Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên



tải về 112.31 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích112.31 Kb.
#10196
Năm 1679, Mạc Cửu (quê quán Lôi Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng đất Hà Tiên, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Năm Hiển Tông đời thứ 7, nghe lời mưu sĩ Tô Quân cùng các thuộc hạ Trường Cầu, Lý Xá dâng biểu cầu thân với nhà Nguyễn. Kể từ ngày đó, Hà Tiên trở thành mảnh đất cuối cùng của đất Việt về hướng Tây Nam.

Hà Tiên không ra dáng vẻ của một đô thị như trong suy nghĩ của mọi người khi đến vùng đất này: không nhà cao tầng, không tiếng còi xe rầm rập suốt ngày, không ồn ào xô bồ... Nơi đây thật lặng lẽ, yên bình như một làng quê xưa với nét uy nghiêm của những chứng tích lịch sử cùng nét hoang sơ của những tạo tác mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất này.

Những mái ngói cổ rêu phong nghiêng nghiêng trong nắng chiều, trong cái gió hanh hao mang theo vị mặn của biển đã tạo nét riêng cho xứ sở Hà Tiên. Hà Tiên nghèo nhưng đẹp, nhiều người bảo vậy! Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc được khởi đầu từ Tổng binh Mạc Cửu (khi ông qua đời, nhà Nguyễn đã phong tặng tước hiệu Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị công).

Những bậc thang đá đưa du khách viếng thăm nơi an nghỉ của những người đã có công khai phá xứ Hà Tiên hơn 300 năm trước. Mạc Cửu giỏi tài dụng binh, Mạc Thiên Tích giỏi văn, người có công lập ra tao đàn Chiêu Anh Các để mỗi mùa trăng tròn ngắm trăng làm thơ tại Bảo nguyệt liên trì (đối diện đền thờ Mạc Công)...

Từ trên núi Bình San, Hà Tiên hiện ra thơ mộng đến vô cùng: một bên là biển Đông mênh mông, một bên là núi Voi Phục, điểm xuyết là những núi đá vôi cô độc càng tôn thêm vẻ đẹp riêng của xứ sở Hà Tiên mà không nơi nào có được! Hà Tiên có Thạch Động (còn gọi là Vân Sơn). Xúc động nhất khi đến thăm thắng cảnh này là bia căm thù ghi lại sự kiện quân Pôn Pốt đã sát hại hàng trăm dân thường vào năm 1977.

Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Trí tưởng tượng con người được dịp bay bổng. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp.

Trước khi đám di thần nhà Minh do Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên cầm đầu trốn sang nước ta (1679), Mạc Cửu người quê xã Lê Quách, huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu (Quảng Đông) không phải là quan lại nhà Minh mà là thương nhân, cũng bỏ nước ra đi khi nhà Thanh chiếm Trung Quốc.

Ông là chủ thuyền buôn, đi lại buôn bán trên các tuyến đường biển từ Trung Quốc đến Philippine Bâtvia (Indonesia)..có lẽ do cộng tác chặt chẽ với Trịnh Thành Công ở Đài Loan. Khi thấy nhà Minh không thể phục hưng được, ông lập nghiệp luôn ở Chân Lạp. Là một nhà buôn tháo vát, lanh lợi có tài kinh bang tế thế, nói thạo tiếng Chân Lạp, khoảng năm 1860, ông được vương quốc này là Nặc Nộn mời làm quan và phong cho chức Óc Nha. Thấy chính sự nước này rối ren, mà đất Mang Khảm(tên vùng đất Hà Tiên lúc ấy) thuộc tỉnh Peam (người Tàu gọi Phương Thành) có nhiêu thương nhân nước ngoài đến làm ăn buôn bán, tụ tập mở sòng bạc lấy xâu (gọi là thuế hoa chi). Ông xin đến khai thác, ông bao thầu thuế ấy, rồi lại đào được một hầm bạc chôn, nên mấy chốc trở lên giàu có, ông chô xây một tòa thành trên bờ biển, mở phố xá, chiêu mộ lưu dân đến ở các nơi: Phú Quốc, Cần Bột (Kampot), Rạch Giá (Gia Khê), Luống Cày (Lũng Kỳ), Hương Ức (Vũng Thơm, Kompong Som) lập được bảy xã thôn.

Vào khoảng năm 1687, quân Xiêm đến cướp phá Hà Tiên, bắt ông cùng gia quyến đưa về Xiêm cho ở tại cảng Muang Galapuri (người Tàu gọi là Vạn Tuế Sơn). Hai năm sau, nhân lúc nước Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kỳ (Trũng Kỳ) rồi sau đó mới về được Mang Khảm. Ông bắt tay vào việc khôi phục Hà Tiên. Trước sự đe dọa của Xiêm và sự yếu kém của Chân Lạp, ông tìm chỗ nương tựa. Nghe lời khuyên của mưu sĩ, năm 1708, Mạc Cửu đem đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn. Việc này được Đại Nam liệt truyện, tập 1, quyển 6 của Quốc sử quán chép như sau:

"Mạc Cửu người Lai Châu, tỉnh Quảng Đông. Khi nhà Minh mất, người Thanh bắt dân cắt tóc. Mạc Cửu cứ để dài, đi sang Nam. Đến nước Chân Lạp, Cửu làm Óc Nha. Thấy phủ Sài Mạc có người Kinh, người Trung Quốc, người Chân Lạp và Chà Và buôn bán đông đúc, Cửu bèn dời đến ở Phương Thành, mở sòng bạc gọi là "hoa chi" để lấy hồ. Lại đào được hố bạc do đó vọt lên gàu có. Cửu chiêu tập dân xiêu tán ở Phú Quốc, Cần Bột, Rạch Giá, Hương Úc và Cà Mau (Cà Mao), lập làm bảy xã thôn. Lại vì đất ở chỗ đó có người tiên ẩn hiện trên sông, nên gọi là Hà Tiên. Chỗ ấy gần núi, ven biển, có thể tụ tập buôn bán để sanh lợi. Gặp lúc người Xiêm xâm lấn Chân Lạp, người Chân Lạp vốn ươn nhát, gặp giặc là chạy. Tướng Xiêm gặp Cửu nhân dụ về nước. Cửu bất đắc dĩ phải đi theo. Vua Xiêm thấy trạng mạo của Cửu cho là lạ, vui mừng giữ lại, cho ở núi Vạn Tuế. Sau đó, nhân nước Xiêm có nội biến, Cửu bèn lén về Lũng Cả. Những dân xiêu tán qui phục với Cửu ngày một đông. Cửu thấy Lũng Cả đất hẹp không thể ở đông người được lại dời về Phương Thành. Thương nhân và lũ khác bốn phương theo đến đông nhiều.

" Có mưu sĩ là Tô Quân bảo Mạc Cửu:

Người Chân Lạp tính giảo quyệt gian trá, ít trung hậu, không thể lương tựa lâu được. Nghe nói chúa Nam triều có tiếng nhân nghĩa, uy đức vốn đủ tin, chi bằng đến gõ cửa xưng thần để gây thế bám rẽ vững chắc. Muôn một có biến cố gì thì nhờ vua giúp đỡ.


Cửu cho lời bàn là phải.

Hiển Tông hoàng đế, năm thứ 17 Mậu Tý (1708), mùa thu, Cửu cùng thuộc hạ là bọn Trương Cầu, Lý Xá mang ngọc lụa đến cửa khuyết xưng thần, xin làm Hà Tiên trưởng, Chúa thấy Cửu có tướng mạo khôi ngô kỳ liệt tiến lui cung kính, cẩn thận, khen là trung thành, bèn ban sắc cho làm thuộc quốc đặt tên trấn ấy là Trấn Hà Tiên, trao Cửu chức Tổng binh quan, cho ấn vàng thao. Lại sai nội thần tiễn Cửu ra ngoài cửa thành. Ai cũng cho là vinh dự.

Cửu về trấn dựng thành quách, lập doanh ngũ, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để tiếp đón hiền tài. Dân đến ở ngày càng đông, Hà Tiên trở thành một nơi đô hội nhỏ.

Trước đó mẹ Cửu là Thái thị nhớ con ngày một tha thiết, bèn từ Lôi Châu vượt biển đến, Cửu hiếu dưỡng đầy đủ, ở đã được lâu. Một hôm bà mẹ vào chùa Tam Bảo, cúng lễ phật rồi bỗng nghiễm nhiên trước phật mà hóa. Cửu nhân đúc tượng mẹ đặt vào chùa mà thờ. Tượng ấy đến nay vẫn còn.

Mùa xuân năm Ất Mùi (1715), quốc vương Chân Lạp là Nặc Thâm đem quân Xiêm đến đánh Hà Tiên, Cửu chống không nổi, chạy ra Lũng Cả. Nặc Thâm cướp lấy của cải đồ vật rồi bỏ đi. Cửu liền về Hà Tiên, đắp thành, đặt nhiều điếm canh, làm kế phòng thủ nghiêm ngặt.
Mùa hạ năm Ất Mão (1735), Cửu ốm chết, thọ hơn 80 tuổi, được tặng phong Khai trấn thượng trụ quốc đại tướng quân Vũ nghị công..."

Theo sử Cao Miên thì: "Năm 1710, sau khi quốc vương Thomo Reachea bỏ thủ đô, Ang Em(Nặc Ông Em) lên ngôi. Đây là lần thứ nhì ngài trị vì. Trong ba năm 1711, 1716 và 1722, Ngài đẩy lui ba lần tấn công của Thomo Reachea nhờ quân Xiêm trợ giúp. Ngài nhờ triều đình Huế che trở và giúp về mặt quân sự Ngài phó thác việc phòng thủ các tỉnh Peam (Hà Tiên), Kampot, Kompong Som cả cù lao Phú Quốc cho một người Trung Hoa tên là Mạc Cửu. Họ Mạc gốc Quảng Đông di cư sang Cao Miên sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ. ông gầy dựng được một sự nghiệp tô tát nhờ mở sòng cờ bạc. Ông cho xây dựng một pháo đài ở Peam, tuyển mộ quân sĩ và thủy thủ. Có lần một hạm đội Xiêm đến gần thị trấn định đổ bộ giúp Thomo Reachea, bị quân Mạc Cửu tiêu diệt gần hết. Tuy nhiên đến năm 1715, Mạc Cửu qui phục chúa Nguyễn, quốc vương Ang Em thuận cho người Việt Nam kiểm soát bờ biển từ miền Nam đến Xiêm. Về sau, hoàng triều Cao Miên lấy lại quyền hành trực tiếp hai tỉnh Kampot và Kompong Som, nhưng tỉnh Peam (Hà Tiên) và cù lao Phú Quốc vẫn còn bị hậu duệ của Mạc Cửu "cai trị cho vua Việt Nam".

Chính sử Chân Lạp cũng thừa nhận chủ quyền quản lý hợp pháp (theo quan niệm thời ấy) của chúa Nguyễn trên vùng đất này. Tuy nhiên suy cho cùng trong bối cảnh tranh dành quyền lực ở nội bộ hoàng gia Chân Lạp, các bên tranh chấp đều tìm kiếm liên minh để tăng thêm sức mạnh hầu thủ thắng, một phe dựa vào người Xiêm, còn phía kia dựa vào người Việt là điều đương nhiên.

Như vậy, đến năm 1708 trên vùng đất Thủy Chân Lạp đã có ba trấn (Trấn Biên, Phiên Trấn và Hà Tiên trấn) thuộc phủ Gia Định trực thuộc chính quyền của chúa Nguyễn (Đàng Trong).

Ngày nay vẫn còn mộ của Mạc Cửu và các con của ông ở Hà Tiên
Đất Hà Tiên và Dòng Họ Mạc:  Hà Tiên trong các thư tịch cổ có tên là Mang Khảm (vùng đất thấp) là một vùng đất đã được khai phá và thuộc chủ quyền của Chúa Nguyễn từ khá sớm. Sách Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có chép những điểm hội cư đông đúc của nhiều thành phần cư dân trên miền đất này từ lâu đời như Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá. Cà Mau "người Kinh và người thượng ở chung lộn trù mật..." Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết thêm :Đời Hiển tông Hiếu Minh Hoàng đế, năm Giáp Ngọ (1714) Mạc Cửu xin phụ thuộc vào bản triều, vua phong làm Tổng binh trấn Hà tiên". Sách Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam, mục Hà tiên cũng ghi rõ: Hà Tiên nguyên xưa là đất thuộc về nhà Lê. Sau có người Trung Quốc là họ Mạc đến đất này khai khẩn, có bộ thuộc, thần phụ với Chúa Nguyễn Phúc Tần, được đặt cách làm chức tổng binh. Dất này ngày thêm phồn thịnh, dân ở yên trồng trọt, phong vật phồn hoa, thuyền buôn đi lại tấp nập. Cũng sách này cho biết thêm:Thời xưa, Hà Tiên là một thị trấn nhỏ có thành cao 4 thước, hào rộng 10 thước, có phố chợ đông vui tấp nập. Tục truyền, nơi này xưa cũng nổi tiếng là nơi tụ hội của các nàng tiên nên đã mang cái tên thơ mộng như vậy. Hà tiên có nhiều cảnh đẹp, với Đông hồ nước trong leo lẻo, bờ biển đẹp, cát mịn, đặc sản nổi tiếng là đồi mồi.

Cố thi sĩ Đông Hồ xưa kia cũng từng vẽ lên bức tranh phong cảnh tuyệt về đất Hà tiên:"Hà Tiên núi không cao, rừng không rậm, ngắm vui mắt, không ngán trong lòng. Có một ít hang Lạng Sơn, vài ngọn đá Hạ Long chơi vơi ngoài biển. Một ít thạch thất sơn môn Hương tích, vài cảnh Tây Hồ, đôi nét Hương Giang. Một ít chùa chiền Bắc Ninh, lăng tẩm Thuận Hoá, vài bãi cát Đồ sơn, Nha Trang, cửa Tùng, Long Hải...

Ngược dòng lịch sử, qua thư tịch và tài liệu khảo cổ học, chúng ta được biết, Hà tiên là một vùng đất thấp, nằm bên bờ vịnh Thái Lan, giáp ranh Campuchia. Trước thế kỷ thứ bảy là một bộ phận lãnh thổ của Phù Nam. Khi vương quốc này suy tàn, Hà Tiên cùng với toàn bộ đất đai đồng bằng sông Cửu Long tạm thời bị đặt dưới quyền quản lý của Quốc vương Chân Lạp. Trong mười thế kỷ liên tiếp (thế kỷ VII đến thế kỷ XVII) vùng đất này đã rơi vào tình trạng hoang hoá bởi sự bất lực trong việc quản lý và khai thác đất đai của các tập đoàn phong kiến Chân Lạp. Mặc dù có những biến động lớn như vậy, song nơi đây vẫn được một bộ phận cư dân bám trụ mưu sinh nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi. Từ đầu thế kỷ XVII những lưu dân nghèo người Việt bắt đầu tìm đến nơi này. Họ ở chung lộn với dân bản địa, cùng chung lưng đấu cật khai phá đất hoang tạo dựng làng xóm. Năm 1671, một người Hoa gốc Lôi Châu là Mạc Cửu tham gia phong trào phản Thanh phục Minh thất bại đã đến nương náu, chờ thời ở đất Chân Lạp và đã chiếm được cảm tình của quốc vương Chân Lạp. Năm 1680, được phép của quốc vương Chân Lạp, Mạc Cửu đến khai khẩn đất Hà Tiên. Vào thời điểm Mạc Cửu đến Hà tiên, theo một số tài liệu sử cũ như Gia Định thành thông chí và Đại Nam nhất thống chí thì nơi đây đã là một cảng khẩu có hoạt động qua lại buôn bán khá tấp nập của tàu bè nướv ngoài. Sách Đại Nam thực lục tiền biên, quyển 8, 9 có chép:"Mạc Cửu người ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, Nhà Minh mất, người Thanh bắt dân hớt tóc chỉ một mình Cửu còn để tóc trốn xuống Nam qua ở nhờ xứ Chân Lạp, làm ốc nha. Thấy phủ Sài Mạt, người Trung Hoa, người Chân Lạp, người Chà Và tụ tập buôn bán, Cửu bèn di cư tới Phương Thành mở sòng bạc gọi là "hoa chi" và lấy thuế.Lại được hầm bạc phát làm giàu mau. Ông gọi lưu dân đến ở Phú Quốc, Cần Bột, Giá Khê, Lũng Kè, Hương Úc, Cà Mau và lập 7 thôn". Năm 1714, nhận rõ thế lực của Chúa Nguyễn đang ngày càng mạnh, trong khi đó Chân Lạp ngày càng suy yếu và càng lệ thuộc nặng nề vào các thế lực phong kiến láng giềng, Mạc Cửu quyết định đem đất Hà Tiên thần phục Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn tiếp nhận và đặc cách phong cho Mạc Cửu làm tổng trấn Hà Tiên. Đất Hà Tiên chính thức trở thành một đơn vị hành chính trong lãnh thổ của Chúa Nguyễn. Đồng thời sự kiện này cũngđánh dấu một bước chuyển quan trọng trong tương quan lực lượng giữa phong kiến Nguyễn và phong kiến Chân Lạp, góp phần quan trọng vào thắng lợi của các Chúa Nguyễn trong công cuộc chinh phục và khai phá đất đai đồng bằng sông Cửu Long.

Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến mảnh đất này, Mạc Cửu đã sớm biết lợi dụng những lớp cư dân tại chỗ, đồng thời chiêu mộ thêm những lớp di dân từ các nơi khác đến để khai phá đất đai, tạo dựng sản nghiệp. Ngoài các lợi nhuận thu được từ việc mở tiệm hút, sòng bạc để thu hoa chi, Mạc Cửu đã chú trọng đặc biệt đến việc buôn bán với nước ngoài, mở mang phố chợ và xây dựng thành quách. Phương Thành do vậy có lẽ đã được xây dựng trong khoảng thời gian Mạc Cửu được Chúa Nguyễn thừa nhận chức vụ tổng trấn Hà Tiên. Họ Mạc cũng quan tâm đến củng cố hành chính trong địa phương mình cai quản. Theo Gia Định thành thông chí, trong vòng 18 năm, Mạc Cửu đã lập nên bảy xã thôn đầu tiên, đó là: Phú Quốc, Cần Bột, Giá Khê (Rạch Giá), Trũng Kè, Hương Úc (Vũng Thơm), Cà Mau và Hà Tiên. Trên đại thể vùng đất mà Mạc Cửu quản lý khi ấy bao gồm cả đất Hà Tiên ngày nay cùng với một phần đáng kể đất Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long Xuyên, Rạch Giá. Không chỉ khai thác nông nghiệp, Mạc Cửu còn chú ý đặc biệt nguồn lợi từ biển và cảng biển mang lại. Sách Mạc thị gia phả cho biết:"Ông chiêu lập các nước hải ngoại đến buôn bán, tàu thuyền đi lại rộn rịp. Người Việt, người Đường, người Liêu, người Man kéo đến trú ngụ, làm ăn, hộ khẩu ngày càng trù mật, tiếng tăm của ông lừng lẫy khắp mọi nơi...". Vào các năm 1728, 1729 lợi dụng chính sách mở cửa, cấp Châu ấn cho thuyền thương gia buôn bán với nước ngoài, đặc biệt là với các nước Đông Nam Á của chính quyền Mạc phủ (Nhật Bản), Mạc Cửu đã phái thuyền buôn thiết lập quan hệ thương mại với nước Nhật. Các sản phẩm của đất Hà Tiên như hải sâm, cá khô...là những mặt hàng giao dịch giữa họ Mạc với thương nhân Nhật Bản. Hoạt động này còn tiếp tục được xúc tiến trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XVIII.

Đến thời Mạc Thiên Tứ, nối chí cha, ông càng chú ý mở mang sự nghiệp. Ông tiếp tục đẩy mạnh khai thác đất đai, mở rộng sang vùng Long Xuyên, Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu, Bãi Xàu)...Dưới thời Mạc Thiên Tứ, công việc xây dựng, mở mang phố chợ, kho tàng, thành lũy, xưởng đóng và sửa chữa tàu, cũng như dinh thự, đền miếu, chùa chiền...càng được chú trọng. Hà Tiên khi ấy trở thành một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của vùng đất Gia Định với "đường lối tiếp giáp, phố xá liền lạc, người Việt, người Tàu, người Cao Miên, người Đồ Bàn đều theo chủng loại cư trú, ghe thuyền ở sông biển qua lại nơi đây không dứt, thật là một đại đô hội nơi góc biển vậy!" Hoạt động nông nghiệp là nhân tố chính đem đến sự giàu có của Hà Tiên. Cùng với nông nghiệp, cảng Hà Tiên thời Mạc Thiên tứ là nơi lui tới của thương nhân nhiều nước: Campuchia, Mã Lai, Xiêm, Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha... Họ mang tới đây các sản phẩm từ đất nước họ và mua về các sản phẩm của địa phương như gạo, sáp ong, đường mía, vải dệt, hạt cau... và cả các sản phẩm được người Việt mang về từ Campuchia, Lào như ngà voi, xà cừ, vàng...Theo Mạc thị gia phả sự sầm uất của Hà Tiên khi ấy là kết quả của nhiều yếu tố: thiên thời - địa lợi - nhân hoà, nhưng căn bản nhất vẫn là nhân hoà. Mạc Thiên Tứ đã áp dụng ở nơi đây một chính sách thuế nhẹ nhàng, khôn khéo nên thu được khách thương tụ hội về.

Tiếc rằng về sau, khi Mạc Thiên Tứ qua đời Hà Tiên mất dần sự phồn thịnh này. Bởi con cháu họ Mạc đã không phát huy được tính năng động, sự nhạy bén, thái độ mềm mỏng của cha ông. Họ đặt ra nhiều thứ thuế khiến các tàu buôn dần xa lánh. Ngay đến lúa gạo, nguồn tài nguyên chính làm nên sự thịnh vượng của Hà Tiên, thời Mạc Tử Thiêm cũng trở nên thất bát. Thêm vào đó tình hình chiến sự căng thẳng thường xuyên diễn ra trên vùng đất này từ phía các thế lực phong kiến Xiêm đã khiến nhiều năm Hà Tiên đói to, phải tâu xin với vua Gia Long đong thóc, gạo từ hai đạo Long Xuyên, Kiên Giang mỗi năm tới cả 1 vạn phương.

Là vùng đất mới, lại hội tụ nhiều thành phần tộc người khác nhau cùng sinh sống, làm ăn, Hà Tiên thời họ Mạc cai quản đã để lại nhiều giá trị văn hoá quí giá góp vào kho tàng văn hoá của dân tộc, nhất là dưới thời Mạc Thiên Tứ. Tuy những công trình văn hoá như Đê Lộc Trĩ Thôn, Tiêu Tự Thần Chung, lăng Mạc Cửu...là những công trình kiến trúc nhằm suy tôn, đề cao vai trò của dòng họ Mạc, song bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng đây cũng là dấu ấn một thời khai phá miền biên cương phía Nam của các tầng lớp cư dân Việt - Hoa - Khmer...thuở ấy. Vượt lên trên hết và để lại nhiều ấn tượng khó phai mờ trong lòng người vẫn là nét đặc sắc của Tao đàn Chiêu Anh Các một trong ba thi xã của đất Nam Bộ thời mở cõi. Ra Đời vào tết Nguyên Tiêu năm Bính Thìn (1736), trên đỉnh núi Bình Sơn, Chiêu Anh Các là đứa con tinh thần của Mạc Thiên tứ và các tao nhân mặc khách hoặc đã từng gắn bó với đất Hà Tiên, hoặc giả chưa đặt chân đến nơi này nhưng đã cảm và say mảnh đất con người nơi đây. Với một khối lượng khá lớn gồm 320 bài thơ chữ Hán và 422 câu thơ Nôm được xướng hoạ, các thi nhân đã vẽ lên một bức tranh gấm vóc miền sông Tiền. Một bức tranh vừa như thực lại vừa như mơ: sáng sớm tiếng chuông chùa ngân lên từ ngôi chùa tịch mịch (Tiêu Tự Thần Sơn), thôn xóm ở Mũi Nai thanh bình (Lộc Trĩ thôn cư), thuyền chài Rạch Vược vui chài lưới (Lư Khê ngư bạc), đảo vàng chắn sóng hiện ra (Kim dự lan đào), dãy núi như bức bình phong trùng điệp một màu xanh (Bình san điệp thúy), chiều về cò đậu triền đất đỏ (Châu nham lạc lộ), hang đá nuốt mây (Thạch động thôn vân). Khi màn đêm buông xuống, trăng in ở hồ nước phía đông (Đông Hồ ấn nguyệt)bãi nam giữ sóng (Nam phố trừng ba), thỉnh thoảng vọng về tiếng trống đêm ở bên bức thành cổ (Giang Thành dạ cổ). Một bức tranh quê thanh bình, yên ấm! Từ sự ngợi ca vẻ đẹp, ngợi ca cuộc sống lao động thanh bình, thơ Chiêu Anh các không những làm đẹp thêm cuộc sống mà hơn thế nó còn góp phần chấn hưng văn hoá, truyền bá nho phong làm cho đất Hà tiên thêm mở mang hưng thịnh. Thông qua hoạt động của Tao Đàn, các nhà thơ không chỉ xướng hoạ, bình thơ, mà còn dùng nó như một công cụ để ổn định tình hình phức tạp trong sinh hoạt tinh thần của đám cư dân tứ chiếng; dùng nó làm trường học để truyền bá nho học, đào tạo ra một lớp người thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, và cũng dùng nó làm nơi tụ hội để bàn luận thế sự, hoạch định những sách lược, biện pháp kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...liên quan trực tiếp đến sự sống còn, hưng vong của vùng đất biên trấn. Tuy hoạt động của Tao đàn Chiêu Anh Các không rộng, tư tưởng chi phối chủ đạo của thi xã này vẫn là tư tưởng Nho giáo (đã ở buổi chiều tàn), song như ý tứ trong lời đề tựa tập Hà Tiên thập cảnh của Mạc Thiên Tứ:"Thơ này chẳng những làm cho chốn ven biển thêm phần tươi đẹp mà cũng là trang sử của Trấn Hà Tiên vậy".

Hà Tiên, ngày nay là một thị trấn của tỉnh Kiên Giang (thời chúa Nguyễn di dân đến đời các vị Vua Nhà Nguyễn thì Kiên Giang là thị trấn của tỉnh Hà Tiên). Năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đặt tỉnh Rạch Gía thành tỉnh Kiên Giang, đến năm 1957, tỉnh Hà Tiên và đảo Phú Quốc được nhập chung vào tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang lúc bấy giờ gồm các quận Hà Tiên, Kiên Lương, Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình ( Giồng Riềng ), Kiên An, Hiếu Lễ và Phú Quốc .

Sau năm 1975, Hà nội sát nhập một phần phía Tây của Tỉnh Chương Thiện vào tỉnh Kiên Giang, nhưng lại cắt một phần phía Nam ( quận Hiếu Lễ ) của tỉnh Kiên Giang nhập vào tỉnh Minh Hải .

Cơ cấu hành chánh của tỉnh Kiên Giang hiện tại như sau :

Thị xã Rạch Giá

Thị trấn Hà Tiên

Và 9 huyện như sau : An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành, Hòn Đất, Hà Tiên và Phú Quốc . .

Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh thì Hà Tiên nguyên là phủ Sài Mạt (âm tiếng Bantay-Méas là thành bằng vàng ) của Chân Lạp do Mạc Cửu, người Lôi châu tỉnh Quảng Đông, lánh nạn nhà Thanh sang ở đậu đất Chân Lạp ; và được Vua Chân Lạp phong chức và cho cai quản vùng đất Sài Mạt, thành một nơi trù phú và thịnh vượng ...Đến cuối đời của chúa Nguyễn phúc Chu ( 1708) công trình mở mang bờ cõi về phương Nam hầu như hoàn tất, thì con Mạc Cữu là Mạc Thiên Tứ lại dâng đất Sài Mạt cho Chúa Nguyễn hoàn thành hình thể của nưóc Việt Nam ngày nay, hình cong như chữ S ..., điểm cong cuối cùng là Hà Tiên của chúng ta.

Tương truyền, Đông Hồ là một hồ nước lớn, đẹp, bên bờ sông Giang Thành, là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của phủ Sài Mạt. Mặt nước trong vắt thấu suốt tới đáy, hai bên có núi Ngũ hồ và núi Tô châu, phong cảnh u mặc vơi' non xanh nước biếc. Thường những đêm trăng, người ta có cảm giác như cõi thần tiên trong đất tục, và dân chúng địa phương phao rằng tiên thường hiện xuống vào những đêm trăng rằm. Chúa Nguyễn Phúc Chu mới dựa vào đó, đặc tên vùng đất này là Hà Tiên như ngày nay.

Mạc thiên Tứ là con của Mạc Cửu, là người có công lớn đối với Chúa Nguyễn và Vua Gia Long nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Ông cũng là một thi sĩ lừng danh của đất Hà Tiên qua các tác phẩm thi ca để lại, trong đó có bài Hà Tiên Thập Vịnh Tập (Tập thơ vịnh 10 cảnh đẹp của Hà Tiên )

Kim dự lan đào ( Sóng lớn Kim Dự )

Bình San diệp túy ( cây rậm Bình San )

Tiêu Tự thần chung ( chuông thần chùa Tiêu )

Giang thành dạ cổ ( trăng khuya giang thành )

Thạch động thôn vân ( thạch động nuốt mây )

Châu Nham lạc lộ ( cò sa Châu Nham )

Đông Hồ ẩn nguyệt ( trăng in Đông Hồ

Nam phố trừng ba ( sóng lặng Nam phố )

Lộc trĩ thôn cư ( Mũi Nai )

Lư khê ngư bạc ( bến cá khe Lư )

Ngoài ra, Hà Tiên còn có Trung Nghĩa Từ, ở chân núi Bình San, nơi chôn cất của họ Mạc và 45 tướng sĩ đã bỏ mình vì mãnh đất Hà Tiên.

Nghe nói Hà Tiên Thập Cảnh, nhưng hoang tàn hết rồi, hoặc không thể tồn tại được.

Như cảnh "Đông Hồ Ẩn Nguyệt" tức là trăng chìm trong vịnh Đông Hồ, thời xưa dân ít, biển không ô nhiễm, đêm khuya thanh vắng có tửu hứng thi tâm thì mới thấy cảnh đẹp và lẵng mạn, chứ bây giờ ghe cá ghe tôm đậu đầy hết. Mất cảnh rồi.

Như cảnh "Giang Thành Dạ Cổ" tức là đêm nghe tiếng trống Giang Thành, Giang Thành là đồn ải phòng thủ của đất Hà Tiên ngày xưa, mỗi lần giặc Xiêm đến tấn công thì các đảo địa đầu của tuyến phòng ngự nổi lửa và đánh trống để báo động ho tuyến phòng ngự trong đất liền biết (Như kiểu phong hỏa ảnh, cam tuyền vân vậy), Giang Thành là tiền đồn trên đất liền sau khi thấy tín hiệu lửa sẽ đánh trống báo động cho Hà Tiên biết. Đây là cảnh khí hùng tráng khói lửa rợp trời trống chiêng vang dậy với người anh hùng xốc giáo trên lưng ngựa chờ giặc đến. Ngày nay làm gì còn "Lộc Trĩ Thôn Cư" còn có tên nữa là Lộc Trĩ Sơn Thôn, bây giờ ô nhiễm trầm trọng, xấu xí lắm.

"Châu Nham Lạc Lộ", là sương rơi trong động Châu Nham, động nằm trên núi Châu Nham có lổ thông thiên, nên ban đêm trăng sáng sương sa, trong động có Thạch nhũ nên tạo nên cảnh tượng lung linh huyền hảo rất đẹp. Cảnh này bây giờ cũng có thấy lắm.

"Bình San Diệp Thúy", theo TTT biết thì là "Bình San Lạc Thúy", tức là chim Thúy bay lượn trên núi Bình San. Hà Tiên còn có cái động Gia Long nữa, gần Chùa Hang lộng gió, động nằm khuất dưới gành đá bên bãi biễn, nên không thấy được, nếu chịu khó chiu vô gành đá thì sẽ vô được động. Tương truyền đức Gia Long ngày xưa khi bị Tây Sơn đuổi đánh đến đây hết đường chạy thì sóng nước rẽ ra hiện ra một cái động cho Ngài ẩn thân.

Con Người Và Phong Tục .

 

Theo Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ta/ về con ngườn Kiên Giang như sau :



" Kẻ sĩ biết chữ , dân siêng làm ăn qúa nửa làm nghề buôn bán , còn kỷ nghệ thì rất tầm thường . Ở gần biển thì làm lưới , đáy , cắm , đăng , câu để bắt cá ., ở gần nuí thì hay bắt chim muông hay tổ ong để bán . Người quân tử hay thích điều nghĩa , siêng năng việc công . Kẻ tiểu nhân ( ý nói người bình dân ) thì an thường thủ phận , không gian tham trộm cướp  . Nhiều người hào hiệp hay trau dồi hoa sức , đàn ông ra đường hay che dù ( vì sợ mưa ) đàn bà ra đương hay trùm cái khăn bằng vải dài ( vì sợ nắng ) con gái trang sức sơ đạm bới tóc hay thả thòng ra sau . Tính người mau lẹ nữ công tinh xảo , hay đi thuyền giỏi nghề bơi ( vì toàn là sông rạch  nếu không biết bơi sẽ bị chìm ) ưa nóng ghét lạnh . Bệnh tật it' hay tìm thầy thuốc ưa dùng đồng bóng và phù pháp Cao Miên hay Xiêm . Gặp việc tang chế , theo Nho và cũng theo Phật . Cưới hỏi thì dùng ba lễ vấn danh , thỉnh kỳ & thân nghinh . Tính ưa thờ Phật ... đêm nguyên đán chiêm nghiệm khí trời trong sáng thì năm ấy được mùa màng lúa thóc , hoặc khí đất trong sáng thì được mùa sông biển ... tiết Thanh Minh con trai con gái tảo mộ ông bà gọi là đạp thanh . Tiết Trung Thu mời bạn hữu chung hưởng trăng thu . Còn tục của người Miên thì mỗi năm sắm đèn hương hoa quả phẩm đến cầu phước ở chùa . Tháng 8 có lễ rước nước , tháng 10 cólễ đưa nước ( ngày xưa tôi còn nhớ cứ mỗi năm vào tháng 11 dương lịch khu vựa sông từ cầu tàu Mỹ ra tới cuối sân vận động những chiếc ghe Ngo của người Miên ở các chùa  về  đua theo ngược dòng nước  )  . Họ đánh trống gảy hồ cầm . Lề rước hay đưa nước cũng như chúng ta gọi là lụt đến lụt lui vậy .

Mạc Cửu làm Tổng Binh cai trị Hà Tiên đến năm Bính Thìn 1736 thì qua đời ( theo Nhất Thống Chí noí năm Ất Mão 1935 ) Chúa Nguyễn cho con là Mạc Thiên Tứ ( Tích )kế nghiệp   , lại gia ơn cho mở lò đúc tiền " Tứ chia đặt văn võ nha thuộc tuyển lựa quản binh , dựng công thự , đắp thành bảo , chia đặt đường sá chợ quán sau đó thương thuyền các nước vãng lai đông đảo . ( theo  Trinh Hoài Đức Gia Định Thành Thông Chí ) .

      Mạc Thiên Tứ là người trọng văn học , thường mời các bạn văn sĩ tài nghệ tới đàm đạo thơ văn . Họ là những người gốc Quảng Đông , Phước Kiến , Triều Châu hay cả từ phủ Triệu Phong , phủ Qui Nhơn hoặc phủ Gia Định  cùng đến tham dự . Tứ mở Chiêu Anh Các , mua sách vở , cùng bạn văn xướng họa có thơ vịnh Hà Tiên Thập Cảnh . Từ đó văn phong mới truyền bá ra khắp miền biển này . Tứ cho khắc bản Hà Tiên Thập Vịnh & Minh Bột Di Ngư truyền lại cho đời . Đây là những áng văn tỏ tình ca ngợi và yêu thương đất nước cũng con người Hà Tiên . Thật đáng trân trọng .

 

Vào năm 1757 , Cao Miên có loạn , quốc vương Nặc Tôo trốn chạy sang Hà Tiên . Thiên Tứ xin vua ( tức chúa Nguyễn ) cho hộ tống về nước . Nặc Tôn cảm đức đó bèn cắt cho 5 phủ , Chân Sâm , Sài Mạt , Linh Quỳnh , Cần Bột , Hương Ức . Thiên Tứ đem dâng quốc triều , vua cho qui vào Hà Tiên quản hạt , rồi lập đạo Kiên Giang đạo Long Xuyên ở đất Cà Mau , đều đặt quan lại cai trị .



 

Vào năm 1772 nguỵ vương nước Xiêm là Phi Nhã Tân đem quân sang cướp phá Hà Tiên . Thiên Tứ lui giữ trấn Giang ( Cần Thơ ).

  Vào năm 1775 chúa Duệ Tông chạy vào Nam Thiên Tứ đến hành tại Gia Định bái yết rồi trở về Trấn Giang chiêu tập nạn dân .

 

Vào năm 1977 Tây Sơn chiếm Long Xuyên Thiên Tứ sang Xiêm cầu viện , bị Phi NhãTân nghi ngờ rồi giết ông ở Xiêm .



 

Vào năm 1787 Nguyễn Ánh thu phục được Hà Tiên

 

Vào năm 1788 đem hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên cải thuộc về trấn Vĩnh Thanh .



 

Vào năm 1808 đặt hai huyện Kiên Giang & Long Xuyên vẫn do đạo quản hạt .

 

Vào năm 1810 lại đưa hai huyện trên về Hà Tiên .



 

Vào năm 1825 bỏ quản đạo đặt tri huyện . Ở trấn hạt thì đặt huyện Hà Tiên & đặt phủ An Biên để coi cả 3 huyện trên .

 

Vào năm 1832 , phân hạt goị là tỉnh Hà Tiên , và cải phủ An Biên thành phủ Khai Biên , huyện Hà Tiên làm huyện Hà Châu .



 

 

Vào năm 1833 Lê Văn Khôi nổi lên chiếm lĩnh Hà Tiên , tuỉnh thành thất thủ liền bị quân Xiên xăm lăng có đại binh của Trương Minh Giản đến tiễu trừ mới yên được .



 

Vào năm 1834 , đổi lại phủ khai biên làm phủ An Biên  , lấy đất Cần Bột Hưng Ức làm phủ Quảng Biên và phủ Khai Biên .

 

Vào năm 1936 triều đình cử Trương Đăng Quế & Trương Minh Giản làm vuiệc đạt điền lập địa bạ cho 6 tỉnh Nam Kỳ . Toàn tỉnh Hà Tiên làm xong và được Kiểm thực vào ngày 3 tháng 6 năm Minh Mạng thư 17 .



 

Vào năm 1839 , đặt phủ Tịnh Biên lấy hai huyện Hà Dương & Hà Âm làm phủ mà tỉnh quản hạt .

 

Vào năm 1842 , Thiệu Trị trả đất Quảng Biên cho Cao Miên đem phủ Tịnh Biên và hai huyện cho thuộc tỉnh hạt An Giang .



 

Vào năm 1867 Pháp đem quân tới chiếm 3 tỉnh miền Tây  , Hà Tiên bị chiếm ngày 24 tháng 6 ( Chỉ sau Vĩnh Long có bốn ngày ). Lúc đầu , Pháp giữ ranh giới hành chính như cũ . Sau thay đổi dồn nhập chia cắt ra thành 20 hạt và hai thành phố Sài Gòn Chợ Lớn  . Tỉnh Hà Tiên Cũ chia làm 3 điạ hạt là : Hà Tiên Rạch Gía & Bạc Liêu . Địa bàn Hà Tiên mới là huyện Hà Châu cũ , Rạch Gía là Kiên Giang còn huyện Bạc Liêu là huyện Long Xuyên cũ cộng với hai tổng xưa thuộc An Giang  * .

 

* Dầu thời Pháp thống trị , sự phân chia hành chánh của  Hà Tiên thật phức tạp và theo một qúa trình quanh co : Sau ngày 15 tháng 6 1867 vẫn tồn tại 3 huyện cũ hay là hạt nhưng Pháp chỉ đặt Tham Biện ở Rạch Gía để cai trị huyện Kiên Giang và ở Cà Mau để cai trị huyện Long Xuyên . Còn ở Hà Tiên chưa đặt tham biện vì địa bàn nhỏ hẹp ngày 1 tháng 8 1867 , Pháp thấy Cà Mau còn vắng vẻ nên chuyển tham biện về Hà Tiên để trông nom việc giao thương với Xiêm và các xứ khác trong vùng . Bỏ toà bố chính ở Cà Mau , đưa huyện Long Xuyên thuộc về hạt Rạch Gía . Lúc ấy Rạch Gía là địa hạt lớn nhất Nam Kỳ  . Đảo Phú Quốc đã có một thời là địa hạt riêng . Xin tóm tắt lại như sau :



 

a ) Tỉnh Hà Tiên nằm trên địa phận huyện Hà Châu cũ , vì đất hẹp người thưa nên hai lần suýt bị bãi bỏ : Ngày 12 tháng 1 1888 Hà Tiên bị sáp nhập vào Châu Đốc , ngày 27 tháng 12 1892 lại phục hồi vị trí tỉnh , và từ năm 1913 đến năm 1924 một lần nữa Hà Tiên thuộc về Châu Đốc .

 

b) Đảo Phú Quốc đã trở thành hạt biệt lập từ 1874 đến 1975 .



 

c) Tỉnh Rạch Gía lúc đầu chỉ cai trị huyện Kiên Giang sau quản nhiệm Long Xuyên cho tới năm 1882 .

 

d) Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 18 tháng 7 1882 gồm hai tổng Thạnh Hoà & Thạnh Hưng của tỉnh An Giang cũ cùng với 3 tổng Quảng Long , Quảng Xuyên , Long Hưng của huyện Long Xuyên thuộc tỉnh Hà Tiên cũ .



( Theo BSEI , Nouvelle série , Tom XX Anée 1945. Sài Gòn , 1945 tr 28&29 .

Năm 1836 , khi đạc điền lập địa bạ cho sáu tỉnh Nam Kỳ , thì Hà Tiên là một tỉnh đất rộng mà lại thưa dân nhất nước . Vì Hà Tiên ở cuối chiều xuôi của S , từ ranh giới  Cam Bốt tới đảo Phú Quốc xuyên qua mũi Cà Mau , là một vùng đất chưa được Khẩn Hoang Lập Ấp cho đến nay đã 169 năm từ một vị trí thưa dân rộng đất  Hà Tiên bây giờ với hai tỉnh Kiên Giang & Cà Mau ( Minh Hải ) đã tiến được những bước phát triển thần kỳ để trở thành những vùng sản xuất lúa gạo & hải sản đứng đầu cả nước .

 

Lịch Sử


Theo cổ sử Hà Tiên thuộc vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII trên các bản đồ cổ của Trung Quốc , Hy Lạp Va Ả Rập chưa thấy vẽ rõ ràng phần đất này và chưa thấy ghi một địa danh nàn minh bạch  . Nguời Bồ Đào Nha là những nhà hàng hải đầu tiên của phương Tây hồi tiền bán thế kỷ XVI đã tới thám hiểm và vẽ điạ phận này tương đối khá chính xác .  Họ ghi trên địa điểm thị trấn Hà Tiên địa danh CAROL . Đến nay , vẫn chưa biết xuất xứ Carol từ đâu ra , nhưng chắc chắn nơi đây đã là một bến cảng trao đổi hàng hóa " Quốc Tế " rất sớm có từ cuối thế kỷ XV . Không chừng khi ấy đã có thương nhân Đại Việt tới đây buôn bán . Sau này địa danh CANCAO được đặt thay cho điạ danh CAROL. Tên CANCAO có lẽ bởi chữ Cảng Khẩu mà ra . Chúng ta vẫn chưa biết CAROL có liên quan gì với CANCAO không .

Tiếp thời kỳ trên Trịnh Hoài Đức đã ghi chép về lịch sử Hà Tiên khá rõ " Hà Tiên nguyên đất của Chân Lạp tục xưng là Mang Khảm , tiếng tàu goị là Phương Thành khi ban đầu Mạc Cửu , người xả Lê Quách Huyện Khang Hải , phủ Lôi Châu tỉnh Quảng Đông nước Đại Minh vào năm 1680 nhà Minh mất Cửu không phục chánh sách nhà Thanh để tóc dài chạy qua phương Nam ở tại Nam Vang nước Cao Miên . Thấy nơi phủ Sài Mạt , của nước ấy có nhiều người Ngoại Quốc như Trung Cao Miên Đồ Bà tụ tập mở sòng bạc trưng thuế gọi là thuế Hoa Chi . Cửu bèn trưng mua thuế ấy lại bắt được cái hầm bạc nữa , nên mau phát triển giàu có Cửu lại chiêu mộ dân phiêu ở Phú Quốc , Lũng Kỳ Cần Bột Vũng Thơm Rạch Gía Cà Mau lập làm 7 thôn xả . Tương Truyền tại xứ Hà Tiên có các vị tiên thường hay xuất hiện  , nên cho đó gọi là Hà Tiên .

 

( Mạc Cửu sai hai thuộc hạ Trương Cầu & Lý Xá đệ biểu văn trần tình đến kinh đô Phú Xuân  để xin làm quan " .



Mùa Thu tháng 8 năm Mậu Tý 1708 theo thống nhất chí và một số sử liệu khác lại là năm Giáp Ngọ 1714  cúa Nguyễn Phước Chu sắc phong cho Mạc Cửu làm Tổng Binh Trấn Ha Tiên với rtước Cửu Ngọc Hầu . Cửu lập dinh trại đồn trú ở đất Phương Thành , nhân dân càng ngày càng qui tụ đông đảo .

Vậy là trước năm 1708 đã có nhiều dân phiêu lưu ở Phú Quốc Lũng Kỳ ( cũng goị là Vũng Kè ) Cần Bột tức ( Kampot) Vũng Thơm tức ( Kompong Som ) , Rạch Gía , Cà Mau rồi để cho Mạc Cửu " lập thành 7 thôn " tất nhiên trong đó cũng có số ít người Hoangười Miên người Đồ Bà ( Chà Và ) . Phải chăng người Việt đã có ở Hà Tiên từ thơì còn được goị la ` Carol hay Cancao đây là cánh cửa nghiên cứu còn bỏ ngỏdành cho các nhà cổ sử học đặc biết đối vơí những vi thức gỉa nguyên gốc hoặc làm việc lâu năm trên địa phận Hà Tiên hay Kiên Giang Cà Mau ( Minh Hải ) .


Một trong những tỉnh trù phú về địa thế và đẹp đẽ về phong cảnh của đất nước Việt Nam mà tôi muốn đề cập đến là Kiên Giang. Kiên Giang nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng ruộng lúa phì nhiêu, có hải đảo và đồi núi với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và thật đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang tọa lạc ngay giao điểm lưu thông với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợị Bây giờ ta hãy xét qua các yếu tố của Kiêng Giang như: Lịch sử, Địa lý, Du lịch, Ẩm Thực và Văn Học.

 

* Lịch sử Kiên Giang:



 

Kiên Giang tiên khởi là vùng đất hoang vu của phủ Sài Mạt thuộc đất Chân Lạp do Mạc Cửu, vốn là người di cư đến từ Quảng Đông bên Tàu sau khi Minh triều bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645. Ông có công mở mang , khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú hơn vào khoảng cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18. Vua Chân Lạp đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất nàỵ Tuy nhiên, vì quân Xiêm La thường xuyên sang quấy phá mà Chân Lạp không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ nên năm 1708 Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) để được bảo hộ và vẫn được giữ nguyên các chức vụ. Từ đó vùng đất này thuộc về lãnh thổ Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau này, con ông là Mạc Thiên Tích đã mở rộng thêm vùng đất nàỵ Đến đời vua Minh Mạng, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh vùng Nam Bộ.

 

 

Lịch Sử vùng đất Hà Tiên:



Theo lịch sử Hà Tiên thuộc vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII trên các bản đồ cổ của Trung Quốc, Hy Lạp và Ả Rập chưa thấy vẽ rõ ràng phần đất này và chưa thấy ghi một địa danh nào minh bạch. Nguời Bồ Đào Nha là những nhà hàng hải đầu tiên của phương Tây hồi tiền bán thế kỷ XVI đã tới thám hiểm và vẽ điạ phận này tương đối khá chính xác. Họ ghi trên địa điểm thị trấn Hà Tiên địa danh Carol. Đến nay, vẫn chưa biết xuất xứ Carol từ đâu ra, nhưng chắc chắn nơi đây đã là một bến cảng trao đổi hàng hóa quốc tế rất sớm có từ cuối thế kỷ XV. Không chừng khi ấy đã có thương nhân Đại Việt tới đây buôn bán. Sau này địa danh Cancao được đặt thay cho địa danh Carol. Tên Cancao có lẽ do âm của chữ Cảng Khẩu mà rạ Chúng ta vẫn chưa biết Carol có liên quan gì với Cancao hay không. Tiếp thời kỳ trên, sử gia Trịnh Hoài Đức đã ghi chép về lịch sử Hà Tiên khá rõ ràng là Hà Tiên, nguyên đất của Chân Lạp tục xưng là Mang Khảm, tiếng tàu goị là Phương Thành khi ban đầu Mạc Cửu, người xả Lê Quách Huyện Khang Hải, phủ Lôi Châu tỉnh Quảng Đông của nước Đại Minh, vào năm 1680 nhà Minh mất Mạc Cửu không thần phục chánh sách nhà Thanh để tóc dài nên ông chạy qua phương Nam ở tại Nam Vang nước Chân Lạp. Thấy nơi phủ Sài Mạt của nước ấy có nhiều người ngoại quốc như Trung Hoa, Đồ Bà (Chà Và, Ấn xưa) tụ tập mở sòng bạc trưng thuế gọi là thuế Hoa Chị Mạc Cửu bèn trưng mua thuế ấy lại bắt được cái hầm bạc nữa, nên chẳng bao lâu sau cơ ngơi của ông phát triển giàu có, ông lại chiêu mộ dân phiêu bạt ở Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau lập làm 7 thôn xả. Tục truyền tại xứ Hà Tiên có các vị tiên thường hay xuất hiện, nên cho đó gọi là Hà Tiên. Mạc Cửu sai hai thuộc hạ Trương Cầu và Lý Xá đệ biểu văn trần tình đến kinh đô Phú Xuân để xin làm quan.

Mùa Thu tháng 8 năm Mậu Tý 1708 theo sách Thống Nhất Chí và một số sử liệu khác lại là năm Giáp Ngọ 1714  cúa Nguyễn Phước Chu sắc phong cho Mạc Cửu làm Tổng Binh Trấn Hà Tiên với tước Cửu Ngọc Hầụ Mạc Cửu lập dinh trại đồn trú ở đất Phương Thành, dân càng ngày càng qui tụ về đông đảo hơn. Vậy là trước năm 1708 đã có nhiều dân phiêu lưu ở Phú Quốc Lũng Kỳ (còn được gọi là Vũng Kè) Cần Bột tức (Kampot) Vũng Thơm tức (Kompong Som), Rạch Gía, Cà Mau rồi để cho Mạc Cửu lập thành 7 thôn tất nhiên trong đó cũng có số ít người Hoa, người Miên và người Đồ Bà (Chà Và).

 

Mạc Cửu làm Tổng Binh cai trị Hà Tiên đến năm Bính Thìn 1736 thì qua đời, chúa Nguyễn cho con là Mạc Thiên Tứ (hay Mạc Thiên Tích) kế nghiệp, lại gia ơn cho mở lò đúc tiền. Mạc Thiên Tứ chia đặt văn võ nha thuộc tuyển lựa quản binh, dựng công thự, đắp thành bảo, chia đặt đường sá chợ quán sau đó thương thuyền các nước vãng lai đông đảọ Mạc Thiên Tứ là người trọng văn học, thường mời các bạn văn sĩ tài nghệ tới đàm đạo thơ văn . Họ là những người gốc Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu hay cả từ phủ Triệu Phong, phủ Qui Nhơn hoặc phủ Gia Định cùng đến tham dự. Mạc Thiên Tứ mở Chiêu Anh Các, mua sách vở, cùng bạn văn xướng họa có thơ vịnh Hà Tiên Thập Cảnh . Từ đó văn phong mới truyền bá ra khắp miền biển nàỵ Mạc Thiên Tứ cho khắc bản Hà Tiên Thập Vịnh và Minh Bột Di Ngư truyền lại cho đờị Đây là những áng văn tỏ tình ca ngợi và yêu thương đất nước cũng con người Hà Tiên. Vào năm 1757, xứ Chân Lạp có loạn, quốc vương Nặc Tôo trốn chạy sang Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ xin chúa Nguyễn cho hộ tống hồi hương. Nặc Tôn cảm đức ân đó bèn cắt cho 5 phủ, Chân Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh, Cần Bột, Hương Ức. Mạc Thiên Tứ đem dâng quốc triều, vua cho qui vào Hà Tiên quản hạt, rồi lập đạo Kiên Giang đạo Long Xuyên ở đất Cà Mau, đều đặt quan lại cai trị. Vào năm 1772 nguỵ vương nước Xiêm là Phi Nhã Tân đem quân sang cướp phá Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ lui giữ trấn Giang (sau này là Cần Thơ). Sang năm 1775 chúa Duệ Tông chạy vào Nam thì Mạc Thiên Tứ thân hành đến Gia Định bái yết rồi trở về Trấn Giang chiêu tập nạn dân. Vào năm 1977 Tây Sơn chiếm Long Xuyên Mạc Thiên Tứ sang Xiêm La cầu viện, bị Phi Nhã Tân nghi ngờ rồi giết ông ở Xiêm. Mười năm sau Nguyễn Ánh thu phục được Hà Tiên. Vào năm 1788 đem hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên cải tổ lại thuộc về trấn Vĩnh Thanh. Năm 1808 đặt hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên vẫn do đạo quản hạt. Năm 1810 lại đưa hai huyện trên về Hà Tiên. Năm năm sau đó bỏ quản đạo đặt tri huyện. Ở trấn hạt thì đặt huyện Hà Tiên và đặt phủ An Biên để coi cả 3 huyện trên.



 

Vào năm 1832, phân hạt gọi là tỉnh Hà Tiên, và cải phủ An Biên thành phủ Khai Biên, huyện Hà Tiên làm huyện Hà Châụ Năm sau đó Lê Văn Khôi nổi lên chiếm lãnh Hà Tiên, tỉnh thành thất thủ liền bị quân Xiêm La xăm lăng có đại binh của Trương Minh Giản đến tiễu trừ mới yên được. Vào năm 1834, đổi lại phủ khai biên làm phủ An Biên, lấy đất Cần Bột, Hưng Ức làm phủ Quảng Biên và phủ Khai Biên. Vào năm 1936 triều đình cử Trương Đăng Quế và Trương Minh Giản làm việc đạt điền lập địa bạ cho 6 tỉnh Nam Kỳ. Toàn tỉnh Hà Tiên làm xong và được kiểm thực vào ngày 3 tháng 6 năm Minh Mạng thứ 17. Vào năm 1839, đặt phủ Tịnh Biên lấy hai huyện Hà Dương và Hà Âm làm phủ mà tỉnh quản hạt. Vào năm 1842, Thiệu Trị trả đất Quảng Biên cho Chân Lạp đem phủ Tịnh Biên và hai huyện cho thuộc tỉnh hạt An Giang.

 

Vào năm 1867 Pháp đem quân tới chiếm 3 tỉnh miền Tây, Hà Tiên bị chiếm ngày 24 tháng 6 (sau Vĩnh Long có bốn ngày). Lúc đầu , Pháp giữ ranh giới hành chánh như cũ. Sau thay đổi dồn nhập chia cắt ra thành 20 hạt và hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn . Tỉnh Hà Tiên Cũ chia làm 3 điạ hạt là: Hà Tiên, Rạch Gía và Bạc Liêụ Địa bàn Hà Tiên mới là huyện Hà Châu cũ, Rạch Giá là Kiên Giang còn huyện Bạc Liêu là huyện Long Xuyên cũ cộng với hai tổng xưa thuộc An Giang. Khi người Pháp cai trị, sự phân chia hành chánh của  Hà Tiên thật phức tạp và theo một qúa trình quanh cọ Sau ngày 15 tháng 6 1867 vẫn tồn tại 3 huyện cũ hay là hạt nhưng Pháp chỉ đặt Tham Biện ở Rạch Gía để cai trị huyện Kiên Giang và ở Cà Mau để cai trị huyện Long Xuyên. Còn ở Hà Tiên chưa đặt tham biện vì địa bàn nhỏ hẹp ngày 1 tháng 8 1867, Pháp thấy Cà Mau còn vắng vẻ nên chuyển tham biện về Hà Tiên để trông nom việc giao thương với Xiêm và các xứ khác trong vùng. Bỏ Tòa Bố Chánh ở Cà Mau, đưa huyện Long Xuyên thuộc về hạt Rạch Giá. Lúc ấy Rạch Gía là địa hạt lớn nhất Nam Kỳ. Đảo Phú Quốc đã có một thời là địa hạt riêng. Xin tóm tắt lại những sự kiện diễn tiến như sau:



 

a ) Tỉnh Hà Tiên nằm trên địa phận huyện Hà Châu cũ, vì đất hẹp người thưa nên hai lần suýt bị bãi bỏ: Ngày 12 tháng 1 năm 1888 Hà Tiên bị sáp nhập vào Châu Đốc , ngày 27 tháng 12, năm 1892 lại phục hồi vị trí tỉnh, và từ năm 1913 đến năm 1924 một lần nữa Hà Tiên thuộc về Châu Đốc.

 

b) Đảo Phú Quốc đã trở thành hạt biệt lập từ 1874 đến 1975.



 

c) Tỉnh Rạch Gía lúc đầu chỉ cai trị huyện Kiên Giang sau quản nhiệm Long Xuyên cho tới năm 1882.

 

d) Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 18 tháng 7 1882 gồm hai tổng Thạnh Hoà và Thạnh Hưng của tỉnh An Giang cũ cùng với 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Hưng của huyện Long Xuyên thuộc tỉnh Hà Tiên cũ.



 

 

Lịch sử Phú Quốc:



Tương tự như phần trên đã trình bày, vào năm 1671 Mạc Cửu từ quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, đoàn người của Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (tức Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.

Mạc Cửu cho lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trũng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Maụ Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ngoài ra, ông cho lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kompong Som), Sài Mạt (Cheal Meas), Linh Quỳnh (Rạch Giá) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (cảng của người Mán, tức  sắc dân Khmer), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc, tức vùng đất thịnh vượng, trù phú.



Đến năm 1708 Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chụ

Năm 1714, Mạc Cửu xin thần phục chúa Nguyễn để được bảo hộ và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩụ Năm  1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan. Vào năm 1735 Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi tên thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành trấn Hà Tiên. Năm  1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (bắc Bạc Liêu). Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Cần Thơ) và Lôi Lập (Long Xuyên) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền Đông-Nam Chân Lạp: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Trực Sâm (Chưng Rừm), Sài Mạt (Cheal Meas) và Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ xã Sré Ambel đến làng Peam), nói chung là toàn bộ vùng biển ven duyên quanh đảo Phú Quốc, Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Thật ra đây là những vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống tại đây vì sình lầy và lụt lội quanh năm. Võ vương sát nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
tải về 112.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương