Năm 2017 Lưu hành nội bộ chưƠng trình bồi dưỠng nâng hạng gcnkncm thuyền trưỞng hạng nhấT


Độ chính xác của tốc độ kế Dopler



tải về 13.07 Mb.
trang22/24
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích13.07 Mb.
#39226
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24

3.2 Độ chính xác của tốc độ kế Dopler


  • Theo nguyên lý, ta chỉ xét cho một tia, nhưng khi phát sóng siêu âm xuống đáy biển theo một chùm tia. Do vậy, khi thu tín hiệu phản xạ trở về không chỉ có một tần số f1, mà có nhiều giá trị khác f1, tức là chuổi tín hiệu thu có độ lệch tần số rất bé nên nó nằm trong dải lọt của màng dao động thu, nên mắc phải một sai số.

  • Ảnh hưởng của tàu lắc: khi tàu lắc thì không thể xác định được 0 một cách chính xác.

  • Ảnh hưởng của độ sâu: độ chính xác của tốc độ kế chỉ có thể đạt được với độ sâu tương đối, không lớn lắm.

  • Độ sâu dưới đáy tàu có liên quan đến độ chính xác của tốc độ kế Dopler, độ sâu càng lớn thì tín hiệu thu về càng kém, thậm chí không thu được tín hiệu sóng âm phản xạ trở về. Tốc độ kế Dopler hoạt động tốt nhất ở độ sâu < 1500m.

  • Sai số do tốc độ truyền âm trong nước biển: Ta coi C = 1800m/s, nhưng thực tế C = f (nhiệt độ, tỷ trọng của nước, độ cao, áp suất …).



Bài 4: RADAR

4.1 Khởi động radar


  • Trước khi khởi động radar phải chắc chắn là anten không bị vưóng, không có người làm việc trên cột radar.

  • Các núm nút:

  • Công tắc Function ở vị trí ST –BY

  • Núm Tune ở vị trí giữa

  • Núm Gain ở vị trí hết trái

  • Núm Brilliance ở vị trí hết trái

  • Núm A/C Sea & A/C Rain hết trái

Sau khi kiểm tra xong bật công tắc Power về vị trí ON. Sau 3’ màn hình sẽ hiển thị chữ ST-BY báo hiệu rằng Radar đã sẵn sàng phát xung.

Sau khi chữ ST-BY hiển thị trên màn hình, bật công tắc Function từ vị trí ST-BY sang vị trí là xung ngắn hay xung dài tuỳ theo mục đích sử dụng và thang tầm xa.


4.2 Điều chỉnh radar


Điều chỉnh cho ảnh tốt nhất:

  • Tăng dần núm Brilliance theo chiều kim đồng hồ sao cho độ sáng màn hình vừa mắt người quan sát, thang tầm xa để 12 – 24nm.

  • Điều chỉnh núm Tune sao cho các vạch Tunning Bar sang lên nhiều nhất.

  • Tăng dần núm Gain theo chiều kim đồng hồ sao cho khi thấy xuất hiện các nhiễu tấm ở trên màn hình thì giảm đi một chút.

  • Điều chỉnh núm A/C SEA: nhiễu biển xảy ra ở thang tầm gần của radar. Trên màn hình chúng là các chấm sáng lớn ở xung quanh tâm màn ảnh làm ảnh hưởng đến sự phát hiện các mục tiêu ở gần.

Cách điều chỉnh: Để thang tầm xa nhỏ 1,5-3 hải lý, tăng dần núm A/C SEA theo chiều kim đồng hồ thì nhiễu bị mất nhưng các mục tiêu nhỏ cũng bị mất theo. Nếu tăng chưa đủ thì các mục tiêu sẽ bị lẫn vào nhiễu. Cách điều chỉnh đúng là tăng từ từ núm A/C SEA sao cho nhiễu ở mạn dưới gió vừa hết nhưng mạn trên gió vẫn còn nhằm phát hiện các mục tiêu nhỏ ở gần tàu.

  • Điều chỉnh núm A/C RAIN: ảnh của các tàu hoạt động trong vùng có mưa, mưa đá hoặc bão tuyết sẽ bị che lấp bởi nhiễu mưa. Ảnh của mây mưa rất dễ nhận ra vì chúng xốp, bồng bềnh, hình ảnh không cố định. Để khử nhiễu mưa, tăng dần núm A/C RAIN theo chiều kim đồng hồ, ảnh của nhiễu mưa sẽ bị giảm thành các đốm sang nhỏ.Nếu tăng quá núm này thì ảnh của mục tiêu sẽ bị xoá.

  • Giảm nhiễu giao thoa radar: nhiễu giao thoa radar xảy ra khi xung quanh có cac radar khác cùng tần số lặp xung đang hoạt động. Nhiễu giao thoa radar có dạng đường đứt nét hình chong chóng. Để khử nó ta ấn phím [INT REJECT] để đưa mạch khử nhiễu vào hoạt động.Khi đó chữ IR sẽ xuất hiện ở phía trên cùng của màn hình.khi không cần dung nữa ta ấn [INT REJECT] lần nữa chữ IR sẽ biến mất.


4.3 Xác định khoảng cách bằng radar

4.3.1 Đo bằng vòng cự ly cố định


Bấm phím RING BRILLANCE cho vòng cự ly cố định sáng lên, dựa vào thang tầm xa, đếm số vòng cự ly cố định từ tâm màn ảnh đến mục tiêu và xác định khoảng cách đến mục tiêu bằng phương pháp nội suy

Ấn phím RINGS trên bảng điều khiển để xác định vòng cự ly cố định, nếu chưa xuất hiện nhấn tiếp RINGS thì độ sáng sẽ từ từ tăng lên theo 4 mức và nhấn lần 5 để xoá vòng cự ly cố định.


4.3.2 Đo bằng vòng cự ly di động


  • Ấn phím VRM ON để hiển thị một vòng cự ly di động

  • Sau đó lựa chọn giữa NO.1 và NO.2.

  • Chỉ số khoảng cách được thể hiện tại góc dưới bên phải màn hình.

  • Mỗi vòng cự ly di động tương ứng với khoảng cách địa lý khi điều chỉnh phím RANGE + hay RANGE – thì bán kính của vòng cự ly di động được thay đổi.

4.4 Xác định phương vị bằng radar

Giả sử có 2 mục tiêu 1 & 2 có góc mạn tương ứng φ1, φ 2 ngoài thực địa như hình vẽ. Khi anten quay góc chụp vào mục tiêu 1 thì tia quét trên màn ảnh cũng quay được góc φ 1. Do đó ảnh của mục tiêu 1 cũng nằm trên đường thẳng hợp với mũi tàu góc bằng góc mạn thật φ 1 của mục tiêu. Tương tự, với mục tiêu 2 ta cũng xác định được góc trên màn ảnh bằng góc mạn ngoài thực tế φ 2 của mục tiêu.



Như vậy theo nguyên lý trên ta đo được góc mạn của mục tiêu.



Độ sáng của ảnh trên màn hình phụ thuộc:

  • Sự tăng, giảm độ sáng (do người dùng thay đổi)

  • Sóng phản xạ, khoảng cách tới mục tiêu, thời tiết…

Khi radar tàu hoạt động ta nhìn thấy thiết bị an ten quay liên tục, còn trên màn hình thì tia quét liên tục quét từ tâm ra biên và quay tròn quanh tâm trên màn hình

Cách đo:


  • Ấn phím EBL ON để hiển thị một đường phương vị điện tử

  • Xoay núm EBL ROTARY để đường phương vị đi qua mục tiêu. Giá trị phương vị từ tàu tới mục tiêu được đọc trên ô chỉ báo góc bên trái phía dưới màn hình. Giá trị EBL1 ở phía trên còn EBL2 ở phía dưới?


tải về 13.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương