NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh



tải về 0.57 Mb.
trang1/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TIẾNG ANH

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP



LÊ VĂN CANH, M.A. *

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đề


Chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở các trường Trung học của Việt Nam đã và đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Theo ý kiến của tác giả Trần Quang Đại trên Báo Dân trí điện tử ngày 5 tháng 4 năm 2008 thì “Đã đến lúc cần gióng lên một hồi chuông cảnh báo về chất lượng dạy và học môn tiếng Anh trong trường phổ thông. ... Ngay cả ở bậc đại học, chất lượng môn tiếng Anh của chúng ta cũng thấp. Nhiều sinh viên ra trường khó tìm việc làm vì trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đó là một thực trạng rất đáng lo ngại”. Tác giả khẳng định chất lượng dạy và học môn Ngoại ngữ trong trường phổ thông “còn thấp (nếu không nói là quá thấp), chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập”. Theo tác giả bài báo thì “Biểu hiện của học sinh yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kỹ năng tạo lập văn bản (nói, viết) chưa đạt yêu cầu và yếu nhất là kỹ năng nghe”.

Mặc dù dư luận xã hội cũng như các nhà chuyên môn đã nói nhiều đến vấn đề chất lượng thấp của việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam nhưng cho đến nay chưa hề có một công trình nghiên cứu nào về thực trạng dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông trung học của Việt Nam. Mọi ý kiến được công bố về vấn đề này chỉ là cảm tính. Một số ít các công trình nghiên cứu về thực trạng dạy tiếng Anh ở Việt Nam được công bố trên các tạp chí chuyên ngành chỉ dừng ở cấp đại học (Lewis, 1996; Howe, 1993; Phan Lê Hà, 2005; Phạm Hòa Hiệp, 1999; Bùi Thị Minh Hồng, 2006; Dương Thị Hoàng Oanh & Nguyễn Thị Hiền, 2005; Trần Thị Lý, 2007; Trần Thị Thu Trang & Baldauf Jr., 2007). Mặc dù đã cố gắng hết sức, chúng tôi vẫn không tìm được một kết quả nghiên cứu nào được công bố về vấn đề này trừ một bài báo nhỏ của hai tác giả Lewis và McCook (2002). Lewis and McCook sử dụng phương pháp ghi chép hàng ngày (journal diaries) để tìm hiểu quan điểm của 14 giáo viên tiếng Anh bậc trung học về bản chất của hoạt động dạy và học ngoại ngữ. Đây là những giáo viên đang tham dự một lớp tập huấn về kỹ năng dạy tiếng Anh do một trong hai tác giả này thực hiện (McCook). Kết quả cho thấy những giáo viên này rất coi trọng việc kết hợp giữa phương pháp giảng dạy truyền thống chú trọng tới việc ghi nhớ quy tắc ngữ pháp với các phương pháp đề cao khả năng giao tiếp của học sinh. Tuy nhiên do các tác giả này không tiến hành dự giờ của giáo viên nên không thể biết được họ thể hiện quan điểm này của họ vào trong thực tế giảng dạy như thế nào. Chính vì vậy chúng tôi thấy việc khảo sát thực địa để tìm ra những yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông là một việc làm cấp bách để từ đó những giải pháp phù hợp mang tính khoa học mới có thể được đưa ra. Trong nhiều năm nay, hầu hết các chính sách, chủ trương giáo dục của nước ta, kể cả những chủ trương, chính sách liên quan đến giáo dục đều mang tính chủ quan của những người làm chính sách mà không dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều sai sót trong chính sách, chủ trương giáo dục ở nước ta.



Tác giả bài báo “Báo động về chất lượng môn tiếng Anh bậc phổ thông” trên Báo Dân trí điện tử ngày 05/04/2008 khuyến nghị “Ngành giáo dục cần tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát trên phạm vi rộng lớn để có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về thực trạng dạy học môn tiếng Anh trong các trường phổ thông (và cả các trường đại học-cao đẳng). Từ đó, đề xuất với Chính phủ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả để cải thiện một cách mạnh mẽ chất lượng dạy học môn này”.

Nghiên cứu này là một nỗ lực thực hiện một phần sự thiếu hụt trong nghiên cứu khoa học về thực trạng dạy học tiếng Anh bậc phổ thông trung học ở nước ta và cũng là một sự hưởng ứng khuyến nghị của tác giả bài báo trên đây.


1.2. Mục đích nghiên cứu


Với cách đặt vấn đề như trên, nghiên cứu này nhằm đạt các mục đích dưới đây:

  1. Tìm hiểu các yếu tố tác động đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

  2. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

1.3. Câu hỏi nghiên cứu


Để đạt được mục đích trên đây, nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các câu hỏi sau:

  1. Thái độ, hứng thú và động lực học tiếng Anh của học sinh phổ thông như thế nào và tại sao học sinh trung học phổ thông lại có thái độ, hứng thú và động lực học tiếng Anh như vậy?

  2. Những gì học sinh trung học phổ thông thấy hài lòng và chưa hài lòng với thực tế dạy và học tiếng Anh ở trường?

  3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông hiện nay như thế nào?

  4. Cần có những cải tiến hay thay đổi gì trong chương trình tiếng Anh cho trung học phổ thông theo cảm nhận của học sinh?

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Với mục đích đề ra cho nghiên cứu này là tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc dạy và học tiếng Anh ở trường trung học phổ thông như đã nêu ở mục 3 trên đây, chúng tôi lựa chọn phương pháp khảo sát (survey) cho nghiên cứu này. Căn cứ vào mục đích đề ra trong phần 1.3 trên đây, thực chất đây là một nghiên cứu miêu tả. Theo ý kiến của Best (1970), nghiên cứu miêu tả trong giáo dục quan tâm đến các vấn đề như:

điều kiện hay các mối quan hệ tồn hữu; những cách làm thực tế đang phổ biến; những đức tin, quan niệm hoặc thái độ hiện tại của đối tượng; những quá trình đang diễn ra; những hiệu quả mà người ta cảm nhận được; hay những xu hướng đang trở nên rõ nét. Đồng thời, nghiên cứu miêu tả quan tâm đến cách thức thực trạng hay những thực tế đang tồn hữu có liên quan đến một sự kiện trước đó nhưng vẫn đang ảnh hưởng hay tác động đến điều kiện hay sự kiện ở hiện tại. (tr.156)

Với định nghĩa như trên việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu miêu tả để đạt được những mục đích đề ra trong nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp.



Các phương pháp thu thập số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: a) phiếu câu hỏi khảo sát dành cho học sinh; b) dự giờ, quan sát lớp học; và c) phỏng vấn giáo viên.


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương