NHỮng phát hiện mới về Đa dạng sinh họC Ở VƯỜn quốc gia phong nha – KẺ BÀNG



tải về 330.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích330.04 Kb.
#35111
NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG

KS. ĐINH HUY TRÍ, KS. LÊ THÚC ĐỊNH,

KS. NGUYỄN QUANG VĨNH

Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ

xã Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
1. Đa dạng sinh học

Tất cả các dạng của đời sống sinh vật, từ vi sinh vật đến các loài thực vật và động vật đều được hiểu là đa dạng sinh học (ĐDSH). Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, ĐDSH là “sự phong phú của mọi sự sống có từ những nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển, và mọi tổ hợp sinh thái do chúng tạo nên“. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài còn gọi là đa dạng di truyền, giữa các loài còn gọi là đa dạng loài, và đa dạng hệ sinh thái. ĐDSH là căn bản cho phát triển của con người trong quá khứ, hiện tại, và chắc chắn còn trong tương lai. ĐDSH vẫn luôn là chính sách bảo đảm đời sống cho mọi đời sống trên địa cầu. Qua định nghĩa trên, ĐDSH được đánh giá qua nhiều giá trị khác nhau như: giá trị về môi trường, giá trị kinh tế và giá trị ảnh hưởng trên đời sống con người trước những ĐDSH khác nhau trên thế giới.

Trong ba phân loại của ĐDSH, đa dạng di truyền được xem là quan trọng nhất vì từ đó nảy sinh ra sự phong phú về cấu tạo di truyền giữa các cá thể bên trong một loài hoặc giữa các loài với nhau để rồi có thể tạo ra một sinh vật mới tăng thêm nguồn phong phú cho ĐDSH. Ngoài ra đa dạng di truyền còn có thể tạo ra những biến dị di truyền xảy ra bên trong hoặc bên ngoài các quần thể. Trong lúc đó, đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy ở một vùng lãnh thổ xác định, qua điều tra, kiểm kê và theo dõi. Sau hết, đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các khác biệt hệ sinh thái ở từng nơi. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm những sinh vật và môi trường tác động tương tác với nhau trước những chu kỳ thay đổi của thiên nhiên. Về mặt môi trường, ĐDSH ở từng nơi thể hiện mức cân bằng sinh thái tự nhiên, do đó ĐDSH là một hiện tượng thiên nhiên có khả năng điều tiết mọi biến động của môi trường do thiên nhiên tạo ra, và bảo vệ môi trường trước những biến động đó. Chu kỳ quang hợp hay đồng hoá diệp lục tố, cũng như việc chuyển hoá các chất vô cơ thành hữu cơ trong thiên nhiên đã tạo nên sự sống cho tất cả sinh vật trong đó có con người. Về mặt kinh tế, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản …thực chất là khai thác từ nguồn ĐDSH. Ước tính, hàng năm ĐDSH cung cấp cho thế giới tổng sản phẩm có giá trị khoảng 33 ngàn tỷ USD. Riêng đối với Việt Nam khoảng 2 tỷ USD. Nhiều nơi, nhất là miền núi, nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh và mọi thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác ĐDSH.

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi cao về tính đa dạng sinh học, các kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, 3.800 loài động vật có xương sống và 5.500 loài côn trùng.

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong những khu rừng đặc dụng hàng đầu của Việt Nam đang lưu giữ nhiều giá trị khoa học rất quan trọng trong đó có nhiều giá trị về đa dạng sinh học. Kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học từ trước đến nay đã thống kê được 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch, bao gồm:

Taxon

Số họ

Số chi

Số loài

Psilotophyta (Ngành Quyết lá thông)

1

1

1

Lycopodiophyta (Ngành thông đất)

2

4

16

Equisetophyta (ngành mộc tặc)

1

1

2

Polypodiophyta (ngành dương xỉ)

23

73

176

Pinophyta (Ngành Hạt trần)

6

10

19

Magnoliophyta (Ngành Hạt kín)

160

817

2437

Magnoliopsida (lớp 2 lá mầm)

131

638

1909

Liliopsida (lớp 1 lá mầm)

29

179

528

Tổng

193

906

2651

Trong đó, có 62 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 79 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới.

Về động vật, đã thống kê được 843 loài động vật có xương sống, bao gồm:



TT

Lớp

Số bộ

Số họ

Số loài

1

Thú

11

30

140

2

Chim

18

57

385

3

Bò sát

3

15

111

4

L­ưỡng cư

1

06

45

5



10

34

162




Cộng

43

142

843

Trong đó có 91 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 72 loài ghi trong sách đỏ thế giới.

Với đa phần là rừng thường xanh nguyên sinh trên núi đá vôi trải dài và rộng lớn nhất Việt Nam, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn chứa đựng nhiều yếu tố đặc trưng khá tiêu biểu.

Tiêu biểu nhất là sự phong phú và đa dạng về thành phần các loài thú linh trưởng. Với 10 loài và phân loài/25 loài và phân loài linh trưởng của Việt Nam, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đang đứng đầu danh sách các khu rừng có sự đa dạng về thành phần loài linh trưởng nhất của Việt Nam.

Thứ hai là sự đa dạng về các yếu tố đặc hữu. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng mang đầy đủ các yếu tố về địa lý động vật và địa lý thực vật nên có tính đa dạng cao và nhiều yếu tố đặc hữu. Về động vật, có tới 40 loài động vật được coi là đặc hữu của dãy Trường Sơn và 30 loài đặc hữu hẹp củaViệt Nam như Vượn siki (Nomascus lecogenys siki), Chà vá chân nâu (Pygatharix nemaeus), Vọoc gáy trắng (Trachypithecus hatinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Mang lớn (Meganutiacus vuquangensis), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timinsii), Lợn chào vao (Sus buculenus), Gà Lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), Gà Lôi lam mào trắng (L.edwardsi), Gà Lôi lam mào đen (L.imperialis), Gà Lôi trắng berli (L. nythemera berliozi), Khướu đá mun (Stachylis herberti), Tắc kè lưng nhẵn (Gekko scientiadventura), Thằn lằn tai Noggei (Tropidophorus noggei), Cá chình hoa (Anguilla marmorata), Cá chình mun (Anguilla bicolor), Cá lăng Quảng Bình (Hemibagrus centrallus).

Về thực vật, có nhiều yếu tố đặc hữu như:

1 - Yếu tố đặc hữu Bắc Bộ (150 loài)

11 -Yếu tố Indonexia-Malaixia (39 loài)

2 - Yếu tố đặc hữu Trung Bộ (159 loài)

12 - Yếu tố Indonexia-Malaixia-Úc Đại Dương (11 loài)

3 - Yếu tố đặc hữu Nam Bộ (46 loài)

13 - Yếu tố châu Á Nhiệt Đới (306 loài)

4 - Yếu tố đặc hữu Việt Nam (64 loài)

14 - Yếu tố cổ Nhiệt Đới (33 loài)

5 - Yếu tố đặc hữu Đông Dương (509 loài)

15 - Yếu tố tân Nhiệt Đới và liên Nhiệt Đới (33 loài)

6 - Yếu tố Nam Trung Quốc (165 loài)

16 - Yếu tố Đông Á (37 loài)

7 - Yếu tố Hải Nam-Đài Loan-Philippin (60 loài)

17 - Yếu tố Châu Á (45 loài)

8 - Yếu tố Hymmalaya (7 loài)

18 - Yếu tố ôn Bắc Đới (1 loài)

9 - Yếu tố Ấn Độ (204 loài)

19 - Yếu tố phân bố rộng (19 loài)

10 -Yếu tố Mailaixia (58 loài)

20 - Yếu tố nhập nội và di cư hiện đại (29 loài)

Thứ ba là sự tồn tại của nhiều loài thực vật cổ như Bách xanh đá, dương xỉ thân gỗ …Bách xanh đá ( Calocedrus rupestris Aver…) là loài thực vật cổ sơ nhất của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (trên 500 tuổi) có phạm vi phân bộ rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Các quần thể bách xanh đá chỉ phân bố tập trung trong phạm vi khoảng 5000 ha và chỉ phân bố ở độ cao trên 650m so với mặt biển thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Thứ tư là nét đặc trưng về các tiểu hệ sinh thái nhạy cảm bởi sự cách ly về mặt địa lý của kiểu địa hình Kasrt như hệ sinh thái sông ngầm, hệ sinh thái hang động, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi…Đó là một trong những yếu tố chủ đạo tạo nên sự hình thành của các loài mới ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

2. Những phát hiện mới về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

5 năm kể từ khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã có nhiều nỗ lực quan trọng trong quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu trong năm năm qua đã giúp Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng khám phá và phát hiện thêm 18 loài mới cho khoa học.



Năm 2003, lần đầu tiên trong chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với Vườn thú Cologne - Cộng hòa Liên bang Đức, các nhà khoa học của vườn thú Cologne và cán bộ khoa học của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã phát hiện được 1 loài bò sát mới cho khoa học đó là 1 loài tắc kè Phong Nha (Cyrtodactylus phongnhakebangensis ).

Năm 2003, Tiến sỹ Nguyễn Thái Tự cũng đã công bố 10 loài cá mới cho khoa học ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đưa tổng số loài cá của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng lên con số 162 loài, đứng đầu danh sách về đa dạng loài cá nước ngọt của Việt Nam.


Figure 1: Tắc kè Cryptus, Photo: Astrid Heidrich
3 năm sau, năm 2004, 2005 và 2007, các nhà khoa học của vườn thú Cologne và cán bộ khoa học của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã liên tục phát hiện và công bố thêm 8 loài bò sát mới cho khoa học đó là: Rắn lục Trường Sơn (Trimeresurus truongsonensis), Tắc kè lưng nhẵn (Gekko scientiadvantura), Thằn lằn đuôi lớn (Leptoseps tetradactylus), rắn mai gầm Thành (Calamaria thanhi sp.n.), Thằn lằn tai Noggei (Tropidophorus noggei sp. n. ), Rắn sãi mép trắng (Amphiesma bucomystax), Thằn lằn bóng (Lygosoma boehmei) và Tắc kè Cryptus (Cyrtodactylus cryptus).

Ngoài ra, trong chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng các loài Lan tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2005 của các nhà khoa học thuộc Viện thực vật Cômarôp - Viện Hàn lâm khoa học Liên Bang Nga, Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã phát hiện mới về một quần thể Bách xanh đá ( Calocedrus rupestris Aver…) cổ sơ và rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á và 3 loài Lan hài được coi là đã bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại những nơi phan bố của chúng đó là: Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor); Lan hài xanh (Paphiopedilum malipoense) và Lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum).



nơi đây còn bảo tồn được một diện tích rừng thông nguyên sinh trên đường đỉnh núi đá vôi. Các kiểu rừng này đang bị tuyệt chủng trầm trọng nhất trên toàn thế giới, đã bị tuyệt chủng phần lớn diện tích vốn có. Rừng thông trên núi đá vôi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chủ yếu là Bách xanh núi đá ( Calocedrus rupestris) một loài đặc hữu mọc thuần loài với tuổi nhiều cây có thể đến 500 năm. Các quần xã này là độc nhất, có tầm quan trọng toàn cầu. Vài loài lan hài rất hiếm như lan hài đốm (Paphiopedilum concolor), làn hài xanh (Paphiopedilum malipoense ) mọc rất nhiều ở đây. …vài loài lan hài gặp phổ biến ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã bị tiêu diệt hoàn toàn từ hàng chục năm trước đây ở những vùng khác do bị thu hái đến cạn kiệt để bán và thảm thực vật nguyên sinh bị chặt, đốt 1…”.

Các đợt điều tra thực địa cũng đã tái phát hiện sau 50 năm loài rắn lục sừng có tên khoa học là Trimeresurus cornutus tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.


Figure 2: Lan hài xanh, Photo: Leonid V. Averyanov


3. Những khó khăn và thách thức

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong công tác nghiên cứu khoa học và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới, song vẫn còn không ít những khó khăn và thách thức đang đặt ra cho Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.



Thứ nhất: Công nghệ thông tin và thiết bị nghiên cứu thiếu và yếu.

Mặc dù có trụ sở làm việc không xa trung tâm tỉnh lỵ, song hệ thống thông tin liên lạc ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn có nhiều hạn chế. Một thời gian khá dài từ 2001 – 2006, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng không thể kết nối được internet. Đó là một trong những hạn chế lớn trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Hiện nay, vấn đề này đã được giải quyết song cũng chưa cải thiện được là bao.Việc trang cấp các thiết bị và công nghệ mới cho Vườn quốc gia cũng chưa được ngang tầm và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.



Thứ hai: Thiếu ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

Vườn Quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng có Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ là đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi quyết định của UBND tỉnh. Tuy vậy, Trung tâm cũng không có nguồn kinh phí hoạt động chuyên môn và cũng không tranh thủ được nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Mặt khác, tuy được ghi vốn trong dự án xây dựng VQG Phong Nha – Kẻ Bàng nhưng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn chưa được các cấp các ngành ưu tiên để thực hiện trong những năm đầu xây dựng Vườn Quốc gia.

Thiếu ngân sách dẫn đến sự bị động trong nghiên cứu và sự lệ thuộc lớn vào các chương trình dự án từ bên ngoài. Đã từng có tình trạng Vườn Quốc gia phải đi xin và thậm chí là phải mua lại kết quả nghiên cứu của các đề tài đã thực hiện ngay tại chính Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.



Thứ ba: Thiếu nhân lực.

Mặc dù có 27 biên chế cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ với phần đa là các kỹ sư, bác sỹ thú y được đào tạo chính quy nhưng đều là các cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn. Cán bộ thì có nhiều nhưng người có khả năng nghiên cứu độc lập, có ngoại ngữ và có trình độ nghiên cứu chuyên sâu vào từng lĩnh vực thì rất thiếu.



Thứ tư: Bộ máy và Cơ chế hoạt động khoa học công nghệ chưa được xác định rõ ràng.

Thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, ngày 25 tháng 7 năm 2006, Sở Nội vụ Quảng Bình đã có công văn số 793/SNV-TC đề nghị VQG Phong Nha - Kẻ Bàng lập đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và cứu hộ. Thực hiện đề án này là một thách thức lớn bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học là đơn vị duy nhất tham mưu khoa học cho Vườn Quốc gia về các lĩnh vực quan trọng như nghiên cứu đa dạng sinh học, cứu hộ động thực vật hoang dã; giáo dục môi trường và phát triển cộng đồng. Nếu chuyển đổi thành một trong hai hình thức theo quy định thì cơ cấu bộ máy của Vườn Quốc gia sẽ có sự thay đổi và mất ổn định, đồng thời sẽ phải thay đổi lớn về con người trang thiết bị cho Trung tâm. Đó là cả một vấn đề lớn về cải cách hành chính mà trong thời điểm này khó có thể thực hiện được.

Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý rừng và Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 16/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành Quy chế quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đều có những nội dung quy định về nghiên cứu khoa học trong rừng đặc dụng nhưng chưa có quy định cụ thể về việc thu phí hiện trường nghiên cứu. Đây là một khoản phí mà theo quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg thì Ban quản lý rừng đặc dụng được thu nhưng Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có mục phí hiện trường nghiên cứu khoa học. Do vậy, việc xây dựng và xác định mức phí này còn gặp khó khăn. Chưa ban hành được quy định về nghiên cứu khoa học cũng như quy định về việc thu phí nghiên cứu trong rừng đặc dụng là những hạn chế có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác nghiên cứu khoa học ở Vườn Quốc gia (không có nguồn tái đầu tư cho nghiên cứu bảo tồn, không ràng buộc được trách nhiệm của người nghiên cứu)

Thứ năm: Mục tiêu và sản phẩm của hoạt động khoa học trong lĩnh vực bảo tồn chưa được các ngành các cấp ở địa phương hưởng ứng cao.

Các đề tài và dự án cấp tỉnh được duyệt hàng năm chủ yếu từ các lĩnh vực nông nhiệp, thủy sản (giống cây trồng vật nuôi có tính ứng dụng cao trong sản xuất nông nghiệp là chính) và các nghiên cứu cơ bản khác. Chưa bao gồm các đề tài dự án về nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học mặc dù hàng năm đã có rất nhiều đề xuất đề tài dự án qua nguồn kinh phí khoa học công nghệ của tỉnh nhà.



Thứ sáu: những áp lực của người dân địa phương lên tài nguyên rừng đang là những đe dọa lớn đến sự nguyên vẹn của các giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Những khó khăn thách thức trên đây cùng với những phát hiện mới về đa dạng sinh học là những gì mà Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng muốn nói đến trong hội nghị hôm nay để chúng ta cùng chia sẻ. Phát hiện mới về Đa dạng sinh học chỉ là bước khởi đầu cho quá trình khám phá và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới trong tương lai nhưng cũng đã khẳng định một điều rằng: Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi còn tiềm ẩn rất nhiều các giá trị khoa học quý giá, là hiện trường nghiên cứu lý tưởng và là điểm đến hấp dẫn cho những ai thích chiêm ngưỡng và khám phá những cái mới.



Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước như: WWF, FFI, Hội động vật Frankfurk, Vườn thú Cologne – Cộng hoàn liên bang Đức, Viện thực vật Cômarôp - Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật; Trường Đại học khoa học tự nhiên và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn thuộc trường Đại học Vinh, Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai đã có nhiều cống hiện cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Những đóng góp của quý vị đã góp phần to lớn vào việc tôn vinh những giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đặc biệt là các giá trị về đa dạng sinh học, một tiêu chí quan trọng mà chúng tôi đang trình lên UNESCO để công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ hai./.

Đinh Huy Trí - Lê Thúc Định - Nguyễn Quang Vĩnh

1 Leonid V. Averyanov, Phan KÕ Léc, NguÔn TiÕn HiÖp, Anna L. Averyanova, Ph¹m V¨n ThÕ, NguyÔn TiÕn Vinh. 2005. KÕt qu¶ nghiªn cøu b­íc ®Çu vÒ Lan t¹i VQG PN-KB. B¸o c¸o khoa häc

Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu7
410 Nam -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
410 Nam -> Chương XIII: cuộc kháng chiến chống mỹ, CỨu nưỚC
410 Nam -> Chương XVI: VĂn hoá chăM
410 Nam -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
410 Nam -> Chương 2: ĐỊa chất và khoáng sảN
410 Nam -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu7 -> SỰ Đa dạng một số nhóm côn trùng cánh màng (hymenoptera) VÀ CÁnh nửA (heteroptera) Ở VƯỜn quốc gia phong nha – KẺ BÀNG, TỈnh quảng bìNH
tailieu7 -> Du lịch mạo hiểM – HƯỚng phát triển mới cho khu di sản thiên nhiên thế giới phong nha – KẺ BÀNG

tải về 330.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương