèn cột:

  • Các đèn mạn được bố trí trên tàu thuyền phải đảm bảo yêu cầu cường độ ánh sáng tối thiểu ở hướng mũi tàu. Cường độ ánh sáng phải giảm dần trong phạm vi từ 10 đến 30 ngoài cung chiếu sáng theo qui định thì không thể nhìn thấy ánh sáng nữa;

  • Đối với đèn lái và các đèn cột ở 22,50 sau trục ngang đối với các đèn mạn, cường độ ánh sáng yêu cầu tối thiểu phải được duy trì cho tới 50 bên trong phạm vi cung chiếu sáng quy định ở Điều 21 của Thông tư này. Từ 50 bên trong phạm vi cung chiếu sáng cho đến giới hạn của cung chiếu sáng quy định cường độ ánh sáng có thể giảm đi 50%. Sau đó cường độ ánh sáng phải giảm dần cho đến 50 bên ngoài giới hạn của cung chiếu sáng quy định thì không còn ánh sáng nữa.

      1. Loại trừ các đèn neo không cần thiết phải đặt quá cao bên trên thân tàu ra, các đèn chiếu sáng khắp bốn phía phải bố trí ở vị trí sao cho không bị các cột buồm, xà ngang cột buồm hoặc các cấu trúc khác che khuất trong phạm vi một cung lớn hơn 60. Trường hợp chỉ trưng một đèn chiếu sáng khắp bốn phía, thì phải sử dụng hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía bố trí và che chắn một cách phù hợp để chúng có thể nhìn thấy như là một đèn ở khoảng cách 01 hải lý.




    1. Cung theo mặt phẳng thẳng đứng

      1. Cung theo mặt phẳng thẳng đứng của đèn điện đã quy định, trừ các đèn trên tàu thuyền buồm đang chạy phải bảo đảm:

  • Duy trì được cường độ ánh sáng yêu cầu tối thiểu trong phạm vi nhỏ nhất là 50 bên trên đến 50 bên dưới của mặt phẳng ngang ở tất cả các góc;

  • Duy trì ít nhất 60% cường độ ánh sáng yêu cầu tối thiểu trong phạm vi từ 7,50 bên trên đến 7,50 bên dưới mặt phẳng ngang ở tất cả các góc.

      1. Trường hợp tàu thuyền buồm đang chạy, cung thẳng đứng của các đèn điện qui định phải bảo đảm:

  • Duy trì cường độ ánh sáng yêu cầu tối thiểu trong phạm vi từ 50 bên trên đến 50 bên dưới mặt phẳng ngang;

  • Duy trì ít nhất 50% cường độ ánh sáng yêu cầu tối thiểu trong phạm vi từ 250 bên trên đến 250 bên dưới mặt phẳng nằm ngang.

      1. Đối với các loại đèn không phải là đèn điện thì những chi tiết về đặc tính kỹ thuật càng gần với qui định trên càng tốt.




    1. Cường độ ánh sáng của các đèn không phải là đèn điện

Cường độ ánh sáng của đèn không phải là đèn điện trong chừng mực có thể được phải phù hợp với những hệ số đã ghi rõ trong bảng nêu ở mục 8 Phụ lục này.


    1. Đèn điều động

Không phụ thuộc vào những qui định tại khoản k mục 2 Phụ lục này, tín hiệu đèn điều động nêu tại khoản 2 Điều 34 của Thông tư này phải được đặt trong cùng mặt phẳng dọc như đèn cột hoặc các đèn cột và nếu thực tế cho phép đèn điều động này phải đặt cao hơn đèn cột trước ít nhất là 2 mét theo chiều thẳng đứng. Trường hợp tàu thuyền chỉ phải mang một đèn cột thì đèn điều động nếu có phải đặt ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất cách đèn cột theo chiều thẳng đứng một khoảng ít nhất là 2 mét.

    1. Tàu cao tốc

      1. Đèn cột của tàu cao tốc, trong mối tương quan với chiều rộng tàu, có thể bố trí ở độ cao thấp hơn qui định tại điểm 1 khoản a mục 2 Phụ lục này, miễn rằng góc đáy của tam giác cân được hình thành bởi các đèn mạn và đèn cột khi nhìn trên hình chiếu đứng không nhỏ hơn 270.

      2. Trên tàu cao tốc có chiều dài từ 50 mét trở lên, khoảng cách thẳng đứng giữa đèn cột trước và đèn cột chính (đèn cột sau) là 4,5 mét.



  1. Điều 21. Định nghĩa

    1. "Đèn cột" là một đèn trắng đặt lên mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 2250 và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,50 sau đường trục ngang của mỗi mạn.

    2. "Đèn mạn" là một đèn xanh lục đặt ở mạn phải và một đèn đỏ đặt ở mạn trái, mỗi đèn chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 112,50 và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,50 sau đường trục ngang của mỗi mạn tương ứng.

    3. Trên các tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, các đèn mạn có thể kết hợp thành một đèn kép hai màu đặt ở mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền ấy.

    4. "Đèn lái" là một đèn màu trắng đặt càng gần phía lái tàu thuyền càng tốt, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời là 1350 và bố trí sao cho chiếu sáng sang mỗi mạn là 67,50.

    5. "Đèn lai dắt" là một đèn vàng, có những đặc tính như đèn lái đã quy định tại khoản 3 Điều này.

    6. "Đèn chiếu sáng khắp 4 phía" là một đèn chiếu sáng khắp vòng cung chân trời 3600.

    7. "Đèn chớp" là một đèn có chớp đều theo chu kỳ 120 chớp hoặc nhiều hơn trong một phút.




  1. Điều 22. Tầm nhìn xa của các đèn

Các đèn được mô tả tại các điều này phải có đủ cường độ ánh sáng quy định tại điểm 8 Phụ lục I của Thông tư này để các đèn đó có thể nhìn thấy ở những khoảng cách tối thiểu sau:

    1. Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 50 mét trở lên phải có:




  • Đèn cột 6 hải lý;

  • Đèn mạn 3 hải lý;

  • Đèn lái 3 hải lý;

  • Đèn lai dắt 3 hải lý;

  • Đèn trắng, đỏ, xanh hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 3 hải lý.

    1. Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét trở lên nhưng nhỏ hơn 50 mét phải có:

  • Đèn cột 5 hải lý, nếu chiều dài của tàu thuyền nhỏ hơn 20 mét thì 3 hải lý;

  • Đèn mạn 2 hải lý;

  • Đèn lái 2 hải lý;

  • Đèn lai dắt 2 hải lý;

  • Đèn trắng, đỏ, xanh lục hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý.

    1. Trên các tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét phải có:

  • Đèn cột 2 hải lý;

  • Đèn mạn 1 hải lý;

  • Đèn lái 2 hải lý;

  • Đèn lai dắt 2 hải lý;

  • Đèn trắng, đỏ, xanh lục hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý.

    1. Trên các tàu thuyền loại nhỏ khó phát hiện hoặc trên các vật bị lai phải có đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía 3 hải lý.



  1. Điều 23. Tàu thuyền máy đang hành trình

    1. Tàu thuyền máy đang hành trình phải trưng:

  • Đèn cột trước;

  • Đèn cột thứ hai ở phía sau cao hơn đèn cột phía trước. Tuy nhiên, tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét không nhất thiết phải mang đèn cột thứ hai;

  • Các đèn mạn;

  • Đèn lái.

    1. Tàu thuyền chạy trên đệm không khí ở trạng thái không có lượng chiếm nước, đang hành trình, ngoài những đèn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải trưng 1 đèn chớp vàng chiếu sáng khắp 4 phía.

    2. Tàu đệm khí có cánh khi cất cánh, hạ cánh hoặc khi bay sát mặt nước, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, phải trưng 1 đèn chớp đỏ có cường độ ánh sáng cao, chiếu sáng khắp 4 phía.

    3. Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét:

  • Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét có thể thay thế các đèn quy định tại khoản 1 Điều này bằng một đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía và các đèn mạn;

  • Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 7 mét và tốc độ của nó không quá 7 hải lý một giờ có thể thay thế các đèn được quy định tại khoản 1 Điều này bằng một đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía. Tàu thuyền loại này nếu có thể được trưng thêm các đèn mạn;

  • Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét, nếu trong thực tế không cho phép lắp đặt đèn cột hoặc đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía ở mặt phẳng trục dọc của tàu, thì các đèn này có thể lắp đặt ở mặt phẳng tương đương với mặt trục dọc, miễn là các đèn mạn được kết hợp thành một đèn lắp đặt ở mặt phẳng trục dọc hoặc thực tế cho phép thì đặt cùng mặt phẳng của đèn cột hoặc đèn chiếu sáng khắp 4 phía.

    1. Thủy phi cơ trên mặt nước, theo quy định chung phải tránh xa các tàu thuyền và không được làm trở ngại cho việc đi lại của chúng. Tuy nhiên khi có khả năng xảy ra nguy cơ đâm va thì thủy phi cơ cũng phải tuân theo các quy định tại Chương này.

    2. Tàu đệm khí có cánh:

  • Tàu đệm khí có cánh khi cất cánh, hạ cánh hoặc khi bay sát mặt nước phải tránh xa các tàu thuyền khác và tránh gây cản trở cho hoạt động của các tàu thuyền đó;

  • Tàu đệm khí có cánh khi di chuyển trên mặt nước phải tuân thủ các quy định tại mục này như tàu thuyền máy.



  1. Điều 24. Tàu thuyền lai kéo và lai đẩy

    1. Tàu thuyền máy đang lai kéo phải trưng:

  • Thay thế đèn được quy định tại điểm a khoản 1 hoặc điểm b khoản 1 Điều 23 của Thông tư này bằng hai đèn cột trước đặt trên một đường thẳng đứng. Nếu chiều dài đoàn lai tính từ lái tàu thuyền lai đến điểm cuối cùng của đoàn lai vượt quá 200 mét thì phải trưng 3 đèn như thế;

  • Các đèn mạn;

  • Đèn lái;

  • Đèn lai dắt theo một đường thẳng đứng với đèn lái và trên đèn lái;

  • Một dấu hiệu hình thoi treo nơi dễ nhìn thấy nhất nếu chiều dài của đoàn lai dài hơn 200 mét.

    1. Khi tàu thuyền lai đẩy tàu thuyền khác phía trước mà chúng được ghép nối với tàu thuyền lai thành một khối vững chắc thì được xem như một tàu thuyền máy và phải trưng các đèn quy định tại Điều 23 của Thông tư này.

    2. Tàu thuyền máy khi lai đẩy phía trước hoặc lai áp mạn tàu thuyền khác mà chúng không thành một đơn vị hỗn hợp vững chắc thì phải trưng:

  • Hai đèn cột trên một đường thẳng đứng thay cho các đèn quy định tại điểm a khoản 1 hoặc điểm b khoản 1 Điều 23 của Thông tư này;

  • Các đèn mạn;

  • Đèn lái.

    1. Tàu thuyền máy phải áp dụng các quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này cũng phải tuân thủ các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23.

    2. Tàu thuyền hoặc vật bị lai, trừ các tàu thuyền quy định tại khoản 7 Điều này, phải trưng:

  • Các đèn mạn;

  • Đèn lái.

  • Một dấu hiệu hình thoi treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất nếu chiều dài của đoàn lai dài quá 200 mét.

    1. Không kể số lượng tàu thuyền bị lai áp mạn hoặc bị lai đẩy là bao nhiêu trong một nhóm đều phải trưng đèn như một tàu thuyền:

  • Tàu thuyền bị lai đẩy phía trước, phải trưng các đèn mạn phía trước nếu không phải là một bộ phận của một đơn vị vững chắc;

  • Tàu thuyền bị lai áp mạn phải mang đèn lái và các đèn mạn phía mũi.

    1. Tàu thuyền khó phát hiện hoặc vật bị lai hoặc sự kết hợp của các tàu thuyền như vậy, hoặc vật bị lai phải trưng:

  • Khi chiều rộng của chúng dưới 25 mét, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía đặt ở phần sát phía trước thân tàu hoặc ở gần phía đó và một đèn trắng như vậy đặt ở sát phía lái tàu hoặc ở gần phía đó, trừ loại túi chất lỏng "túi hình trụ" không thể đặt đèn ở phần phía trước hoặc ở gần phía đó;

  • Khi chiều rộng của chúng từ 25 mét trở lên, thêm hai đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía bố trí ở hai điểm xa nhất của chiều rộng tàu thuyền hoặc gần ở vị trí đó;

  • Khi chiều dài của chúng lớn hơn 100 mét, thì phải thêm các đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía theo quy định tại điểm a và điểm b, nhưng khoảng cách giữa các đèn này không được vượt quá 100 mét.

  • Một dấu hiệu hình thoi treo ở phía tận cùng phía lái tàu hoặc vật bị lai cuối cùng hay đặt ở gần phía đó, và khi chiều dài của đoàn lai lớn hơn 200 mét thì thêm một dấu hiệu hình thoi treo ở vị trí dễ trông thấy nhất.

    1. Khi tàu thuyền hoặc vật bị lai không thể trưng các đèn hoặc các dấu hiệu quy định tại khoản 5 hoặc khoản 7 Điều này thì phải dùng mọi biện pháp có thể được để chiếu sáng tàu thuyền hay vật bị lai hoặc ít nhất cũng phải báo hiệu được sự có mặt của tàu thuyền hoặc vật bị lai đó.

    2. Khi tàu thuyền bình thường làm nhiệm vụ lai dắt nếu không thể mang các đèn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này như khi tiến hành lai kéo tàu thuyền gặp nạn hoặc lai kéo tàu thuyền yêu cầu cứu trợ thì tàu thuyền lai không nhất thiết phải trưng các đèn này, nhưng phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể thực hiện được để thể hiện mối liên hệ giữa tàu thuyền lai và tàu thuyền bị lai như đã quy định tại Điều 36 của Thông tư này, mà chủ yếu là chiếu sáng dây lai.




  1. Điều 25. Tàu thuyền buồm đang hành trình và thuyền chèo bằng tay

    1. Tàu thuyền buồm đang hành trình phải trưng:

  • Các đèn mạn;

  • Đèn lái.

    1. Tàu thuyền buồm chiều dài dưới 20 mét thì các đèn quy định tại khoản 1 Điều này có thể ghép thành một đèn ba màu đặt ở đỉnh cột hay gần cột buồm, nơi có thể nhìn thấy rõ nhất.

    2. Tàu thuyền buồm đang hành trình ngoài những đèn quy định tại khoản 1 Điều này, có thể trưng ở đỉnh cột hoặc gần đỉnh cột buồm, nơi nhìn thấy rõ nhất hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía trên một đường thẳng đứng: Đèn đỏ trên, đèn xanh lục ở dưới, nhưng những đèn này không được trưng ra cùng với đèn ghép nêu tại khoản 2 Điều này.

    3. Tàu thuyền buồm có chiều dài dưới 7 mét, nếu có thể được phải trưng những đèn đã quy định tại khoản 1 hay khoản 2 Điều này. Khi không thể trưng các đèn như thế thì phải chuẩn bị sẵn sàng một đèn pin hoặc thắp sẵn một đèn xách tay phát ra ánh sáng màu trắng để đưa ra kịp thời tránh nguy cơ đâm va.

    4. Tàu thuyền chèo bằng tay có thể trưng những đèn như quy định đối với tàu thuyền buồm, nhưng khi không trưng được những đèn như thế thì phải chuẩn bị sẵn sàng một đèn pin hoặc thắp sẵn một đèn xách tay phát ra ánh sáng màu trắng để đưa ra kịp thời tránh nguy cơ đâm va.

    5. Tàu thuyền vừa chạy buồm vừa chạy máy phải trưng ở phía trước nơi thấy rõ nhất một dấu hiệu hình nón đỉnh chúc xuống dưới.


Điều 26. Tàu thuyền đánh cá

    1. Tàu thuyền đang đánh cá khi hành trình hoặc đang thả neo chỉ phải trưng các đèn và dấu hiệu được quy định tại Điều này.

    2. Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá khác kéo lê chìm dưới nước phải trưng:

  • a) Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu xanh lục, đèn dưới màu trắng, hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón quay đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng;

  • b) Một đèn cột đặt cao hơn ở phía sau đèn có màu xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía. Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét có thể có hoặc không có đèn này;

  • c) Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.

    1. Tàu thuyền đang đánh cá mà dụng cụ đánh cá không phải là lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá kéo lê chìm dưới nước phải trưng:

  • a) Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón quay đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng;

  • b) Khi dụng cụ đánh cá trải trên biển cách xa tàu thuyền trên 150 mét theo mặt phẳng ngang thì phải trưng một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía hoặc treo một dấu hiệu hình nón đỉnh chóp lên trên đặt ở phía có dụng cụ đánh cá;

  • c) Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.

    1. Những tín hiệu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này áp dụng cho các tàu thuyền đang đánh cá gần nhau.

    2. Tàu thuyền đánh cá, khi không làm nhiệm vụ đánh cá thì không được trưng các đèn hay dấu hiệu quy định tại Điều này mà chỉ trưng những đèn hoặc dấu hiệu quy định cho tàu thuyền có cùng chiều dài.



  1. Điều 27. Tàu thuyền mất khả năng điều động và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động

    1. Tàu thuyền mất khả năng điều động phải trưng:

  • Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;

  • Hai hình cầu hoặc hai dấu hiệu tương tự đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;

  • Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài các đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.

    1. Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, không kể đến tàu thuyền đang tiến hành công việc rà phá bom mìn, phải trưng:

  • Ba đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, đèn trên và đèn dưới màu đỏ, đèn giữa màu trắng;

  • Ba dấu hiệu đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, ở trên và ở dưới là dấu hiệu hình cầu, ở giữa là dấu hiệu hình thoi;

  • Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài những đèn quy định tại điểm a khoản 2 còn phải trưng đèn cột hoặc các đèn cột, các đèn mạn và đèn lái;

  • Khi tàu thuyền neo, ngoài những đèn hay dấu hiệu được quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này còn phải trưng các đèn hay dấu hiệu quy định tại Điều 30 của Thông tư này.

    1. Tàu thuyền máy đang tiến hành công việc lai dắt mà bị hạn chế đến khả năng của tàu lai và tàu bị lai không thể đi chệch hướng của mình thì ngoài những đèn hay dấu hiệu đã quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này còn phải trưng thêm các đèn hay dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 24 của Thông tư này.

    2. Tàu thuyền đang làm công tác nạo vét hay tiến hành nhưng công việc ngầm dưới nước, bị hạn chế khả năng điều động thì phải trưng các đèn và dấu hiệu được quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này và trong trường hợp làm trở ngại việc đi lại cho tàu thuyền khác thì phải trưng thêm:

  • Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía hoặc treo hai hình cầu theo chiều thẳng đứng ở phía có trở ngại;

  • Hai đèn xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía hoặc treo hai hình thoi theo chiều thẳng đứng ở phía an toàn mà tàu thuyền khác có thể qua lại;

  • Khi tàu thuyền neo phải trưng các đèn hay dấu hiệu đã quy định tại điểm a và b khoản này thay cho các đèn hay dấu hiệu quy định tại Điều 30 của Thông tư này.

    1. Trong trường hợp kích thước của tàu thuyền làm công tác ngầm dưới nước thực tế không cho phép trưng tất cả các đèn và dấu hiệu quy định tại khoản 4 Điều này thì tàu thuyền đó phải trưng:

  • Ba đèn chiếu sáng khắp bốn phía treo theo chiều thẳng đứng ở nơi dễ trông thấy nhất. Đèn trên và đèn dưới màu đỏ, đèn giữa màu trắng;

  • Cờ hiệu chữ "A" theo luật tín hiệu quốc tế làm bằng tấm cứng cao ít nhất 1m. Cần phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm nhìn thấy cờ này từ bốn phía.

    1. Tàu thuyền đang tiến hành công việc rà phá bom mìn, ngoài những đèn được quy định tại Điều 23 của Thông tư này đối với tàu thuyền máy hoặc ngoài những đèn hay đấu hiệu quy định tại Điều 30 của Thông tư này đối với tàu thuyền neo, còn phải trưng ba đèn xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía hoặc ba hình cầu phải đặt ở đỉnh cột trước, hai đèn còn lại hay hai hình cầu còn lại đặt ở đầu xà ngang của cột trước mỗi bên một chiếc. Các đèn hay dấu hiệu này biểu thị cho tàu thuyền khác biết sự nguy hiểm nếu gần tàu đang rà phá bom mìn ở khoảng cách dưới 1000 mét.

    2. Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét trừ các tàu thuyền đang tiến hành công tác ngầm dưới nước, không nhất thiết phải trưng các đèn và dấu hiệu quy định tại Điều này.

    3. Những tín hiệu quy định ở Điều này không phải là những tín hiệu của tàu thuyền bị nạn và yêu cầu giúp đỡ. Những tín hiệu gặp nạn xin cấp cứu được quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.



  1. Điều 28. Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước

Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước ngoài các đèn quy định tại Điều 23 của Thông tư này cho tàu thuyền này, có thể trưng thêm ở nơi dễ nhìn thấy nhất ba đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía đặt theo hình thẳng đứng hay một dấu hiệu hình trụ.


  1. Điều 29. Tàu thuyền hoa tiêu

    1. Tàu thuyền hoa tiêu đang làm nhiệm vụ hoa tiêu phải trưng:

  • Trên đỉnh hay gần đỉnh cột buồm hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng, đèn trên màu trắng, đèn dưới mầu đỏ;

  • Khi đang hành trình, ngoài những đèn nói trên còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái;

  • Khi neo, ngoài những đèn được quy định tại điểm a khoản 1 còn phải trưng đèn, các dấu hiệu được quy định tại Điều 30 của Thông tư này cho tàu thuyền neo.

    1. Tàu thuyền hoa tiêu khi không làm nhiệm vụ hoa tiêu phải trưng những đèn hay dấu hiệu được quy định phù hợp với chiều dài của loại tàu thuyền đó.




  1. Điều 30. Tàu thuyền neo và tàu thuyền bị mắc cạn

    1. Tàu thuyền neo phải trưng ở nơi dễ nhìn thấy nhất:

  • Ở phía mũi, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía hay một quả cầu;

  • Ở phía lái hay gần lái tàu thuyền, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt thấp hơn đèn trắng nêu tại điểm a.

    1. Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét, có thể trưng một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất để thay cho các đèn đã quy định tại khoản 1 Điều này.

    2. Tàu thuyền neo cũng có thể sử dụng những đèn làm việc sẵn có hoặc các đèn tương đương để chiếu sáng boong tàu. Đối với tàu thuyền có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 100 mét thì quy định này là bắt buộc.

    3. Tàu thuyền bị mắc cạn phải trưng các đèn quy định tại khoản 1 hoặc 2 Điều này và còn phải treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất:

  • Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng;

  • Ba quả cầu đặt theo chiều thẳng đứng.

    1. Tàu thuyền có chiều dài dưới 7 mét, lúc neo hay khi bị mắc cạn mà không nằm trong hay gần luồng hoặc tuyến giao thông, vùng neo tàu và những khu vực tàu thuyền thường xuyên qua lại thì không nhất thiết phải trưng những đèn hay dấu hiệu quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.

    2. Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét, khi bị mắc cạn không nhất thiết phải trưng những đèn hay dấu hiệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này.




  1. Điều 31. Thủy phi cơ

Trường hợp thủy phi cơ, tàu đệm khí có cánh không thể trưng các đèn hay dấu hiệu có đặc tính và vị trí đáp ứng các quy định tại các điều của Chương này, thì với mức độ có thể phải trưng các đèn và dấu hiệu có đặc tính và vị trí càng gần đúng với quy định của Thông tư này càng tốt.

  1. TÍN HIỆU ÂM THANH VÀ TÍN HIỆU ÁNH SÁNG


  1. Điều 32. Định nghĩa

    1. "Còi" là thiết bị có thể phát ra âm thanh phù hợp với những yêu cầu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.

Vị trí lắp đặt còi:

  • Khi trên tàu thuyền chỉ sử dụng duy nhất một còi định hướng, còi này phải được bố trí sao cho cường độ âm thanh tối đa hướng về phía trước mũi tàu.

  • Còi trên tàu thuyền phải đặt càng cao càng tốt để hạn chế các chướng vật chắn âm thanh phát ra và để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ làm giảm thính giác của thuyền viên. Mức độ áp lực âm thanh của tín hiệu do chính bản thân tàu phát ra không được vượt quá 110 dB (A) tại các vị trí nghe và nếu có thể không vượt qua 100 dB (A).

    1. Chuông hoặc cồng

      1. Cường độ của tín hiệu:

Chuông hoặc cồng hoặc bất cứ thiết bị nào khác có những đặc tính âm thanh tương tự, phải bảo đảm mức độ áp lực âm thanh ít nhất là 110dB ở khoảng cách 1mét tính từ chuông hoặc cồng.

      1. Cấu tạo:

Chuông và cồng phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn và phát ra một âm thanh trong trẻo. Đường kính miệng chuông không được nhỏ hơn 300 mi li mét đối với tàu thuyền có chiều dài từ 20 mét trở lên. Nếu thực tế cho phép có thể bố trí đánh chuông bằng máy để đảm bảo cường độ âm thanh không thay đổi, nhưng vẫn phải đảm bảo được cho trường hợp đánh chuông bằng tay. Khối lượng dùi đánh chuông không nhỏ hơn 3% khối lượng của chuông.

    1. Sự chấp thuận

Cấu tạo của những thiết bị phát âm hiệu, đặc tính và cách bố trí chúng trên tàu thuyền phải thoả mãn yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia mà tàu thuyền mang cờ quốc tịch.

      1. "Tiếng còi ngắn" là tiếng còi kéo dài khoảng một giây.

      2. "Tiếng còi dài" là tiếng còi kéo dài trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 giây.




  1. Điều 33. Thiết bị phát tín hiệu âm thanh

    1. Tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét trở lên phải trang bị một còi; tàu thuyền có chiều dài từ 20 mét trở lên, ngoài còi, phải trang bị thêm một chuông; tàu thuyền có chiều dài từ 100 mét trở lên ngoài còi và chuông phải trang bị thêm một cái cồng mà âm thanh của nó không thể nhầm lẫn với âm thanh của chuông. Còi, chuông và cồng phải thỏa mãn những yêu cầu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này. Chuông hay cồng hoặc cả hai có thể thay thế bằng thiết bị khác có những đặc tính âm thanh tương tự với điều kiện phải luôn luôn có khả năng phát bằng tay những tín hiệu âm thanh theo lệnh.

    2. Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét không nhất thiết phải có những thiết bị phát tín hiệu âm thanh như quy định tại khoản 1 Điều này và nếu không trang bị những thiết bị đó thì tàu thuyền này phải trang bị các dụng cụ khác để phát tín hiệu, âm thanh có hiệu quả.




  1. Điều 34. Tín hiệu điều động và tín hiệu cảnh báo

    1. Khi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường, tàu thuyền máy đang chạy mà muốn tiến hành điều động tàu thuyền mình phải báo bằng còi những tín hiệu điều động được quy định tại Thông tư này:

  • Một tiếng còi ngắn có nghĩa là: "Tôi đổi hướng đi của tôi sang phải";

  • Hai tiếng còi ngắn có nghĩa là: "Tôi đổi hướng đi của tôi sang trái";

  • Ba tiếng còi ngắn có nghĩa là: "Máy của tôi đang chạy lùi".

    1. Mọi tàu thuyền ngoài những tín hiệu còi quy định tại khoản 1 Điều này, có thể phát kèm thêm những tín hiệu ánh sáng lặp đi lặp lại, tuỳ theo sự cần thiết trong suốt thời gian điều động:

  • Tín hiệu ánh sáng này có nghĩa như sau:

  • Một chớp có nghĩa là : "Tôi đổi hướng đi của tôi sang phải";

  • Hai chớp có nghĩa là : "Tôi đổi hướng đi của tôi sang trái";

  • Ba chớp có nghĩa là : "Máy của tôi đang chạy lùi".

  • Mỗi 1 chớp phải kéo dài khoảng 1 giây, khoảng cách giữa các chớp khoảng 1 giây, khoảng cách giữa các tín hiệu kế tiếp nhau phải ít nhất là 10 giây;

  • Đèn sử dụng để phát tín hiệu này (nếu có) phải là đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, nhìn thấy ở khoảng cách ít nhất là 5 hải lý và đèn này phải phù hợp với những yêu cầu tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

    1. Khi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường trong luồng hẹp hoặc kênh đào thì:

  • Tàu thuyền có ý định vượt tàu thuyền khác như đã quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Thông tư này phải báo ý định của mình bằng còi theo các tín hiệu sau:

  • Hai tiếng còi dài và tiếp theo là một tiếng còi ngắn (--.) có nghĩa là: "Tôi có ý định vượt về bên mạn phải tàu thuyền của anh";

  • Hai tiếng còi dài và tiếp theo hai tiếng còi ngắn (--..) có nghĩa là: "Tôi có ý định vượt về bên mạn trái tàu thuyền của anh";

  • Tàu thuyền sắp bị vượt phải điều động đúng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 và phải báo động sự đồng ý cho tàu thuyền vượt bằng tín hiệu gồm 4 tiếng còi :1 dài, 1 ngắn, 1 dài, 1 ngắn (-.-.).

    1. Khi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường và đang tiến lại gần nhau, vì một lý do nào đó mà tàu thuyền không hiểu ý định hoặc hành động của tàu thuyền kia, hoặc nghi ngờ tàu thuyền kia có biện pháp điều động đủ để tránh đâm va hay không, thì tàu thuyền đó phải tức khắc biểu thị sự nghi ngờ bằng cách phát ít nhất 5 tiếng còi ngắn nhanh, liên tiếp. Cùng với tín hiệu này có thể phát kèm thêm tín hiệu đèn, ít nhất là 5 chớp ngắn, nhanh, liên tục.

    2. Tàu thuyền đi đến gần chỗ ngoặt hoặc một khúc sông hoặc một đoạn luồng mà ở đó tàu thuyền khác có thể bị các vật chướng ngại che khuất, phải phát một tiếng còi dài. Tàu thuyền ở bên kia chỗ ngoặt hay ở phía sau chướng ngại đang che khuất nghe thấy âm hiệu phải đáp cùng một tiếng còi dài như thế.

    3. Khi tàu thuyền có trang bị nhiều còi, bố trí cái nọ cách cái kia trên 100 mét, thì chỉ cần sử dụng một còi khi phát những tín hiệu điều động và tín hiệu cảnh báo.




  1. Điều 35. Tín hiệu âm thanh khi tầm nhìn xa bị hạn chế

Khi ở trong hoặc gần khu vực tầm nhìn xa bị hạn chế, ban ngày cũng như ban đêm, các tín hiệu quy định tại Điều này phải được sử dụng như sau:

    1. Tàu thuyền máy đang còn trớn, cứ cách không quá 2 phút phải phát một tiếng còi dài.

    2. Tàu thuyền máy đang hành trình, nhưng đã dừng máy và hết trớn, cứ không quá 2 phút phải phát hai tiếng còi dài liên tiếp, tiếng này cách tiếng kia chừng 2 giây.

    3. Tàu thuyền mất khả năng điều động, tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, tàu thuyền bị hạn chế mớn nước, tàu thuyền buồm, tàu thuyền đang đánh cá và tàu thuyền đang lai kéo hoặc đẩy một tàu thuyền khác, cứ cách không quá hai phút phải phát ba tiếng còi liên tiếp gồm 1 tiếng còi dài tiếp theo là 2 tiếng còi ngắn, thay cho những tín hiệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.

    4. Tàu thuyền đánh cá khi neo và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động đang làm nhiệm vụ của mình khi neo, phải phát tín hiệu quy định tại khoản 3 Điều này thay cho tín hiệu quy định tại khoản 7 Điều này.

    5. Tàu thuyền bị lai, nếu số lượng nhiều hơn 1 thì tàu thuyền bị lai cuối cùng của đoàn nếu có thuyền viên ở trên đó thì cứ cách không quá 2 phút phải phát 4 tiếng còi liên tiếp gồm 1 tiếng dài tiếp theo là 3 tiếng còi ngắn (-…). Nếu có thể được, tín hiệu này phải được phát tiếp ngay sau tín hiệu của tàu thuyền lai.

    6. Tàu thuyền đang lai đẩy và tàu thuyền bị đẩy phía trước liên kết vững chắc thành một khối thì được coi như tàu thuyền máy và phải phát các tín hiệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.

    7. Tàu thuyền neo cứ cách không quá 1 phút phải khua nhanh một hồi chuông trong khoảng thời gian chừng 5 giây. Tàu thuyền có chiều dài từ 100m trở lên tín hiệu chuông nói trên phải được phát ra ở phía mũi tàu và tiếp ngay sau đó phải gõ nhanh một hồi cồng khoảng 5 giây ở phía lái. Tàu thuyền neo có thể phát thêm tín hiệu gồm ba tiếng còi liên tiếp: 1 tiếng ngắn, 1 tiếng dài và 1 tiếng ngắn (.-.) để báo vị trí của tàu thuyền mình và khả năng xảy ra nguy cơ đâm va cho những tàu thuyền khác đang đến gần biết.

    8. Tàu thuyền bị mắc cạn, ngoài việc phát tín hiệu bằng chuông và nếu được yêu cầu, phải đánh cồng theo quy định tại khoản 7 Điều này, còn phải đánh thêm 3 tiếng chuông riêng biệt ngay trước và sau mỗi hồi chuông. Tàu thuyền bị mắc cạn còn có thể phát thêm tín hiệu thích hợp bằng còi.

    9. Tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét đến dưới 20 mét không bắt buộc phải phát các tín hiệu chuông như quy định tại các khoản 7 và khoản 8 Điều này. Tuy nhiên, khi không phát tín hiệu chuông thì phải phát các tín hiệu âm thanh khác thích hợp trong khoảng thời gian không quá 2 giây.

    10. Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét không bắt buộc phải phát tín hiệu âm thanh nói trên, nhưng khi không phát tín hiệu đó thì cứ cách không quá 2 phút phải phát 1 tín hiệu âm thanh khác có hiệu quả.

    11. Tàu thuyền hoa tiêu đang làm nhiệm vụ hoa tiêu, ngoài những tín hiệu quy định tại các khoản 1, 2 và 7 Điều này, còn có thể phát thêm tín hiệu để nhận dạng gồm 4 tiếng còi ngắn.




  1. Điều 36. Tín hiệu kêu gọi sự chú ý

Bất cứ tàu thuyền nào, khi xét thấy cần phải kêu gọi sự chú ý của tàu thuyền khác, thì có thể phát những tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu ánh sáng không lẫn với bất kỳ một tín hiệu nào đã quy định tại các điều của Thông tư này, hoặc có thể chiếu đèn pha về phía có nguy cơ đe doạ, nhưng không được gây trở ngại cho tàu thuyền khác. Bất kỳ đèn nào sử dụng để kêu gọi sự chú ý của tàu thuyền khác đều không được gây nhầm lẫn với bất kì thiết bị trợ giúp hàng hải nào. Với mục đích của Điều này cần phải tránh sử dụng đèn chiếu sáng gián đoạn hoặc đèn chiếu sáng quay vòng với cường độ ánh sáng cực mạnh (như các đèn xung lượng).


  1. Điều 37. Tín hiệu cấp cứu

Tàu thuyền bị tai nạn và yêu cầu sự giúp đỡ phải sử dụng hoặc phát ra những tín hiệu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Phụ lục IV. Những tín hiệu cấp cứu

(Kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày 6 tháng 8 năm 2013của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)


  1. Những tín hiệu sau đây sử dụng hoặc trưng ra cùng một lúc hay riêng rẽ, báo hiệu tàu thuyền bị nạn và cần trợ giúp:

  • Cứ cách khoảng 1 phút cho nổ một phát súng hoặc tiếng nổ nào khác;

  • Dùng bất kỳ một thiết bị phát tín hiệu sương mù nào đó để phát ra âm thanh liên tục;

  • Từng thời gian ngắn bắn một pháo hoa hoặc bắn đạn có tín hiệu hình sao màu đỏ;

  • Dùng các phương tiện thông tin khác phát ra tín hiệu moóc sơ …--- … (SOS);

  • Dùng vô tuyến điện thoại phát ra tiếng MAYDAY.

  • Tín hiệu cấp cứu NC theo luật tín hiệu quốc tế.

  • Treo một tín hiệu gồm 1 cờ hình vuông ở bên trên hay bên dưới một quả cầu hoặc một vật có dạng hình cầu.

  • Đốt lửa trên tàu thuyền (như đốt thùng nhựa, thùng dầu);

  • Pháo sáng có dù hay pháo cầm tay phát ra ánh sáng màu đỏ;

  • Phát tín hiệu có các đám khói màu da cam;

  • Dang hai cánh tay ra và từ từ giơ lên hạ xuống nhiều lần;

  • Cảnh báo bị nạn bằng cách gọi chọn số (DSC) trên kênh:

  • VHF kênh 70, hoặc

  • Kênh MF/HF trên tần số 2187,5 kHz; 8414,5 kHz; 4207,5 kHz; 6312 KHz; 12577 kHz hoặc 16804,5 kHz;

  • Cảnh báo bị nạn từ tàu đến bờ được truyền bởi hệ thống Inmarsat của tàu hoặc các trạm cung cấp dịch vụ điện thoại vệ tinh của tàu trên mặt đất;

  • Phát tín hiệu bằng vô tuyến điện định vị chỉ báo vị trí tàu bị nạn (EPIRB);

  • Phát tín hiệu đã được chấp thuận bằng hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến điện, kể cả bằng thiết bị phát báo radar của phương tiện cứu sinh.

    1. Cấm sử dụng hoặc trưng ra một trong số các tín hiệu trên vào mục đích khác, ngoài trường hợp bị nạn xin cấp cứu. Cấm sử dụng những tín hiệu khác có thể nhầm lẫn với những tín hiệu kể trên.

    2. Cần lưu ý đến những Chương có liên quan trong Bộ luật về tín hiệu quốc tế, Sổ tay về tìm kiếm và cứu nạn dùng cho các thương thuyền quyển số 3 và sử dụng các tín hiệu sau đây:

  • Giơ ra một mảnh vải màu da cam với hoặc một hình vuông và một hình tròn màu đen hoặc một dấu hiệu tượng trưng khác thích hợp (để dễ nhận biết được từ trên không).

  • Tạo ra vệt màu trên mặt nước.

  1. Tín hiệu cho tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới nổi

Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới nổi có thể trưng hai đèn vàng đặt trên dưới theo chiều thẳng đứng. Những đèn này mỗi giây phải luân phiên nhau chớp, khoảng thời gian sáng, tối bằng nhau và có thể chỉ mang những đèn kể trên khi tàu thuyền di chuyển khó khăn do các dụng cụ đánh cá gây nên.


CHƯƠNG III

HOA TIÊU CẢNG VỤ




  1. HOA TIÊU HÀNG HẢI

  1. Khái niệm chung


Công tác hoa tiêu hàng hải là dịch vụ hàng hải phục vụ việc dẫn tàu ra vào cảng, qua các kênh đào hay các vùng nước có điều kiện hàng hải phức tạp nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Hiện nay trên thế giới có ba loại chế độ sử dụng hoa tiêu sau đây:



  • Chế độ hoa tiêu không bắt buộc (hay còn gọi là chế độ hoa tiêu tuỳ ý): áp dụng ở những khu vực có điều kiện hàng hải không quá phức tạp.Thuyền trưởng có thể xin hoặc không xin hoa tiêu để dẫn tàu ở khu vực này.

  • Chế độ hoa tiêu bắt buộc: là chế độ hoa tiêu áp dụng phổ biến tại các cảng biển cũng như ở các sông, kênh đào, eo biển. Có các dạng hoa tiêu bắt buộc: hoa tiêu phải có mặt trên tàu để dẫn tàu, hoa tiêu bờ dẫn tàu thông qua VHF và trạm rada...

  • Chế độ hoa tiêu cưỡng bức: đây là dạng hoa tiêu đặc biệt của chế độ hoa tiêu bắt buộc và chỉ áp dụng khi đi qua kênh Panama và một vài vùng của Philippin. Ở chế độ hoa tiêu này, cả thuỷ thủ lái và hoa tiêu đều là người của công ty hoa tiêu và họ có quyền hạn, trách nhiệm trong việc điều khiển tàu cao hơn so với hoa tiêu bắt buộc.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam, ở Việt Nam áp dụng hai loại chế độ hoa tiêu là chế độ bắt buộc và chế độ không bắt buộc.Tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và trả phí hoa tiêu. Trong các vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc, nếu thấy cần thiết để bảo đảm an toàn thì thuyền trưởng có thể yêu cầu hoa tiêu hàng hải Việt nam dẫn tàu.
  1. Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải


  • Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.

  • Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.

  • Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.
  1. Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu


  • Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện các chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình với sự làm chứng của người thứ ba.

  • Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về các điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

  • Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.

  • Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thoả thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.
  1. Nghĩa vụ của thuyền trưởng và chủ tàu khi sử dụng hoa tiêu hàng hải


  • Thuyền trưởng có nghĩa vụ thông báo chính xác cho hoa tiêu hàng hải tính năng và đặc điểm riêng của tàu; bảo đảm an toàn cho hoa tiêu khi lên và rời tàu; cung cấp cho hoa tiêu các tiện nghi làm việc, phục vụ sinh hoạt trong suốt thời gian hoa tiêu ở trên tàu.

  • Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn, hoa tiêu không thể rời tàu sau khi kết thúc nhiệm vụ thì thuyền trưởng phải ghé vào cảng gần nhất để hoa tiêu rời tàu. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu có trách nhiệm thu xếp đưa hoa tiêu trở về nơi đã tiếp nhận và thanh toán các chi phí liên quan.

  • Trường hợp xảy ra tổn thất do lỗi dẫn tàu của hoa tiêu thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất đó như đối với tổn thất do lỗi của thuyền viên. Hoa tiêu chỉ chịu trách nhiệm hành chính, hình sự theo quy định của pháp luật mà không phải chịu trách nhiệm dân sự.



  1. CẢNG VỤ

  1. Cảng vụ hàng hải (Đ66- LHHVN)


  • Cảng vụ hàng hải là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hang hải tại cảng biển và vùng nước cảng biển.

  • Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải.

  • Bộ Giao thông vận tải qui định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.


  1. Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải (Đ67- LHHVN)


  • Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Tổ chức thực hiện qui định về hoạt động hang hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hang hải, kiểm tra hoạt động hang hải của các tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.

  • Cấp phép, giám sát tàu biển ra, vào và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu biển vào cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hang hải, an ninh hang hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

  • Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Tạm giữ tàu biển theo qui định tại Điều 68 của bộ luật này.

  • Tổ chức tìm kiếm cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.

  • Tổ chức thực hiện đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo qui định của pháp luật.

  • Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.

  • Chủ trì điều hành phối hợp hoạt động gữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.

  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật.



CHƯƠNG IV

AN TOÀN TRỰC CA




  1. BỐ TRÍ TRỰC CA

  1. Bố trí ca trực


  • Tuỳ theo từng loại tàu, cấp tàu, tuyến hoạt động mà Công ty sẽ xây dựng Hệ thống Quản lý An toàn cho đội tàu của mình và quản lý theo các qui trình này dựa trên những biểu mẫu cụ thể cho các bộ phận.

  • Qui định về trực ca trên tàu biển của Việt Nam ( như trong Quyết định số 29/2008/QĐ-BGTVT ngày 16/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT đã nêu trên)

  • Ca trực của bộ phận boong

  • Tổ chức phân ca và trực ca trong điều kiện khai thác tàu bình thường

  • Việc phân ca và trực ca của sĩ quan:

  • Đại phó đi ca 04h00 – 08h00 ; 16h00 – 20h00

  • Thuyền phó 2 đi ca 00h00 – 0h00 ; 12h00 – 16h00

  • Thuyền phó 3 đi ca 08h00 – 12h00 ; 20h00 – 24h00

  • Đối với thuỷ thủ đi ca do Thuỷ thủ trưởng trực tiếp quản lý và phân công, đi trực cùng ca với các sĩ quan.

  • Thuỷ thủ trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó.

  • Thuỷ thủ phó chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuỷ thủ trưởng, Khi cần thiết, thuỷ thủ phó tham gia trực ca và đốc ca theo sự phân công của đại phó.



  1. Các chế độ hoạt động của tàu


  • Hành trình trong điều kiện bình thường

  • Hành trình trong điều kiện thời tiết xấu

  • Hành trình trong khu vực có đe doạ an ninh

  • Hành trình trong điều kiện đặc biệt khác

  • Các hoạt động khi tàu neo

  • Tàu neo không làm hàng

  • Tàu neo - xếp dỡ hàng hoá:

  • Các hoạt động khi tàu buộc cầu

  • Trường hợp tàu không làm hàng

  • Trường hợp tàu làm hàng


TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Luật giao thông Đường thủy nội địa - Nhà xuất bản Bộ GTVT

  2. Phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa - Trích Quyết định số 28/2004/ QĐ - BGTVT Ngày 07 tháng 12 năm 2004.

  3. Quy tắc báo hiệu Đường thủy nội địa Việt Nam – QĐ Số 4099 của BỘ GTVT Ngày 28 tháng 12 năm 2000.

  4. Nghị đinh của chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông ĐTNT (Trích nghị định 09/ 2005/ N.Đ - CP Ngày 27 tháng 1 năm 2005

  5. Quy tắc phòng ngừa va chạm trên biển (COREG 1972)


MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TỰ ĐỘNG HÓA TRONG ĐIỀU KHIỂN

Mã Số: MĐ.02

PHẦN I: TIN HỌC ỨNG DỤNG

CHƯƠNG I: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

    1. Thông tin


Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan và các họat động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người thông qua việc cảm nhận thông tin là tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những họat động có ích cho cộng đồng.

Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ…

Môi trường vận động thông tin là môi trường truyền tin, nó bao gồm các kênh liên lạc tự nhiên hoặc nhân tạo như sóng âm, tia sáng, dây dẫn, sóng âm thanh, sóng hình… Kênh liên lạc thường nối các thiết bị của máy móc với nhau hay nối với con người.

Con người có hình thức liên lạc tự nhiên và cao cấp là tiếng nói, từ đó nghĩ ra chữ viết. Ngày nay nhiều công cụ phổ biến thông tin đã xuất hiện: bút viết, máy in, điện tín, điện thọai, phát thanh, truyền hình, phim ảnh….


    1. Xử lý thông tin


Việc lưu trữ và truyền tin chỉ có giá trị khi quá trình đó đảm bảo chính xác nội dung của nó. Để thuận tiện người ta phải biến đổi và khôi phục thông tin theo quy ước sao cho đảm bảo: chính xác, kinh tế, thời gian, không gian, mà thực chất là quá trình xử lý thông tin: mã hóa thông tin, cất giữ, truyền tin và giải mã thông tin.
  1. KHÁI NIỆM PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM

  1. Phần cứng (Hardware)


Phần cứng là những bộ phận thiết bị vật lý cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như nguồn máy tính (power), bo mạch chủ (mainboard), bộ xử lý (CPU), ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa CD-ROM, CD-RW, DVD, màn hình (monitor), bàn phím (keyboard), chuột (mouse)…

Dựa vào chức năng và cách thức họat động của chúng mà người ta phân ra thành:



  • Bộ phận đầu vào (Input): Các bộ phận thu thập dữ liệu, mệnh lệnh như bàn phím, chuột…

  • Bộ phận đầu ra (Output): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh như màn hình, loa, máy in.
  1. Phần mềm (Software)


Phần mềm là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài tóan nào đó.

Phần mềm được phân lọai dựa trên phương thức họat động bao gồm: Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lập trình….


  1. HỆ ĐIỀU HÀNH


Hệ điều hành là một chương trình quản lý phần cứng máy tính. Nó cung cấp nền tảng cho các chương trình ứng dụng và đóng vai trò trung gian giao tiếp giữa người dùng máy tính và phần cứng của máy tính đó. Hệ điều hành thiết lập cho các tác vụ này rất đa dạng. Một vài hệ điều hành thiết kế tiện dụng trong khi một số khác thiết kế hiệu quả hoặc kết hợp cả hai.

CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH WINDOWS

  1. GIỚI THIỆU CHUNG


  1. Khởi động

Windows XP được tự động khởi động sau khi bật công tắc nguồn của máy tính. Khi khởi động xong, windows có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on). Mỗi người sử dụng sẽ có 1 tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (dáng vẻ màn hình, các chương trình tự động chạy khi khởi động máy…) gọi là user profile và được windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần khởi động sau.


  1. Thoát khỏi windows

Khi muốn thoát khỏi windows XP, bạn đóng tất cả các cửa sổ ứng dụng đang mở, tiếp theo thực hiện một trong những cách sau đây:

Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Alt + F4

Cách 2: Kích chuột chọn nút start và chọn Turn off Computer

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc và chọn Turn Off Computer

Sau thao tác này hộp thoại sẽ xuất hiện như bên dưới.

Nếu bạn chọn Turn Off, ứng dụng đang chạy sẽ được đóng lại và máy sẽ tự động tắt. Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính không sẵn sàng để đóng (chưa lưu trữ dữ liệu cho một ứng dụng hoặc sự trao đổi thông tin giữa hai máy nối mạng đang tiếp diễn…) thì sẽ có thông báo để xử lý.

Nếu bạn chọn Restart máy tính sẽ đóng các ứng dụng đang chạy và tự khởi động lại.



Nếu bạn chọn Stand by hệ điều hành sẽ ngưng hoạt động của Đĩa cứng và màn hình, mục đích là tiết kiệm điện và khởi động lại nhanh hơn.

Chú ý: Nếu không làm những thao tác đóng windows như vừa nói ở trên mà tắt máy ngay thì có thể xảy ra việc thất lạc một phần của nội dung các tập tin dẫn đến trục trặc khi khởi động lại ở lần sử dụng tiếp theo.
  1. MÀN HÌNH WINDOWS


Hình 2.1: Màn hình giao diện Windows XP



  • Desktop: Màn hình nền có các biểu tượng My computer, Recycle Bin, Mydocuments…

  • Taskbar: nằm dưới đáy màn hình, có nút Star để mở menu Start, các nút biểu tượng chương trình đang chạy.




  1. Desktop

  • Nằm cuối màn hình là thanh tác vụ (Taskbar)

  • Bên trái màn hình là biểu tượng (Icons): My documents, my computer, My network places, Recycle Bin…

  • Các biểu tượng có mũi tên màu đen nhỏ (ở góc dưới bên trái của biểu tượng ) gọi là lối tắt (shortcut).

  • My computer: biểu tượng này cho phép duyệt nhanh tài nguyên trên máy tính.

  • My network places: Nếu mở cửa sổ này bạn sẽ thấy tên và các tài nguyên của các máy tính trong mạng máy tính cục bộ (LAN) của bạn. Từ đây bạn có thể truy cập các tài nguyên đã được chia sẽ mà bạn đã được cấp quyền sử dụng.

  • Recycle Bin: là nơi lưu trữ tạm thời các tập tin và các đối tượng đã bị xóa. Những đối tượng này chỉ thật sự mất khi bạn xóa chúng trong cửa sổ Recycle Bin hoặc kích phải chuột vào biểu tượng Recycle Bin rồi chọn Empty Recycle Bin. Nếu muốn phục hồi các tập tin hoặc các đối tượng đã bị xóa, bạn chọn đối tượng cần phục hồi trong cửa sổ Recycle Bin, sau đó kích phải chuột và chọn Restore.

  • Internet Explorer: Cho phép truy nhập Internet, web.

  • Các lối tắt (biểu tượng chương trình – shortcut): Các lối tắt giúp bạn truy nhập nhanh một đối tượng nào đó, ví dụ một chương trình, một đĩa cứng, một thư mục. Để mở, bạn kích đúp chuột trên shortcut của nó hoặc kích phải chuột và chọn Open.

  • Bạn có thể tạo các shortcuts của các chương trình lên màn hình nền bằng cách kích phải chuột vào biểu tượng chương trình và chọn send to Desktop trên menu đối tượng.

  • Menu đối tượng: Trong windows XP khi bạn kích phải chuột trên 1 biểu tượng của một đối tượng, một menu tương ứng với đối tượng đó sẽ được mở ra để bạn chọn các lệnh trên đối tượng đó. Trong các phần tiếp theo, những menu như vậy sẽ được gọi là menu đối tượng.




  1. Các thao tác trên thanh tác vụ (Taskbar):

Để thao tác trên thanh tác vụ Taskbar ta làm như sau:

Chọn lệnh Start/Settings/Taskbar and start menu hoặc kích phải chuột vào thanh Taskbar chọn Properties



  • Chọn lớp Taskbar, và chọn các tùy chọn dưới đây:

  • Lock the taskbar: khóa thanh taskbar

  • Auto hide: cho tự động ẩn thanh taskbar khi không sử dụng

  • Keep the taskbar on top of the windows: cho thanh taskbar hiện lên phía trước các cửa sổ.

  • Group similar taskbar buttons: cho hiện các chương trình cùng loại theo nhóm.

  • Show Quick Launch: cho hiện các biểu tượng trong Start menu với kích thước nhỏ trên thanh taskbar.

  • Show the Clock: cho hiển thị đồng hồ trên thanh taskbar

  • Hide inactive icons: cho ẩn biểu tượng các chương trình không được kích hoạt

  • Chọn lớp Start Menu

Cho phép chọn hiển thị menu start theo dạng cũ (Classic Start Menu) hay dạng mới (Start menu)

Kích chuột chọn lệnh Customize, cửa sổ customize xuất hiện theo dạng cũ như hình dưới cho phép thực hiện một số thay đổi cho menu start.

Nút Add: thêm một biểu tượng chương trình (shortcut) vào menu start.

Nút remove: xóa bỏ các biểu tượng nhóm (folder)




  1. tải về 13.07 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương