NỘi dung ôn tập thi học kỳ II lịch sử khốI 7



tải về 23.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích23.44 Kb.
#7598
NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ II

LỊCH SỬ KHỐI 7

(Năm học: 2011-2012)
Câu 1: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của lê Lợi ?

- : Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh và vượt qua bao khó khăn gian khổ, mặc dù quân Minh mạnh hơn ta nhưng không thể tiêu diệt được nghĩa quân mà chúng buộc phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là để thực hiện âm mưu dụ hòa mua chuộc Lê Lợi, làm mất ý chí chiến đấu chiến đấu của nghịa quân Lam Sơn.

Câu 2: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối 1426 ?

  • Cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiều tỉnh ủng hộ về mọi mặt. Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như:

      • Bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên – Nam Định) bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy.

      • Cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xin đẹp, hát hay thường được mời đến mua vui cho giặc, đêm đến, sau những buổi ca hát, tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi, cô cùng trai làng bí mật khiêng quẳng xuống sông.

Câu 3: Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?

  • Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.

  • Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

  • Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn và sáng tạo của bộ tham mưu.

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử gì ?

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Minh.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh .

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ cho nhân dân ta.

- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê Sơ.

Câu 5: Em thử trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp ?


  • Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

      • Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp chủ yếu làm cho bộ máy nhà nước ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ.Vua Lê Thái Tổ và vua Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên.

      • Vua Lê Thánh Tông là người soan thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến VN.

Câu 6: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ ?

  • Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng, nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển: thực hiện phép quân điền, cấm mổ giết trâu, bò, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt, khai phá vùng đất ven biển…

  • Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công cổ truyền, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

  • Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và ngoài nước.

Câu 7: Em biết gì về vua Lê Thánh Tông?

  • Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7 năm nhâm Tuất (28- 8-1442), con thứ tư của vua Lê Thái Tông và mẹ là Lê Thị Ngọc Giao. Năm 1445, ông được phong là Bình Nguyên Vương. Năm 1460, được lên ngôi vua khi 18 tuổi.

  • Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở TK XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.



Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI ?

-Vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ tranh giành quyền lực, đời sống nhân dân cực khổ, dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.



=> Đó là những nguyên nhân làm bùng nổ các của các cuộc khởi nghĩa.

Câu 9: Em hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài ?

  • Chiến tranh Nam – Bắc triều (1527- 1592) là một cuộc hỗn chiến tàn khóc nhằm tiêu diệt lẫn nhau giữa hai tập đoàn phong kiến . -> Nhân dân phiêu bạc khắp nơi, chết đói nhiều. Hàng vạn người bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính, đi phu. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, đồng ruộng bỏ hoang, dịch tể phát sinh…  Đời sống nhân dân cơ cực.

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Câu 10: Tại sao trong thế kỷ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị ?

  • Trong thế kỷ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị bở vì : do sự phát triển công thương nghiệp đã tạo điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh kỳ (Thăng Long) ngày càng phồn vinh.

Câu 11: Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài ?

  • Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức, cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Câu 12: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu ?

  • Dưới chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, cuộc sống của nhân dân gày càng cơ cực. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.

  • Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu “lấy của người nghèo giàu chia cho người nghèo”hợp với lòng dân, đáp ứng được nguyện vọng của dân nghèo.

Câu 13: Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng ntn ?

  • Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

  • Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Câu 14: Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì ?

  • Trước lực lượng kẻ thù ngoại xâm mạnh, muốn chống lại phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, phải có người chính danh vị mới kêu gọi được cả nước đánh giặc. Được quần chúng nhân dân ủng hộ, ngày 21.12.1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Quang Trung.

  • Việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế chứng tỏ nước Nam đã có chủ.

Câu 15: Kể tên 3 địa danh gắn liền với sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm1945 đến năm 1975 trong Quận Gò Vấp?

  • Chợ Gò Vấp, Chợ Thông Tây Hội, Rạp hát lạc Xuân.

  • Cầu hang dưới, cầu cụt, cầu bến phân.


CHÚC EM CÁC EM HỌC TỐT

tải về 23.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương