Nội dung 1 tvtk: Đề nghị xem lại giá trị Eref50 =80 +E03 là lớn. Đề nghị làm rõ giá trị ea =4,77E+06 giá trị này cần xem lại Đề nghị làm rõ giá trị ei=2,6E+04 giá trị này cần xem lại Nội dung 2



tải về 0.96 Mb.
Chuyển đổi dữ liệu16.03.2022
Kích0.96 Mb.
#51287
Y kien TVTK ve PBPTC cua Nha thau
IBS.SDNL

  1. Nội dung 1



TVTK:


- Đề nghị xem lại giá trị Eref50 =80 +E03 là lớn.

- Đề nghị làm rõ giá trị EA =4,77E+06 giá trị này cần xem lại

Đề nghị làm rõ giá trị EI=2,6E+04 giá trị này cần xem lại



  1. Nội dung 2

TVTK:


Hiện nay đối với việc tính toán tường vây nhiều tầng hầm cũng như đối với cọc vây đường kính nhỏ D300 trong TCVN 10304-2014 có đưa ra giá trị tính toán kể đến 2 điều kiện là bê tông đổ trong nước và kể đến không gian chặt hẹp (hệ số sẽ nhỏ hơn 0,8) Do đó việc áp dụng hệ số 0,8 như trên là chưa phù hợp và cần áp dụng hệ số cho đúng với khuyến nghị của tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho công trình.

  1. Nội dung 3

TVTK:


Đề nghị nhà thầu mô tả đúng trình tự thi công, theo như mô tả thì bước 2 và bước 3 không phù hợp. Theo chúng tôi quan điểm trình tự thi công đối với công trình phải như sau

- Bước 1: thi công cọc vây D300

- Bước 2: Thi công đào đến cốt -1,00m (so với cốt sân đường), tiến hành lắp đặt thi công hệ chống H1

- Bước 3: Thi công đào tiếp tục đến cốt đáy sàn hầm ( là -2,0 + (-0,25) =-2,25m so với cốt sân đường) hoặc cũng có thể đào đến cốt đáy dầm móng (là -2,0 + (-0,6) =-2,6m)=> tối đa đào cũng chỉ 2,6m. Lưu ý cốt mặt trên sàn hầm so với cốt sân đường chỉ là -2,0m=> Như vậy hố đào chủ yếu đào đất sâu 2,25m, trong khi trong mô hình tính toán plaxis nhà thầu đang tính đào sâu tới 3,65 là không đúng và làm bất lợi cho quá trình thi công. Theo quan điểm của TVTK với công trình tầng hầm không sâu như công trình, để tăng tính an toàn cần chấp nhận thi công thủ công, cục bộ các đài cọc, dầm móng và tiến hành quây riêng các đài thang máy và bể nước (như bước 4, 5 TVTK nêu bên dưới).



- Bước 4: Thi công đào cục bộ từng đài cọc, dầm móng (với trình tự thi công phân khu cách nhịp để đảm bảo chuyển vị là nhỏ nhất so với tính toán) xem tham khảo hình 1 bên dưới

- Bước 5: Thi công quây cừ + chống ngang các hố pít thang, với chiều sâu đào là khu bể để thi công các vị trí này xem tham khảo hình 1 bên dưới.




  1. Nội dung 4



TVTK: Đề nghị làm rõ: trong thuyết minh nhà thầu chỉ tính toán cho 2 mô hình cọc vây dài 6,0m và 8,0m cùng 1 vị trí bể nước? TVTK không thấy thuyết minh liên qua đến các vị trí còn lại : vị trí hầm thông thường (vị trí màu xanh ) và vị trí hố pit => Đề nghị làm rõ. Xem tham khảo hình 2 về việc định nghĩa rõ các mặt cắt tính toán tại các khu vực tương ứng.



Hình1 (việc thi công cách nhịp như vậy sẽ tăng tính an toàn và giảm chuyển vị )



Hình2 (các mặt cắt cần tính toán):



  • Màu xanh là vị trí mô hình tính toán với hố đào -2,25 đến -2,65m: phương án cọc vây hoặc cừ sâu tối thiểu 6,0m

  • Màu vàng là vị trí mô hình tính toán với hố đào sâu của hố pit: phương án cọc vây hoặc cừ sâu tối thiểu 8,0-9,0m

  • Màu vàng là vị trí mô hình tính toán với hố đào sâu của khu bể nước: phương án cọc vây hoặc cừ sâu tối thiểu 8,0-9,0m



  1. Nội dung 5

TVTK:


TVTK đang tạm giả thuyết kiểm tính dựa trên kết quả nội lực của nhà thầu, với các cọc vây có mô men từ plaxis M=141,07KNm quy đổi 56,4KNm => chúng tôi thấy hệ số an toàn quá sát ( ratio =0,96 như hình bên dưới giá trị này được bôi vàng; giá trị khuyến cáo để an toàn nên thiết kế < 0,85 )

Trong thuyết minh tính toán của nhà thầu cần kể đến 2 hệ số điều kiện thi công của bê tông trong nước và điều kiện thi công chặt hẹp như đã nêu ở mục số 2 (bên trên)

Giá trị Cường độ thép thiết kế Rs =356Mpa là giá trị trong tiêu chuẩn cũ và khôgn cập nhật theo tiêu chuẩn mới TCVN 5574-2018. Giá trị này phải la Rs =350 Mpa

Hình3 ( Bảng tính khả năng chịu uốn của cọc vây D300)



  1. Nội dung 6



TVTK: nhà thầu chưa đưa ra mô hình tính toán nội lực hệ giằng chống H300.
tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương