Ninh Thuận, ngày tháng 5 năm 2015



tải về 297.48 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích297.48 Kb.
#16890
  1   2   3

ỦY BAN NHÂN DÂN




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH NINH THUẬN




Độc lập – Tự do – Hạnh phúc










Số: /BC-UBND



Ninh Thuận, ngày tháng 5 năm 2015




BÁO CÁO

Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Ninh Thuận năm 2014

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy tại Công văn số 2647-CV/TU ngày 21/4/2015 về việc báo cáo nội dung liên quan chỉ số PCI năm 2014;

Trên cơ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố kết quả điều tra đánh giá chỉ số PCI năm 2014 tỉnh Ninh Thuận và nội dung tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo như sau:

I. Đánh giá chung kết quả PCI 2014 của tỉnh:

Chỉ số PCI năm 2014 được xây dựng trên cơ sở điều tra, khảo sát đánh giá cảm nhận của 9.859 doanh nghiệp (DN) dân doanh (trong đó có 1.768 doanh nghiệp mới thành lập) và 1.500 DN có vốn đầu tư nước ngoài về chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh của 63 tỉnh thành trong cả nước dựa trên tiêu chí đánh giá của 10 chỉ số thành phần, gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường; (2) Tiếp cận đất đai; (3) Tính minh bạch và công khai; (4) Chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của nhà nước; (5) Chi phí không chính thức; (6) Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh; (7) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; (8) Đào tạo lao động; (9) Thiết chế pháp lý; (10) Cạnh tranh bình đẳng.

Theo kết quả công bố của VCCI, năm 2014 điểm trung vị PCI tăng từ 57,81 năm 2013 lên 58,58 điểm thể hiện mức độ thay đổi tích cực về chất lượng điều hành từ các tỉnh. Kết quả chỉ số PCI tỉnh ta đạt 56,88 điểm, xếp hạng 43/63; tăng 2,66 điểm và tăng thứ hạng 09 bậc so năm 2013, đứng đầu nhóm có kết quả điều hành kinh tế Trung bình.

Trong 10 chỉ số thành phần PCI 2014 của tỉnh Ninh Thuận so với năm 2013:



- Có 05 chỉ số cải thiện điểm số và thứ hạng gồm:

+ Chi phí thời gian: đạt 7,12 điểm, xếp thứ hạng 16/63; tăng 0,33 điểm và tăng thứ hạng 3 bậc so với năm 2013.

+ Tính năng động của chính quyền tỉnh: đạt 4,73 điểm, xếp thứ hạng 28/63; tăng 0,45 điểm và tăng thứ hạng 28 bậc so năm 2013.

+ Tiếp cận đất đai: đạt 6,57 điểm, xếp thứ hạng 7/63; tăng 0,05 điểm và tăng thứ hạng 33 bậc và so với năm 2013.

+ Cạnh tranh bình đẳng: đạt 5,86 điểm, xếp thứ hạng 16/63; tăng 2,17 điểm và tăng thứ hạng 45 bậc so năm 2013.

+ Chi phí không chính thức: đạt 6 điểm, xếp thứ hạng 7/63; tăng 0,89 đểm và tăng thứ hạng 49 bậc so năm 2013.



- Có 03 chỉ số cải thiện điểm số so với năm 2013 nhưng tụt giảm thứ hạng:

+ Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đạt 4,77 điểm, tăng 0,47 điểm so với năm 2013, nhưng thứ hạng tụt 5 bậc và xếp thứ hạng 60/63.

+ Đào tạo lao động: đạt 5,19 điểm, tăng 0,03 điểm so với năm 2013, nhưng thứ hạng tụt 6 bậc và xếp thứ hạng 47/63.

+ Tính minh bạch: đạt 6,03 điểm, tăng 0,06 điểm so với năm 2013, nhưng thứ hạng tụt 15 bậc và xếp thứ hạng 30/63.



- Có 02 chỉ số giảm điểm và tụt thứ hạng gồm:

+ Gia nhập thị trường: đạt 7,75 điểm, giảm 0,84 điểm và tụt thứ hạng 50 bậc so với năm 2013, xếp thứ hạng 53/63.



+ Thiết chế pháp lý: đạt 5,74 điểm, giảm 0,91 điểm và tụt thứ hạng 25 bậc so với năm 2013, xếp thứ hạng 31/63.

Điểm số PCI của Ninh Thuận được tính trên 10 chỉ số thành phần:

STT

Chỉ số thành phần

PCI 2013

PCI 2014

Tăng/Giảm

Điểm

Thứ hạng

Trọng số

(%)

Điểm

Thứ hạng

Trọng số

(%)

Điểm

Thứ hạng

1

Gia nhập thị trường

8,59

3

05

7,75

53

05

- 0,84

-50

2

Tiếp cận đất đai

6,52

40

05

6,57

7

05

+ 0,05

+ 33

3

Tính minh bạch

5,97

15

20

6,03

30

20

+ 0,06

- 15

4

Chi phí thời gian

6,79

19

05

7,12

16

05

+0,33

+3

5

Chi phí không chính thức

5,11

56

10

6

7

10

+0,89

+49

6

Tính năng động của lãnh đạo tỉnh

4,28

56

05

4,73

28

05

+ 0,45

+28

7

Dịch vụ hỗ trợ DN

4,30

55

20

4,77

60

20

+ 0,47

- 5

8

Đào tạo lao động

5,16

41

20

5,19

47

20

+ 0,03

-6

9

Thiết chế pháp lý

6,65

6

05

5,74

31

05

- 0.91

-25

10

Cạnh tranh bình đẳng – chỉ số mới

3,69

61

05

5,86

16

05

+2,17

+45

II. Kết quả đánh giá từng chỉ số PCI thành phần:

  1. Những chỉ số được cải thiện:

a) Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước:

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Tăng, giảm

% DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

37,3%

44,66%

7,36%

Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan)

1

1

0

Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế

3,5

7

3,5

Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

76,74%

69,52%

-7,22%

Cán bộ nhà nước thân thiện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

73,81%

61,32%

-12,49%

DN không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

82,35%

65,42%

-16,93%

Thủ tục giấy tờ đơn giản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

66,27%

52,88%

-13,39%

Phí, lệ phí được công khai (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

90,70%

97,17%

6,47%

Không thấy bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

64,63%

3,99%

-60,64%



Đây là chỉ số đo lường về thời gian mà các doanh nghiệp phải tiêu tốn khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan nhà nước của tỉnh thực hiện việc thanh kiểm tra.

Chỉ số này đạt 7,12 điểm, xếp thứ hạng 16/63, tăng 0,33 điểm và tăng thứ hạng 03 bậc so với năm 2013, và là chỉ số tỉnh có điểm số cao thứ 2 (sau chi phí gia nhập thị trường), chỉ số này chiếm trọng số 5%. Qua phân tích các chỉ tiêu, cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp đối với chỉ tiêu này một số mặt chưa thật sự tốt. Cụ thể: (1) có 46,66% DN cho rằng đã sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước (tăng 7,36% so với năm 2013); (2) Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế là 7 giờ (tăng 3,5 giờ so năm 2013); (3) có 69,52% DN hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (giảm 7,22% so năm 2013); (4) có 61,32% DN hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý cán bộ nhà nước thân thiện (giảm 12,49% so năm 2013); (5) có 65,42% DN hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (giảm 16,39% so năm 2013); (6) có 52,88% DN hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý thủ tục giấy tờ đơn giản (giảm 13,39 so năm 2013).

Qua khảo sát, DN phản ánh: Các quy định về thuế thường xuyên điều chỉnh thay đổi, văn bản quy phạm pháp luật về thuế còn chồng chéo, thiếu đồng bộ; chính sách thuế không thông thoáng khi DN khó khăn; thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà, chồng chéo, một số thủ tục còn cứng nhắc.



DN kiến nghị: cần hoàn thiện, đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính ở các cấp, thực hiện nhanh các thủ tục hành chính, nên cải thiện thủ tục hồ sơ pháp lý ngành xây dựng; cải thiện cách giải quyết công việc của cán bộ nhà nước; chính sách thuế nên thông thoáng khi DN khó khăn, xem xét chính sách thuế ổn định lâu dài.

b) Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh:

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Tăng, giảm

UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

52,31%

65,12%

12,81%

UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

34,92%

49,40%

14,48%

Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% tích cực hoặc Rất tích cực)

43,01%

41,35%

-1,66%

Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

43,01%

74,71%

31,70%

Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

43,01%

48,10%

5,09%

Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “không làm gì” (% lựa chọn)

43,01%

40,74%

-2,27%

Đây là chỉ số đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của chính quyền và lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho DN. 

Chỉ số này năm 2014 đạt 4,73 điểm, xếp thứ hạng 28/63, tăng 0,45 điểm và tăng thứ hạng 28 bậc so với năm 2013, chỉ số này chiếm trọng số 5%.

Qua kết quả khảo sát, các chỉ tiêu tăng điểm mạnh đó là: (1) có 49,4% DN hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (tăng 14,48% so với năm 2013); (2) có 65,12% DN hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý lãnh đạo tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (tăng 12,81% so với năm 2013).

Nhìn chung, mặc dù điểm số có tăng so với 2013, tuy nhiên điểm số vẫn còn ở mức dưới trung bình; vẫn còn DN cho rằng lãnh đạo tỉnh vẫn còn chưa tích cực, chú trọng sâu sát các DN, chưa có phản ứng kịp thời khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản Trung ương nên một số DN phải tự nỗ lực vươn lên trong giải quyết các vấn đề liên quan hoặc mới phát sinh của DN; việc thực thi các chủ trương, chính sách ở cấp các Sở, ngành, địa phương còn chưa kịp thời.



c) Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất:

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Tăng, giảm

% DN có mặt bằng kinh doanh (vốn là tài sản của cá nhân/gia đình hoặc do nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất hoặc DN nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

76,81%

64,38%

-12,43%

% diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (BTNMT)

88,90%

91,29%

2,39%

DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: rất cao đến 5: rất thấp)

2,69%

2,26%

-0,43%

Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên)

40,63%

44,99%

4,36%

Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi mức giá thị trường (% đồng ý)

72,73%

69,23%

-3,50%

DN ngoài quốc doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh (% Đồng ý)

43,96%

32,47%

-11,49%

% DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục

41,18%

57,69%

16,51%

% DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu

25,00%

26,79%

1,79%

Chỉ số này đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai: việc tiếp cận đất đai có dễ dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.

Chỉ số này năm 2014 đạt 6,57 điểm, xếp thứ hạng 7/63; tăng nhẹ 0,05 điểm và tăng thứ hạng khá cao 33 bậc so với năm 2013, chỉ số này chiếm trọng số 5%.

Theo kết quả năm 2014, có 4 chỉ tiêu DN đánh giá có chuyển biến tích cực so năm 2013 gồm: Tỷ lệ % diện tích đất trong tỉnh có GCNQSD đất là 91,29% (tăng 2,39%); có 44,99% DN cho rằng nếu bị thu hồi đất, sẽ được bồi thường thỏa đáng (tăng 4,36%); tỷ lệ DN cho rằng sẽ gặp rủi ro khi bị thu hồi đất là 2,26% (giảm 0,43%); có 57,69% cho rằng DN thực hiện các TTHC về đất đai trong vòng 02 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục (tăng 16,51%). Tuy nhiên, có 4 chỉ tiêu DN đánh giá thấp hơn so năm 2013 gồm: Tỷ lệ % DN có mặt bằng kinh doanh và có GCNQSD đất là 64,38% (giảm 12,43%); có 32,47% DN ngoài quốc doanh đồng ý không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh (giảm 11,49%); có 69,23% DN được hỏi đồng tình với sự thay đổi khung giá đất hàng năm phù hợp với giá thị trường (giảm 3,5%); có 26,79 % DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu (tăng 1,79%).

Qua khảo sát, DN phản ánh: Rất khó tiếp cận mặt bằng do thiếu quỹ đất sạch, tiếp cận đất đai còn khó khăn, giá thuê đất ký với DN không hợp khung giá đất của tỉnh.



DN kiến nghị: Cần rà soát lại quy hoạch đất đai mang tính ổn định lâu dài và phù hợp với tình hình thực tế.

d) Cạnh tranh bình đẳng:

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Tăng, giảm

Việc tỉnh ưu ái cho các Tổng Công ty, Tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp của bạn (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

38,89%

32,61%

- 6,28%

Thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)

37,50%

27,96%

-9,54%

Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc quyền dành cho các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)

30,36%

25,81%

-4,55%

Thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản là đặc quyền dành cho các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)

30,36%

18,28%

-12,08%

Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)

26,79%

18,28%

-8,51%

Dễ dàng có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước là đặc quyền dành cho các Tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý)

37,50%

18,28%

-19,22%

Tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho DN nước ngoài hơn là DN trong nước (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

35,00%

36,71%

1,71%

Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

42,31%

44,83%

2,52%

Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)

17,00%

33,33%

16,33%

Miễn giảm thuế TNDN là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)

16,00%

19,35%

3,35%

Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý)

19,00%

20,43%

1,43%

Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh (% đồng ý)

16,00%

25,81%

9,81%

"Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh” (% đồng ý)

98,04%

73,03%

-25,01%

Ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân DN (% đồng ý)

46,67%

38,27%

-8,4%

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng nhằm phản ánh yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp về một môi trường kinh doanh bình đẳng, mức độ phân biệt đối xử của chính quyền tỉnh đối với các hoại hình doanh nghiệp.

Chỉ số này đạt 5,86 điểm, xếp thứ hạng 16/63; tăng khá cao cả về điểm số (tăng 2,17 điểm) và thứ hạng (tăng thứ hạng 45 bậc) so với năm 2013; chỉ số này chiếm trọng số 5%.

Theo kết quả năm 2014, cho thấy phần lớn DN đều có cảm nhận tương đối tốt về chính quyền tỉnh trong việc đối xử bình đẳng đối với các loại hình DN trong tiếp cận đất đai, tín dụng, cấp phép khai thác khoáng sản... Đặc biệt là tỷ lệ DN cho rằng tỉnh dành ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước DN giảm so năm 2013.

Tuy nhiên, DN vẫn cho rằng các hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh (tăng 9,81% so với năm 2013), nhất là gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận đất đai (tăng 16,33% so với năm 2013); ưu đãi thuế (tăng 3,35% so với năm 2013), thủ tục hành chính (tăng 1,43% so với năm 2013)...



Каталог: vbdh.nsf -> de0692aeaf787f4d472571fb00123743
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> Ninh Thuận, ngày 17 tháng 3 năm 2015
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN –––––––– CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN –––––––– CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> Ủy ban nhân dân tỉnh ninh thuậN
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> V/v triển khai thực hiện Quyết định số 1481/QĐ-bnn-htqt ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> TỈnh ninh thuậN
de0692aeaf787f4d472571fb00123743 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG

tải về 297.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương