Nhịp cầu Việt Nam-Hungary + Viện sĩ Kornai János và cuốn sách mới xuất bản ở Việt Nam Nhìn sang nước bạn



tải về 201.87 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích201.87 Kb.
#18757
  1   2   3
Mục lục
Thông tin

+ Chúc mừng đồng chí Trần Đình Hoan

+ Hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary năm 2000-2001

+ Tin ngắn

+ Tin buồn

Nhịp cầu Việt Nam-Hungary

+ Viện sĩ Kornai János và cuốn sách mới xuất bản ở Việt Nam



Nhìn sang nước bạn

+ Budapest đang đổi thay

+ Hungary hội nhập EU

Hungary - Đất nước và con người

+ Hungary kỷ niệm 1000 năm thành lập nhà nước



Chính trị - Kinh tế

+ Vài nét về tình hình kinh tế hiện nay ở Hungary


Gia đình và xã hội


+ Tâm sự nước ngoài: ảo tưởng tình yêu

Văn hoá nghệ thuật

+ Giai thoại về nhạc sĩ Liszt Ferenc



Khoa học - Giáo dục

+ Chuyển đổi học vị khoa học ở Hungary



Văn học

+ Truyện Kiều song ngữ

+ Hai bài thơ của Petõfi

Đó đây

+ Lượm lặt trên báo chí hai nước

+ Các kỷ lục Guinness của Việt Nam và Hungary

Vui cười giải trí

+ Chuyện cười Hungary

+ Những bước đường công danh nhỏ mọn (tranh vui Hungary)

Chúc mừng đồng chí Trần Đình Hoan

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX, đồng chí Trần Đình Hoan, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary đã được bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Ngày 13-07-2001 đồng chí được cử làm Trưởng ban Tổ chức trung ương, và sau đó kiêm chức Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary xin kính chúc đồng chí Trần Đình Hoan thực hiện thành công trọng trách của mình.






Hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary



năm 2000-2001

* Buổi gặp mặt truyền thống hàng năm của Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary năm 2000 tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây ngày 26-8-2000 có 490 người tham dự, trong đó 30 khách mời, 420 người lớn (hội viên & gia đình) và 40 con, em nhỏ tuổi.


* Năm 2000 có 8 anh chị em, trong đó kể cả các bạn Hungary, đã làm thẻ hội viên; và 146 hội viên đã đóng hội phí 20.000 đồng/người tại buổi gặp mặt tại Công viên nước Hồ Tây.
* Tối ngày 26-8-2000 đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary gồm 5 thành viên do phó chủ tịch Cao Xuân Thông đẫn đầu, đã lên đường sang thăm hữu nghị Hungary theo lời mời của Hội Hữu nghị Hungary - Việt Nam trong thời gian 2 tuần.

Đoàn đã tham dự các hoạt động do Hội bạn và Đại sứ quán ta tổ chức nhân dịp Quốc khánh 2/9 tại Budapest và một số địa phương. Hai Hội đã có các buổi làm việc bàn về phương hướng phát triển các hoạt động chung và riêng nhằm góp phần giữ gìn và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Thay mặt Hội, Đoàn đã mời Hội bạn đang thăm hữu nghị Việt Nam vào thời gian thích hợp trong năm 2002. Bạn đã nhận lời.
* Tối 19-1-2001, được sự hỗ trợ của anh Nguyễn Thế Quang và anh Cao Xuân Thông, Ban Chấp hành đã tổ chức bữa cơm tất niên mừng Xuân Tân Tỵ. Đến dự có Chủ tịch Trần Đình Hoan, đại sứ Bohár Ernõ, đại diện Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Bộ Ngoại giao, cùng một số anh chị em Việt Nam và Hungary.

Buổi gặp mặt đã diễn ra trong không khí thân mật, đầm ấm, vui vẻ.


* Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã trao tặng bằng khen cho Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary tại cuộc họp lần thứ III., khoá II ngày 27-2-2001 vì thành tích của Hội trong năm 2000. Đây là lần thứ hai Hội nhận được bằng khen, lần thứ nhất vì thành tích của Hội năm 1999. Trước đó Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam khoá I đã tặng cờ thi đua cho Hội ta do đã “có thành tích hoạt động vì sự nghiệp hữu nghị giữa các dân tộc” 1993-1997.

* Ngày 24-3-2001 tại phòng họp lớn Viện chăn nuôi Quốc gia, Ban Thường trực Hội cùng Ban Giám đốc Viện tổ chức buổi họp thường kỳ Ban Chấp hành Trung ương mở rộng tổng kết công tác năm 2000 và phương hướng hoạt động năm 2001.

Hội nghị đã nhất trí tiếp tục vận động anh chị em duy trì các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với anh chị em đã học tập, công tác tại Hungary và với các bạn Hungary; nghiên cứu các phương thức hoạt động tạo nguồn tài chính phục vụ các hoạt động của Hội, ra các bản tin nội bộ v.v... Hội nghị cũng đã bầu và giao nhiệm vụ cho các Ban, chuẩn bị tiến hành Đại hội lần thứ II. của Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary.
* Ban Kinh tế của Hội, dưới sự chủ trì của trưởng ban, anh Trần Việt Trung, đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn phương thức hoạt động nhằm tạo nguồn tài chính cho Hội, trước tiên xây dựng một quán ăn hoặc một nhà hàng ăn, có hầm rượu với các loại rượu đặc trưng và các món ăn đặc sản Hungary dưới hình thức công ty cổ phần, huy động vốn chủ yếu từ hội viên bằng việc mua cổ phiếu. Đây cũng sẽ là địa điểm hợp lý, thuận tiện cho các sinh hoạt của hội và các phân hội, chi hội, hội viên, những người đã từng đến Hungary. Kết quả bước đầu đã bầu ra ban điều hành gồm 5 người và có 15 anh chị em đã tình nguyện góp vốn được gần 400 triệu đồng, người ít nhất 1triệu, người nhiều nhất 51 triệu. Ban điều hành đã tìm địa điểm, đã cùng công ty Đông Dương do anh Bùi Mạnh Hùng làm giám đốc khảo sát, thiết kế xây dựng trên một mảnh đất 500 m2 của một hội viên nhưng sau đó không thực hiện được dự án. Ban Kinh tế và ban điều hành quán ăn nhà hàng vẫn tiếp tục ý tưởng này, trước mắt tìm địa điểm thích hợp. Khi có kết quả cụ thể, ban sẽ thông báo rộng rãi và rất mong sự cộng tác, đóng góp cổ phần của anh chị em để xây dựng và duy trì sự hoạt động của Quán ăn hay Nhà hàng Việt-Hung này.
* Ban tổ chức buổi gặp mặt ngày 25-8-2001 xin cám ơn anh Trần Việt Trung, anh Cao Xuân Thông, anh Nguyễn Đăng Vang, anh Võ Văn Mai, anh Hà Thế Minh và anh Ngô Hữu Dũng là những người đã giúp đỡ vật chất để tổ chức thành công ngày hội truyền thống năm nay. Đặc biệt Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary xin chân thành cám ơn Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam về sự giúp đỡ tinh thần, vật chất cho các hoạt động của Hội cũng như cho buổi gặp mặt này.
Bùi Văn Mai

Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary


Tin ngắn

+ Anh Trần Thanh Toàn, sinh viên khoa Điện BME khoá 1969-1975, nay là giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường tỉnh Quảng Bình, đã gửi tặng Thư viện Hội Hữu nghị Việt Nam-Hungary 11 quyển sách bìa cứng của các giáo sư Csáki Frigyes, Fenyõ-Frey, Dányi-Telkes, Fodor Gyõrgy, Herpy Miklós, Helm László, Száday Rezsõ. Chúng tôi xin cám ơn anh Trần Thanh Toàn và chúc anh chóng bình phục.


+ Anh Ngô Văn Quang, sinh viên khoa Điện BME khoá 1966-1971, phó vụ trưởng Ban Đối ngoại trung ương, đã được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Iran và đi nhận nhiệm vụ trong tháng 7-2001. Xin chúc anh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
+ Trong số 40 uỷ viên Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá VN mới được bầu, có 3 người đã từng học tập, nghiên cứu, thực tập ỏ Hungary. Đó là các anh: Phạm Quang (SV và NCS Thể dục thể thao), trưởng bộ môn bóng đá UBTDTT, Đoàn Thành Lâm (SV thể dục thể thao khoá 1966-1972, sau đó làm NCS), chánh văn phòng Liên đoàn bóng đá, và chị Nguyễn Xuân Thái (TTS 1969-1970, vợ anh Mai Văn Lộc, sinh viên BME 1963-1969), chỉ đạo viên đội bóng đá Cảng Sài Gòn. Xin chúc mừng các anh chị.
+ Nhân dịp hai cuốn từ điển mới Việt Nam-Hungary và Hungary-Việt Nam của tác giả Trần Đình Kiêm (sinh viên khoa Điện BME khoá 1966-1972) được xuất bản, đại biện lâm thời Đại sứ quán nước Cộng hoà Hungary tại Hà Nội Váraljai Márton đã tổ chức tiệc Cocktail vào trưa ngày 10-8-2001. Xin chúc mừng anh Trần Đình Kiêm và cảm ơn anh đã bỏ công sức ra làm một việc có ích cho rất nhiều người.
Tin buồn


Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Quế

chuyên gia tiếng Việt tại Hungary 1973-1974, nguyên chủ nhiệm khoa Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá, thường trú tại số nhà 8, tổ 56, ngõ 86 phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân Hà Nội, đã tạ thế ngày 20-1-2001 (tức ngày 26-12 năm Canh Thìn), thọ 64 tuổi.

Chúng tôi xin gửi lời chia buồn đến bà quả phụ Trần Hồng Lê và gia quyến.

Ông Lê Văn Thủy

sinh viên Thể dục thể thao tại Budapest 1966-1972, sinh năm 1942, nguyên quán: Thiệu Dương, Thiệu Hoá, Thanh Hoá, trú quán tại 56 Đội Cấn, quận Ba Đình, chủ nhiệm CLB Bóng đá Hà Nội, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba, huy chương “Vì sự nghiệp Thể thao Việt Nam”, đã từ trần hồi 9 giờ 30’ ngày 17-03-2001 (tức 23-2 năm Tân Tỵ) hưởng thọ 60 tuổi.

An táng ngày 19-3-2001 tại khu A Nghĩa trang Văn Điển.

Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành và sâu sắc đến bà quả phụ Nguyễn Thị Kim Lan, trưởng nam Lê Minh Hùng và gia quyến.


Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Quýnh

sinh ngày 16-8-1933, quê quán Láng Hạ, xã Trung Thành, Từ Liêm, Hà Nội, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế thương nghiệp, tổng biên tập Tạp chí Nội thương, Trưởng ban Quản lý HTX mua bán Việt Nam, thứ trưởng Bộ Thương mại đã nghỉ hưu; Huy chương Chiến thắng hạng hai, Huy chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng hai, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, đã từ trần hồi 21 giờ 05’ ngày 1-7-2001 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, hưởng thọ 69 tuổi.

An táng ngày 4-7-2001 tại nghĩa trang Thanh Tước.

Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến bà quả phụ Nguyễn Thị Nghiêm và gia quyến.


Viện sĩ Kornai János
và quyển sách mới xuất bản ở Việt Nam

Viện sĩ Kornai János, nhà kinh tế học Hungary đã từng được (và nhiều người tin rằng sẽ lại được) đề cử nhận giải thưởng Nobel về kinh tế, nhà nghiên cứu chủ nghĩa xã hội được coi là có con mắt phân tích sắc sảo nhất thế giới, đã sang thăm Việt Nam trong tháng 3-2001. Cũng vào dịp này, quyển sách Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường của ông được Hội Tin học Việt Nam xuất bản, do anh Nguyễn Quang A dịch. Quyển sách có tiếng vang lớn, và qua chú thích (được sửa đổi) ở trang 196, ta biết rằng đã được in tới lần thứ hai. Sách dày 220 trang, hiện đang có bán tại Trung tâm Sách Việt Nam (44 Tràng Tiền và 22B Hai Bà Trưng), hiệu sách Thăng Long (53-55 Tràng Tiền), hiệu sách Hà Nội (34 Tràng Tiên) và các hiệu sách lớn khác, với giá 50.000 đồng. Chúng tôi xin đăng toàn văn lời giới thiệu của người dịch và tóm tắt tiểu sử của viện sĩ.


Lời giới thiệu của người dịch
Kornai János là nhà kinh tế học Hungary nổi tiếng thế giới. Ông là Trưởng phòng khoa học của Viện khoa học kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Hungary, là giáo sư kinh tế của đại học Harvard Mỹ và Collegium Budapest, là viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Hungary. Trong hơn bốn mươi năm nghiên cứu khoa học, ông tập trung nghiên cứu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, tìm hiểu và lý giải hoạt động của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa, so sánh nó với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Tác phẩm đầu tay của ông mang tựa đề “Sự tập trung quá mức của chỉ đạo kinh tế” được viết năm 1956. “Sự thiếu hụt” là quyển sách đã làm cho ông nổi tiếng thế giới.

Phần chính của cuốn sách mà bạn đọc cầm trên tay được ông bắt đầu viết vào giữa năm 1989, đưa đi xuất bản vào đầu tháng 10, và ra mắt công chúng Hungary đầu tháng 11 năm 1989, trước khi xảy ra những biến động lịch sử ở Đông Âu. Tựa đề của lần xuất bản đầu tiên bằng tiếng Hungary là “Đề cương cuồng nhiệt vì quá độ kinh tế” (Indulatos Rõpirat a gazdasági átmenet ũgyében). Tháng ba năm 1990 quyển sách được xuất bản bằng tiếng Anh tại Mỹ có bổ sung và sửa đổi với tựa đề “Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do - chuyển từ hệ thống xã hội chủ nghĩa: thí dụ của Hungary” (The Road to a Free Economy - Shifting From a Socialist System: The Example of Hungary), sau đó các bản dịch bằng 15 thứ tiếng khác nữa đã được xuất bản ở các nước. Phần bổ sung cho bản tiếng Hungary xuất hiện dưới dạng một bài báo đăng trên Tạp chí Kinh tế (Kõzgazdasági Szemle, năm thứ XXXVVII, số 7-8 năm 1990, trang 769-793).

Mười năm sau khi cuốn sách ra mắt công chúng, lần đầu tiên tôi được một người mới từ Budapest về cho mượn quyển sách đó. Tôi thấy một cuốn sách cũ đã 10 năm và chính tác giả cũng viết là tính thời sự của nó chỉ vài ba năm, lại rất thời sự đối với chúng ta ở Việt Nam ngày nay. Tôi tranh thủ thời gian dịch ra tiếng Việt chỉ để cho bạn bè tham khảo. Sau khi dịch xong toàn bộ quyển sách vào tháng 9-2000 tôi nghĩ có lẽ cuốn sách sẽ bổ ích cho nhiều người khác nữa. Tôi liên hệ với tác giả xin phép cho xuất bản bằng tiếng Việt, ông vui mừng đồng ý và cho tôi biết về lai lịch cuốn sách như vừa nói ở trên; ông cũng gửi cho tôi bản sao bài báo chứa những bổ sung cho bản tiếng Hungary, và bản báo cáo “ Nhìn lại Con đường tới kinh tế tự do sau mưòi năm, tự đánh giá của tác giả” ông trình bày tại Hội nghị hàng năm của Ngân hàng Thế giới về Phát triển kinh tế, tháng tư năm 2000, mà một phần ông đã trình bày tại Hội thảo Nobel Symposium ở Stockholm nhân dịp kỷ niệm 10 năm sự kiện lịch sử ở Đông Âu. Tôi đã đưa những phần bổ sung đó vào những phần thích hợp của bản dịch ban đầu và cũng kèm theo bản tự đánh giá của tác giả để tạo thành quyển sách này.

Đây là một tác phẩm độc nhất vô nhị trên trường quốc tế, nó đưa ra một giải pháp tổng thể cho chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở dạng một quyển sách. Quyển sách đề cập dến nền kinh tế Hungary, phù hợp với hoàn cảnh Hungary và cho độc giả Hungary. Tuy vậy, với 16 bản dịch ra tiếng nước ngoài đã được xuất bản cũng chứng tỏ nội dung của nó có tính phổ quát và có thể áp dụng cho các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, điều này cũng được tác giả nhấn mạnh với lưu ý rằng mỗi nước có hoàn cảnh riêng của mình và phải áp dụng phù hợp và thích ứng với điều kiện thực tế, không rập khuôn máy móc.

Trong báo cáo tự đánh giá của tác giả ông phân tích tình hình ở Hungary có bổ sung thêm tình hình ở Ba Lan, Cộng hoà Czech và của Nga trong 10 năm qua. Tuy có nhiều thăng trầm, các nền kinh tế về cơ bản theo hướng chiến lược của quyển sách vạch ra đã tỏ rõ ưu việt với sự phát triển khá ngoạn mục trong những năm gần đây so với các nền kinh tế đi theo chiến lược mà ông bác bỏ. Tất nhiên ông cũng nhận ra một vài sai lầm của mình.

Việt Nam trong 10 năm đổi mới đã đạt những thành tích rất khích lệ. Vài năm trở lại đây tình hình đã không còn sáng sủa như ở giữa thập niên 90. Có lẽ những cải cách của quá trình đổi mới đã cơ bản phát huy hết khả năng nội tại của mình. Muốn có tiến bộ mới chắc phải có những cải tổ mới cơ bản hơn, sâu sắc hơn. Đã đến lúc không thể né tránh những vấn đề cốt lõi mà 10 năm đổi mới vừa qua chưa dám đề cập đến, hay chỉ được đề cập đến một phần, không nhất quán.

Hi vọng cuốn sách này, cuốn đầu tiên của thư viện S.O.S., sẽ bổ ích đối với độc giả Việt Nam: nó có thể gợi mở cách nhìn mới, làm rõ nhiều vấn đề chính sách kinh tế cho các nhà lãnh đạo nhà nước, các cố vấn kinh tế, các quan chức nhà nước trung ương và địa phương, các nhà doanh nghiệp, các học giả, cán bộ nghiên cứu, các nhà báo, sinh viên và các bạn đọc Việt Nam khác. Hi vọng quyển sách có thể góp phần tạo ra những cuộc tranh luận lành mạnh, có văn hoá và rộng rãi, góp phần đắc lực vào nâng cao dân trí.

Chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả, viện sĩ Kornai János, Nhà xuất bản HVG, Tạp chí Kinh tế (Kõzgazdasági Szemle), và Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới về Phát triển Kinh tế (World Bank Annual Conference on Development Economics) đã cho phép dịch và xuất bản cuốn sách, tài liệu bổ sung và bài báo tự đánh giá để tạo ra cuốn sách này.

Tất cả các chú thích được đánh số là của tác giả, các chú thích đánh dấu sao (*) là của người dịch. Tôi đã cố gắng dịch thật trung thành với nguyên bản và mong sao cho bản dịch rõ ràng và dễ hiểu, tuy thế không thể tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc lượng thứ và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống - 25/B17- Nam Thành công, Hà Nội hoặc qua điện thư thds @ hn.vnn.vn hoặc trực tiếp với người dịch qua nqa @ netnam.org.vn.
Nguyễn Quang A


Tiểu sử tóm tắt của viện sĩ Kornai János
Nhà kinh tế học Kornai János sinh ngày 21-01-1928 tại Budapest. Năm 1971 ông lập gia đình với bà Dániel Zsuzsa; trước đó ông đã có 2 con trai và 1 con gái sinh vào các năm 1952,1956 và 1957.

Ông đã học ở trường Đại học Tổng hợp Budapest và nghiên cứu về các phương pháp toán học của kế hoạch hoá, các ứng dụng kinh tế của toán học và máy tính, lý thuyết cơ chế kinh tế.

Các mốc chính trong cuộc đời ông: 1947-55: biên tập viên kinh tế báo Szabad Nép (Nhân dân Tự do); 1955-58: nghiên cứu viên Viện Khoa học Kinh tế của MTA (Viện Hàn lâm Khoa học Hungary); 1958-63: trưởng phòng ở Viện Công nghiệp Dệt; 1963-67: trưởng phòng ở Trung tâm Kỹ thuật tính toán thuộc MTA; từ 1967: trưởng phòng, rồi giáo sư nghiên cứu của Viện Khoa học Kinh tế thuộc MTA; từ 1986: giáo sư kinh tế Đại học Harvard (Hoa Kỳ); từ 1992: nhà nghiên cứu đầu ngành của Collegium Budapest; đây là trung tâm nghiên cứu sau tiến sĩ (post-doctoral) và trao đổi học giả quốc tế giữa Đông và Tây, thành lập năm 1991, có trụ sở tại 1014 Budapest, Szentháromság u.2.

Ông đã từng là giáo sư thỉnh giảng ở các trường: LSE (London School of Economics = Cao đẳng Kinh tế London, 1964), Đại học Sussex (Anh, 1966), ĐH Stanford (Mỹ, 1968, 1973), ĐH Yale (Mỹ, 1970), ĐH Princeton (Mỹ, 1983), ĐH Stockholm (Thuỵ Điển, 1976-1977), ĐH Harvard (Mỹ, 1984-1985).

Trong các năm 1991-93 ông là chủ tịch Hội Khoa học xã hội; 1972-77 là phó chủ tịch Uỷ ban Dự án phát triển của Liên hiệp quốc. Hiện nay ông là uỷ viên Hội đồng Chương trình Nghiên cứu Chiến lược, uỷ viên Ban Khoa học Kinh tế của MTA, uỷ viên ban biên tập Acta Oeconomica và Kõzgazdasági Szemle.

Ông được bầu làm viện sĩ của nhiều viện hàn lâm nước ngoài: VS danh dự VHL Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, VS thông tấn VHL Anh quốc, VS nước ngoài VHL Hoàng gia Thụy Điển, VS nước ngoài VHL Khoa học Phần Lan, VS nước ngoài VHL Khoa học Nga, VS Viện Hàn lâm Nghệ thuật, Khoa học và Nhân văn châu Âu. Năm 1978 ông là chủ tịch Hội Kinh trắc học (Kinh tế lượng) Quốc tế, năm 1987 là chủ tịch Hội Kinh tế châu Âu, từ năm 1995 là uỷ viên Hội đồng Ngân hàng Phát hành của Ngân hàng Quốc gia Hungary. Ông là hội viên danh dự Hội Kinh tế Mỹ và Hội Nghiên cứu Kinh tế So sánh châu Âu, chủ tịch danh dự Hội Kinh tế Chính trị Tiến hoá châu Âu.

Ông được phong học vị tiến sĩ danh dự của các trường: ĐH Luật, Kinh tế và Khoa học Xã hội Paris (Sorbonne, 1978), Học viện Kinh tế Poznan (Ba Lan, 1978), ĐH London (Anh, 1990), ĐH Amsterdam (Hà Lan, 1990), Học viện Kinh tế Wroclaw (Ba Lan, 1993) và ĐH Torino (Italia, 1993). Ông là giáo sư duy danh của Đại học Kinh tế Budapest và từ 1992 là tiến sĩ danh dự của trường này.

Ông đạt học vị tiến sĩ chuyên ngành (kandidátus = PhD) về kinh tế năm 1956, tiến sĩ khoa học năm 1965, là viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary năm 1976 và viện sĩ chính thức từ năm 1982. Ông được tặng Giải thưởng Viện Hàn lâm (1969, 1974), Giải thưởng F. E. Seidman về Kinh tế chính trị (Hoa Kỳ, 1982), Giải thưởng Quốc gia (1983), Giải thưởng Alexander von Humbolt (C.HLB Đức, 1983), Huy chương Erasmus, Giải thưởng Deák Ferenc (1994) và Giải thưởng Széchenyi (1994).

Các tác phẩm chính của ông: Sự tập trung quá mức của chỉ đạo kinh tế (1957), Khảo sát toán học sự liên quan lợi nhuận (1959), Quy hoạch toán học của đầu tư (1962), Kế hoạch hoá toán học cho cơ cấu kinh tế (1965), Phản-cân bằng (Anti-equilibrium, 1971), Tăng trưởng gượng ép hay hài hoà (1972), Sự thiếu hụt (1980), Tăng trưởng, thiếu hụt và hiệu quả (1982), Các mâu thuẫn và song đề (thế tiến thoái lưỡng nan) (1983), Sự phân chia lại một cách quan liêu lợi nhuận của các doanh nghiệp (1987), Các mâu thuẫn và song đề cũ và mới (1989), Tiểu luận cuồng nhiệt về quá độ kinh tế (1989), Hệ thống XHCN (1993), Tìm đường (1993), Trăn trở và hy vọng (1996).

Hiện nay ông làm việc ở ba nơi: khoa Kinh tế Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Collegium Budapest và Viện Khoa học Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm KH Hungary.


V.H.C.

Budapest đang đổi thay

. . . .
Nguyễn Ngô Việt




tải về 201.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương