NỘi dung I. ĐẠi cưƠng về tiểu cầu nguồn gốc phân bố và hình dạng tiểu cầu



tải về 292.72 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích292.72 Kb.
#32162
  1   2   3   4   5   6   7


NỘI DUNG

I . ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỂU CẦU

1. Nguồn gốc phân bố và hình dạng tiểu cầu :

Tuỷ xương là nơi sinh ra tiểu cầu, tiểu cầu là các mảnh nhỏ không nhân,tách ra từ các mẫu tiểu cầu,có hình dáng không nhất định (tròn, bầu dục, sao…) có đường kính khoảng 2-4 μm và có thể tích khoảng 5-7μm3 .tiểu cầu được tích điện (-) rất mạnh.

2/3 số lượng tiểu cầu được phân bố trong tuần hoàn, 1/3 trong lách.

Số lượng tiểu cầu ở người Việt Nam trưởng thành bình thường khoảng 150000-400000 /mm3.



2. Cấu trúc tiểu cầu :

Các tiểu cầu lưu hành trong máu ngoại vi có một cấu trúc siêu phức tạp gồm hệ thống màng, khung tế bào, vi quản và vi sợi.

Màng tiểu cầu có ba lớp, có nhiều lõm rất sâu vào bên trong làm tăng diện tích tiếp xúc của tiểu cầu và làm cho tiểu cầu có tính chất xốp.

Bào tương của tiểu cầu có rất nhiều hạt được chia làm 3 nhóm:hạt sẫm,hạt α và túi lysosome với các thành phần chứa trong các hạt đó:

+ Hạt sẫm: gồm các thành phần sau


  • ADP, ATP, GDP, GTP.

  • Serotonin

  • Histamin

  • Calci

  • Magie

  • Pyrophosphat

+ Túi lysosome: Gồm các thành phần sau

  • Galactosidease

  • Fucosidase

  • Hexosaminidase

+ Thành phần hạt α :

Các protein dính

Các chất điều biến phát triển

  • Các yếu tố phát triển nguồn gốc từ biểu cầu

  • Peptid hoạt hoá tổ chức liên kết

  • Yếu tố 4 tiểu cầu

  • Thrombospondin

Các yếu tố đông máu

  • Yếu tố V

  • Kininogen trong lượng phân tử cao

  • Chất ức chế C1

  • Fibrinogen

  • Yếu tố XI

  • Protein S

  • Chất ức chế yếu tố hoạt hoá plasminogen

Bao bọc xung quanh tiểu cầu có lớp “ khí quyển quanh Tiểu cầu”. Đó là một lớp các thành phần của huyết tương được tiểu cầu hút lên trên bề mặt.Chính lớp này có vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu.Vậy nếu rửa tiểu cầu thì lớp khí quyển quanh tiểu cầu sẽ bị trôi đi dẫn đến chức năng tiểu cầu bị suy giảm.

3. Các yếu tố của tiểu cầu :

Hiện nay người ta đã phát hiện một số yếu tố sau :

- Yếu tố 1: Là yếu tố có thể thay thế cho AC-globulin huyết tương để hoạt hoá prothrombin thành thrombin được Ware và cộng sự phát hiện năm 1948.2

- Yếu tố 2 : Là yếu tố có tác dụng rút ngắn thời gian đông của Fibrinogen dưới tác dụng của thrombin .

- Yếu tố 3 : Bản chất là lipoprotein được tổng hợp bởi tiểu cầu,chủ yếu là ở phần hạt, có thể là hạt tự do hoặc hạt dính vào màng.Yếu tố 3 tiểu cầu rất cần thiết để hình thành thromboplastin ngoại sinh bằng cách tương tác với các yếu tố chống hemophilia. Và để rồi xúc tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.

- Yếu tố 4 : Còn gọi là yếu tố chống heparin, bản chất là một glycoprotein.Yếu tố 4 có tác dụng trung hoà hoạt tính chống đông của heparin.

- Yếu tố 5 : Là một yếu tố có khả năng làm đông máu, có lẽ tác dụng tương tự fibrinogen.

- Yếu tố 6 : Còn gọi là yếu tố chống tiêu sợi huyết .

- Yếu tố 7 : Là đồng yếu tố với thromboplastin vì nó có khả năng chuyển prothrombin thành thrombin khi có một nồng độ thấp thromboplastin tổ chức, ion calci hay yếu tố 5.

- Yếu tố 8 : Là yếu tố chống thromboplastin của tiểu cầu . Trong đó hoạt tính chống đông có liên quan đến phosphatidincerin.

- Yếu tố 9 : Là yếu tố co rút giống như thrombostherin tạo điều kiện cho sự co cục máu tốt hơn.

- Yếu tố 10 : Là serotonin không phải do tiểu cầu tạo ra mà do tiểu cầu hấp thu được từ đường tiêu hoá. Serotonin có tác dụng gây co mạch do kích thích cơ trơn.

- Yếu tố 11 : Là thromboplastin của tiểu cầu .

- Yếu tố 12 : Chính là yếu tố XIII của huyết tương, là yếu tố ổn định sợi huyết do chính tiểu cầu hấp thu lên bề mặt của nó.

- Yếu tố 13 : Là ADP.

4. Đặc tính chính của tiểu cầu :

4.1. Khả năng hấp thụ và vận chuyển các chất: Do tiểu cầu có khả năng hấp thụ được các chất trong huyết tương và các tế bào của tổ chức khác trong quá trình tiếp xúc của mình để tạo ra một lớp khí quyển quanh tiểu cầu. Nhờ đó mà các chất thiết yếu cho quá trình cầm máu và đông máu được lưu hành đến những nơi cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.Ví dụ: Tiểu cầu có khả năng hấp thu adrenalin, noradrenalin và các yếu tố đông máu trong huyết tương.

4.2. Khả năng kết dính của tiểu cầu :

Tiểu cầu có khả năng dãn ra và dính vào một số bề mặt.Trong in-vitro thì tiểu cầu không dính vào lớp tế bào nội mạc nhưng lại có thể dính rất nhanh với tổ chức dưới nội mạc, đặc biệt là với collagen.

Hiện tượng dính của tiểu cầu xảy ra còn có sự tham gia của một số yếu tố nữa: ion calci, các Yếu tố huyết tương,yếu tố von-willebrand.

Riêng sự dính với collagen còn có những đặc thù riêng như xảy ra tức khắc, không cần sự có mặt của ion calci, có vai trò quan trọng của yếu tố von-willebrand…

Dính là sự khởi đầu cho sự bài tiết phóng thích các chất hoạt động , là hiện tượng vật lý do lực hút tĩnh điện giữa tiểu cầu với cơ chất. Hiện tượng dính tăng lên sau mổ, sau một sự phá huỷ tổ chức.

Các chất ức chế sự dính bám của tiểu cầu là Promethazin, cocain, guinin, aspirin…

4.3. Khả năng gây ngưng tập tiểu cầu :

Tiểu cầu có khả năng kết dính lẫn nhau tạo nên các kết chụm tiểu cầu, gọi là hiện tượng ngưng tập tiểu cầu. Đây là một khả năng rất đặc biệt của tiểu cầu, thông qua hiện tượng này mà tiểu cầu thực hiện chức năng của mình.

Có nhiều chất có khả năng gây ngưng tập tiểu cầu như: ADP, thrombin, adrenalin, … các chất này gọi là “chất kích hoạt” tiểu cầu. Ngoài ra còn có một số chất khác như một số men hoà tan, phức hợp kháng nguyên kháng thể, một số các vi khuẩn và virus,….

Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu :



  • Có giả thiết cho rằng ADP gây ra ngưng tập tiểu cầu theo cơ chế: Bình thường các tiểu cầu không ngưng tập là phải có năng lượng,năng lượng được tạo ra do sự thoái hoá ATP thành ADP.Trong trường hợp có nhiều ADP(do đưa từ ngoài vào) thì phản ứng này bị ức chế,nên gây ra thiếu năng lượng dẫn đến tiểu cầu bị ngưng tập (sơ đồ 1.1).



Sơ đồ 1.1: Cơ chế gây ngưng tập tiểu cầu của ADP


ADP ngoại lai



ATPase


(-)

Adenylakinase


ADP


ATP

AMP

Phosphatase



Năng lượng


(-)

Tiểu cầu bị ngưng tập


Adenosin


Xâm nhập vào tiểu cầu và trở thành ATP

Chú thích: (-) ức chế, ngăn cản




  • Hiện nay nhiều tác giả đã chứng minh được vai trò của phospholipid màng mà cụ thể hơn là của acid arachidonic tham gia vào cơ chế ngưng tập tiểu cầu .Trong cơ chế này,ngưng tập tiểu cầu là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố kích tập với phospholipid màng và các men như:cyclo-oxygenase và thromboxan synthetase (sơ đồ 1.2)


Chú thích: (+) Thúc đẩy, xúc tác

(-) Ức chế


PHOSPHOLIPID





Phospholipase

ADP



Cyc – oxygenase

(của tiểu cầu và tế bào nội mạc)

ACID ARACHIDONIC



tải về 292.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương