NỘi dung hội nghị thực hiện phiếu thao tác mẫU



tải về 78.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích78.04 Kb.
#13871
NỘI DUNG

HỘI NGHỊ THỰC HIỆN PHIẾU THAO TÁC MẪU

I. Những vấn đề cần khắc phục sau khi triển khai phân cấp 1927/EVN

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt nam tại công văn số 1927/EVN-ĐQG-KTSX ngày 8/6/2012 về việc phân cấp quyền điều khiển quyền kiểm tra theo yêu cầu vận hành HTĐ Quốc gia, đến 01/12/2012, NGC đã phối hợp đã phối hợp chuyển giao quyền điều khiển tại tất cả các trạm 110kV theo đúng tinh thần chỉ đạo của EVN (riêng các đường dây 110kV liên lạc với Trung Quốc: 171 E22.1 Hà Giang – Mamaotiao, 172 E5.7 Móng Cái – Thâm Câu, 171 E20.2 Lào Cai – Hà Khẩu chưa bàn giao). Qua quá trình triển khai nhìn chung các đơn vị đã có phối hợp tốt, đảm bảo an toàn, nhưng có một số vướng mắc sau:



- Việc tập trung lệnh thao tác các thiết bị tại trạm 110kV, A1 và nhiều kế hoạch công tác cũng như xử lý sự cố diễn ra thường cùng một khoảng thời gian, nên thời gian chờ lệnh thao tác của A1 dài, dẫn đến việc giao thiết bị chậm, khôi phục cấp điện cho khách hàng muộn hơn so với kế hoạch.

- Do A1 chưa có sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị trạm, nên việc sắp xếp trình tự thao tác chưa phù hợp, nhân viên vận hành phải di chuyển nhiều trong quá trình thao tác, gây lãng phí thời gian.

- Trong văn bản phân cấp quyền điều khiển, quyền kiểm tra của EVN tại công văn số 1927/ EVN – KT ngày 08/6/2012 hay sơ đồ phân cấp của các trạm 110kV không nêu rõ thanh cái trung áp thuộc quyền điều khiển của Bx hay A1, chính vì vậy khi thao tác tách thanh cái một số Điều độ Bx không lệnh điều khiển, giao nhận thiết bị như: Công ty Điện lực Sơn La, Công ty Điện lực Hưng Yên.

- Các CNLĐ cao thế khu vực và PC đã tổ chức họp giao ban định kỳ tháng nhưng thường các PC họp giao ban định kỳ vào đầu tháng nên thống nhất kế hoạch tháng tiếp theo không kịp so với quy định tại Quy trình điều độ.

- Phần thao tác khôi phục cấp điện cho phụ tải (đóng máy cắt tổng trung áp), A1 ủy quyền cho trạm phối hợp cùng các Bx, khi nhân viên vận hành đề nghị duyệt lệnh đóng MC tổng thì kỹ sư điều hành A1 trả lời đã ủy quyền theo phiếu, dẫn tới một số nhân viên vận hành trạm còn lúng túng chưa biết cách thực hiện.

- Trong quá trình nhân viên vận hành trạm sao phiếu thao tác từ phiếu 01-PTT/BCN do A1 gửi sang phiếu 02-PTT/BCN để thực hiện thao tác, còn vướng mắc như: Nội dung thao tác đóng/cắt DCL hoặc dao nối đất thì trong phiếu thao tác mẫu 01 của A1 chỉ ghi Đóng DCL 331-1, khi nhân viên trực vận hành chép sang phiếu 02 có thêm động tác kiểm tra DCL 331-1 cắt tốt 3 pha thì A1 không duyệt (yêu cầu P7 cung cấp tên và ca trực của KS Điều hành A1 để rút kinh nghiệm).



II. Những vấn đề qua tâm trong hội nghị

Yêu cầu về nâng cao độ tin cậy cung cấp điện đối với khách hàng ngày càng cao, EVN nói chung và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã áp dụng, giao chỉ tiêu về các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI). Đối với lưới điện 110kV việc mất điện do sự cố hoặc cắt điện theo kế hoạch sẽ làm ảnh hưởng tới cấp điện cho khách hàng trên diện rộng, do đó cần khắc phục nhanh những vướng mắc nêu trên.

Căn cứ nội dung cuộc họp về thực hiện điều khiển, thao tác tại các trạm 110kV do EVN chủ trì ngày 11/3/2013, có yêu cầu về việc triển khai phiếu thao tác mẫu tại các TBA, trong thời gian chờ Quy trình Điều độ, quy trình thao tác, quy trình xử lý sự cố HTĐ Quốc gia mới được ban hành.

Cụ thể các vấn đề cần thảo luận:



  • Thống nhất ban hành phiếu thao tác mẫu:

+ Cách thức ban hành

+ Triển khai thực hiện

- Thực hiện phiếu mẫu 02/PTT- BCN trong các trường hợp bình thường.


  • Quy định rõ về phân cấp quyền điều khiển trên thiết bị 110kV

  • Triển khai thực hiện giao ban định kỳ giữa PC và Chi nhánh

  • Chương trình bồi huấn về PTT tại các TBA 110kV và Chi nhánh.

III. Phương án thực hiện.

1. Ban hành phiếu mẫu.

Để đảm bảo an toàn và giảm tải cho bộ phận viết phiếu thao tác của A1 cũng như giảm thời gian đọc, kiểm tra lại phiếu khi có thao tác, rút ngắn thời gian về các thủ tục thi hành phiếu thao tác, cho phép đơn vị quản lý vận hành lập sẵn các PTT mẫu (theo mẫu 02 – PTT/BCN).



a. Các căn cứ thực hiện

Việc ban hành phiếu thao tác mẫu được căn cứ theo quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia, số 16 /2007/QĐ-BCN ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, cụ thể tại các điều sau:

- Điều 4: Lệnh thao tác do người ra lệnh truyền trực tiếp cho người nhận lệnh bằng lời nói thông qua hệ thống thông tin liên lạc. Trường hợp đặc biệt, khi mất liên lạc có thể truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành trực ban trung gian tại các đơn vị khác. Trong trường hợp này, nhân viên nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ và có ghi âm, có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người nhận lệnh.

- Điều 8: Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người nhận lệnh mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh.


- Điều 10: Mọi thao tác đều phải được lập phiếu thao tác trước khi tiến hành thao tác trừ các trường hợp sau:

1. Xử lý sự cố. Trong trường hợp này nhân viên vận hành phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác xử lý sự cố vào sổ nhật ký vận hành;

2. Tại các cấp điều độ, thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 3 bước. Trong trường hợp này người ra lệnh phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác;

3. Thực hiện theo phiếu thao tác mẫu quy định tại Quy trình này. Trong trường hợp này, nhân viên vận hành phải kiểm tra phiếu thao tác mẫu phù hợp với sơ đồ kết lưới hiện tại.

- Điều 11: Lập và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch

            1. Tại cấp điều độ hệ thống điện quốc gia và cấp điều độ hệ thống điện miền: Phiếu thao tác do cán bộ phương thức lập; giám đốc hoặc phó giám đốc duyệt hoặc người được giám đốc uỷ quyền duyệt.
            5. Tại các trạm điện: Phiếu thao tác do người trực chính lập; trưởng hoặc phó trạm duyệt.

- Điều 12: Lập và duyệt phiếu thao tác đột xuất

            Tại nhà máy điện hoặc trạm điện: Phiếu thao tác do nhân viên vận hành trực tiếp thiết bị lập và nhân viên vận hành cấp trên phê duyệt.

- Điều 13: Đối với thao tác chỉ tiến hành trong phạm vi một trạm điện hoặc nhà máy điện, người ra lệnh có thể uỷ quyền cho người nhận lệnh viết phiếu thao tác và được người ra lệnh duyệt phiếu thao tác.

- Điều 14: Phiếu thao tác phải rõ ràng, không được sửa chữa tẩy xóa. Trong phiếu thao tác cần làm rõ phiếu được viết cho sơ đồ nối dây nào. Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong phiếu, nếu sơ đồ trong phiếu không đúng với sơ đồ thực tế phải viết lại phiếu thao tác khác phù hợp với sơ đồ thực tế. Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong phiếu thao tác để phù hợp với sơ đồ thực tế phải được sự đồng ý của người duyệt phiếu, phải được ghi vào mục "Các hiện tượng bất thường trong thao tác" và sổ nhật ký vận hành.

- Điều 16: Phiếu thao tác mẫu được lập cho những trường hợp sau:

  1. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành thanh cái;
  2. Thao tác dùng máy cắt vòng thay cho máy cắt đang vận hành và ngược lại;
  3. Thao tác tách ra hoặc đưa vào vận hành máy biến áp;
  4. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành các thiết bị bù;
  5. Thao tác tách hoặc đưa vào vận hành đường dây.

Phiếu thao tác do các cấp điều độ hoặc đơn vị quản lý vận hành thiết bị lập nhưng đều phải được người ra lệnh duyệt trước khi thao tác.

- Điều 17: Quan hệ trong thao tác giữa các nhân viên vận hành các cấp điều độ với nhân viên vận hành cấp dưới được quy định tại Quy trình Điều độ hệ thống điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 56/2001/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2001. Quan hệ trong thao tác giữa các nhân viên vận hành cùng một đơn vị tuân theo quy định của đơn vị đó.


- Điều 18: Trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải chú ý các nội dung sau:
            10. Người ra lệnh chịu trách nhiệm cuối cùng về phiếu thao tác, phải đọc kỹ phiếu thao tác, phát hiện những điểm không hợp lý và ký tên vào phiếu thao tác trước khi ra lệnh thao tác.

- Điều 33: Cho phép kiểm tra trạng thái máy cắt theo chỉ thị của đèn tín hiệu và của đồng hồ đo lường mà không cần kiểm tra chỉ thị trạng thái tại chỗ trong các trường hợp sau:
          1. Sau khi thao tác máy cắt, không thao tác dao cách ly hai phía của máy cắt này;
          2. Sau khi thao tác máy cắt, việc thao tác dao cách ly hai phía máy cắt được thực hiện bằng điều khiển từ xa (tại phòng điều khiển trung tâm);
          3. Thực hiện thao tác xa.

- Điều 40: Trình tự thao tác tách máy biến áp ra sửa chữa như sau:
  1. Kiểm tra trào lưu công suất, huy động nguồn hoặc thay đổi kết lưới thích hợp tránh quá tải các máy biến áp khác hoặc các đường dây liên quan;
          1. Chuyển nguồn tự dùng nếu nguồn điện tự dùng lấy qua máy biến áp đó;
          2. Khóa chế độ tự động điều chỉnh điện áp dưới tải (nếu có);
          3. Cắt máy cắt các phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự đã được quy định (cắt phía phụ tải trước, cắt phía nguồn sau);
          4. Kiểm tra máy biến áp không còn điện áp;
          5. Cắt các dao cách ly liên quan cần thiết phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp theo trình tự đã được quy định;
          6. Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);
          7. Đóng tiếp địa cố định phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;
          8. Đơn vị quản lý vận hành làm các biện pháp an toàn, treo biển báo theo Quy trình Kỹ thuật an toàn điện hiện hành;
          9. Bàn giao máy biến áp cho đơn vị công tác, đồng thời nhắc nhở, lưu ý thêm đơn vị công tác về an toàn.

- Điều 41: Trình tự thao tác đưa máy biến áp vào vận hành sau sửa chữa như sau:
  1. Đơn vị quản lý vận hành bàn giao máy biến áp đã kết thúc công tác, người và phương tiện sửa chữa đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, máy biến áp đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện;
          1. Cắt hết các tiếp địa cố định các phía của máy biến áp;
          2. Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của máy biến áp (nếu có);
          3. Kiểm tra hệ thống bảo vệ, hệ thống làm mát máy biến áp đã đưa vào vận hành;
          4. Đặt nấc phân áp ở vị trí thích hợp, tránh quá điện áp máy biến áp khi đóng điện;
          5. Đóng các dao cách ly liên quan phía hạ áp, trung áp, cao áp máy biến áp;
          6. Đóng máy cắt phía nguồn phóng điện máy biến áp, sau đó lần lượt đóng máy cắt các phía còn lại;
          7. Chuyển đổi nguồn tự dùng (nếu cần);
          8. Sau khi đưa máy biến áp vào vận hành, kiểm tra tình trạng vận hành của máy biến áp. Tùy theo chế độ vận hành có thể đưa chế độ tự động điều chỉnh nấc phân áp vào làm việc.

- Điều 42: Khi đóng hoặc cắt không tải máy biến áp có trung tính cách điện không hoàn toàn (có dao cách ly nối đất trung tính), cần lưu ý trước đó phải nối đất trung tính, không phụ thuộc có hay không có bảo vệ chống sét tại trung tính. Sau khi đóng điện máy biến áp, cần đưa trung tính của nó trở lại làm việc đúng với chế độ vận hành bình thường.

- Điều 53: Thao tác đưa thanh cái dự phòng vào vận hành phải lưu ý:


  1. Kiểm tra thanh cái dự phòng không có tiếp địa di động, cắt hết các tiếp địa cố định.
          1. Phải dùng máy cắt liên lạc thanh cái có rơ le bảo vệ để phóng thử thanh cái dự phòng. Nếu không có máy cắt liên lạc thanh cái, phải lựa chọn máy cắt của điểm đấu thích hợp để phóng điện vào thanh cái dự phòng. Trong trường hợp không lựa chọn được máy cắt để phóng thử thanh cái dự phòng thì phải kiểm tra cách điện thanh cái đó (có thể bằng mê gôm mét) trước khi dùng dao cách ly đóng điện thanh cái.

b. Trình thực hiện phiếu thao tác mẫu:

- Dựa vào các căn cứ trên, các thao tác có tính chất thao tác lặp lại nhiều lần như:

+ Tách toàn trạm để sửa chữa

+ Thao tác tách/hòa các máy biến áp vận hành song song

+ Chuyển đổi phương thức vận hành 110kV

+ Khôi phục trạm sau khi mất lưới…,



Trong phạm vi hội nghị, các phiếu thao tác mẫu sẽ được viết cho các thiết bị thuộc quyền điều khiển của A1, đối với các phiếu mẫu cho thiết bị thuộc quyền điều khiển của Bx, NGC sẽ có kiến nghị trong hội nghị truyền hình do NPC chủ trì.

b.1. Lập phiếu mẫu

- Phiếu thao tác mẫu được lập theo mẫu 02 – PTT/BCN.



b.1.1 Các chức danh trong phiếu:

- Đối với thao tác có kế hoạch

+ Người viết phiếu: là trực chính, kỹ thuật viên, nhân viên vận hành theo sự phân công từng (của) Chi nhánh. Những người này đã được huấn luyện kiểm tra đủ trình độ để viết PTT.

+ Người duyệt phiếu: trạm trưởng hoặc người được lãnh đạo Chi nhánh phân công duyệt.

+ Người ra lệnh: KSĐH A1 đương ca

+ Người nhận lệnh: Là trực chính đương ca

+ Người giám sát: Là trực chính đương ca

+ Người thao tác: Trực phụ, người được huấn luyện đảm bảo đủ trình độ để thực hiện thao tác theo quy trình tuỳ theo sự phân công của đơn vị.



- Đối với thao tác đột xuất

+ Người viết phiếu: Là trực chính đương ca.

+ Người duyệt phiếu: Là điều độ có quyền điều khiển đương ca.

+ Người ra lệnh: Là điều độ có quyền điều khiển đương ca.

Trường hợp thao tác đột xuất thuộc vào các mục được quy định tại điều 16 được dung phiếu thao tác mẫu.

+ Người nhận lệnh: Là trực chính đương ca

+ Người giám sát: Là trực chính đương ca

+ Người thao tác: Trực phụ, người được huấn luyện đảm bảo đủ trình độ để thực hiện thao tác theo quy trình tuỳ theo sự phân công của đơn vị.

b.1.2. Trình tự thao tác:

Người viết phiếu phải căn cứ sơ đồ phương thức vận hành thường xuyên của trạm, mặt bằng bố trí thiết bị trạm để lập trình tự thao tác trong phiếu đảm bảo tối ưu nhất (an toàn, đúng mục đích thao tác, di chuyển thao tác giữa các thiết bị ít nhất)



b.1.3. Các mục còn lại thực hiện theo đúng quy trình thao tác.

Sau khi các trạm lập phiếu thao tác mẫu, các trạm gửi về P7 – NGC để tổng hợp gửi A1 phê duyệt. Sau khi phê duyệt chính thức, A1 đóng dấu và scan gửi về cho các trạm các phiều thao tác mẫu theo mục đích thao tác.

Các PTT mẫu này phải được các trạm cập nhật thường xuyên phù hợp với sơ đồ nhất thứ và nhị thứ.

b.2 Thực hiện PTT 02 đối với trường hợp bình thường

Sau khi các cấp Điều độ gửi PTT tới trạm 110kV, trực ca sẽ sao sang phiếu 02 của đơn vị và thực hiện thao tác theo phiếu này.



+ Người viết phiếu: là trực chính, kỹ thuật viên, nhân viên vận hành theo sự phân công từng (của) Chi nhánh. Những người này đã được huấn luyện kiểm tra đủ trình độ để viết PTT.

+ Người duyệt phiếu: trạm trưởng hoặc người được lãnh đạo Chi nhánh phân công duyệt.

+ Người ra lệnh: KSĐH A1 đương ca

+ Người nhận lệnh: Là trực chính đương ca

+ Người giám sát: Là trực chính đương ca

+ Người thao tác: Trực phụ, người được huấn luyện đảm bảo đủ trình độ để thực hiện thao tác theo quy trình tuỳ theo sự phân công của đơn vị.



b.3. Cách thực hiện phiếu thao tác:

- Trực ca đương nhiệm kiểm tra phương thức vận hành đúng theo mục đích thao tác, đối chiếu sơ đồ thực tế thao tác đúng với PTT mẫu hoặc phiếu thao tác bình thường.

- Báo KSĐH A1 thực hiện thao tác trên thiết bị. KSĐH A1 căn cứ dữ liệu phiếu mẫu tại từng trạm đã được lưu tại A1, sơ đồ phương thức thực tế để lệnh thao tác.

- Khi đã xác nhận chính xác mục đich thao tác, sơ đồ phương thức vận hành thỏa mãn PTT 02 thì trực ca đương nhiệm không phải đọc lại lệnh thao tác cho KSĐH A1.



b.4. Chế độ báo cáo sau khi hoàn tất thao tác

- Đối với tách thiết bị thực hiện theo thứ tự:

+ Báo Bx tách phụ tải.

+ Hoàn thiện tách tải, xin A1 tách thiết bị theo phiếu mẫu

+ Sau khi thao tác xong báo lại A1, Bx, trực ban NGC

- Đối với các phiếu khôi phục thiết bị:

+ Trả thiết bị cho trực ban NGC để trả A1.

+ A1 lệnh khôi phục thiết bị thuộc quyền điều khiển

+ Báo Bx để khôi phục phụ tải

+ Sau khi thao tác xong báo lại Bx, A1, trực ban NGC


            2. Về phân cấp quyền điều khiển

Do việc thao tác các MC tổng trung áp có liên quan đến tiếp địa thanh cái nên nếu thanh cái thuộc quyền điều khiển của B:

+ Khi thao tác đóng điện vào thanh cái thì phải báo Bx để tách tiếp địa thanh cái sau đó báo A1 đóng MC tổng. Sau khi đóng MC tổng trực ca lại phải báo Bx để khôi phục phụ tải.

+ Khi tách thanh cái thuộc quyền điều khiển của B thì: sau khi tách phụ tải xong, báo A1 tách MC tổng, sau đó lại báo lại B để đóng tiếp địa thanh cái.

Do vậy để đảm bảo an toàn, nhanh chóng đề nghị phân cấp thanh cái thuộc quyền điều khiển của A1. các B sẽ tính toán điện áp trên thanh cái phù hợp và trực ca các trạm 110kV sẽ chủ động điều chỉnh nấc phân áp bộ OLTC để đảm bảo mức phân áp đó.



3. Triển khai bồi huấn tại các TBA và Chi nhánh

Các Chi nhánh căn cứ năng lực của các Trạm trưởng, nhân viên vận hành và phòng KTVH thực hiện chương trình bồi huấn về PTT và cách thức triển khai, cụ thể:

+ Văn phòng Chi nhánh: Có ít nhất 01 người có khả năng và được phân công duyệt PTT.

+ Các TBA: Trạm trưởng và ít nhất 01 người có khả năng và được phân công duyệt PTT, tất cả các trực ca đều viết được PTT.



IV. Một số phiếu thao tác mẫu áp dụng trong từng trường hợp cụ thể:

  • PTT tách trạm E16.1 Cao Bằng để sửa chữa và khôi phục trạm.

  • PPT tách MBA T1 TC C11, C12, trạm E27.8 ra khỏi vận hành để sửa chữa

  • PTT khôi phục MBA T1 TC C11, C12, trạm E27.8 sau sửa chữa

  • PTT tách MBA T1 TC C11, trạm E27.7 ra khỏi vận hành để sửa chữa

  • PTT khôi phục MBA T1 TC C11, trạm E27.7 sau sửa chữa

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

TT

Nội dung

Người thực hiện

Thời gian

1

Khai mạc hội nghị, nêu nội dung bàn luận

Ô. Đoàn văn Sâm . PGĐ

13h30 – 13h40

2

Trình bày dự thảo PTT

Ô. Nguyễn Văn Hạnh . TP. VH

13h40 – 14h10

3

Tham luận của P11

Ô. Nghiêm Thanh Quang . TP.TTAT

14h10 – 14h30

4

Phát biểu NPC




14h30 – 14h40

5

Phát biểu A1




14h40 – 14h50

6

Hội thảo chung




14h50 – 15h20

7

Giai lao




15h20 – 15h30

8

Tiếp tục thảo luận




15h30 – 16h45

9

Tổng kết hội nghị

Ô. Đoàn văn Sâm . PGĐ

16h45 – 17h00


tải về 78.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương