NHỮng suy nghĩ của ls trịnh hộI



tải về 46.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.11.2017
Kích46.42 Kb.
#34196
NHỮNG SUY NGHĨ CỦA LS TRỊNH HỘI

Thắng Bại

Không biết các bạn có ai còn nhớ bài hát ‘*The Winner Takes It All*’ của ban
nhạc Abba nổi tiếng một thời hay không nhưng đối với riêng tôi đây là một
trong những ca khúc của ban nhạc Abba mà tôi thích nhất. Tôi thích từ lời ca
cho đến điệu nhạc. Đặc biệt là điệp khúc của bài hát này với dòng nhạc được
kết cấu từng nốt lên thật cao:

The winner takes it all


The loser has to fall
It’s simple and it’s plain
Why should I complain?

Kẻ thắng cuộc được tất cả


Và người thua cuộc đành phải ngã xuống
Đó là một điều rất đơn giản và dể hiểu
Thế thì có điều chi đáng phàn nàn?

Đúng vậy. Hầu như trong bất kỳ trường hợp nào, ở bất cứ nơi nào trên thế


giới, chúng ta chỉ được cho biết và vì thế chỉ nhớ đến những gì liên quan
đến người thắng cuộc. Trong giải World Cup bóng đá vừa kết thúc cuối tuần
qua, tuy đa số đều đồng ý là trận tranh tài hạng 3 vào ngày hôm trước giữa
Đức và Uruguay gây cấn và hay hơn hẳn trận chung kết giữa đội tuyển Tây Ban
Nha và Hòa Lan nhưng cho đến hôm nay chắc có lẽ ai cũng đồng ý là cuối cùng
chỉ có duy nhất một đội banh được mọi người luôn nhắc đến và khen ngợi.

Đó là đội banh đến từ xứ sở của những chú bò tót và điệu nhảy flamenco sôi


động. Họ sẽ được nhắc nhở từ hôm nay và mãi mãi về sau.

Rõ là ‘*the winner takes it all*’, phải không bạn? Từ Nữ Hoàng cho đến Thủ


Tướng. Ca sĩ lừng danh Enrique Iglesias cho đến những siêu sao như Nadal,
Ronaldo, Beckham. Ai ai cũng muốn gặp đội quân chiến thắng để gửi lời chúc
tụng. Nếu đọc báo chúng ta ai cũng biết sang ngày hôm sau đội tuyển Tây Ban
Nha đã được hoan nghênh tiếp đón long trọng đến độ nào khi họ bay trở về thủ
đô Madrid trong khi đó chỉ một bài báo địa phương nói về đội tuyển Hòa Lan
cũng chẳng thấy.

Thế mới thấy lòng người đôi khi rất hời hợt. Như câu nói trong tiếng Anh


‘everyone loves a winner’ (ai cũng thích người thắng), mới ngày nào hàng
trăm ngàn người cùng nhau hò hét ủng hộ hết lòng đến khan cả tiếng nhưng chỉ
cần bạn xao lãng trong phút giây hoặc không may mắn đạt được kết quả như mọi
người mong đợi thì cho dù bạn có đạt được hạng nhì trên thế giới, hơn tất cả
các đội tuyển khác ngoại trừ đội tuyển Tây Ban Nha thì kết quả ấy cũng bằng
không.

Y như lời trong điệp khúc của bài ca: *the loser has to fall*.

Nhưng tôi lại nghĩ: có ai chắc chắn định nghĩa được hai chữ thắng bại? Biết
đâu trong tương lai người thắng sẽ trở thành kẻ thua. Và sau một lần vấp ngã
những ai vừa bị cho là thua cuộc sẽ học được một bài học quý giá hơn hẳn
những lời chúc tụng vừa được mọi người gửi đến ‘the winner’.

Một Trương Văn Sương vừa được ‘tạm hoãn thi hành án’ sau hơn 27 năm tù tội.


Một Trần Huỳnh Duy Thức vừa bị kết án 16 năm tù vì dám thách thức sức mạnh
của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì cả hai đều nhất quyết phủ nhận tranh đấu cho
một đất nước Việt Nam dân chủ và tự do là có tội.

Đối với rất nhiều người trong hiện tại có thể họ sẽ bị cho là ‘the loser’.


Và đã là ‘người thua cuộc’ thì sẽ phải ngã xuống.

Nhưng biết đâu cuối cùng lịch sử sẽ phán xét họ mới đích thực là kẻ chiến


thắng.

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/arts/thang-bai-07-16-10-98628949.html

Trí Thức


Tôi về lại Việt Nam lần đầu tiên vào khoảng giữa năm 1996 để thăm một số bạn
bè tôi quen lúc còn ở các trại tỵ nạn ở Hồng Kông. Lúc ấy họ vừa bị cưỡng
bức hồi hương về Việt Nam. Sau đó tôi được một công ty luật của Úc chuyển về
Hà Nội làm việc cho văn phòng của họ ở Phố Chân Cầm nằm cạnh Hàng Bông không
xa Hồ Gươm quá là bao.

Từ đó cho đến cuối năm 2008 tôi đã về Việt Nam rất nhiều lần. Khi đi chơi để


thăm gia đình bên nội, ngoại. Lúc lại phải về để phỏng vấn các nhạc sĩ, ca
sĩ, hoặc làm công việc chuyên môn về luật của mình cho công ty kiểm toán tư
vấn Ernst & Young của Mỹ có văn phòng ở Sài Gòn.

Vì thế có thể nói tôi đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều thành phần khác nhau


trong xã hội hiện tại ở Việt Nam. Từ Sài Gòn ra đến Hà Nội. Đặc biệt là
thành phần trí thức trẻ, có học, có đọc và vì vậy ít nhiều cũng hiểu biết
đôi chút về hiện trạng đất nước và những quyền lợi căn bản mà chính họ cũng
không được tận hưởng: quyền được tìm hiểu và tiếp cận với tất cả mọi thông
tin, quyền được bày tỏ những ý kiến đối lập trên các phương tiện đại chúng,
v.v…

Nhìn chung có thể nói hầu hết ai cũng phản đối những chính sách và hành động


phản dân chủ của nhà nước Việt Nam. Ai cũng bực mình vì bị cấm không cho
đọc, không cho phát biểu thẳng thắn những ý kiến của mình về những vấn đề hệ
trọng của đất nước.

Nhưng nhìn chung tuyệt đại đa số thành phần trí thức hiện tại ở Việt Nam đều


chỉ biết phản đối ngầm hoặc chia xẻ với các bạn bè thân thiết. Không những
họ không chủ động tự đi tìm cho mình một giải pháp tốt đẹp hơn bất kể nhà
nước có đồng ý hay không mà ngay cả đối với những ai họ cho là quá ‘bạo’, họ
lại càng có vẻ e dè, ngại tiếp xúc. Những cái tên như Nguyễn Văn Đài, Lê
Quốc Quân, hoặc Lê Công Định đều được nhắc đến một cách rất cẩn trọng và
trong một tình trạng hoàn toàn… không thoải mái. Cho cả người nghe lẫn người
nhắc!

Tôi thông cảm với điều này. Nếu tôi là họ tôi cũng chỉ có thể làm đến thế.


Gia đình, việc làm, cuộc sống, v.v… tất cả đều sẽ bị ảnh hưởng rất sâu đậm
và nặng nề một khi họ quyết định chuyển tư duy sang hành động. Không những
chính họ sẽ bị trừng phạt mà ngay cả đối với những người thân ở gần họ cũng
sẽ bị vạ lây.

Sự sợ hãi vì thế làm tê liệt mọi ý chí kháng cự.

Kể cả những vấn đề chẳng liên quan gì đến tự do, dân chủ cho Việt Nam.

Như việc trong những tháng gần đây có nhiều ngư dân Việt Nam bị Hải Quân


Trung Quốc bắt giam vì họ bị cho là đã xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc ở
khu vực Trường Sa, Hoàng Sa.

Như đã nói ở trên, tôi hiện vẫn còn quen khá nhiều người thuộc tầng lớp trí


thức ở Việt Nam đặc biệt là các luật sư cùng trang lứa. Sau khi biết được
những thông tin trên, trong thời gian qua tôi đã chủ động liên lạc với một
số bạn bè luật sư ở Việt Nam với ý định hỏi thử xem trong nhóm có ai muốn
cùng tôi lập hồ sơ để… kiện việc Trung Quốc bắt giam ngư dân Việt Nam trái
phép hay không.

Tôi cần sự giúp đỡ của các luật sư từ trong nước vì ngoài vấn đề liên lạc


với gia đình của các nạn nhân ngư dân ở các vùng sâu, vùng xa, tôi cũng
không biết gì nhiều về luật hàng hải hoặc những tin tức chính thức từ trong
nước về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Tôi chỉ nghĩ đơn
giản nếu như chúng ta cùng chung sức làm việc thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm
được một giải pháp tốt đẹp như câu nói ‘when there’s a will, there’s a way’
trong tiếng Anh.

Tôi cũng nghĩ có thể đây là một việc tuy có phần hơi tế nhị trên phương diện


ngoại giao giữa hai nước nhưng nó hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề
nhân quyền ở Việt Nam và vì vậy sẽ có nhiều luật sư sẵn sàng cùng tôi hợp
tác để giúp những gia đình ngư dân đang gặp cảnh tù tội.

Thế vậy mà tôi lầm đấy bạn ạ. Trong tất cả các thư email mà tôi gửi đi, tôi


chẳng nhận được một hồi âm nào cho biết là họ khả dĩ có thể cùng tôi hợp
tác. Người thì hoàn toàn ‘lơ’ đi chẳng đá động gì đến câu hỏi của tôi, người
khác lại cho là việc làm này rất khó thực hiện. Hoặc thậm chí có người chẳng
buồn trả lời email cho tôi mặc dù chúng tôi cũng đã quen thân từ mấy năm
trước.

Có thể nói tôi không quá buồn vì những điều trên vì nếu so ra nó cũng không


phải là một điều làm cho chúng ta hoàn toàn ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Cho là
tôi thất vọng thì đúng hơn. Thực trạng của đất nước Việt Nam *thì ra* là
vậy. Đã và đang có một thành phần trí thức lớn được hình thành. Nhưng họ chỉ
được sử dụng trí mà hoàn toàn không được thức. Cho dù là thức đối với những
vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hai chữ Việt Nam.

Ai không đồng ý với tôi và sẵn lòng cùng hợp tác xin liên lạc thẳng với tôi


qua email: hoitrinh@hotmail.com

Chúc tất cả các bạn có một tuần đầy ý nghĩa.



http://www1.voanews.com/vietnamese/news/literary/tri-thuc-07-22-10-99055464.html

Bản sắc


Như mọi người, mấy hôm nay hầu như sáng, trưa nào tôi cũng xem giải World
Cup. Mặc dù từ nhỏ tôi đã không phải là một thằng luôn chết mê chết mệt vì
nó. Tôi thích bóng đá đơn giản vì nó là một trò chơi thể thao, một trong
những bộ môn thể thao mà tôi thích. Cũng như tennis hoặc bơi lội hoặc bóng
rổ mà từ hôm sang Mỹ đến giờ tôi cảm thấy ngày mình càng thích hơn.

Nhưng có xem những trận tranh tài nảy lửa vừa qua tôi mới thấy rõ là mình đã


bị…mất gốc! Vì khi xem Úc đá với Đức vào cuối tuần trước, tôi đã ủng hộ Úc.
Nhưng sang đến trận Mỹ v. Algeria thì tôi lại ủng hộ Mỹ. Có nghĩa là tôi ủng
hộ cả hai đội. Ai thắng tôi cũng vui.

Nhưng giả sử Úc lọt vào được vòng hai và phải thi đấu với Mỹ thì tôi sẽ chọn


ai? Hoặc nếu muốn làm khó mình hơn một tí, nếu như Việt Nam trong tương lai
lọt vào được World Cup (biết đến khi nào bạn nhỉ?) và phải thi đấu với Mỹ
hoặc Úc thì tôi sẽ ủng hộ đội nào?

Thế mới bảo tôi đã hơi bị…mất gốc.

Chắc là tôi sẽ ủng hộ đội Việt Nam. Một phần vì tôi nghĩ tôi thuộc “típ”
người thích ủng hộ những ai bị cho là dưới cơ – the underdog. Nhưng phần lớn
tôi nghĩ cho dù tôi có đi đâu xa cách mấy, trưởng thành ở đất nước nào thì
cái gốc, cội nguồn nguyên thủy của tôi vẫn là đất nước Việt Nam muôn thuở.
Có thể hiện tại tôi đang làm việc ở Phi Châu, định cư ở Mỹ, và đã trưởng
thành ở Úc nhưng suy cho cùng Việt Nam mới là nơi mà tôi luôn có cảm giác
khác lạ, đặc biệt nhất mỗi khi có dịp đặt chân trở về.

Mà thật ra có bao giờ cần chờ cho đến lúc phải đặt chân được xuống đất đâu.


Chỉ cần ngồi trên máy bay nhìn xuống thành phố Sài Gòn, nhìn những mái tôn,
mái ngói lụp xụp đủ màu nằm ngổn ngang ở bên dưới lúc máy bay sắp đáp xuống
là lòng mình đã cảm thấy bồi hồi, xúc động. Nó không hẳn là một cảm giác tự
hào dân tộc như một số người miêu tả mà là một cái gì đó rất gần gũi, rất
sâu đậm mà bấy lâu nay tưởng chừng như đã bị bỏ quên ở một xó nào đó trong
trí nhớ nay bỗng nhiên có dịp trào ra không có gì ngăn cản được. Tôi thường
có cảm giác này mỗi khi bước vào sân nhà của ba mẹ tôi ở Úc lúc vừa từ phi
trường về, lần nào cũng thế, mặc dù đã gần 15 năm trôi qua kể từ ngày tôi
quyết định bỏ nhà đi xa.

Nhưng tôi cũng biết không phải ai cũng sẽ có cảm giác như tôi. Thế hệ tôi


khác. Ba mẹ tôi khác và sau này con cái tôi cũng sẽ khác. Vì hình như ngoài
những yếu tố khách quan thường lệ như nơi sinh, gốc gác, thời gian, v.v…
tính tình và nhân sinh quan của mỗi người xem ra cũng rất quan trọng trong
việc tự đánh giá và đi tìm một bản sắc, an identity, cho riêng mình. Không
phải ai ở ngoại quốc lâu cũng sẽ cảm thấy mình là người của quốc gia đó. Và
ngược lại.

Thật cũng may là cho đến hôm nay cả Mỹ lẫn Úc đều đã bị loại. Chứ nếu không


thì tôi thật cũng chẳng biết mình sẽ ủng hộ đội nào.

http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/hoi/ban-sac-07-01-2010-97606909.html

Vietnam v. Africa

Không. Bài blog này không phải nói về trận đá banh World Cup sắp tới giữa
đội tuyển Việt Nam và Châu Phi vì thật ra Việt Nam có vô lọt được tới đâu mà
đá! Mà tôi đặt tựa đề như thế là vì hôm nọ nhân dịp đi ngang thủ đô Kampala
của Uganda tôi thấy trên một bức tường gạch trong thành phố chính phủ có cho
vẽ một câu khẩu hiệu về dân chủ mà tôi nghĩ tôi nên chụp lại để giới thiệu
cho độc giả cùng xem.

Khẩu hiệu ấy được ghi như sau:



For Democracy. Reject Ignorance. Listen, Analyse, and Choose.
Vì Dân Chủ. Hãy Từ Bỏ Sự Ngu Dốt. Lắng Nghe, Phân Tích, và Chọn Lựa.

Lúc đọc xong tôi bỗng nghĩ: chẳng biết đến bao giờ thì nhà cầm quyền Việt
Nam sẽ cho vẽ một khẩu hiệu y như vậy ở Sài Gòn và Hà Nội.

Đối với đại đa số người Việt tôi đoán chắc ai cũng nghĩ Châu Phi là nơi


nghèo nhất, loạn lạc nhất và nói chung là kém văn minh nhất trên thế giới.
Chúng ta nghĩ nói gì đi nữa cho dù có tệ đến mấy thì Việt Nam cũng còn hơn
được Châu Phi. Tôi cũng đã từng có sự suy nghĩ như thế.

Nhưng từ hôm sang Châu Phi làm việc cho đến nay và thấy được tận mắt những


thay đổi lớn lao trong xã hội từ Uganda sang đến Kenya, Egypt và Nam Phi,
tôi ý thức được rằng tôi đã hơi bị… sai. Không hẳn là sai hoàn toàn vì Việt
Nam vẫn còn hơn một số nước khác như Congo, Zimbabwe, Somalia, v.v… nhưng đã
sai rất nhiều khi cho là cả lục địa Châu Phi đều nghèo nàn và lạc hậu như
thế.

Đối với những quốc gia tương đối giàu có và đang trên đà phát triển như Nam


Phi, Kenya, Ai Cập chắc chắn là Việt Nam không thể sánh bằng. Từ lĩnh vực
kinh tế, giáo dục cho đến xã hội dân sự hay chính trị. Nhưng ngay cả đối với
những nước cách đây một hai thập niên vẫn còn bị chiến tranh tàn phá, hàng
ngàn hàng vạn người đã bị giết dã man như ở Uganda hoặc Rwanda, tôi thấy tại
thời điểm này Việt Nam vẫn có thể học được nhiều bài học từ họ.

Bài học thứ nhất tôi nghĩ chúng ta có thể học được là sự cam kết của các


chính phủ đương thời thực thi những quyền lợi căn bản nhất của người dân
trong nước: quyền được tự do hội họp, thành lập đảng phái và tự do ngôn
luận. Những tờ nhật báo ở Uganda mà tôi đọc hằng ngày đều cho đăng và bàn
cãi những vấn đề thời sự nổi bật liên quan đến các chính sánh của quốc gia
và sự chỉ trích của những đảng phái khác về việc bầu cử toàn quốc vào Quốc
Hội trong năm 2011.

Bài học thứ hai chúng ta cần phải học từ Châu Phi là mặc dù ở những quốc gia


này phần lớn đều đang phải đối phó với vấn đề bộ lạc (tribalism), người từ
bộ lạc này không tin người ở bộ lạc khác, nhưng nhìn chung họ đều đồng ý xây
dựng một hệ thống pháp lý tương đồng nhưng độc lập hoàn toàn đối với chính
quyền hiện tại.

Tôi cho đây là một điểm son không phải vì tôi là luật sư nên tôi thích thấy


có những cải tổ ở lãnh vực này mà vì nếu như hệ thống luật pháp không công
bằng, minh bạch và quan trọng hơn là độc lập không bị chính quyền chi phối
thì không một xã hội nào có thể tiến lên một cách nhanh chóng và hiệu quả
được. Nếu không muốn nói là những xã hội ấy ngày sẽ càng bất công hơn vì hệ
thống pháp lý cuối cùng chỉ là công cụ dùng để kiểm soát và bóc lột người bị
trị.

Cũng có thể là tôi quan trọng hóa vấn đề. Nhưng ngày càng lớn tôi càng cảm


nhận được sự cần thiết của những hệ thống căn bản cần phải có để làm nền
tảng cho sự trưởng thành của một xã hội. Phải có nó, một hệ thống tam quyền
phân lập, một nền báo chí tự do không bị bất kỳ một thế lực nào chi phối và
một xã hội dân sự có sự góp mặt của nhiều tiếng nói và tổ chức phi chính phủ
khác nhau – phải có được từng ấy thì người dân họ mới có thể ‘reject
ignorance, listen, analyse, and choose’.

Biết đến khi nào thì người dân Việt Nam mới có thể làm được những điều ấy


bạn nhỉ?

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/social-issues/vietnam-africa-06-23-2010-97002544.html

Johannesburg

Trên chân trái tôi từ nhỏ đã có một nốt ruồi đen khá lớn. Và mỗi năm tôi
càng cao thì nó lại càng to ra như thể nó cũng phải lớn theo cùng năm tháng
với tôi. Ở nhà hoặc đối với những ai thấy được cái nốt ruồi này thì họ đều
bảo bởi vậy chân tôi là chân đi. Ngay cả không muốn đi thì ông trời ổng cũng
sẽ bắt phải đi. Vì cái chân có nốt ruồi của tôi nó sẽ mãi là vậy.

Chưa bao giờ tôi thấy điều đó đúng như lúc này. Nhất là khi cuối cùng tôi đã


phải ở lại Nam Phi tất cả là 2 ngày trong một hoàn cảnh rất ư là bất đắc dĩ
mà không có một sự lựa chọn nào khác.

Thật ra lúc còn ngồi trên máy bay trước khi đáp xuống phi trường quốc tế O.


R. Tampo của thành phố Johannesburg tôi đã dự định là tôi sẽ không đi ra
ngoài làm gì vì thời gian quá eo hẹp. Vả lại nghe nói đâu thành phố
Johannesburg cũng chẳng có gì để ngắm. Không chừng chưa kịp thấy gì cả thì
tôi đã bị cướp giật hết đồ đạc vì so với thủ đô “Nairobbery” của Kenya thì
Johannesburg cũng không vừa gì. Top 3 của Africa về cướp giật chứ chẳng phải
chơi!

Nhưng thật đúng là người tính không bằng trời tính. Vừa bước ra khỏi máy bay


chưa kịp đi đâu là tôi biết đã có chuyện. Vì cái tên cúng cơm “Hoi Trinh”
của tôi đã có một nhân viên phi trường đang cầm trên tay tấm bảng đứng đợi
từ bao giờ.

‘Yes, that’s me’. Tôi đã tự bước đến và giới thiệu mình với anh nhân viên


người Nam Phi đang đứng cạnh cổng ra vào.

Xin chào anh đã đến Nam Phi, anh nhân viên bảo.

Có chuyện gì thế? Tôi hỏi ngay.

Oh. I am so sorry sir but because your flight was delayed, there’s not


enough time for you to get to your connecting flight.

À! Thì ra vì máy bay tôi đáp trễ nên tôi sẽ không có đủ thời gian để đổi máy


bay bay tiếp.

Như vậy thì sao?

Oh. Rất xin lỗi anh nhưng hôm nay chuyến bay mà anh vừa để trượt là chuyến
duy nhất bay về lại Uganda và không biết ngày mai sẽ có chỗ cho anh không.
Vì vậy chúng tôi đã sắp xếp cho anh ở một khách sạn cũng như coupon cho anh
ăn sáng, trưa và tối. Chắc chắn 2 ngày sau sẽ có chỗ cho anh về lại Uganda!

Rõ là cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Nhiều khi tôi thấy chân mình nó thật


là có hơi mỏi rồi đấy nhưng chẳng biết sao lúc nào nó cũng phải đi. Không vì
việc công thì cũng vì việc tư. Hoặc thậm chí hoàn toàn phải đi ngược lại với
những dự tính của mình như trong trường hợp này.
Thế mới bảo tôi có cái chân hay đi.

Tôi đã đi vào tận khu downtown của thành phố Johannesburg thường được gọi là


Jozi với gần 10 triệu dân ở thành phố và những khu vực lân cận. Tôi đã tìm
được đến khu township Soweto nghèo nàn của người da đen nơi đã nổi lên những
cuộc biểu tình làm rúng động cả thế giới vào thập niên 70 và 80 vì đây cũng
là nơi mà cả cựu Tổng Thống Nelson Mandela và Giám Mục Desmond Tutu đã từng
sống qua và đồng lòng kêu gọi mọi người phải cùng nhau đứng lên tranh đấu
cho sự công bằng và lẽ phải.

Nhưng có đến nơi này bạn mới thấy không phải một sớm một chiều mà sự công


bằng và lẽ phải sẽ đến với từng người dân da đen đã bị mất mát và chịu thiệt
thòi rất nhiều trong quá khứ. Phần lớn họ vẫn còn rất nghèo và đa số vẫn
chưa thoát khỏi những tệ nạn trong xã hội vì nạn thất học và sự túng quẫn
không lối thoát.

Cũng như sau khi ghé thăm viện bảo tàng về nạn kỳ thị chủng tộc (Apartheid


Museum) tôi mới cảm nhận được rõ hơn những hệ quả mà nó đã và vẫn đang mang
lại làm ảnh hưởng đến hàng ngàn, hàng trăm vạn người dân, bất kể trắng hay
đen. Như Nelson Mandela đã nhận định trong quyển hồi ký “Long Walk To
Freedom” của ông, nếu chúng ta đã bỏ ra bao nhiêu năm để gieo rắc sự thù hận
và kỳ thị áp bức thì chúng ta sẽ phải cần ít nhất bấy nhiêu năm để gột rửa
tất cả những gì còn tồn đọng trước khi có thể bắt đầu xây dựng lại từ đầu.

Kể ra đôi khi có cái chân hay đi thì cũng mệt thật. Nhưng suy cho cùng cũng


nhờ nó mà tôi đã thấy và học được rất nhiều, cảm nhận được rất nhiều những
trái ngang trong cuộc sống. Như câu nói này của Nelson Mandela được khắc ghi
ngay trên cổng ra vào của Viện Bảo Tàng Kỳ Thị Chủng Tộc:


‘To be free is not merely to cast off one’s chains, but to live in a way
that respects and enhances the freedom of others'
. Được tự do không có nghĩa
chỉ có chính ta thoát khỏi gông cùm, mà là sống một cuộc sống luôn tôn trọng
và giúp cho những người khác được tự do hơn.

Trong không khí nhộn nhịp sôi động của cả thành phố đang háo hức chuẩn bị tổ


chức lễ khai mạc World Cup vào thứ năm tuần trước, nói thật tôi đã không cảm
thấy hứng khởi bằng một câu nói rất đơn giản như trên.

http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/hoi/johannesburg-06-17-2010-96585374.htmlPlease wait

Image not available
Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 46.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương