Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn



tải về 22.39 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích22.39 Kb.
#38147
LTS: Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn Crossing The Threshold of Hope, nội dung là những câu hỏi của nhà báo Ý Vittorio Messori, một giáo dân Công giáo, và những câu trả lời của Giáo hoàng John Paul II. Có tất cả 34 câu hỏi ngắn và các câu trả lời của Giáo hoàng đã hình thành một cuốn sách dày hơn 200 trang. Phân tích kỹ những câu trả lời của Giáo hoàng, chúng ta thấy Ngài giảng đạo của Ngài chứ không phải là trả lời thẳng vào câu hỏi, vì Ngài thường viện dẫn Kinh Thánh để giảng đạo, kể cả những điều mà thế giới ngày nay xếp vào loại mê tín hoang đường, làm như tất cả những gì viết trong Kinh Thánh đều là những chân lý mạc khải, không thể sai lầm. Cuốn sách trên được một số giáo dân Việt Nam: Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt, Cựu Thẩm Phán Nguyễn Cần, Kỹ sư Trần Văn Trí, và Giáo sư Trần Văn Nhượng, cùng đóng góp dịch ra tiếng Việt. Tên sách là Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, và được nhà xuất bản Thăng Tiến phát hành năm 1995.

Nếu cuốn sách chỉ nói về những đức tin trong Công giáo thì chẳng có mấy người ngoại đạo quan tâm. Nhưng trong cuốn sách, Giáo hoàng John Paul II đã có những nhận định sai lầm và tiêu cực về Mohammed và Hồi giáo, về Đức Phật và Phật giáo. Do đó cuốn sách đã gây nên những phê bình phản đối trên khắp thế giới. Về Phật Giáo, trong khi có một số ý kiến phản đối những nhận định sai lầm cố ý của Giáo hoàng về Phật giáo, hầu hết từ những cá nhân, thì tổ chức Giao Điểm ở Cali đã lên tiếng kêu gọi sự đóng góp của giới trí thức Việt Nam để hình thành một cuốn mang tên Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II Nhân Đọc Cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng. Kết quả là có 18 tác giả ở khắp nơi trên thế giới: Mỹ, Pháp, Úc, Đan Mạch, Việt Nam, đáp ứng viết bài, và cuốn Đối Thoại… đã ra mắt độc giả vào tháng 6 năm 1995, cùng đã được gửi đến Tòa Thánh Vatican. Trong số các tác giả trên có cả sự đóng góp của người Công giáo.

Cuốn Đối Thoại đã được độc giả hoan nghênh và đánh giá cao cho nên chỉ hai tháng sau khi ấn bản đầu tiên phát hành vào tháng 6, 1995, đến tháng 8, 1995 đã phải in lại ấn bản hai, rồi đến năm 2000 lại phải in lại lần nữa để có thế đáp ứng sự đòi hỏi của độc giả.

Năm 1997, Giao Điểm lại xuất bản cuốn Đối Thoại bằng tiếng Anh: Dialogue With Pope John Paul II: A Vietnamese Buddhist Critique of The Pope’s Crossing The Threshold of Hope, với tám tác giả chọn lọc trong cuốn bằng tiếng Việt. Sachhiem xin giới thiệu cùng các bạn trẻ và độc giả đọc tiếng Anh bài của Gs Trần Chung Ngọc trong cuốn sách tiếng Anh này. Bài dài 66 trang trong cuốn sách, từ trang 1 đến trang 66, gồm có phần Tài liệu Tham Khảo ở cuối. Sachhiem để ý đây là bài duy nhất mà Gs Trần Chung Ngọc ghi học vị PhD của mình và đại học xuất thân: University of Wisconsin – Madison.

Đọc bài của Gs Trần Chung Ngọc chúng ta thấy ông nghiên cứu các vấn đề rất kỹ kèm theo dẫn chứng từ những tài liệu gốc, cùng những lý luận rất chặt chẽ. Tuy nhiên, khi Gs Ngọc viết bài này thì chưa có vụ Giáo hoàng John Paul II và bộ tham mưu của ông ta xưng thú 7 núi tội ác của Công giáo trước thế giới vào ngày 12.3.2000, chưa có những tác phẩm về Ki Tô Giáo của Sam Harris, Christopher Hitchens, Daniel C. Dennet, Richard Dawkins v..v…, do đó có những chi tiết về God và Jésus mà Giáo hoàng nhắc đến nhiều trong những câu trả lời không được Gs bàn đến. Cũng chưa có những vụ Giáo hoàng chính thức công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, và phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Đường và Hỏa Ngục. Cho nên, so với bộ kiến thức ngày nay thì bài trên của Gs Ngọc có đôi phần thiếu sót. Nhưng nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy những thiếu sót này đã được Gs Ngọc bổ túc trong những bài viết đăng trên giaodiemonline.com và sachhiem.net qua vài thí dụ sau đây:

Trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, sau khi viết sai lầm về mục đích và phương pháp tu tập trong Phật Giáo, Giáo hoàng đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể tới gần God trong con đường này không? Điều này không được nói tới trong sự “giác ngộ” mà Đức Phật truyền đạt.” [Do we draw near to God in this way? This is not mentioned in the “enlightenment” conveyed by Buddha.] Ngài không cho độc giả biết God của Ngài là cái gì và tại sao chúng ta lại phải tới gần God của Ngài? Nhưng với những tài liệu nghiên cứu mới thì nay chúng ta đã biết God của Ngài là cái gì.

Trong cuốn “The God Delusion”, First Mariner Books, New York, 2008, mở đầu Chương 2, trang 51, về “Giả Thuyết Về Thiên Chúa” [The God Hypothesis], tác giả Richard Dawkins viết:

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.

[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Nhận định này đã được Gs Trần Chung Ngọc chứng minh đầy đủ trong bài “Đây!  Thiên Chúa Của Những Người Theo Đạo Thiên Chúa” [ http://www.sachhiem.net/TCNtg/TCN64.php ] và đặt cho chúng ta một câu hỏi: Một God như trên có đáng để cho chúng ta tới gần không?

Một thí dụ khác, trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, khi được hỏi “Tại sao nhân loại cần được cứu rỗi?” thì Giáo hoàng “trả lời” bằng cách viện dẫn một câu trong Tân Ước, John 3:16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài (nghĩa là Giê-su), để những ai tin vào Người (Giê-su) sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”. Ngài cũng không cho độc giả biết người Con duy nhất của Thiên Chúa là như thế nào. Nhưng gần đây, Gs Trần Chung Ngọc, dựa trên những tài liệu mới, đã chứng minh trong bài http://giaodiemonline.com/2009/03/god.htm, “Đây!! Chúa Giê-su Của Những Người Theo Đạo Giê-su”, đưa ra những nhận định về Giê-su của một số học giả ờ trong cũng như ở ngoài Ki Tô Giáo, dựa trên những gì viết về Giê-su trong Tân Ước như sau:

  Giám Mục John Shelby Spong:  "Có nhiều bằng chứng trong Thánh Kinh chứng tỏ Giê-su ở Nazareth là con người thiển cận, đầy thù hận, và ngay cả đạo đức giả"

  Jim Walker : Có nhiều đoạn trong các Phúc Âm trong Tân Ước, Giê-su được mô tả như là một con người đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả.

  Học Giả Ki-Tô Russell Shorto: Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng  – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư.  Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

Với những tài liệu nghiên cứu mới về Thiên Chúa và Con Thiên Chúa, chúng ta thấy rõ Giáo hoàng John Paul II là một người Trung Cổ với những niềm tin của thời Trung Cổ qua những gì Ngài viết trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng. Ngài cho rằng lịch sử loài người chỉ bắt đầu từ khi Giê-su sinh ra cho nên đã viện dẫn một câu hoàn toàn vô nghĩa trong Tân Ước, John 3:16, vì câu đó, “tin vào Giê-su thì sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời”, chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su, trong khi lịch sử nhân loại đã có từ nhiều trăm ngàn năm nếu không muốn nói là cả triệu năm trước khi Giê-su sinh ra đời. Ngài cũng cho rằng nhân loại cần tới gần một Thiên Chúa có 16 thuộc tính không lấy gì làm đẹp đẽ đáng ca ngợi như trên, và cần đến sự cứu rỗi hay sợ sự luận phạt của một người thường, sống với một ảo tưởng, và có những cá tính như đầy hận thù, xấu xa, bất khoan dung, và đạo đức giả? như Giê-su.



Đặc điểm bài viết của Gs Trần Chung Ngọc là ông đưa ra sự phân tích sâu sắc về những nguyên nhân khiến cho Giáo hoàng John Paul II phải hạ thấp các tôn giáo khác như Hồi giáo và Phật giáo, đồng thời nhắc lại những tín lý đã lỗi thời để giữ tín đồ trước những sự khủng khoảng của giáo hội Công giáo về sự suy giảm quyền lực của Giáo hoàng và Giáo hội, về số linh mục và giáo dân bỏ đạo, về sự suy thoái của Công giáo ở khắp nơi trên thế giới, và nhất là trước sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo và Hồi Giáo trong thế giới Tây phương. Cho nên, dù viết cách đây đã trên 10 năm, bài của Gs Trần Chung Ngọc vẫn không bị lỗi thời và vẫn còn giá trị nghiên cứu trí thức đối với những ai muốn tìm hiểu về đạo Công giáo. Đây là một bài viết bằng tiếng Mỹ, có thể thích hợp với giới trẻ ngại đọc tiếng Việt.
Каталог: TCN -> TCNtg
TCNtg -> LỜi nóI ĐẦU
TCN -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)
TCN -> Ubnd tỉnh tiền giang trưỜng cđn tiền giang
TCN -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
TCN -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
TCN -> Technical standard
TCNtg -> NHẬN ĐỊnh về VĂn kiệN “TÔng huấn giáo hội tại châU Á”
TCNtg -> PHÊ BÌnh “Thần Học Ky-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” Của Mục Sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh) Thích Nhật Từ

tải về 22.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương