những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 160.04 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.04.2018
Kích160.04 Kb.
#36846
001001 – NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Ngoài 1 chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mac-Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành 3 phần, 9 chương: Phần thứ nhất có 3 chương bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; phần thứ 2 có ba chương trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; phần thứ 3 có 3 chương, trong đó có 2 chương khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa xã hội và 1 chương khái quát chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng…

Bộ GD&ĐT: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của nghĩa Mác – Lê nin, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.

001004 – ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975); Đường lối công nghiệp hóa; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề về xã hội; Đường lối đối ngoại.

Bộ GD&ĐT, Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (dành cho sinh viên đại học và cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.

001025 – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, là “nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động”. Môn học nghiên cứu nguồn gốc và quá trình hình thành, những nội dung cơ bản, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Bộ GD&ĐT: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho sinh viên đại học và cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.

006001 – GIẢI TÍCH 1


  • Số thực và dãy số thực; Hàm số một biến số. Giới hạn và liên tục; Đạo hàm và vi phân. Các định lý về hàm số khả vi; Tích phân; Hàm số nhiều biến số; ứng dụng phép tính vi phân vào hình học; phương trình vi phân;

  • Giáo trình chính: Phép tính vi phân hàm 1 biến. Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Bá Thi, Trân Lưu Cường, Đậu Thế Cấp, Huỳnh Bá Lân – NXB GD 2005.

  • Giáo trình chính: Phép tính vi phân hàm nhiều biến. Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Bá Thi, Trân Lưu Cường, Đậu Thế Cấp, Huỳnh Bá Lân – NXB GD 2006.

  • Sách tham khảo: giải tích hàm 1 biến và toán 4 – Đỗ Công Khanh, Ngô Thu Lương.

  • Giải tích hàm nhiều biến - Đỗ Công Khanh, Ngô Thu Lương.

006002 – GIẢI TÍCH 2

Môn giải tích 2 bao gồm các kiến thức cơ bản về vi tích phân hàm nhiều biến, tích phân đường mặt, lý thuyết trường và chuỗi.

Chương trình soạn có tính đến đối tượng chủ yếu là các kỹ sư tương lai nên chú ý vào các công thức ứng dụng và không đặt nặng các vấn đề lý thuyết toán học. Vì thời gian lên lớp có hạn nên Sinh viên cần nhiều thời gian tìm hiểu thêm và chuẩn bị bài ở nhà.

Giáo trình chính: GT GIAI TICH II. Nguyễn Đình Huy, Ngô Thu Lương, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Bá Thi, Trân Lưu Cường, Đậu Thế Cấp, Đặng Văn Vinh, Trần Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Anh, Trần Ngọc Diễm, Nguyễn Xuân Mỹ. NXBDHQG 2009.

Lý thuyết chuỗi và phương trình vi phân. Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Bá Thi, Trân Lưu Cường, Đậu Thế Cấp, Huỳnh Bá Lân. NXBGD 2006.

Sách tham khảo: Giải tích hàm nhiều biến… Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Bá Thi, Trân Lưu Cường, Đậu Thế Cấp, Huỳnh Bá Lân. NXBGD 2006.

006004 – ĐẠI SỐ

Nội dung của môn Đại số tuyến tính: không gian vectơ, ma trận, định thức, giải hệ phương trình; không gian Euclid, Ánh xạ tuyến tính, trị riêng vectơ riêng, chéo hóa, dạng toàn phương, đưa toàn phương về chính tắc.

Sách, giáo trình chính: Đại số tuyến tính. Trân Lưu Cường, Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Bá Thi, Huỳnh Bá Lân, Đặng Văn Vinh, NXBGD 2005.

Sách tham khảo: Đại số tuyến tính – Đỗ Công Khanh, Ngô Thu Lương.

Giải tích hàm nhiều biến – Đỗ Công Khanh, Ngô Thu Lương.

006018 – XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản của vấn đề về lý thuyết xác suất & thống kê, các phương pháp phân tích phương sai, các phép kiểm định giả thuyết thống kê, phân tích tương quan tuyến tính đơn giản & tương quan tuyến tính đan tham số. Sử dụng phần mềm SPSS & áp dụng MS – EXCEL để xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê dựa trên các kiến thức đã học của môn học Xác suất & thống kê.

Nguyễn Đình Huy, Đậu Thế Cấp. Xác suất thống kê. NXB ĐHQG TP HCM 2003.

Đặng Hùng Thắng. Thống kê và ứng dụng. NXBGD 1999.

Hồ Thanh Phong. Xác suất và Thống kê trong kỹ thuật hệ thống công nghiệp. NXB ĐHQG TP HCM 2003.

Walter A. Rosenkrantz Introduction to Probability and Statistics for Scientist and Engineers. McGraw-Hill Companies, Inc (1997)

Alen L. Webster. Applied Statistics for Business and Economics. McGraw-Hill Companies, Inc (1995).

006023 – PHƯƠNG PHÁP TÍNH

Môn học Phương pháp tính trình bày phương pháp giải gần đúng các vấn đề cơ bản trong tính toán kỹ thuật:



  1. Giải phương trình và hệ phương trình phi tuyến.

  2. Giải hệ phương trình tuyến tính.

  3. Tính giá trị nội suy và xấp xỉ bằng bình phương cực tiểu.

  4. Tính gần đúng đạo hàm và tích phân.

  5. Giải gần đúng phương trình vi phân thường

  6. Giải gần đúng phương trình đạo hàm riêng.

Các phương pháp được trình bày theo tinh thần tóm lược giải thuật, giới thiệu ước lượng sai số và cách làm cụ thể, lược bỏ chứng minh lý thuyết phức tạp. Việc chuyển giải thuật sang chương trình máy tính được đề cập và khuyến khích sinh viên thực hiện, hướng đến mục tiêu mô phỏng các bài toán thường gặp trong kỹ thuật.

Giáo trình phương pháp tính – Lê Ngọc Lăng; Nguyễn Quốc Lân; Lê Thái Thanh – ĐHBK 2002.

Giáo trình phương pháp tính – Dương Thủy Vỹ - NXBKHKT 1999.

Numerical Analysis – Burden & Faires – Brooks/Code 1997.

007001 – VẬT LÝ A1.

Cơ – Nhiệt – Điện từ

Vật lý đại cương – Đặng Quang Khang, Nguyễn Xuân Chi.

Cơ sở vật lý – David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker.

Mécanique Electrique – Raymon A. Serway.

Bài tập vật lý phần Cơ Nhiệt Điện từ - Nguyễn Thị Bé Bảy, Nguyễn Dương Hùng.

007002 – VẬT LÝ A2.

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật lý ở trình độ đại học; từ đó có những cơ sở để học và nghiên cứu ngành kỹ thuật.

Góp phần rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tư duy logic, tác phong khoa học cần thiết đối với một kỹ sư.

Quang lượng tử - Vật lý hạt nhân – Vật lý hiện đại.

Vật lý đại cương – Đặng Quang Khang, Nguyễn Xuân Chi.

Cơ sở vật lý – David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker.

Optique et Physique Moderne – Raymon A. Serway.

Bài tập vật lý đại cương tập 3 – Lương Duyên Bình.

007005 – THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

Cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng các dụng cụ đo, thực hiện một số thí nghiệm vật lý cơ bản và xử lý kết quả thực nghiệm.

14 bài thí nghiệm vật lý đại cương trong Cơ – Nhiệt – Điện từ - Quang – Vật lý nguyên tử.

Nguyễn Minh Châu và Bộ môn Vật lý ứng dụng: Thí nghiệm Vật lý đại cương, - NXB ĐHQG TP HCM 2009.

008001 – PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

Những vấn đề lý luận chung về nhà nước và pháp luật: Tổ chức bộ máy nhà nước, Những khái niệm cơ bản trong pháp luật như: hệ thông pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật… và những kiến thức cơ bản của một số ngành luật như: Luật hiến pháp, Luật dân sự; Luật hình sự; Luật hôn nhân gia đình; Luật lao động… nhằm nâng cao ý thức sống và làm việc theo pháp luật của mỗi cá nhân và của cộng đồng.

003001..004 – ANH VĂN 1..4

Môn AV được thiết kế theo phương pháp giao tiếp nhằm phát triển kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết bắt đầu từ trình độ Tiền trung cấp (Pre - intermediate) qua việc ôn lại các kiến thức ngôn ngữ sinh viên đã đạt được, đồng thời phát triển khả năng phân tích ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Thông qua chương trình, SV có dịp tiếp cận những tình huống nghe hiểu và nói đa dạng với chủ đề lý thú nhằm phát triển khả năng giao tiếp của SV, giúp SV còn có thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn trong các tình huống giao tiếp đơn giản hàng ngày. Ngoài ra, SV còn có thể củng cố khả năng đọc hiểu và viết qua các bài đọc phù hợp với trình độ SV, cũng như qua các bài tập viết đơn giản giúp SV diễn đạt ý tưởng của mình dễ dàng hơn.

English KnowHow (Student book) – Therese Naber – Angela Blackwell, OUP 2004.

English KnowHow (Workbook) – David McKeegan, OUP 2004.

English Grammar in Use, Raymond Murphy, OUP 1995.

Practical English Grammar, Raymond Murphy, OUP 1995.



005005,006,0011 – GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1,2,3

Một số vấn đề cơ bản về quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn mới; Mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu của GDTC đối với sinh viên; Cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đối với SV; Các nguyên tắc và phương pháp tập luyện TDTT.

Học phần 1 – Phần thực hành nhằm trang bị cho SV những hiểu biết; Các kĩ năng vận động và thể lực chung thuộc môn thể thao điền kinh (chạy cư ly trung bình nam: 1500m; nữ: 800m; nhảy xa) và môn thể dục (Đội hình đội ngũ và bài thể dục tay không liên hoàn 40 động tác).

Học phần 2 – Củng cố và nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật bóng chuyền, nắm được phương pháp sư phạm để có thể trở thành hướng dẫn viên cơ sở: Trường học, cơ quan, công nông trường, xí nghiệp.

Học phần 3 – phần lý thuyết gồm các nội dung về: Nguồn gốc; quá trình phát triển môn bóng rổ trên thế giới và phong trào bóng rổ ở Việt nam; tác dụng của môn bóng rổ đối với nhân cách và thể chất con người; Luật bóng rổ và thiết bị sân bãi; phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. Phần thực hành: Sinh viên tập luyện để nắm bắt được kỹ thuật; chiến thuật cơ bản của bóng rổ. Thực tập thi đấu; trọng tài và tổ chức thi đấu môn bóng rổ.

Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong các trường ĐH và CĐ theo qui trình đào tạo, bộ GD&ĐT, Hà Nội, 1994.

Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT, NXBGD 1995.

201001 – CƠ HỌC LÝ THUYẾT

Môn học cơ học lý thuyết cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở về tính học, động học và động lực học của các vật thể (vật rắn). Nội dung cơ bản như sau:

1/ Tĩnh học: các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học. Thu gọn hệ lực. Điều kiện cân bằng của hệ lực. Bài toán cân bằng vật rắn – hệ vật rắn. Ma sát – Trọng tâm.

2/ Động học: động học điểm; hai chuyển động cơ bản của vật rắn, chuyển động song phẳng của vật rắn, chuyển động quay quanh một điểm cố định, chuyển động tổng quát của vật rắn. Mô hình các cơ cấu động học. Chú trọng đến các phương pháp giải tích và số để giải các bài toán tĩnh và động.

3/ Động lực học: Mở đầu động lực học, động lực học chất điểm, các định lý tổng quát của động lực học, nguyên lý D’alambert, nguyên lý di chuyển khả dĩ, phương trình vi phân tổng quát của động lực học, phương trình lagrange loại II, lý thuyết va chạm.

Đỗ Sanh. Cơ học tập 1,2. NXBGD 2005.

Đỗ Sanh. Bài tập cơ học tập 1, 2. NXBGD, 2005.

Vũ Duy Cường. Cơ lý thuyết. ĐHQG Tp. HCM. 2005.

X.M Targ. Giáo trình giản yếu cơ học lý thuyết. NXB ĐH & THCN, NXB Mir, 1983.

201010 – CƠ ỨNG DỤNG

Phần 1: tĩnh học vật rắn cứng tuyệt đối: các khái niệm cơ bản. Hệ tiên đề tĩnh học. Liên kết và các phản lực cơ bản. Thu gọn hệ lực. Điều kiện cân bằng của hệ lực.

Phần 2: cơ học vật rắn biến dạng đàn hồi: khái niệm cơ bản về cơ học vật rắn biến dạng đàn hồi: nhiệm vụ môn học; mô hình nghiên cứu; lực và biểu đồ nội lực. Ứng suất và biến dạng. Ứng suất: trạng thái ứng suất; trạng thái ứng suất phẳng. Biến dạng. Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng. Các thuyết bền. Tính bền các bài toán thuộc dạng thanh; đặc trưng hình học của một số hình phẳng; công thức tính ứng suất; tính bền.

Phần 3: Các bộ truyền động: ứng dụng các kiến thức cơ học vật rắn tuyệt đối và biến dạng để hướng dẫn sinh viên phân tích được nguyên lý hoạt động, cấu tạo và đặc điểm kỹ thuật các chi tiết máy cơ bản của các bộ truyền cơ khí thông dụng của máy: bộ truyền đai; bộ truyền xích; bộ truyền bánh răng; trục - ổ lăn, ổ đỡ… nhằm tạo kiến thức cơ bản và cần thiết để tính toán thiết kế máy.

Nguyễn Văn Đình, Nguyễn Văn Khang, Đỗ Sanh: Cơ học (tập 1 phần tĩnh học và động học), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội, 1990.

Đỗ Sanh. Cơ học (tập 2 phần động lực học), NXB GD, Hà nội, 1990.

Lại Khắc Liễm, giáo trình cơ học máy, NXB ĐHQG TPHCM, 2001.

X.M. Targ, giáo trình giản yếu cơ học lý thuyết, NXB ĐH& THCN, 1983.

Giáo trình Cơ ứng dụng 1, 2009..

402024 – KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

Giới thiệu các linh kiện điện tử và mạch. Các tính chất của tiếp xúc P – N trong các diode, BJT, FET và các ứng dụng tuyến tính và phi tuyến của chúng. Các ứng dụng transitor trong thiết kế các mạch dao động và mạch xung. Đặc tính khuếch đại thuật toán và ứng dụng.

Theodore F.Bogart, JR. – Electronic devices and Circuits – 2nd Ed., Macmillan 1991.

Millman & Taub – Pulse digital and switching waveforms. McGraw-Hill

Electronic Design – Circuits and Systems, Savant, Rodent, Carpender.

Lê Phi Yến, Nguyễn Như Anh, Lưu Phú – Kỹ thuật điện tử, NXBKHKT.

406009 – KỸ THUẬT ĐIỆN

Khái niệm chung về mạch điện. Dòng điện hình sin. Các phương pháp giải mạch sin xác lập. Mạch điện ba pha. Khái niệm chung về máy điện. Máy biến áp. Máy điện không đồng bộ. Máy điện đồng bộ. Máy điện một chiều. Đo điện.

Nguyễn Kim Đính, Kỹ thuật điện – ĐHBK TPHCM, 1994.

Đặng Văn Đào, Lê Văn Doanh, Kỹ thuật Điện, NXB ĐH &GDCN, 1994.

Theodore Wildi, Electrical machines, drives and power systems Prentice Hall, 1990.

Jimmie J. Cathey – Syed A. Nasar Basic Electrical Engineering Schaum’s outline series in Engineering, McGraw Hill – 1992.

501001 – TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giúp sinh viên có một số kiến thức cơ bản về tính chất và khả năng của máy tính (số), về qui trình giải quyết vấn đề bằng máy tính, về việc dùng một môi trường phát triển phần mềm trực quan (như Visual Basic) để thiết kế giao diện cho các ứng dụng, tạo các thủ tục xử lý sự kiện trên các phần tử giao diện và viết mã để miêu tả giải thuật giải quyết chức năng của phần mềm. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị thêm một số kiến thức cơ bản về linh kiện phần mềm, về lập trình bằng cách lắp ghép linh kiện có sẵn, về việc truy xuất cơ sở dữ liệu và một số hoạt động cơ bản để kiểm thử phần mềm đã viết được.

Tập slide bài giảng môn Tin học, Nguyễn Văn Hiệp & al., Khoa CNTT ĐHBK TPHCM.

Tài liệu online trên 3CD MSDN thuộc bộ Visual Studio 2000 của Microsoft.

604001 – HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG A

Cung cấp những kiến thức cơ bản hiện đại có hệ thống của ngành hóa học để sinh viên có thể tiếp thu được các môn hóa học cơ sở (vô cơ, hữu cơ, hóa lý, phân tích).

Phần 1 – Cấu tạo chất: Gồm các chương 1,2 và 3. Cung cấp các kiến thức hiện đại về cấu tạo nguyên tử, quy luật tuần hoàn của các nguyên tố trên cơ sở cấu trúc electron của các nguyên tử, các loại liên kết trong phân tử và cấu tạo phân tử.

Phần 2 – Cơ sở lý thuyết của các quá trình hóa học: gồm các chương từ 4 – 9. Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của các lý thuyết nền tảng cho các quá trình hóa học: nhiệt hóa học, entropy và năng lượng tự do Gibbs. Khái niệm về cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Các loại cân bằng trong dung dịch chất điện ly. Cân bằng trong hệ dị thể của chất ít tan. Chiều và mức độ của phản ứng không có sự thay đổi trạng thái oxy hóa. Chiều và mức độ của phản ứng có sự thay đổi trạng thái oxy hóa. Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng,…

Hóa đại cương. Nguyễn Đình Soa, NXB ĐHQGTPHCM, 2000.

General and Inorganic Chemistry, N. Akhmetov, Pub. Mir, Moscow, 1983.

Hóa học đại cương, Lê Mậu Quyền, NXB KHKT, Hà Nội, 2003.

604002 – HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG B

Cung cấp những kiến thức cơ bản hiện đại có hệ thống của ngành hóa học để sinh viên có thể tiếp thu được các môn hóa học cơ sở (vô cơ, hữu cơ, hóa lý, phân tích).

Phần 1 – Cấu tạo chất: Gồm các chương 1,2 và 3. Cung cấp các kiến thức hiện đại về cấu tạo nguyên tử, quy luật tuần hoàn của các nguyên tố trên cơ sở cấu trúc electron của các nguyên tử, các loại liên kết trong phân tử và cấu tạo phân tử.

Phần 2 – Cơ sở lý thuyết của các quá trình hóa học: gồm các chương từ 4 – 9. Cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản của các lý thuyết nền tảng cho các quá trình hóa học: nhiệt hóa học, entropy và năng lượng tự do Gibbs. Khái niệm về cân bằng hóa học và các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Các loại cân bằng trong dung dịch chất điện ly. Cân bằng trong hệ dị thể của chất ít tan. Chiều và mức độ của phản ứng không có sự thay đổi trạng thái oxy hóa. Chiều và mức độ của phản ứng có sự thay đổi trạng thái oxy hóa. Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng,…

Hóa đại cương. Nguyễn Đình Soa, NXB ĐHQGTPHCM, 2000.

General and Inorganic Chemistry, N. Akhmetov, Pub. Mir, Moscow, 1983.

Hóa học đại cương, Lê Mậu Quyền, NXB KHKT, Hà Nội, 2003.

604003 – THÍ NGHIỆM HÓA ĐẠI CƯƠNG

Giúp SV thực hành các kiến thức cơ bản đã được học trong môn học Hóa đại cương.

Bài 1: Kỹ thuật phòng thí nghiệm

Bài 2: Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học.

Bài 3: Xác định khối lượng riêng – xác định đương lượng nhóm

Bài 4: xác định bậc phản ứng

Bài 5: Dung dịch đệm.

Bài 6. Phản ứng oxy hóa khử.

Bài 7: chất chỉ thị màu – xác định hằng số điện ly của các dung dịch.

Bài 8. Phân tích thể tích.

Hóa đại cương

Thí nghiệm hóa đại cương

806010 – VẼ KỸ THUẬT

Trang bị cho người học kỹ năng biểu diễn và giải các bài toán không gian trên mô hình phẳng, giúp nâng cao khả năng tư duy không gian của người học. Trang bị kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ thông dụng cũng như giới thiệu các phần mềm và thiết bị vẽ tự động, phát triển khả năng biểu diễn và đọc hiểu được các ý tưởng kỹ thuật trên bản vẽ theo TCVN hay ISO.

Biểu diễn các đối tượng hình học cơ bản: điểm; đường thẳng; mặt phẳng trong hệ thống hai và ba mặt phẳng hình chiếu vuông gốc.

Biểu diễn các mặt hình học ba chiều (đa diện, mặt cong), xác định các tính chất và giao của chúng.

Vật liệu và dụng cụ và thiết bị vẽ, cách trình bày bản vẽ kỹ thuật theo TCVN và ISO, dựng hình bằng dụng cụ vẽ; các loại hình biểu diễn sử dụng phương pháp hình chiếu vuông góc bao gồm: hình chiếu vuông góc; hình chiếu riêng phần, hình chiếu cục bộ, hình cắt, mặt cắt và hình trích; hình biểu diễn nổi theo phương pháp hình chiếu trục đo; vận dụng hợp lý các loại hình biểu diễn để biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.

Vẽ kỹ thuật Cơ khí tập 1, Trần Hữu Quế, NXBGD, 2006.

Vẽ kỹ thuật 1, Đinh Công Sắt, NXB ĐHBK TPHCM, 2004.

007302 – THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mỗi sinh viên cần được có cơ hội làm việc 6 tuần trong kỳ hè năm thứ 4 như là một nhân viên kỹ thuật của một công ty xí nghiệp, cơ sở nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm… để:

Hiểu rõ môi trường làm việc thực tế của cơ sở.

Học hỏi việc tổ chức quản lý của cơ sở.

Học hỏi những giải pháp kỹ thuật trong thực tế bổ sung và củng cố cho những kiến thức đã học ở trường.

Tham gia nghiên cứu các đề tài cụ thể theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật cơ sở.

Tài liệu tham khảo do đơn vị tiếp nhận sịnh viên thực tập giới thiệu.

007303 – LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Sinh viên hoàn tất chương trình Đào tạo và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp sẽ được cấp bằng “Kỹ sư cơ khí kỹ thuật”.

Mỗi sinh viên được yêu cầu thực hiện một luận văn tốt nghiệp. Đề tài tốt nghiệp có thể là một đề tài nghiên cứu lỹ thuyết, hoặc một đề tài ứng dụng trong trường hoặc đơn vị ngoài trường có liên quan về lĩnh vực toán – cơ trực tiếp hướng dẫn.

Tài liệu tham khảo do CBHD LVTN giới thiệu.

200018 – CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHÍNH XÁC

Khái niệm về độn chính xác micro và nano – Sự phát triển của máy chính xác micro và nano. Những nguyên tắc của kỹ thuật chính xác. Các nguyên lý gia công đạt độ chính xác micro và nano. Ứng dụng thực tế của các nguyên lý gia công chính xác.

Principles of Precision Engineering – Hiromu Nakazawa – Oxford University Press, Inc 1998.

Micromachines – Iwao Fujimasa – Oxford University Press, Inc 1996.

Mechatronic System Design – Devdas Shetty – Oxford University Press 1997.

200023 – VẬT LIỆU COMPOSITE

Cung cấp các kiến thức cơ bản về cơ học vật liệu Composite sợi nền polyme. Từ đó, người học có thể tính toán thiết kế các kết cấu bằng loại vật liệu này.

Tổng quan về vật liệu nền, vật liệu sợi và vật liệu composite. Ứng suất và biến dạng. Đặc tính cơ học của tấm composite một lớp. Đặc tính cơ học của tấm cơ học nhiều lớp. Thuyết bền. Tính toán các kết cấu cơ bản của vật liệu composite.

Phan Đình Huấn, Giáo trình vật liệu composite (TL lưu hành nội bộ - ĐHBK TPHCM)

Stephen W. Tsai, Composite design, think composite, 1986.

F. L Matthews and R. D. Rawlings, Composite Materials: Engineering and Science Chapman, 1994.

201020 – CƠ HỌC LÝ THUYẾT NÂNG CAO

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về động lực học vật rắn – hệ vật rắn.

Môn học cơ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức nâng cao về tĩnh học, động học và động lực học của các vật thể (rắn). Nội dung cơ bản như sau:

1/ Tĩnh học: hệ lực không gian: vector chính và vector moment chính của hệ lực không gian. Dạng tối giản của hệ lực không gian. Điều kiện cân bằng của hệ lực không gian.

2/ Động học: A. Chuyển động quay quanh một điểm cố định: mở đầu; khảo sát chuyển động của cả vật rắn. Khảo sát chuyển động của các điểm thuộc vật rắn. B. Chuyển động tổng quát của vật rắn. Khảo sát vận tốc và gia tốc của điểm thuộc vật.

3/ Động lực học: lý thuyết va chạm: định nghĩa. Đặc điểm của hiện tượng va chạm và các giả thuyết của lý thuyết va chạm. Các định lý tổng quát của động lực học quá trình va chạm. Va chạm thẳng xuyên tâm của hai vật chuyển động tịnh tiến. Va chạm của một vật quay quanh một trục cố định. Cơ sở của cơ học giải tích. Nguyên lý di chuyển khả dĩ. Điều kiện cân bằng của hệ không tự do. Phương trình Lagrang. Phương trình Appen. Phương trình chính tắc. Nguyên lý biến phân Haminton. Lý thuyết ổn định của chuyenr động: Những định nghĩa và khái niệm cơ bản. Các định lý cơ bản về sự ổn định theo xấp xỉ thứ nhất.

Nguyễn Trọng Chuyền, Nguyễn Thế Tiến, Trần Hữu Duẩn. Cơ học lý thuyết. NXB ĐH&THCN.

Nguyễn Văn Đình, Lê Doãn Hồng, Nguyễn Nhật Lệ, Đỗ Sanh. Cơ học lý thuyết. NXB ĐH&THCN.

Đỗ Sanh. Cơ học tập 1, 2. NXB GD, 1999.

X.M. Targ. Giáo trình giản yếu cơ học lý thuyết. NXB ĐH & THCN, NXB Mir, 1983..

201023 – CAD ỨNG DỤNG

Giới thiệu về các phần mềm vẽ kỹ thuật CAD. Các lệnh về file. Các lệnh thiết lập bản vẽ cơ bản và hệ tọa độ. Các lệnh vẽ cơ bản và các phương pháp xác định tọa độ điểm chính xác. Các lệnh tạo hình, hiệu chỉnh đối tượng và hiệu chỉnh bằng Grips point. Ghi văn bản, hiệu chỉnh văn bản. Vẽ hình cắt và mặt cắt. Lớp và quản lý đối tượng theo lớp. Ghi kích thước và các biến kích thước. Thiết lập bản vẽ mẫu theo TCVN. Tạo khối và chèn khối. Quản lý bản vẽ với AutoCAD DesignCenter. Vẽ hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo. Mô hình vật thể trong không gian 3D. Tính toán trong các CAD software. Tạo các layout và in bản vẽ.

Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng Autocad R14. NXB TP. HCM, 1998.

Nguyễn Hữu Lộc, Sử dụng Autocad 2000. NXB TP. HCM, 1999.

Nguyễn Hữu Lộc, Thiế kế 3D. NXB TP. HCM, 1999.

Mechanical Tutorial – Autodesk.

201027 – ĐO LƯỜNG CÁC ĐẠI LƯỢNG PHI ĐIỆN

Cơ sở lý thuyết thử nghiệm vật liệu. Các thiết bị đo. Hệ thống đo. Ký thuật đo bằng biến cảm điện trở dây. Đo lực, áp lực, mô men lực. Đo chuyển vị, dao động, vận tốc.

Dr. Ir. Philippe Boeraeve. Experimetal technicque.

Ernest O. Doebelin, Measurement system. McGraw – Hill Book Co.

202002 – TN DUNG SAI & KỸ THUẬT ĐO

Cung cấp kỹ năng về sử dụng các dụng cụ đo thông dụng, cách xác định các thông số hình học, cũng như các thông số vật lý. Biết cách xử lý kết quả đo và báo cáo.

Môn học trình bày cách xác định sai số của chi tiết, cũng như cách xác định các thông số như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng.

202003 – CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ GIA CÔNG CHÍNH XÁC

Trang bị những kiến thức để sinh viên có thể thiết kế và chế tạo các sản phẩm có độ chính xác cao.

Nội dung mô học đề cập tới các phương pháp gia công sản phẩm có độ chính xác cao, kích thước nhỏ. Ngoài ra sinh viên sẽ được cung cấp cách thiết kế dụng cụ và thiết bị thường để gia công các sản phẩm này.

Precision Machine Design Alexander H. Slocum printed in the United States of America 1992.

Chi tiết cơ cấu chính xác Nguyễn Trọng NXB KHKT năm 2002.

Microfabrication and nanomanufacturing Mark J. Jackson; taylor & Francis Group 2002, Munich Hanser/Gardner Publications, Inc., Cincinnati; 1998.

Cơ sở công nghệ vi điện tử và vi hệ thống NXB KHKT, Hà Nội, 1999.

Micromachined Transducers Sourcebook Gregory T. A. Kovacs WCB/McGraw-Hill 2000.

202009 – BƠM, QUẠT, MÁY NÉN

Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc của bơm, quạt, máy nén, những phương pháp tính toán xác định các thông số làm cơ bản của chúng, biết cách lựa chọn thiết bị cho các hệ thống thông dụng.

Môn học đề cập đến:



  • Lý thuyết cơ bản của các loại bơm, quạt, máy nén.

  • Các thông số làm việc cơ bản, các đường đặc tính làm việc, đặc tính tổng hợp v.v…

  • Cấu tạo cụ thể của các bơm, quạt, máy nén thông thường.

  • Một số hệ thống bơm, quạt, máy nén thường dùng trong sản xuất.

Nguyễn Văn May; Bơm, Quạt, Máy nén; NXB KHKT, Hà Nội, 2002.

Nguyễn Phước Hoàng; Thủy lực và máy thủy lực; NXBGD, Hà Nội 1997.

V. M. Cherkassky, Pums – Fans – Compressors, Mir Pubblishers, Moscow.

Ngô Vi Châu, Bài tập thủy lực và máy thủy lực, NXB ĐH & THCN.

202010 – KỸ THUẬT THỦY LỰC & KHÍ NÉN

Cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động và các phương pháp tính toán các hệ thống truyền động và hệ thống điều khiển bằng thủy lực – khí nén.

Trung tâm UIT, Giáo trình khí nén UIT, 1996.

Frank Yeaple, Fluid power design handbook Marcel Dekken, 1996.

Festo Didactic, Hydraulics and Electro Hydraulics, 1994.

202013-DUNG SAI & KỸ THUẬT ĐO

Môn học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên tắc của hệ thống đo và các đặc tính của nó, đo các đại lượng vật lý khác nhau cũng như các loại cảm biến và dụng cụ thông thường trong lĩnh vực cơ khí.

Môn học này trình bày các nguyên tắc và ứng dụng của các phương pháp đo, dung sai và dụng cụ…Đặc biết là các thiết bị đo dịch chuyển, lực, mô men, áp suất, lưu lượng, nhiệt độ, và dao động. Qui hoạch thực nghiệm, xác định các thông số đo, phân tích các yếu tố ngẫu nhiên.



  • Dung sai lắp ghép, Ninh Đức Tốn NXB Giáo dục-2000

  • Handbook of Dimensional Measurement- Francis T.Farago, Ph.D.Mark A, Curtis, Ed.D. Industrial Press Inc 2005.

  • Kỹ thuật đo lường (tập 2). Trần Vũ An, Thái Thị Thu Hà, Nguyễn Lê Quang, NXB ĐHQG – 2000.

  • Measurement and Instrumentation Principles; Alan S. Morris; ButterWorth Heinemann 2001.

  • Kỹ thuật đo lường và kiểm tra trong chế tạo cơ khí: Nguyễn Tiến Thọ, Nguyễn Thị Xuân Bảy, Nguyễn Thị Cẩm Tú. NXB KHKT 2001.

202042 – CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ĐẶC BIỆT

Giới thiệu tổng quan về các phương pháp gia công đặc biệt (nhu cầu, phân loại, một số đặc trưng, những đặc tính ưu việt và phạm vi ứng dụng) và các phương pháp gia công cụ thể dựa trên loại năng lượng sử dụng.

Tổng quan về các phương pháp gia công đặc biệt sử dụng các dạng năng lượng cơ, hóa, điện, nhiệt. Nguyên lý gia công, thiết bị và dụng cụ, các thông số và đặc điểm công nghệ của các phương pháp này. Xác định các phương pháp và chế độ gia công hợp lý.

James Brown, Modern Manufacturing Processes, Industrial Press, 1991.

Trương Ngọc Thục – Các phương pháp gia công mới. ĐH SPKT TP. HCM, 1994.

Phạm Ngọc Tuấn – Bài giảng “Các phương pháp gia công đặc biệt” 1999.

202046 – THIẾT KẾ DỤNG CỤ CẮT

Giới thiệu cơ sở lý thuyết tạo hình trong gia công cơ, phương pháp xác định profin của một số dao cắt định hình, bao hình và vấn đề tối ưu trong thiết kế dụng cụ.

Rodin: Cơ sở thiết kế dụng cụ cắt. NXB ĐH Kiev, 1993.

Cemensenko: thiết kế dụng cụ cắt kim loại. NXB KHKT, 1980.

Bùi Song Cầu-Lê Minh Ngọc: Thiết kế dụng cắt kim loại. NXB ĐHBK TP.HCM, 1980.

202047 – KỸ THUẬT CHẾ TẠO 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản như bản chất vật lý của quá trình cắt gọt, các kiến thức về độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt chi tiết máy. Các phương pháp tạo hình để gia công một chi tiết cụ thể.

Môn học gồm 2 phần:

Phần thứ nhất giới thiệu những kiến thức nền tảng của cắt gọt kim loại.

Phần thứ hai giới thiệu các phương pháp gia công cụ thể như tiện, phay, khoan, mài, v.v.

Sách, giáo trình chính: kỹ thuật chế tạo 2.

Sách tham khảo: Fundamentals of Mordern Manufacturing, Mikell P. Groover

Sách tham khảo: Manufacturing Engineering and Technology Serope Kalpakjian.

202103 – KỸ THUẬT CHẾ TẠO 3

Cung cấp cho người học những kiến thức về các phương pháp gia công không truyền thống, các phương pháp gia công vật liệu phi kim loại và tính công nghệ trong tính toán tính kinh tế của quá trình gia công. Kiến thức về lắp ráp sản phẩm.

Gồm các phần:



  • Các phương pháp gia công không truyền thống

  • Gia công vật liệu phi kim loại

  • Xử lý bề mặt

  • Tính toán công nghệ trong kết cấu

  • Quy trình công nghệ gia công

  • Tính toán kinh tế quá trình gia công cắt gọt

  • Quá trình lắp ráp cơ.

Sách, giáo trình chính: kỹ thuật chế tạo 3

Sách tham khảo: Fundamentals of Mordern Manufacturing, Mikell P. Groover

Sách tham khảo: Manufacturing Engineering and Technology Serope Kalpakjian.

Sách tham khảo: Fumdamentals of Metal Machining and Machine tools.

202104 – CAD/CAM/CNC

Cung cấp kiến thức và phương pháp luận về CAD/CAM/CNC, mô hình hóa hình học, đồ họa máy tính, thiết kế nhờ máy tính và các ứng dụng, công nghệ, lập trình và máy công cụ CNC, hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) và hệ thống sản xuất tích hợp nhờ máy tính (CIM)

Groover Mikell P, Zimmer Emory W., Jr. CAD/CAM. Computer – Aided Design and Manufacturing – Prentice Hall International, 1998.

Rao P.N, CAD/CAM Principles and Applications – Mc.Graw Hill, 2002.

Đoàn thị Minh Trinh, Công nghệ CAD/CAM – NXB KHKT, 1998.

202118 – KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật vệ sinh – an toàn lao động để loại trừ, hạn chế các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong sản xuất công nghiệp, tạo nên môi trường lao động an toàn, thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động, duy trì năng suất đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường.

Trong sản xuất công nghiệp, người lao động luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu. Do đó môi trường làm việc luôn phát sinh những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động cũng như phát sinh các mối nguy hiểm, rủi ro dẫn đến bệnh nghề nghiệp, tai nạn cho người lao động.

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và những biện pháp tổng hợp về KHKT, quản lý, kinh tế, xã hội, luật pháp… để đạt được những mục đích trên của môn học.

Sách, giáo trình chính: kỹ thuật an toàn – vệ sinh lao động – 2006 NXBĐHQG TPHCM.

Sách tham khảo: KHKT bảo hộ lao động – 2001 – ĐHBK Hà Nội

Safety – Health and Working Condition – 1998 – ILO.

203003 - KỸ THUẬT NÂNG VẬN CHUYỂN

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ giới hóa, quá trình nâng – vận chuyển vật trong các ngành công nghiệp và xấy đựn. Qua đó sinh viên hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi sử dụng, cách lựa chọn, quản lý, biết tính toán, thiết kế các cơ cấu, chi tiết điển hình của thiết bị nâng.

Đào Trọng Thường và các tác giả - Máy nâng chuyển (tập 1, 2, 3), NXB KHKT.

Huỳnh Văn Hoàng và các tác giả - Kỹ thuật nâng chuyển. NXB ĐHQG TP HCM 2001.

Huỳnh văn Hoàng. Tính toán máy trục. NXB KHKT, 1975.

Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Danh Sơn – Máy vận chuyển liên tục, NXB ĐH QG TPHCM 2005.

Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Danh Sơn – Bài tập Máy nâng chuyển – NXB ĐHQGTPHCM, 2006.

203020 – MÁY VẬN CHUYỂN LIÊN TỤC

Trang bị cho sinh viên kiến thức về các máy vận chuyển liên tục nhưu băng tải, xích tải, thang cuốn….

Trình bày những kết cấu và tính toán các máy vận chuyển liên tục cơ bản như: các loại bằng chuyền; các loại gầu tải; thang cuốn; máy vận chuyển bằng thủy khí và các thiết bị phụ trợ. Giới thiệu, phân loại cơ sở lựa chọn máy theo đặc tính kỹ thuật và kinh tế; hướng phát triển của các loại máy trong hiện tại và tương lai; các chế độ làm việc và một số vấn đề về độ tin cậy.

Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Danh Sơn – Kỹ thuật nâng chuyển tập 2, Máy vận chuyển liên tục, NXB ĐH QG TPHCM 2005.

205015 – KỸ THUẬT CHẾ TẠO 1

Cung cấp kiến thức về kỹ thuật chế tạo phôi cơ khí chính xác bằng các phương pháp gia công phi cắt gọt.

Trình bày những nội dung cơ bản về lý thuyết và công nghệ của các phương pháp chế tạo phôi cơ khí không qua cắt gọt (còn gọi là phương pháp gia công không phôi): kỹ thuật đúc kim loại; tạo hình biến dạng; hàn kim loại. Môn học đề cập đến phân tích và lựa chọn vật liệu, phương pháp chế tạo phôi.

Kỹ thuật tạo phôi – Trường ĐHBK Hà Nội.

Handbook of metals forming Land Kurt 1986.

Nguyên lý các phương pháp hàn

Manufacturing technology I 2003.

Manufacturing Engineering and Technology – Serope Kalpakjian – Steven R. Schmid, Prentice Hall. 2003.

209017 – NGUYÊN LÝ MÁY

Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản về nguyên lý cấu tạo, động học và động lực học của cơ cấu và máy. Trên cơ sở những kiến thức được giới thiệu trong phần này, người học có thể giải quyết được hai bài toán cơ bản trong thực tế: bài toán phân tích và bài toán tổng hợp cơ cấu máy; đồng thời có đủ kiến thức cần thiết để học môn tiếp theo: Chi tiết máy.

Là môn kỹ thuật cơ sở nghiên cứu về nguyên lý cấu tạo, động học, lực học và động lực học của cơ cấu và máy nói chung, nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức để giải quyết hai bài toán cơ bản: (1) phân tích nguyên lý cấu tạo, động học, lực học và động lực học của cơ cấu và máy đã cho, và (2) Tổng hợp (thiết kế) cơ cấu và máy thỏa các điều kiện động học, lực học, và động lực học cho trước.

Lại Khắc Liễm, giáo trình cơ học máy, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2001.

Lại Khắc Liễm, Bài tập cơ học máy, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2005.

Đinh Gia Tường, Nguyễn Xuân Lạc, Trần Doãn Tiến, Nguyên lý máy, NXB GD, 1994.

Tạ Ngọc Hải, Bài tập nguyên lý máy, NXBKHKT, 2005.

Lại Khắc Liễm, Hướng dẫn thiết kế môn học Nguyên Lý máy, Trường Đào tạo tại chức Tp. HCM, 1984.

209021 – CHI TIẾT MÁY

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản để tính toán và thiết kế các chi tiết máy và cơ cấu. Nội dung chủ yếu của môn học là tính toán động học, lực tác dụng và thiết kế các chi tiết máy theo các chỉ tiêu về khả năng làm việc. Đối tượng của môn học là các chi tiết máy của hệ thống truyền động bao gồm: các bộ truyền đai, xích, bánh răng, trục vít, vít truyền động,… trục, ổ lăn và ổ trượt, lò xo, khớp nối, các mối ghép,…

Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQG TPHCM, 2004.

Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập Chi tiết máy, NXB ĐHQG TPHCM, 2003.

Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1 và 2, NXB GD, 2003.

Fundanmentals of Machine Elements, NXB McGraw-Hill, 1999.

P. Orlov, Fundanmentals of Machine Design (Vol. 1-5), NXB Mir Moscow, 1980..

209037 – VẼ CƠ KHÍ

Môn học này cung cấp cho sinh viên khả năng đọc hiểu và bước đầu vẽ thiết kế được các bản vẽ chi tiết (bản vẽ chế tạo), bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ.

Nội dung môn học bao gồm:


  • Biểu diễn các bản vẽ các chi tiết cơ khí như bánh răng, trục vít, vis me, lò xo, ổ lăn, mối ghép ren, mối ghép hàn.

  • Cách xây dựng bản vẽ lắp.

  • Các ván đề khác như quy ước chung, ghi dung sai và các điều kiện kỹ thuật của bản vẽ cơ khí.

  • Thiết lập sơ đồ động một máy.

Vẽ kỹ thuật Cơ khí tập 1 và 2 – Trần Hữu Quế, Đặng Văn Cứ, Nguyễn Văn Tuấn. NXBGD. 2007.

Bài tập vẽ cơ khí tập 2 – Trần Hữu Quế, Nguyễn Văn Tuấn. NXBGD, 2007.

Bản vẽ kỹ thuật – Tiêu chuẩn quốc tế, NXBGD, 2005.

210006 – THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT

Giúp sinh viên nắm vững đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, biết cách tính toán khi thiết kế hoặc kiểm tra lựa chọn các loại TBTĐN.

Giới thiệu nguyên lý, đặc điểm, các yêu cầu kỹ thuật và các bước tính khi thiết kế hoặc kiểm tra lựa chọn các TBTĐN trong thực tế.

Bùi Hải + Các tác giả - Thiết bị trao đổi nhiệt – NXBGD.

Nguyễn Bốn – Thiết bị trao đổi nhiệt – ĐHĐN.

Nguyễn Bốn – Năng lượng mặt trời – ĐHĐN.

210011 – KỸ THUẬT SẤY

Thiết bị sấy ngày nay được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền công nghệ, các chủng loại máy móc và cả trong cuộc sống hàng ngày. Các ngành kỹ thuật năng lượng, chế biến thực phẩm, hóa chất… ngày càng phát triển đòi hỏi thiết bị sấy phát triển rất đa dạng về kỹ thuật và phong phú về cấu trúc thiết bị, tuy nhiên nó vẫn tuân theo cơ sở lý thuyết chính về thiết bị này.

Việc tìm hiểu nguyên lý hoạt động, đặc điểm của chủng loại và phương pháp tính toán là rất quan trọng nhằm giúp cho người kỹ sư có kiến thức tổng hợp để tìm hiểu thiết bị mới, lựa chọn công nghệ sấy phù hợp với yêu cầu và có thể tính toán thiết kế khi cần thiết.

Kiến thức về thiết bị sấy rất rộng, nó không những liên quan chặt chẽ với các môn nhiệt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt, máy lạnh, lò hơi, cơ lưu chất mà còn có quan hệ chặt ché đến kiến thức về vật liệu, công nghệ các quá trình thực phẩm và hóa chất tùy theo yêu cầu của đối tượng được thiết kế.

Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm, có nhiều tài nguyên về nông lâm, hải sản, công nghiệp nhẹ và chế biến thực phẩm phát triển nên kiến thức về môn học này sẽ có nhiều lợi ít cho các ngành kỹ thuật và quản lý công nghiệp.

Vật liệu ẩm; tác nhân sấy; sự truyền nhiệt và truyền chất trong quá trình sấy; động học quá trình sấy; các phương pháp xác định thời gian sấy; cơ sở thiết kế hệ thống sấy; tính toán nhiệt thiết bị sấy.

Bài giảng môn học thiết bị sấy.

P.D. Lêbêdep – Tính toán và thiết kế thiết bị sấy – NXB Năng lượng Mạc Tư Khoa.

I.V. Krêshestôp – sấy gỗ - NXB Công nghiệp rừng Mạc Tư Khoa.

Trần Văn Phú, Lê Văn Đương – Kỹ thuật sấy nông sản – NXB KHKT Hà Nội.

210014 – NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC KỸ THUẬT

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các linh vực chuyên sâu khác như: động cơ đốt trong, động cơ phản lực và tuabin, nhà máy nhiệt điện, hệ thống lạnh và điều hòa không khí.

Những khái niệm cơ bản; nhiệt lượng và công; định luật nhiết động thứ nhất và các quá trình nhiệt động cơ bản của khí lí tưởng; định luật nhiệt động thứ hai; Hơi nước; không khí ẩm; quá trình lưu động; tiết lưu của khí và hơi; máy nén khí; các chu trình chất khí; chu trình thiết bị động lực hơi nước; chu trình máy lạnh và bơm nhiệt.

Hoàng Đình Tín – Lê Chí Hiệp. Nhiệt động lực học kỹ thuật. NXB KHKT – 1997.

Hoàng Đình Tín – Bùi Hải. Bài tập nhiệt động lực học KT & Truyền nhiệt. NXB ĐHQG TPHCM. 2002.

Yunus A. Cengel, Micheal A. Boles- Thermodynamic: an engineering approach, Indernationl edition – 1994.

G.F.C. rogers, Y.R. Mayhew – Engineering thermodynamic Work and heat transfer – Longman Inc- New York 1980.

210015 – TRUYỀN NHIỆT

Là một môn khoa học nhằm dự đoán sự truyền năng lượng xảy ra giữa các vật và trong thiết bị do sự chênh lệch nhiệt độ gây ra.

Nhiệt năng có thể truyền dưới 3 dạng cơ bản như sau: bằng dẫn nhiệt, trao đổi đối lưu và bức xạ nhiệt. Tổ hợp ba dạng truyền nhiệt cơ bản trên được xem như dạng truyền nhiệt phức tạp. Việc nghiên cứu trực tiếp quy luật truyền nhiệt tổ hợp là rất phức tạp vì vậy chúng ta nghiên cứu lần lượt từng phương thức truyền nhiệt cơ bản sau đó phối hợp lại để tìm ra cách tính toán truyền nhiệt phức tạp cho thiết bị trao đổi nhiệt.

Hoàng Đình Tín – Truyền nhiệt và tính toán TBTĐN – ĐHKT TPHCM – 2001.

Hoàng Đình Tín – Bùi Hải. Bài tập nhiệt động lực học KT & Truyền nhiệt. NXB ĐHQG TPHCM. 2002.

Hoàng Đình Tín – Cơ sở truyền nhiệt – NXB ĐHQG TPHCM. 2002.

M. Mikheyev – Fudamental of heat transfer – Mir publisher Moscow – 1968.

Incropera and De Witt “Fundamental of heat and Mass Transfer”, Wiley.

211008 – THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các phương pháp gia công cơ khí. Kiến thức cùng kỹ năng cơ bản trong từng phương pháp gia công.

Các phương pháp gia công bằng cắt gọt: phương pháp gia công nguội, gia công tiện, các phương pháp gia công không phoi, gia công bằng áp lực, gia công hàn.

Bài giảng kỹ thuật học thực tập cơ khí đại cương.

Võ Mai Lý – Nguyễn Xuân Quý Kỹ thuật Nguội Cơ khí. NXB Hải Phòng, 2002.

Văn Phương, Thực hành kỹ thuật tiện. NXB GTVT, 2003.

Lê Nhương, Kỹ thuật rèn. NXB GTVT, 2003.

Trần Văn Niên – Trần Thế San, NXB Đà Nẵng, 2001..

211009 – THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG 2

Cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các phương pháp gia công cơ khí. Kiến thức cùng kỹ năng cơ bản trong từng phương pháp gia công.

Phương pháp gia công đúc. Các phương gia công cắt gọt, gia công phay, gia công bào. Nhập môn các phương pháp gia công trên máy điều khiển bằng kỹ thuật số (CNC): Tiện CNC, Phay CNC, EDM-CNC.

Thực hành Tiện – Phay CNC – Lê Trung Thực, Nguyễn Ngọc Tâm, Phòng thí nghiệm CAD/CAM/CNC, Khoa Cơ khí- ĐHBK.

Phạm Quang Lộc, Kỹ Thuật Đúc, NXB Thanh niên, 2000.

Nguyễn Tiến Đào – Nguyễn Tiến Dũng, Kỹ thuật Phay, NXB KHKT, 2004.

Trần Phương Hiệp, Kỹ thuật Bào, NXB Lao Động, 2002.

213042 – MÁY THỦY KHÍ

Giới thiệu những vấn đề căn bản về phân tích các đặc tính, nguyên lý hoạt động và cách tính toán các thông số đặc trưng cho các loại máy thủy khí.

Trình bày các ứng dụng của các nguyên lý cơ bản của cơ học chất lỏng và khí (cơ học lưu chất) vào việc nghiên cứu dòng chảy trong các máy thủy khí.

Các máy thủy khí được đề cập đến bao gồm các máy thủy khí cánh dẫn như bơm, quạt, máy nén ly tâm, hướng trục…, các loại máy thủy khí thể tích: bơm và máy nén piston, cánh gạt, piston – roto hướng trục, piston – roto hướng kính… và giới thiệu một số máy được sử dụng trong máy bay, ô tô, tàu thủy,…

Lê Thị Minh Nghĩa, Nguyễn Thiện Tống: Máy thủy khí, Trường ĐHBK TPHCM, 1997 (Lưu hành nội bộ).

Nguyễn Phước Hoàng et al: Thủy lực và máy thủy lực, NXB ĐH&THCN, 1979.

V.M. Cherkassky: Pumps, fans, compressors, Mir Puplishers, Moscow.

Ngô Vi Châu et al: Bài tập thủy lực và máy thủy lực, NXB ĐH&THCN, 1979.

214001 – XÁC SUẤT & THỐNG KÊ TRONG KTCN

Thống kê hỗ trợ giải quyết những vấn đề ra quyết định khi mà những yếu tố rủi ro và bất định được đánh giá là quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh, sản xuất.

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên một công cụ cho việc thu nhập, phân tích và sử dụng hiệu quả dữ liệu để hổ trợ cho việc ra quyết định.

Introduction to Prrobability Models – S.M.Ross – Acadamic, 1985.

Xác suất thống kê trong hệ thống công nghiệp – TS Hồ Thanh Phong – NXB ĐHQG, 2003.

Aczel, A. D., Complete Business Statistics 5th Edition, McGraw-Hill., 2002, USA.

Ken Black, Business Statistics 3rd Edition, South – Western College Publishing, 2001, USA.

215020 – KIM LOẠI HỌC

Môn học đề cập đến cơ sở của vật liệu kim loại gồm: cấu tạo và tính chất của vật liệu kim loại; cấu tạo mạng tinh thể và cấu tạo nguyên tử của kim loại, các giản đồ pha, quá trình kết tinh và chuyển pha, các pha trong hợp kim, khuếch tán trong kim loại, biến dạng và cơ tính kim loại. Các vật loại kim loại đen và màu.

Kim loại học, Lê Công Dưỡng chủ biên, ĐHBKHN, 1986.

Vật liệu kỹ thuật – Đặng Vũ Ngoạn chủ biên, ĐHQG TPHCM, 2002.

Vật liệu kim loại màu, Nguyễn Khắc Xương, NXB KHKTHN 2003.

The Kinetics of Phase Transformations in Metals, J. Burke, Pergamon Press Ltd, 1965.

Thí nghiệm vật liệu học và xử lý, Đặng Vũ Ngoạn, ĐHQG TPHCM 2003.

260605 – SỨC BỀN VẬT LIỆU

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực cơ học vật rắn biến dạng. Môn học tập trung vào ứng xử của vật liệu dưới tác dụng của tải trong vùng đàn hồi và sức bền của kết cấu trong chế độ tải tĩnh và động.

Bao gồm các nội dung:



  • Các khái niệm cơ bản: nội lực, ngoại lực (tải và phản lực liên kết) và biểu đồ nội lực.

  • Phân tích ứng suất và biến dạng: ứng suất và biến dạng trên một mặt phẳng bất kỳ, ứng suất và biến dạng chính, vòng tròn Mohr, quan hệ ứng suất và biến dạng trong vùng đàn hồi, các thuyết bền - ứng suất tương đương và các hư hỏng của vật liệu.

  • Các bài toán trong hệ thanh, hệ dầm và trục.

R.C. Hibbeler: Mechanics of materials, Prentice Hall, Inc, 1997.

Đỗ Kiến Quốc, Nguyễn Thị Hiền Lương, Bùi Công Thành, Lê Hoàng Tuấn, Trần Tấn Quốc: Sức bền vật liệu, NXB ĐHQG TPHCM, 2007.



Bùi Trọng Lựu, Nguyễn Văn Vượng: Bài tập sức bền vật liệu, NXB GD, 1994.

tải về 160.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương