"Những vấn đề phát triển của tâm lý"



tải về 39.45 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu05.10.2022
Kích39.45 Kb.
#53428
  1   2
tâm lý dạy học đại học


Trong Tâm lý học, lĩnh vực động cơ của nhân cách là lĩnh vực khá phức tạp và khó xác định nhất. Trong Từ điển Tâm lý học do hai nhà tâm lý học bậc thầy người Nga là A.V. Pêtơrôpxki và M.G. Iarôsepxki có viết: “Động cơ là các thúc đẩy gây ra tính tích cực của cơ thể và quyết định phương hướng của tính tích cực này” [1]. Thuật ngữ động cơ (Motivation, мотивация ) được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của tâm lý học nhằm nghiên cứu các nguyên nhân và cơ chế hành vi có định hướng của con người và động vật. Vào những năm đầu thế kỷ XX, hiện tượng động cơ đã được nhiều nhà tâm lý học phát hiện và đi sâu nghiên cứu, trong đó có Sigmund Freud (người Áo gốc Do thái, 1856-1939); Kurt Levin (người Mỹ gốc Đức, 1890-1947) [2] ; L.X. Vưgôtxki [3] (người Nga, 1896-1934); A.N. Leonchiev (người Nga, 1903-1979) v.v…
Bằng các nghiên cứu thực nghiệm của nhà tâm lý học người Nga A.N. Leonchiev cùng với các cộng sự của mình, Leonchiev đã tiến hành mô tả chi tiết quan niệm tâm lý đại cương về hoạt động. Trong tác phẩm “Những vấn đề phát triển của tâm lý” (1959) ông đã vạch rõ cơ chế nảy sinh của ý thức và vai trò của ý thức trong điều chỉnh hoạt động của con người. Các nghiên cứu theo chiều sâu của Leonchiev đã phát hiện ra sơ đồ cấu trúc tâm lý của hoạt động, một bên là các thành phần của hoạt động bao gồm, hoạt động, hành động và các thao tác và một bên là các cấu trúc của lĩnh vực thúc đẩy gồm các động cơ, mục đích, điều kiện [4]. Với phát hiện này, một loạt các hiện tượng đa dạng của tâm lý người (như tri giác, tư duy, trí nhớ, chú ý, tính ý thức của nhân cách…) được nghiên cứu dưới ánh sáng của quan điểm hoạt động. Sự tách bạch cái “Nghĩa” và “Ý” trong phân tích xem xét thành phần tạo thành của ý thức con người, và do thế làm sâu sắc thêm khía cạnh động cơ trong hành vi người là một cống hiến to lớn của ông đưa đến cách giải thích cấu trúc cơ sở của nhân cách người như là một thứ bậc của các cấu thành động cơ tạo ý. Thông qua các kết quả thực nghiệm do chính ông thực hiện hoặc do các đồng nghiệp tiến hành đã giúp ông đi đến các kết luận quan trọng:
a-Một hoạt động diễn ra có thể có nhiều động cơ tham gia chi phối. Động cơ thực sự của hoạt động là cái “Ý” của chủ thể (chứ không phải là cái “Nghĩa”) ẩn dấu trong tầng sâu của ý thức, cái mà chủ thể đã hết lòng vì nó. Nghiên cứu hoạt động của con người nói chung, hiên tượng động cơ nói riêng cần phải phơi bày cho được cái Ý thúc đẩy chủ thể hoạt động trong các tình huống cụ thể.
b-Cái Nghĩa của động cơ. Nghĩa của các phẩm chất nhân cách có thể đạt được thông qua dạy học, còn cái Ý của động cơ, của phẩm chất nhân cách không thể có được chỉ đơn thuần bằng con đường dạy học, mà chính là phải bằng giáo dục thông qua một quá trình tự vật lộn, tự cải tạo, tự đấu tranh dữ dội cải biến mình, “cấu tạo” lại sự hiểu biết của chính mình.
c– Chỉ khi nào những động cơ nhận thức thuần túy nảy sinh thì khi đó con người mới có thể chiếm lĩnh thực sự được những thao tác tư duy lý luận, các tri thức học được mới là cái của chính mình, không còn là cái vay mượn, việc dạy và học mới hoàn toàn thoát khỏi kiểu dạy và học một cách hình thức [4].
Có thể nói Lý thuyết hoạt động do A.N. Leonchiev đề xướng là một trong những phương hướng lý luận có ảnh hưởng to lớn trong tâm lý học Liên Xô (trước đây), tâm lý học thế giới và tâm lý học Nga hiện nay. Những điều vừa trình bày ở trên là cơ sở lý luận quan trọng giúp chúng ta nhìn cho rõ hơn thực chất của các động cơ học tập của người học nói chung, động cơ học tập của sinh viên nói riêng hiện nay mà chúng tôi sẽ phân tích ở dưới.
2.
Động cơ học tập là các thúc đẩy hoạt động học tập của người học nhằm thực hiện có kết quả các đòi hỏi của mục tiêu đào tạo.
Động cơ là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu. Động cơ học tập của người học là sự thể hiện của nhu cầu mong muốn được học tập, được hoàn thiện, phát triển, tiến bộ trưởng thành; mong muốn nắm vững và làm chủ tri thức khoa học; mong muốn có được những hiểu biết sâu về nghề nghiệp tương lai mà mình sẽ phục vụ suốt đời; và ngoài ra động cơ này còn là sự thể hiện của các nhu cầu mang tính chất riêng tư của cá nhân [6]. Có thể nhận thấy trong động cơ học tập có các thành phần cấu thành như sau:
2.1. Các động cơ chính trị-xã hội. Đó là các thúc đẩy người học tích cực học tập liên quan đến thỏa mãn các nhu cầu như nhu cầu mong muốn tiến bộ, trưởng thànhnhu cầu mong muốn hoàn thiện và phát triển nhân cách; nhu cầu nắm vững các kiến thức cần thiết để sau này bản thân có điều kiện cống hiến phục vụ nhiều hơn cho xã hội, gánh vác sứ mệnh lịch sử mà tổ quốc và nhân dân giao phó. Nội dung của các động cơ chính trị-xã hội trong hoạt động học tập của người học được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
-Nắm vững mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường trong toàn khóa và từng năm làm cơ sở cho các định hướng nỗ lực học tập của bản thân trong thời gian học tập tại trường.
-Nắm vững yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của tổ quốc đang đặt ra cho thế hệ trẻ hiện nay, đòi hỏi của xã hội, đất nước đối với ngành nghề mà mình sẽ được đào tạo, sẽ được học ở trường.
-Khát vọng vươn lên tiến bộ trưởng thành của bản thân nhằm phục vụ nhiều hơn, tốt hơn cho xã hội, cho đất nước sau khi tốt nghiệp ra trường.
-Ý thức được vị trí, trách nhiệm hiện tại và tương lai của bản thân.
– Say sưa hứng thú với nhiệm vụ học tập tại trường, có ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập, chấp hành nghiêm các nội quy học tập của nhà trường và lớp học đề ra, có thái độ học tập đúng đắn.
2.1. Các động cơ nhận thức khoa học. Đây là các thúc đẩy không thể thiếu vắng trong học tập của người học trong thời gian học tập tại trường. Động cơ nhận thức khoa học trong hoạt động học của người học là các thúc đẩy liên quan đến nhu cầu nắm vững tri thức khoa học thuộc ngành nghề mà mình sẽ học, sẽ phải làm chủ nó trong suốt cuộc đời. Từ những lý luận mà A.N. Leonchiev đã phát hiện được nêu ra ở trên, có thể nhận thấy động cơ nhận thức khoa học là sự thể hiện tập trung nhất của động cơ học tập trong hoạt động học tập của người học tại trường. Chính là các động cơ này, chứ không phải là cái nào khác thôi thúc người học thực sự lao vào học tập, đôi khi quên ăn, quên ngủ, tự khắc phục mọi khó khăn trở ngại để đạt kết quả cao. Có trường hợp, đôi khi động cơ chính trị-xã hội chưa được bộc lộ một cách đầy đủ để phát huy vai trò tác động của nó, chẳng hạn thái độ học tập còn có những biểu hiện chưa đúng với yêu cầu đòi hỏi của nhà trường trong từng thời kỳ, năm học, còn hiện tượng học tủ, học lệch, thực hiện các nhiệm vụ học tập do các thầy (cô) yêu cầu chưa tốt… nhưng do có động cơ nhận thức khoa học, người học muốn thực sự làm chủ tri thức, muốn hiểu tới tận cùng các tri thức và kinh nghiệm nghề nghiệp mà mình đang học đã giúp người học đạt kết quả rất cao trong học tập. Đương nhiên, trong hoạt động học, nếu chỉ có một mình động cơ nhận thức khoa học thì chưa đủ.
Động cơ nhận thức khoa học của người học được biểu hiện rõ nét ở hứng thú nhận thức liên quan đến các khía cạnh dễ nhận thấy như: ham học tập, thích thú say sưa với việc học; óc tò mò khoa học; thích đem lý luận học được vận dụng vào thực tiễn; cần cù nhẫn nại trong việc học; có óc phê phán khoa học; có tính độc lập trong tư duy suy nghĩ; giàu tưởng tượng sáng tạo; tính dễ xúc cảm về nhận thức.
2.3.Các động cơ nghề nghiệp.
Kích thích người học lao vào học tập, hăng say với việc học còn có động cơ nghề nghiệp. Đó là các thúc đẩy xuất phát từ ý nghĩa và giá trị cao cả của nghề nghiệp mà mình sẽ được đào tạo và có thể sẽ gắn bó suốt đời. Các động cơ nghề nghiệp chính là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu mong muốn có được một nghề nghiệp cụ thể, có một vị trí, giá trị nhất định vừa phục vụ tốt cho xã hội, vừa là cái đảm bảo cho cuộc sống riêng của bản thân. Chính từ khát vọng nắm vững, làm chủ một nghề cụ thể này mà người học biết tập trung trí tuệ và công sức của mình vào việc học để có được tri thức sâu rộng và tay nghề thành thạo trong quá trình học tập tại trường. Nếu người học thiếu vắng động cơ này, ngồi học trên giảng đường để đào tạo ra làm nghề này nhưng tâm trí lại quan tâm đến việc sẽ chuyển sang nghề khác, việc khác. Tâm trạng bất an, so sánh, suy bì, đứng núi này trông núi nọ, chắc chắn những học sinh này không thể có được một kết quả cao trong học tập.
2.4. Các động cơ lợi ích riêng.
Các động cơ lợi ích riêng trong hoạt động học tập là các thúc đẩy, kích thích người học say mê, tích cực học tập nhằm đạt kết quả cao mang ý nghĩa riêng liên quan đến lợi ích của cá nhân. Chúng tôi quan niệm các động cơ lợi ích riêng của mỗi con người là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp, một khi các động cơ này không tác hại tới tập thể, tới sự nghiệp chung. Các động cơ lợi ích riêng là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu lợi ích riêng tư của cá nhân. Thuộc vào động cơ này, gồm có: các khía cạnh thúc đẩy từ phía gia đình và bạn bè; khía cạnh thúc đẩy vì tiến bộ trưởng thành của bản thân, thúc đẩy vì sẽ được nhận bằng cấp đào tạo để khẳng định với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp; học giỏi để được khen thưởng, được đề bạt cất nhắc trước niên hạn v.v…
Bao trùm lên các động cơ này là lương tâm, trách nhiệm, xúc cảm, tự hào, kiêu hãnh trong hoạt động học tập. Chính các động cơ này như là cội nguồn kích thích con người hành động không biết mệt mỏi cho các mục đích đã được cá nhân trăn trở phấn đấu. Các động cơ này, theo như quan niệm của Leonchiev, chính là các động cơ tạo ý của nhân cách người học.
Các nội dung vừa được trình bày trên có thể được minh họa trong sơ đồ sau (sơ đồ 1):

Sơ đồ 1: Các thành phần động cơ học tập trong hoạt động học tập của người học
3.
Một cuộc điều tra về thái độ, động cơ học tập của sinh viên tại một số trường đại thuộc cả hệ thống công lập và tư thục của nhà nước được tiến hành trong một số năm gần đây đã cho thấy:
-Xu hướng nghề nghiệp, động cơ học tập của sinh viên ở mức độ thấp. Nhiều sinh viên quan niệm, sau một thời gian nhọc nhằn vất vả để được thi đỗ vào trường đại học thì bây giờ là lúc cần được nghỉ ngơi, tranh thủ xả hơi vì nhiều năm đã chịu quá nhiều sức ép vất vả ở thời kỳ học ở nhà trường phổ thông. Gia đình bắt phải tiếp tục đi học đại học thì mình đi học. Các động cơ chính trị-xã hội là gì, qua trao đổi, tọa đàm, nhiều em nói rằng các em không biết và thực ra cũng không quan tâm lắm. Sau này tốt nghiệp ra trường, nếu may mắn thì được làm ở một cơ quan nhà nước. Nếu không may mắn thì phải tự đi xoay sở lấy, miễn có việc làm để có thu nhập tự nuôi sống mình.
-Về động cơ nghề nghiệp, nhiều sinh viên tâm sự, học ở trường một kiểu, ra trường lại làm theo kiểu khác, rất hiếm người khi tốt nghiệp ra trường lại được làm đúng ngành nghề được đào tạo. Như vậy, làm gì có động cơ nghề nghiệp. Nhà trường cho học, bắt học cái gì thì phải học cái ấy và đã học thì phải trả thi, còn làm có đúng ngành nghề đào tạo không thì các em không cần biết và cũng không hy vọng gì lắm. Trong một cuộc điều tra, nếu chia thang đánh giá 10 bậc với điểm 1 là thấp nhất và các điểm 4, 5, 6… là ở thứ bậc cao hơn, thì đã có 30% sinh viên tự đánh giá động cơ nghề nghiệp ở thang điểm từ 1 đến 5; 50% đánh giá ở thang điểm 6-7; tỉ lệ còn lại ở thang điểm 8-10 là 20%.
– Thái độ sẵn sàng trong học tập của sinh viên ở mức thấp. Khi hỏi về vấn đề này, đã có 40,5% giảng viên đánh giá thái độ sẵn sàng trong học tập của sinh viên ở thang điểm từ 1 đến 5 (trong thang 10 bậc).
– Các sinh viên chưa thực sự say mê, hứng thú rong học tập. Kết quả điều tra đã cho thấy, đã có 51,2% giảng viên đánh giá sự say sưa, hứng thú trong học tập của sinh viên ở thang điểm từ1 đến 5; tỉ lệ này trong tự đánh giá ở sinh viên là 46,0%.
-Các động cơ lợi ích riêng của sinh viên thì vô cùng phong phú, nhiều vẻ, nhiều dạng khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn chỉ xoay quanh việc sau khi tốt nghiệp, có một tấm bằng đại học, cũng không thua kém ai, cũng không hổ thẹn việc bố mẹ vất vả lo cho mình ăn học. Có được mảnh bằng thì dễ dàng hơn trong việc xoay sở chỗ làm v.v…
– Yếu nhất trong các động cơ học tập của sinh viên hiện nay là động cơ nhận thức khoa học. Như những điều đã được chỉ ra trong các công trình nghiên cứu của A.N. Leonchiev, trong hoạt động học tập, chỉ khi nào động cơ nhận thức được nảy sinh thì khi đó mới nói đến việc chủ thể có thực sự chiếm lĩnh dược những thao tác tư duy lý luận hay không, tức là thực sự có tiếp thu được những tri thức khoa học một cách đầy đủ hay không. Khi còn có quan niệm, vào được trường đại học là đã yên tâm rồi, trước sau theo dòng chảy năm tháng, sẽ tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học trong tay thì cần gì phải cố gắng cho tốn sức. Cần đi chơi cho thỏa thích thì cứ đi, bài vở cần gì thì chép lại của bạn. Thi, kiểm tra chả tội gì mà không quay cóp để được điểm cao. Và một khi không có động cơ nhận thức khoa học, thì còn đâu là hứng thú, say sưa trong học tập, còn đâu việc dám nói lời từ chối mời đi chơi của bạn để ở nhà, hoặc vào thư viện, hoặc vùi đầu trong đống sách vở tìm tòi những chân lý khoa học mà mình còn chưa biết. Khi động cơ nhận thức khoa học không được hình thành, không được xuất hiện ở người học thì đừng nói gì đến việc đào tạo cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, đóng góp những nhân tài cho đất nước.
Liên quan đến việc tạo điều kiện để xuất hiện các động cơ nhận thức khoa học thực sự ở người học, cùng với việc hình thành các động cơ khác rõ ràng có quan hệ với cả hệ thống giáo dục và việc tổ chức trên thực tế các hoạt động đa dạng của nhà trường, từ khâu tổ chức soạn thảo chương trình, nâng cao chất lượng người dạy và tích cực đổi mới phương pháp dạy; nâng cao chất lượng tuyển chọn người học theo những tiêu chuẩn nhất định cùng với đổi mới, cải tiến phương pháp học của sinh viên; thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ của nhà trường và tự giám sát lẫn nhau của các tổ chức sinh viên tự quản, hình thành nhu cầu học tập, kích thích hứng thú say sưa học tập của sinh viên. Tất cả các việc làm này liên quan mật thiết đến việc thúc đẩy, hình thành cho được các động cơ tạo ý trong nhân cách sinh viên các khóa học, lớp học, khích lệ lương tâm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự tồn vong của đất nước trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng, thời đại của nền kinh tế tri thức, khơi dậy lòng tự hào kiêu hãnh của người dân Việt Nam trước các bạn bè thế giới, khích lệ sinh viên tự ý thức cao về mình biết vươn lên chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học kỹ thuật hiện đại. Bàn riêng về vấn đề này rõ ràng sẽ có nhiều hứng thú, xin để dành riêng cho một chuyên đề khác./.
Trong Tâm lý học, lĩnh vực động cơ của nhân cách là lĩnh vực khá phức tạp và khó xác định nhất. Trong Từ điển Tâm lý học do hai nhà tâm lý học bậc thầy người Nga là A.V. Pêtơrôpxki và M.G. Iarôsepxki có viết: “Động cơ là các thúc đẩy gây ra tính tích cực của cơ thể và quyết định phương hướng của tính tích cực này” [1]. Thuật ngữ động cơ (Motivation, мотивация ) được dùng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của tâm lý học nhằm nghiên cứu các nguyên nhân và cơ chế hành vi có định hướng của con người và động vật. Vào những năm đầu thế kỷ XX, hiện tượng động cơ đã được nhiều nhà tâm lý học phát hiện và đi sâu nghiên cứu, trong đó có Sigmund Freud (người Áo gốc Do thái, 1856-1939); Kurt Levin (người Mỹ gốc Đức, 1890-1947) [2] ; L.X. Vưgôtxki [3] (người Nga, 1896-1934); A.N. Leonchiev (người Nga, 1903-1979) v.v…
Bằng các nghiên cứu thực nghiệm của nhà tâm lý học người Nga A.N. Leonchiev cùng với các cộng sự của mình, Leonchiev đã tiến hành mô tả chi tiết quan niệm tâm lý đại cương về hoạt động. Trong tác phẩm “Những vấn đề phát triển của tâm lý” (1959) ông đã vạch rõ cơ chế nảy sinh của ý thức và vai trò của ý thức trong điều chỉnh hoạt động của con người. Các nghiên cứu theo chiều sâu của Leonchiev đã phát hiện ra sơ đồ cấu trúc tâm lý của hoạt động, một bên là các thành phần của hoạt động bao gồm, hoạt động, hành động và các thao tác và một bên là các cấu trúc của lĩnh vực thúc đẩy gồm các động cơ, mục đích, điều kiện [4]. Với phát hiện này, một loạt các hiện tượng đa dạng của tâm lý người (như tri giác, tư duy, trí nhớ, chú ý, tính ý thức của nhân cách…) được nghiên cứu dưới ánh sáng của quan điểm hoạt động. Sự tách bạch cái “Nghĩa” và “Ý” trong phân tích xem xét thành phần tạo thành của ý thức con người, và do thế làm sâu sắc thêm khía cạnh động cơ trong hành vi người là một cống hiến to lớn của ông đưa đến cách giải thích cấu trúc cơ sở của nhân cách người như là một thứ bậc của các cấu thành động cơ tạo ý. Thông qua các kết quả thực nghiệm do chính ông thực hiện hoặc do các đồng nghiệp tiến hành đã giúp ông đi đến các kết luận quan trọng:
a-Một hoạt động diễn ra có thể có nhiều động cơ tham gia chi phối. Động cơ thực sự của hoạt động là cái “Ý” của chủ thể (chứ không phải là cái “Nghĩa”) ẩn dấu trong tầng sâu của ý thức, cái mà chủ thể đã hết lòng vì nó. Nghiên cứu hoạt động của con người nói chung, hiên tượng động cơ nói riêng cần phải phơi bày cho được cái Ý thúc đẩy chủ thể hoạt động trong các tình huống cụ thể.
b-Cái Nghĩa của động cơ. Nghĩa của các phẩm chất nhân cách có thể đạt được thông qua dạy học, còn cái Ý của động cơ, của phẩm chất nhân cách không thể có được chỉ đơn thuần bằng con đường dạy học, mà chính là phải bằng giáo dục thông qua một quá trình tự vật lộn, tự cải tạo, tự đấu tranh dữ dội cải biến mình, “cấu tạo” lại sự hiểu biết của chính mình.
c– Chỉ khi nào những động cơ nhận thức thuần túy nảy sinh thì khi đó con người mới có thể chiếm lĩnh thực sự được những thao tác tư duy lý luận, các tri thức học được mới là cái của chính mình, không còn là cái vay mượn, việc dạy và học mới hoàn toàn thoát khỏi kiểu dạy và học một cách hình thức [4].
Có thể nói Lý thuyết hoạt động do A.N. Leonchiev đề xướng là một trong những phương hướng lý luận có ảnh hưởng to lớn trong tâm lý học Liên Xô (trước đây), tâm lý học thế giới và tâm lý học Nga hiện nay. Những điều vừa trình bày ở trên là cơ sở lý luận quan trọng giúp chúng ta nhìn cho rõ hơn thực chất của các động cơ học tập của người học nói chung, động cơ học tập của sinh viên nói riêng hiện nay mà chúng tôi sẽ phân tích ở dưới.
2.
Động cơ học tập là các thúc đẩy hoạt động học tập của người học nhằm thực hiện có kết quả các đòi hỏi của mục tiêu đào tạo.
Động cơ là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu. Động cơ học tập của người học là sự thể hiện của nhu cầu mong muốn được học tập, được hoàn thiện, phát triển, tiến bộ trưởng thành; mong muốn nắm vững và làm chủ tri thức khoa học; mong muốn có được những hiểu biết sâu về nghề nghiệp tương lai mà mình sẽ phục vụ suốt đời; và ngoài ra động cơ này còn là sự thể hiện của các nhu cầu mang tính chất riêng tư của cá nhân [6]. Có thể nhận thấy trong động cơ học tập có các thành phần cấu thành như sau:
2.1. Các động cơ chính trị-xã hội. Đó là các thúc đẩy người học tích cực học tập liên quan đến thỏa mãn các nhu cầu như nhu cầu mong muốn tiến bộ, trưởng thànhnhu cầu mong muốn hoàn thiện và phát triển nhân cách; nhu cầu nắm vững các kiến thức cần thiết để sau này bản thân có điều kiện cống hiến phục vụ nhiều hơn cho xã hội, gánh vác sứ mệnh lịch sử mà tổ quốc và nhân dân giao phó. Nội dung của các động cơ chính trị-xã hội trong hoạt động học tập của người học được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
-Nắm vững mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường trong toàn khóa và từng năm làm cơ sở cho các định hướng nỗ lực học tập của bản thân trong thời gian học tập tại trường.
-Nắm vững yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của tổ quốc đang đặt ra cho thế hệ trẻ hiện nay, đòi hỏi của xã hội, đất nước đối với ngành nghề mà mình sẽ được đào tạo, sẽ được học ở trường.
-Khát vọng vươn lên tiến bộ trưởng thành của bản thân nhằm phục vụ nhiều hơn, tốt hơn cho xã hội, cho đất nước sau khi tốt nghiệp ra trường.
-Ý thức được vị trí, trách nhiệm hiện tại và tương lai của bản thân.
– Say sưa hứng thú với nhiệm vụ học tập tại trường, có ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập, chấp hành nghiêm các nội quy học tập của nhà trường và lớp học đề ra, có thái độ học tập đúng đắn.
2.1. Các động cơ nhận thức khoa học. Đây là các thúc đẩy không thể thiếu vắng trong học tập của người học trong thời gian học tập tại trường. Động cơ nhận thức khoa học trong hoạt động học của người học là các thúc đẩy liên quan đến nhu cầu nắm vững tri thức khoa học thuộc ngành nghề mà mình sẽ học, sẽ phải làm chủ nó trong suốt cuộc đời. Từ những lý luận mà A.N. Leonchiev đã phát hiện được nêu ra ở trên, có thể nhận thấy động cơ nhận thức khoa học là sự thể hiện tập trung nhất của động cơ học tập trong hoạt động học tập của người học tại trường. Chính là các động cơ này, chứ không phải là cái nào khác thôi thúc người học thực sự lao vào học tập, đôi khi quên ăn, quên ngủ, tự khắc phục mọi khó khăn trở ngại để đạt kết quả cao. Có trường hợp, đôi khi động cơ chính trị-xã hội chưa được bộc lộ một cáh đầy đủ để phát huy vai trò tác động của nó, chẳng hạn thái độ học tập còn có những biểu hiện chưa đúng với yêu cầu đòi hỏi của nhà trường trong từng thời kỳ, năm học, còn hiện tượng học tủ, học lệch, thực hiện các nhiệm vụ học tập do các thầy (cô) yêu cầu chưa tốt… nhưng do có động cơ nhận thức khoa học, người học muốn thực sự làm chủ tri thức, muốn hiểu tới tận cùng các tri thức và kinh nghiệm nghề nghiệp mà mình đang học đã giúp người học đạt kết quả rất cao trong học tập. Đương nhiên, trong hoạt động học, nếu chỉ có một mình động cơ nhận thức khoa học thì chưa đủ.
Động cơ nhận thức khoa học của người học được biểu hiện rõ nét ở hứng thú nhận thức liên quan đến các khía cạnh dễ nhận thấy như: ham học tập, thích thú say sưa với việc học; óc tò mò khoa học; thích đem lý luận học được vận dụng vào thực tiễn; cần cù nhẫn nại trong việc học; có óc phê phán khoa học; có tính độc lập trong tư duy suy nghĩ; giàu tưởng tượng sáng tạo; tính dễ xúc cảm về nhận thức.
2.3.Các động cơ nghề nghiệp.
Kích thích người học lao vào học tập, hăng say với việc học còn có động cơ nghề nghiệp. Đó là các thúc đẩy xuất phát từ ý nghĩa và giá trị cao cả của nghề nghiệp mà mình sẽ được đào tạo và có thể sẽ gắn bó suốt đời. Các động cơ nghề nghiệp chính là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu mong muốn có được một nghề nghiệp cụ thể, có một vị trí, giá trị nhất định vừa phục vụ tốt cho xã hội, vừa là cái đảm bảo cho cuộc sống riêng của bản thân. Chính từ khát vọng nắm vững, làm chủ một nghề cụ thể này mà người học biết tập trung trí tuệ và công sức của mình vào việc học để có được tri thức sâu rộng và tay nghề thành thạo trong quá trình học tập tại trường. Nếu người học thiếu vắng động cơ này, ngồi học trên giảng đường để đào tạo ra làm nghề này nhưng tâm trí lại quan tâm đến việc sẽ chuyển sang nghề khác, việc khác. Tâm trạng bất an, so sánh, suy bì, đứng núi này trông núi nọ, chắc chắn những học sinh này không thể có được một kết quả cao trong học tập.
2.4. Các động cơ lợi ích riêng.
Các động cơ lợi ích riêng trong hoạt động học tập là các thúc đẩy, kích thích người học say mê, tích cực học tập nhằm đạt kết quả cao mang ý nghĩa riêng liên quan đến lợi ích của cá nhân. Chúng tôi quan niệm các động cơ lợi ích riêng của mỗi con người là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp, một khi các động cơ này không tác hại tới tập thể, tới sự nghiệp chung. Các động cơ lợi ích riêng là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu lợi ích riêng tư của cá nhân. Thuộc vào động cơ này, gồm có: các khía cạnh thúc đẩy từ phía gia đình và bạn bè; khía cạnh thúc đẩy vì tiến bộ trưởng thành của bản thân, thúc đẩy vì sẽ được nhận bằng cấp đào tạo để khẳng định với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp; học giỏi để được khen thưởng, được đề bạt cất nhắc trước niên hạn v.v…
Bao trùm lên các động cơ này là lương tâm, trách nhiệm, xúc cảm, tự hào, kiêu hãnh trong hoạt động học tập. Chính các động cơ này như là cội nguồn kích thích con người hành động không biết mệt mỏi cho các mục đích đã được cá nhân trăn trở phấn đấu. Các động cơ này, theo như quan niệm của Leonchiev, chính là các động cơ tạo ý của nhân cách người học.
Các nội dung vừa được trình bày trên có thể được minh họa trong sơ đồ sau (sơ đồ 1):

Sơ đồ 1: Các thành phần động cơ học tập trong hoạt động học tập của người học
3.
Một cuộc điều tra về thái độ, động cơ học tập của sinh viên tại một số trường đại thuộc cả hệ thống công lập và tư thục của nhà nước được tiến hành trong một số năm gần đây đã cho thấy:
-Xu hướng nghề nghiệp, động cơ học tập của sinh viên ở mức độ thấp. Nhiều sinh viên quan niệm, sau một thời gian nhọc nhằn vất vả để được thi đỗ vào trường đại học thì bây giờ là lúc cần được nghỉ ngơi, tranh thủ xả hơi vì nhiều năm đã chịu quá nhiều sức ép vất vả ở thời kỳ học ở nhà trường phổ thông. Gia đình bắt phải tiếp tục đi học đại học thì mình đi học. Các động cơ chính trị-xã hội là gì, qua trao đổi, tọa đàm, nhiều em nói rằng các em không biết và thực ra cũng không quan tâm lắm. Sau này tốt nghiệp ra trường, nếu may mắn thì được làm ở một cơ quan nhà nước. Nếu không may mắn thì phải tự đi xoay sở lấy, miễn có việc làm để có thu nhập tự nuôi sống mình.
-Về động cơ nghề nghiệp, nhiều sinh viên tâm sự, học ở trường một kiểu, ra trường lại làm theo kiểu khác, rất hiếm người khi tốt nghiệp ra trường lại được làm đúng ngành nghề được đào tạo. Như vậy, làm gì có động cơ nghề nghiệp. Nhà trường cho học, bắt học cái gì thì phải học cái ấy và đã học thì phải trả thi, còn làm có đúng ngành nghề đào tạo không thì các em không cần biết và cũng không hy vọng gì lắm. Trong một cuộc điều tra, nếu chia thang đánh giá 10 bậc với điểm 1 là thấp nhất và các điểm 4, 5, 6… là ở thứ bậc cao hơn, thì đã có 30% sinh viên tự đánh giá động cơ nghề nghiệp ở thang điểm từ 1 đến 5; 50% đánh giá ở thang điểm 6-7; tỉ lệ còn lại ở thang điểm 8-10 là 20%.
– Thái độ sẵn sàng trong học tập của sinh viên ở mức thấp. Khi hỏi về vấn đề này, đã có 40,5% giảng viên đánh giá thái độ sẵn sàng trong học tập của sinh viên ở thang điểm từ 1 đến 5 (trong thang 10 bậc).
– Các sinh viên chưa thực sự say mê, hứng thú rong học tập. Kết quả điều tra đã cho thấy, đã có 51,2% giảng viên đánh giá sự say sưa, hứng thú trong học tập của sinh viên ở thang điểm từ1 đến 5; tỉ lệ này trong tự đánh giá ở sinh viên là 46,0%.
-Các động cơ lợi ích riêng của sinh viên thì vô cùng phong phú, nhiều vẻ, nhiều dạng khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn chỉ xoay quanh việc sau khi tốt nghiệp, có một tấm bằng đại học, cũng không thua kém ai, cũng không hổ thẹn việc bố mẹ vất vả lo cho mình ăn học. Có được mảnh bằng thì dễ dàng hơn trong việc xoay sở chỗ làm v.v…
– Yếu nhất trong các động cơ học tập của sinh viên hiện nay là động cơ nhận thức khoa học. Như những điều đã được chỉ ra trong các công trình nghiên cứu của A.N. Leonchiev, trong hoạt động học tập, chỉ khi nào động cơ nhận thức được nảy sinh thì khi đó mới nói đến việc chủ thể có thực sự chiếm lĩnh dược những thao tác tư duy lý luận hay không, tức là thực sự có tiếp thu được những tri thức khoa học một cách đầy đủ hay không. Khi còn có quan niệm, vào được trường đại học là đã yên tâm rồi, trước sau theo dòng chảy năm tháng, sẽ tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học trong tay thì cần gì phải cố gắng cho tốn sức. Cần đi chơi cho thỏa thích thì cứ đi, bài vở cần gì thì chép lại của bạn. Thi, kiểm tra chả tội gì mà không quay cóp để được điểm cao. Và một khi không có động cơ nhận thức khoa học, thì còn đâu là hứng thú, say sưa trong học tập, còn đâu việc dám nói lời từ chối mời đi chơi của bạn để ở nhà, hoặc vào thư viện, hoặc vùi đầu trong đống sách vở tìm tòi những chân lý khoa học mà mình còn chưa biết. Khi động cơ nhận thức khoa học không được hình thành, không được xuất hiện ở người học thì đừng nói gì đến việc đào tạo cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, đóng góp những nhân tài cho đất nước.
Liên quan đến việc tạo điều kiện để xuất hiện các động cơ nhận thức khoa học thực sự ở người học, cùng với việc hình thành các động cơ khác rõ ràng có quan hệ với cả hệ thống giáo dục và việc tổ chức trên thực tế các hoạt động đa dạng của nhà trường, từ khâu tổ chức soạn thảo chương trình, nâng cao chất lượng người dạy và tích cực đổi mới phương pháp dạy; nâng cao chất lượng tuyển chọn người học theo những tiêu chuẩn nhất định cùng với đổi mới, cải tiến phương pháp học của sinh viên; thực hiện các biện pháp giám sát chặt chẽ của nhà trường và tự giám sát lẫn nhau của các tổ chức sinh viên tự quản, hình thành nhu cầu học tập, kích thích hứng thú say sưa học tập của sinh viên. Tất cả các việc làm này liên quan mật thiết đến việc thúc đẩy, hình thành cho được các động cơ tạo ý trong nhân cách sinh viên các khóa học, lớp học, khích lệ lương tâm, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự tồn vong của đất nước trong thời đại mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng, thời đại của nền kinh tế tri thức, khơi dậy lòng tự hào kiêu hãnh của người dân Việt Nam trước các bạn bè thế giới, khích lệ sinh viên tự ý thức cao về mình biết vươn lên chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học kỹ thuật hiện đại. Bàn riêng về vấn đề này rõ ràng sẽ có nhiều hứng thú, xin để dành riêng cho một chuyên đề khác./.
1.Đặt vấn đề
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, trong đó động cơ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, tự học của người học. Khi người học xây dựng được cho mình động cơ học tập đúng đắn sẽ học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Ngược lại, việc học tập mang tính chất đối phó, miễn cưỡng thường xuất phát từ động cơ học tập không phù hợp. Do vậy, nghiên cứu để xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2. Nội dung
2.1. Khái niệm động cơ học tập
Động cơ trong tiếng Latin là Motif, có nghĩa là nguyên nhân thúc đẩy con người hành động. Nguyên nhân này nằm bên trong chủ thể có thể xuất phát từ nhu cầu sinh lý hay tâm lý (vì đói khát mà con người đi tìm thức ăn, nước uống; vì yêu quý thầy cô mà trẻ học hành…)

tải về 39.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương