NỘi dung phần thi “theo bưỚc chân những ngưỜi anh hùNG” chặng 1 1/ thành phố HỒ chí minh



tải về 126.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích126.91 Kb.
#21852
TÀI LIỆU THAM KHẢO

NỘI DUNG PHẦN THI “THEO BƯỚC CHÂN NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG”
CHẶNG 1

1/ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Chiến Dịch Hồ Chí Minh

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh
ngày 14/4/1975 Trong một khu rừng ở Lộc Ninh, Ban chỉ huy Chiến dịch nhất trí đề nghị Bộ Chính trị xin được đổi tên Chiến dịch tổng công kích giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Quyết định đổi tên này do đồng chí Lê Duẩn kí ngày 14/4/1975.

  • Ngừoi cắm cờ đầu tiên lên Dich Độc Lập

Bùi Quang Thận (1948-) là người lính Giải phóng quân miền Nam đã cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên nóc dinh Độc Lập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975

  • Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên cũ Sài Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ngữ cảnh không chính thức.
2/BÌNH THUẬN

Tháng 10 năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô - vốn là bạn đồng liêu cũ của cụ Nguyễn Sinh Sắc - giới thiệu với Hồ Tá Bang đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I - IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn, ngoài ra, còn kiêm nhiệm dạy môn thể dục[8]. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.

Tháng 3 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh vào Sài Gòn[9] với giấy thông hành tên Văn Ba do Trần Lệ Chất và Hồ Tá Bang lo giúp[6][10].

Cuối năm 1911, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn đảm trách Đổng lý phân cuộc Liên Thành ở Chợ Lớn, không còn ai giám hiệu và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912. Liên Thành Thư xã cũng đóng cửa ít lâu trước đó, chỉ còn công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến hiện tại. Hiện di tích Trường Dục Thanh thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận phục dựng theo mô tả của các học trò cũ của trường vào thời điểm thầy giáo Nguyễn Tất Thành tham gia giảng dạy, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước[11]. Phần di tích cũ còn lại nguyên vẹn gồm có cây khế mà Nguyễn Tất Thành đã chăm sóc và giếng nước mà Nguyễn Tất Thành mỗi ngày lấy nước tưới cây.


3/ TÂY NINH

  • Trung ương Cục miền Nam

Trung ương Cục miền Nam (TWCMN) - nơi từng được gọi là “Thủ đô kháng chiến” của miền Nam. Nơi đây những kỳ tích vang bóng một thời trong những năm tháng kháng chiến chống  Mỹ cứu nước.

Cách thị xã Tây Ninh,



  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được tuyên bố thành lập ở tỉnh Tây Ninh Ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh, đại biểu các cấp, các dân tộc, tôn giáo toàn miền Nam đã họp, quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một trong những hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và có những đóng góp rất quan trọng trong lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng của đồng bào miền Nam đã được giao trọng trách làm Chủ tịch Mặt trận.

4/ NINH THUẬN

Cùng các chiến khu cách mạng của tỉnh lúc bấy giờ như Bác Ái, Anh Dũng, CK 35, CK 19, CK 7, căn cứ núi Cà Đú có vị trí rất quan trọng nằm giữa vùng bị tạm chiếm Ninh thuận



5/ DAKNONG

Anh hùng dân tộc M’Nông N’Trang Lơng nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vừa được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.


6/ KHÁNH HÒA

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Việt Minh ở Khánh Hòa đứng dậy giành chính quyền, nhưng chỉ nắm chính quyền được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh chiếm lại[12].

Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng lần lượt tiếp quản Ninh Hòa, Nha TrangCam Ranh. Việc chuyển giao chính quyền diễn ra trong hòa bình vì hầu hết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã rút hết về phòng tuyến Phan Rang. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới hợp nhất hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Thị xã Cam Ranh vào ngày 29 tháng 10 năm 1975 thành tỉnh Phú Khánh[16]. Vào năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp thành thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh nhập lại vào huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa trở thành huyện Cam Ranh.

Quốc hội quyết định sáp nhập huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Đồng Nai) vào tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh. Năm 2007, Chính phủ cắt một số xã của thị xã Cam Ranh và huyện Diên Khánh để thành lập huyện Cam Lâm[17], đồng thời chia huyện Trường Sa thành ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn[17].Ngày 26 tháng 10 năm 2010 Chính phủ ban hành nghị quyết số 41/NQ-CP thành lập thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hóa trên cơ sở toàn bộ 119.777 ha diện tích tự nhiên và 233.558 nhân khẩu của huyện Ninh Hòa cũ. [18]
7/ DAKLAK

Môi trường này đã tạo nên trường ca Đam San, Xinh Nhã dài hàng nghìn câu truyền miệng từ bao đời nay, làm ra con chữ riêng cho người Ê Đê, người M'Nông; làm nên đàn đá, đàn T'rưng, đàn K'lông pút độc đáo và làm nên biệt tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của người Buôn Đôn đứng đầu Đông Nam Á. Vua voi (N'Thu K'nul, trong 110 năm của đời mình đã săn bắt và thuần dưỡng được hơn 170 con voi rừng, trong đó có con Bạch Tượng tặng vua Xiêm và R'Leo K'Nul người kế tục cũng bắt được hơn 100 con voi có 1 con Bạch tượng tặng vua Bảo Đại.

Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân" hoặc các bến nước của các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, một nét văn hoá rất đặc trưng của vùng đất này và ấn tượng với du khách bằng những sản phẩm gia dụng như bàn, ghế và cả thuyền độc mộc đẻo từ những cây rừng lớn nguyên vẹn...

Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêngLễ hội cà phê đã được nhà nước công nhận và tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống.
8/ PHÚ YÊN

Từ năm 1570, Nguyễn Hoàng là trấn thủ vùng Thuận HóaQuảng Nam của Đại Việt. Năm 1578 ông sai tướng dưới quyền Lương Hữu Chánh tấn công vào thành Hồ, là thủ phủ của Chăm Pa tại vùng Ayaru (Phú Yến), thành Hồ bị thất thủ, từ đó vùng đất Ayaru là nơi tranh chấp thường xuyên giữa người Việtngười Chăm. Theo chính sách của chúa Nguyễn ông đã chiêu tập và đưa lưu dân từ các vùng Thanh-Nghệ, Thuận-Quảng vào đây để khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp.

Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Aryaru, Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng đã sát nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miến đất trù phú, thanh bình trong tương lai.

Tới năm 1629, Văn Phong chống lại chính quyền Đàng Trong, lúc này Nguyễn Hoàng đã chết, người nối nghiệp là Nguyễn Phúc Nguyên đã sai tướng Nguyễn Phúc Vinh vào đánh dẹp. Sau khi đánh bại được Văn Phong, Phúc Vinh được giao cai quản đất Phú Yên

Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơnnhà Nguyễn; nơi Nguyễn Huệ, vào tháng 7 năm 1775, đã đánh bại 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên TrấnLong Hồ) của Tống Phước Hiệp.

Năm 1976, Phú Yên nằm trong địa phận tỉnh Phú Khánh.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay.
9/ GIA LAI

Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; quê hương của anh hùng Núp; các địa danh Pleime, Che reo...

Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em nhà họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng núi rừng An Khê, Kbang của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo này, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai.
Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Bahnar, Jrai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Ngày 14-6-1991 quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ VH- TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòn đá Ông Nhạc, Vườn mít- Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền- nền nhà ông Nhạc.


MIỀN TRUNG

1/ BÌNH ĐỊNH

Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ 18 với tên tuổi của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ; là quê hương của các danh nhân như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân,Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường Phát. Bình Định còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển... cùng với các lễ hội như: lễ hội Đống Đa, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi...

Thành phố Quy Nhơn có trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung (tư thục), Cao Đẳng Bình Định (trước kia là Cao Đẳng sư phạm Bình Định), Cao Đẳng Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế Bình Định hàng năm đào tạo hàng ngàn sinh viên khoa học kỹ thuật cho tỉnh và khu vực miền trung Tây Nguyên.
2/ QUẢNG BÌNH

Năm 1069, Lý Thánh Tông - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069

Đời Lê Trung Hưng có tên là Tiên Bình. Năm 1604 đổi tên là Quảng Bình.

Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình thành 3 dinh: dinh Bố Chính (trước là dinh Ngói), dinh Mười (hay dinh Lưu Đồn), dinh Quảng Bình (hay dinh Trạm).

Tỉnh được thành lập năm 1831, đặt phủ Quảng Ninh, sau đặt thêm phủ Quảng Trạch.

Năm 1976 ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên, đến năm 1990 lại tách ra như cũ.
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2003. Động Phong Nha là một động đẹp có sông ngầm và có 7 cái nhất: (1) Hang nước dài nhất; (2) Cửa hang cao và rộng nhất; (3) Bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; (4) Hồ ngầm đẹp nhất; (5) Thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất; (6) Dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; (7) Hang khô rộng và đẹp nhất.
3/ ĐÀ NẴNG


  • Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố [9].

  • Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.

  • Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại.


4/ QUẢNG TRỊ

Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Quảng Trị là một trong những mảnh đất anh hùng, là vùng chiến sự cực kỳ ác liệt. Số lượng bom đạn Mỹ dội xuống vùng đất này trong chiến tranh tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima - Nhật Bản năm 1945. Những địa danh như Khe Sanh, Ái Tử, Tà Cơn, Cam Lộ, Lao Bảo, Hướng Hóa, Đông Hà… được nhắc liên tục trong các bản tin chiến sự với sự thiệt hại nặng nề của Mỹ. Bởi thế, DMZ (viết tắt tiếng Anh của từ khu phi quân sự) lâu nay là một điểm du lịch được ưu tiên hàng đầu của du khách quốc tế khi đến miền Trung.

Khe Sanh cách thị xã Đông Hà 60km, là một địa danh ngời sáng trong lịch sử Việt Nam . Đây là một thung lũng ngang, dọc mỗi chiều khoảng 10km, bốn bề là rừng núi trùng điệp. Về địa hình, Khe Sanh rất giống Điện Biên Phủ. Trong chiến tranh, Khe Sanh là một cứ điểm quan trọng bậc nhất, một tuyến phòng thủ được coi là bất khả xâm phạm của quân đội Mỹ những năm 1966 - 1967.

Tổng thống Mỹ Johnson đã từng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ ký cam kết bằng máu quyết tâm giữ Khe Sanh bằng mọi giá, không để xảy ra một “Điện Biên Phủ mới”. Nhưng đến ngày 9/7/1968 , sau những trận chiến khốc liệt “đường 9 - Khe Sanh”, cờ giải phóng đã tung bay trên cứ điểm Tà Cơn, Khe Sanh được giải phóng. Chiến thắng Khe Sanh đã làm cho “uy tín của nước Mỹ suy sụp”.

Ngay trên sân bay Tà Cơn ngày xưa, bây giờ là khu lưu niệm chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh. Ở đây còn lưu giữ xác những chiếc máy bay, xe tăng, bom, súng, đạn mà quân đội Mỹ bỏ lại sau khi thất thủ, trong đó có cả “cây nhiệt đới” - một thiết bị cực kỳ tối tân hồi ấy. Người ta còn dựng lại những công sự của quân đội Mỹ, cũng như sưu tầm rất nhiều vật dụng cá nhân của binh lính Mỹ…
-
6/ HÀ TĨNH


  • Ngã ba đồng lộc

Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Hồi 17h ngày 24-7-1968, Tiểu đội 4 thanh niên xung phong gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22 được lệnh ra Ngã ba Đồng Lộc san lấp hố bom và sửa chữa đường để cho xe vượt qua đoạn đường độc đạo này. Bỗng một tốp máy bay phản lực bất thình lình quay lại sau một vài giây và ào ạt trút bom. Sau trận oanh tạc, chỉ còn một hố bom sâu hoắm. Không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái đã hy sinh. Ngày 7-6-1972, các chị đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ gồm: Võ Thị Tần, 22 tuổi, tiểu đội trưởng; Hồ Thị Cúc, 21 tuổi, tiểu đội phó cùng 8 chiến sỹ: Võ Thị Hợi, 20 tuổi; Nguyễn Thị Xuân, 20 tuổi; Dương Thị Xuân, 19 tuổi; Trần Thị Rạng 19 tuổi; Hà Thị Xanh,18 tuổi; Nguyễn Thị Nhỏ, 19 tuổi; Võ Thị Hạ, 19 tuổi; Trần Thị Hường, 17 tuổi

  • Du lịch

Hà Tĩnh là một vùng đất nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng lại được coi là nơi "địa linh nhân kiệt" [7], [8]. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và anh hùng [9].

Phía đông Hồng Lĩnhlàng Tiên Điền của đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều.



MIỀN BẮC
1/ NGHỆAN







- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An lập đại bản doanh ở đây 4 năm.

- Cuối năm 1788, Nguyễn Huệ trên đường hành quân cấp tốc ra Bắc để đánh đuổi 29 vạn quân Thanh sang xâm chiếm nước ta, ông đã dừng lại ở Nghệ An tuyển thêm 5 vạn quân sĩ. Những tân binh này được tổ chức thành cánh Trung quân, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đã hăng hái thần tốc tiến ra Thăng Long, góp phần làm nên chiến công vang dội ở Ngọc Hồi, Đống Đa giữa tết năm Kỷ Dậu (1789).

- Đầu thế kỷ XX xuất hiện Phan Bội Châu, một con người đầy nhiệt huyết yêu nước, đã bôn ba hải ngoại, với khát vọng tiếp thu cái hay, cái mới, hy vọng cứu nước thắng lợi.

Nghệ An là nơi ghi dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong cả nước. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, Nghệ An là quê hương của các phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Tất cả cho miền Nam ruột thịt”.v.v... để góp phần mình cùng cả nước đi đến toàn thắng mùa xuân năm 1975.

- Nghệ An có truyền thống hiếu học, có nhiều dòng họ, nhiều làng học nổi tiếng, là cái nôi sản sinh cho đất nước nhiều danh tướng, lương thần, nhiều nhà khoa học, nhà văn hoá có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Chỉ riêng làng Quỳnh Đôi, dưới thời phong kiến đã có 13 người đậu đại khoa (Phó bảng trở lên), còn cử nhân dưới triều Nguyễn (1807 - 1918) đã có 47 người. Khoa thi Hương Tân Mão (1891), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, thì huyện Nam Đàn đã có 6 người đậu; khoa thi năm Giáp Ngọ (1894), trường Nghệ lấy đậu 20 cử nhân, Nam Đàn có 8 người đậu; khoa thi hội năm Tân Sửu (1901), cả nước có 22 người đậu tiến sĩ và Phó bảng thì Nam Đàn có 3 người là tiến sĩ Nguyễn Đình Điển, Phó bảng Nguyễn Xuân Thưởng và Nguyễn Sinh Sắc.

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hóa thế giới và anh hùng giải phóng dân tộc.



2/ THANH HÓA

Các dấu vết của người nguyên thuỷ - người vượn sớm nhất ở Việt Nam, lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 tại núi Ðọ, Thanh Hoá. Do đặc trưng điển hình của hệ thống di tích này, các nhà khảo cổ học cho rằng đã tồn tại một nền văn hoá sơ kì thời đại đồ đá cũ: Văn hoá núi Ðọ. Văn hoá núi Ðọ bao gồm một hệ thống các di tích sơ kì thời đại đồ đá cũ được phát hiện ở Thanh Hoá: Núi Ðọ, núi Nuông, Quan Yên I, núi Nổ.


3/ HẢI PHÒNG - Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Vị trí: Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng.

Đặc điểm: Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông.

Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.Ngày nay khu di tích đã được xây dựng khang trang, trở thành điểm du lịch văn hóa lớn của khu vực, là nơi tổ chức các lễ hội lớn kỷ niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.


4/ QUẢNG NINH

  • Bãi cọc Bạch Đằng




Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Ðã được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử (số191 VH/QÐ ngày 22 tháng 3 năm 1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Ðằng. Bãi cọc Bạch Ðằng tồn tại cùng thời gian là nhân chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ XIII. Vào thế kỷ XIII, sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nam bị thất bại thảm hại (1258, 1285) năm 1288 quân Nguyên Mông quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đuờng bộ và đường thuỷ.

  • Thắng cảnh

Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

5/ SƠN LA

Sơn La Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908, trên đồi Khau Cả, thị xã Sơn La. Chỉ tính riêng từ năm 1930 đến năm 1945, thực dân Pháp đã giam cầm, đầy ải 1.007 lượt chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước. Chúng muốn biến nơi đây thành một địa ngục trần gian, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Nhưng, chính tại nơi này, hơn bao giờ hết, khí tiết của người chiến sĩ cộng sản đã tỏa sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng. Nơi đây trở thành một trường học cách mạng, rèn luyện và bổ sung cán bộ lãnh đạo cho Ðảng, cho cách mạng Việt Nam ở cả ba miền: bắc, trung, nam, như các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Tùng...


6/ HÀ NỘI

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn độc lập vào thời

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập vào cuối tháng 8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng. Trong cuộc họp này, Thường vụ quyết định một số chủ trương đối nội và đối ngoại trong tình hình mới, về việc sớm công bố danh sách thành viên Chính phủ lâm thời. Ngày 30/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo. Ngày 31/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ sung một số điểm vào dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trong cuộc mít tinh trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, tại vườn hoa Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

  • Chùa Diên Hựu là tên gọi khác của ngôi chùa

Chùa Một Cột Chùa Một Cột có tên chữ là Diên Hựu (phúc lành dài lâu) được xây dựng vào năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Tương truyền khi ấy vua Lý Thái Tông đã cao tuổi mà chưa có con trai nên nhà vua thường đến các chùa để cầu tự. Một đêm ông chiêm bao thấy Đức Phật Quan Âm hiện lên đài hoa sen ở một hồ nước hình vuông phía tây thành Thăng Long, tay bế đứa con trai trao cho nhà vua. Ít lâu sau hoàng hậu sinh con trai. Nhà vua cho dựng chùa Một Cột có dáng dấp như đã thấy trong giấc mơ để thờ Phật Quan Âm.
7/ LẠNG SƠN

  • Chùa Tam Thanh

nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng.

Chùa Tam Thanh có một tượng phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại , uyển chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề




  • Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nằm trên đường 1A Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới Việt - Trung 60km.
Tại Ải Chi Lăng này, năm 981 Lê Hoàn đã phá quân Tống giết chết bọn tướng cầm đầu. Năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn đánh 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu. Năm 1285, Nguyễn Địa Lê đã giết chết tên việt gian Trần Kiệm trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai. Năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chém Liễu Thăng, tóm cổ Hoàng Phúc, giết 10 vạn quân Minh, đập tan ý đồ xâm l­ược của chúng.

8/ ĐIỆN BIÊN

  • Tên gọi Điện Biên

Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.

  • Chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Trận đánh diễn ra trong 55 ngày đêm vì quân Việt Minh có khó khăn trong hậu cần nên không thể tiến công liên tục mà chia thành các đợt tiến công. Sau mỗi đợt lại tổ chức lại quân số, bổ sung hậu cần.

- Đợt 1 từ 13 tháng 3 đến 17 tháng 3, Quân Việt Minh tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. 17 giờ 5 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, trận đánh bắt đầu là cụm cứ điểm Him Lam (Béatrice) và sau một đêm đã chiếm xong cụm cứ điểm này; sau đó đến 17 tháng 3 Việt Minh lần lượt mỗi ngày diệt một cứ điểm: đồi Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie 1, 2) và toàn bộ phân khu Bắc..

- Đợt 2 từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4, Việt Minh đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dẫy điểm cao quan trọng phía đông. Tại đây hai bên đánh nhau giành đi giật lại các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi A1 (Eliane 2), C1 (Eliane 1), D1 (Dominique 2),

- Đợt 3 từ 1 tháng 5 đến 7 tháng 5, Việt Minh đánh dứt điểm dẫy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, bộ đội công binh Việt Nam đã đào một hầm ngầm phía dưới và cho nổ 1 tấn thuốc nổ hất tung hệ thống hầm ngầm cố thủ cuối cùng. Đến sáng ngày 7 tháng 5 các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại, Quân đội Nhân dân Việt Nam tổng tiến công trên khắp các mặt trận quân Pháp đã sức tàn lực kiệt quyết định đầu hàng, Quân đội Nhân dân Việt nam bắt Thiếu tướng chỉ huy Christian de Castries và toàn ban tham mưu tập đoàn cứ điểm.


Ngày 7/5/1954 tỉnh Điện Biên đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được coi là "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu", chấm dứt 80 năm nô lệ dưới ách thực dân phong kiến.

9/ YÊN BÁI

Khởi nghĩa Yên Bái là một cuộc tổng nổi dậy bằng vũ trang, nhằm đánh chiếm một số tỉnh và thành phố trọng yếu của miền Bắc Việt Nam vào ngày 10 tháng 2 năm 1930, do Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tổ chức và lãnh đạo. Mục đích của cuộc nổi dậy là lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp để xây dựng một nước Việt Nam theo chính thể cộng hòa. [2] Tỉnh lỵ Yên Bái chỉ là một trong những mục tiêu của cuộc tổng tấn công của VNQDĐ vào quân đội và chính quyền thuộc địa. Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại, đảng viên của VNQDĐ bị truy nã, giam cầm, và hành hình. Các lãnh tụ Nguyễn Thái HọcPhó Đức Chính bị Pháp áp giải từ Hà Nội lên Yên Bái chặt đầu cùng với 11 đồng chí sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930. Những cái chết hào hùng ấy khiến địa danh Yên Bái mặc nhiên gắn liền với cuộc tổng nổi dậy, và từ đó lịch sử Việt Nam mệnh danh sự kiện này là cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái hay Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái.

tối ngày 9 tháng 2 năm 1930, ngay khi có kèn hiệu tắt đèn ở trại lính, lực lượng nổi dậy đã đột nhập và hội với lực lượng binh lính nổi dậy bên trong. Quân khởi nghĩa chia làm mũi đánh vào khu nhà ở của sĩ quan, đồn Cao và đồn Dưới với mục tiêu là giết chỉ huy người Pháp và chiếm trại. Đúng 1 giờ sáng 10 tháng 2 thì lực lượng khởi nghĩa đồng loạt hành động. Các viên chỉ huy Phápquan ba Jourdan, quan một Robert, quản Cunéo, đội Chevalier, sĩ quan Damour, Bouhier bị giết. Một số chi huy người Pháp khác bị thương nặng.

Sau khi tiêu diệt các sĩ quan Pháp, lược lượng nổi dậy chiếm kho vũ khí, chiếm nhà ga và cơ quan trong tỉnh.

Viên chỉ huy cao nhất của quân Pháp là trung tá Tacon đã chốt chặt ở đồn Cao và đánh trả lực lượng tấn công. Quân nổi dậy dần rơi vào bất lợi do chỉ có ít lính khố đỏ theo còn lính khố xanh không những không theo như đã hứa mà còn chống lại.

Đến 7 giờ sáng ngày 10 tháng 2, Tacon chỉ huy quân phản công và chiếm được lại toàn bộ trại lính, bắt giữ 4 cai và 22 lính khố đỏ cùng 25 nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã thất bại vào sáng 10 tháng 2 năm 193


10/ HÀ GIANG

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông LôThành phố Hà Giang. Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Một số danh thắng du lịch Hang Phương Thiện: Hang Chui: Động TiênSuối Tiên: Động Én, Thung lũng Quản Bạ, Núi đá Mèo Vạc, đèo Mã Pí Lèng


- Đặc biệt là Đồng Văn - "Cổng Trời. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cuối mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon quả ngọt: đào, mận, , táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế... Đồng Văn còn nổi riếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu...

  • Thành phố Hà Giang: Thành phố Hà Giang là một thành phố đẹp nằm trong một thung lũng, bốn bên là núi, có dòng sông Lô chảy qua thành phố. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Thành phố có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thành phố, nơi đây đã tìm thấy hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng văn hóa sớm nhất của Việt Nam.


11/ Cao Bằng - Di tích Pắc Bó










  • Vị trí: Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Tx. Cao Bằng 55km về phía bắc.

  • Ý nghĩa Lịch Sử

Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.

Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Các di tích ở khu này gồm có:

- Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó

- Suối Lê-nin, núi Các Mác.

- Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương.

Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới.

Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới Việt Trung - cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương.



Thăm khu di tích lịch sử này, du khách hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để rồi trong ký ức họ sống mãi những vần thơ lạc quan cách mạng của Người:

"Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Каталог: upload -> QD5
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
QD5 -> Trong lịch sử của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là nhà nước nào?
QD5 -> BÁo cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Quận 5 Quý III năm 2010
QD5 -> LUẬn bàn câu hỏi trắc nghiệm cuộc thi tìm hiểU “THĂng long – HÀ NỘi nghìn năm văn hiến và anh hùNG”

tải về 126.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương