Những lạc thuyết trong lịch sử giáo hội thời kỳ ĐẦU 1 Adoptianisme



tải về 15.49 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2023
Kích15.49 Kb.
#55139
1   2
NHỮNG LẠC THUYẾT TRONG LỊCH SỬ GIÁO HỘI THỜI KỲ ĐẦU
Trong kỳ họp thứ VI này công đồng Trento về đức công chính hóa đề cập đến việc liên quan đến Nguyên Tội
14)Monarchianisme [thuyết độc nhất thần vị]: giáo thuyết theo đó, Thiên Chúa là “nguyên lý duy nhất" (chính thống, đúng với đạo lý) và do vậy chỉ có một ngôi vị (lạc giáo hình thái).

15)Monophysisme [thuyết nhất tính]: giáo lý do Eutikès, đan sĩ ở Constantinôpôlis (378-454), rao truyền. Ông chỉ nhìn nhận một bản tính (thiên tính) trong Đức Kitô: nhân tính bị tan biến trong thiên tính. Bị kết án tại Công Đồng Calxêđônia (451).

16) Monothélisme [thuyết nhất chí]: lạc thuyết của Sergius (†638). Ông quả quyết chỉ có một ý chí (thần linh) trong Đức Kitô. Bị kếtán tại Công Đồng Constantinôpôlis III (680-681).

17) Montanisme [thuyết Montanô]: trào lưu ngôn sứ của Montanô vùng Phrygia (thế kỷ II). Ông chối bỏ mọi thẩm quyền của Giáo Hội và dạy về sự Nhập thể của Chúa Thánh Thần nơi chính ông và việc Đức Kitô sắp sửa trở lại.

18) Nestorianisme [thuyết Nestôriô]: lạc thuyết được gán cho Nestôriô, Ông phân biệt hai bản tính (thần tính và nhân tính) nơi Đức Kitô đến độ thấy nơi đó hai ngôi vị. Bị kết án tại Công Đồng Êphêsô (431).

19) Patripassianisme [khổ phụ thuyết]: giáo thuyết xuất hiện vào thế kỷ III, theo đó Chúa Cha đã đau khổ trong cuộc Khổ nạn, vì lẽ Người hoàn toàn đồng hóa với Chúa Con.

20) Pélagianisme [thuyết Pêlagiô]: giáo thuyết của Pêlagiô (354- 427). Theo ông, mỗi người, do không mắc phải nguyên tội nên có thể tự cứu chính mình mà không cần đến Đức Kitô.

21) Pneumatomaque [thuyết bài bác thiên tính của Chúa Thánh Thần]: những đối thủ chống lại thiên tính của Chúa Thánh Thần, đi theo Maxêđôniô (†362), bị kết án tại Constantinôpôlis I (381).

22) Priscillianisme [thuyết Priscilianô, một thứ Ngộ đạo]: giáo thuyết của Priscilianô (354-427), có một thời là giám mục thànhAvila ở Hispania. Ông trộn lẫn thuyết độc nhất thần vị (đối nghịch Thiên Chúa của Cưu Ước với Thiên Chúa của Tân Ước) với thuyết ảo thân và thuyết chế dục.

23) Sabellianisme [thuyết Sabêliô]: thuyết ảo thân của Sabellius, nhưng cũng của Noët và Praxea ở thế kỷ III, về sau của Marcelô thành Ancyra ở thế kỷ IV, theo đó Chúa Cha và Chúa Con hoàn toàn đồng hóa với nhau.

24) Subordinatianisme [hạ phục thuyết]: tất cả các chủ trươngthần học khẳng định rằng Chúa Con phụ thuộc, thấp kém hơnChúa Cha; thuyết Ariô là một loại hạ phục thuyết.

25) Théopaschisme [thuyết Thiên Chúa chịu đau khổ]: kể từ thế kỷ V, thuyết về “cái chết của Thiên Chúa" (một trong những công thức là “một trong Ba Ngôi đã chịu đau khổ trong thân xác"), bị coi là lạc giáo (và có thể sánh với khổ phu thuyết) nếu nó áp dụng vào bản tính Thiên Chúa, nhưng lại là chính thống (đúng với đạo lý) nếu áp dụng vào ngôi Con.
tải về 15.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2023
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương