NHỮng hình thức liên kết vốn trong các tậP ĐOÀn tài chính công nghiệp tại một số NƯỚc công nghiệp phát triểN



tải về 70.78 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích70.78 Kb.
#36255

CSDL PICMS Thông tin Hỏi – đáp phục vụ ĐBQH của Phòng Thông tin, Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội


NHỮNG HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỐN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Cùng với sự phát triển của các hệ thống kinh tế, các dạng vốn cũng thay đổi và tiến triển không ngừng, từ đơn giản đến phức tạp, từ sự đan xen vốn giữa các tổ chức tài chính với nhau đến việc đan xen giữa các tổ chức tài chính với các tổ chức công nghiệp. Trong những năm gần đây tại các nước phát triển có xu hướng liên kết vốn giữa các ngành công nghiệp với tổ chức tài chính - ngân hàng. Thực tế cho thấy, quá trình tập trung hoá vốn của các tập đoàn tài chính -công nghiệp đã tạo nên những LRU thế cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển công nghệ và mang lại những nguồn lợi ích chiến lược cho các thành viên. Đây là một hiện tượng có tính quy luật phát triển và một giải pháp cần thiết nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh, khả năng tự điều chỉnh và khắc phục những rào cản khi tham gia vào các thị trường tài chính, thị trường tiêu dùng trong nước và quốc tế.



Khái quát chung các mối quan hệ trong tập đoàn

Nghiên cứu khả năng đầu tư của các định chế tài chính tại Đức, dẫn đầu là DEUTSCHE BANK, G.Priffer rút ra kết luận: “các tập đoàn tài chính - công nghiệp tại Đức hiện nay có cấu trúc không cứng nhắc, thậm chí rất linh hoạt do tổ chức giữ vai trò chủ đạo là các ngân hàng”. Thành phần tham gia vào hoạt động theo hình thức tập đoàn rất đa dạng, có thể thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, như công nghiệp, khoa học, xây dựng, thương mại, công nghệ, giao thông và tài chính. Tuy nhiên, “quá trình liên kết vốn giữa các ngân hàng và các tổ hợp công nghiệp đã tạo nên những tập đoàn tài chính - công nghiệp khổng lồ, trong đó các ngân hàng thường đồng thời đóng vai trò tổ chức và điều hành trung tâm”.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy, hình thức sở hữu vốn phổ biến nhất trong các tập đoàn tài chính - công nghiệp là hình thức nắm giữ quyền kiểm soát (thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phiếu). Cơ chế quyền kiểm soát này tạo điều kiện cho các tập đoàn đưa ra một chính sách thống nhất và thực hiện được việc kiểm soát đồng bộ bên trong tập đoàn. Có 2 dạng quyền kiểm soát: kiểm soát chi phối và kiểm soát hỗn hợp.

Hình thức kiểm soát thứ nhất được hiểu khi một công ty được quyền điều hành và kiểm soát công ty khác, thông qua việc thâu tóm tỷ lệ cổ phiếu chi phối (> 50%).

Hình thức kiểm soát thứ hai được hình thành trên cơ sở nhiều công ty cùng nắm giữ cổ phần lớn, nhưng không quá 50% vốn của công ty bị kiểm soát. Ngoài việc cùng giám sát, các cổ đông lớn sẽ phối hợp với nhau đưa ra phương hướng hoạt động cho công ty. Do vậy, số lượng công ty/hãng mẹ ít hơn rất nhiều số lượng các Công ty con và Công ty thành viên.

Tính hiệu quả của phương thức nắm quyền kiểm soát thông qua tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ được phát huy cao độ tại Nhật Bản. Trong mối quan hệ này, nhà kinh tế học Nhật Bản H.Okumara đã tập trung vào nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức của các Keiretsu31 - tổ hợp công nghiệp có đặc trưng hình thành từ những Công ty con và Công ty thành viên. Trong đó, các Công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn cổ phần của các Công ty con và từ 10-20% vốn cổ phần trong các Công ty thành viên. Quan hệ giữa Công ty mẹ và các Công ty trong tập đoàn được hình thành dựa trên cấu trúc rất chặt chẽ, khá cứng nhắc (khác hẳn với mô hình tại Châu Âu và Mỹ). Tại đây, các công ty lớn chỉ nắm giữ phương hướng điều hành chung và là đầu mối sản xuất cho các tập đoàn. Các công đoạn sản xuất được chuyển cho các công ty mắt xích trong tập đoàn.

Nằm ở vị trí trung tâm trong Keiretsu là các ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng không trực tiếp kiểm soát hoạt động của các Công ty trong tập đoàn, mà chỉ tham gia quản trị công ty thông qua các khoản tín dụng.

B.Z. Milner, tác giả nghiên cứu vai trò hoạt động của các tập đoàn tại Hàn Quốc đã đưa kết luận rằng, cấu trúc của phần lớn các Cheabol (tên gọi tập đoàn tại Hàn Quốc) được thực hiện thông qua hình thức góp vốn cổ phần và quản lý theo dạng “hình chóp”. Tại Hàn Quốc, Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các Cheabol, như khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trợ cấp mức thuế và nhiều ưu thế về pháp lý nhằm tạo cho các Cheaboi có khả năng nâng cao quy mô và đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động hơn. Vì vậy, các tập đoàn của Hàn Quốc hiện nay đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá hơn, đặc biệt có khả năng tụ điều chỉnh rất cao.

Ưu điểm cơ bản nhất của tập đoàn hoạt động theo kiểu nắm giữ quyền kiểm soát là khả năng nâng cao tính cạnh tranh nhờ sự liên kết giữa các Công ty thành viên. Nó cho phép tập đoàn có khả năng tập trung, cơ động hoá những nguồn lực trong trường hợp cần thiết và các công ty thành viên trong tập đoàn có cơ hội sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực huy động được. Ngoài ra, hoạt động của các tập đoàn tài chính - công nghiệp theo phương thức này còn có những ưu điểm:

- Tìm kiếm được nhiều hơn cơ hội đầu tư vào khu vực sản xuất, tạo điều kiện thu được tối đa lợi ích đầu tư;



(Tên gọi tại Nhật Bản - là những tổ hợp/ tập đoàn được hợp nhất theo ngành dọc, chủ yếu được đùng trong lĩnh vực công nghiệp.)

- Tăng cường khả năng cạnh tranh;

- Thống nhất mục tiêu chiến lược hoạt động trong tập đoàn;

- Khả năng kiểm soát giá thành sản phẩm,

- Hợp nhất tiềm năng tự thức và tiềm năng công nghệ, kỹ thuật;

- Giảm chi phí sản xuất, chi phí hoạt động, chi phí vốn;

- Giảm thiểu và đa dạng hoá rủi ro;

- Đảm bảo cơ cấu quản lý hiệu quả.

Thông qua các cuộc nghiên cứu về mô hình, cấu trúc và cơ chế hoạt động của các tập đoàn tài chính - công nghiệp hàng đầu thế giới, các nhà nghiên cứu đã đúc kết ra những nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển rộng rãi của hình thức này, bao gồm:

- Mức độ tích lũy cao trong khu vực tài chính và công nghiệp;

- Sự phát triển đa dạng hình thức sở hữu cổ phiếu;

- Khả năng áp dụng cao hình thức này trong hoạt động của các ngân hàng;

- Tính hiệu quả trong công tác quản lý được dựa trên nền tảng quyền sở hữu.

Những NHTM hàng đầu thế giới vào thời điểm 1/1/1999

Tên ngân hàng

Vốn

Tài sản có

Vốn/TSC

Lợi nhuận

1. Citigroup (Mỹ)

41889

668641

6.26

9269

2. Bank America Corp (Mỹ)

36877

617679

5.97

8048

3. HSBC Holdings (Anh)

29352

484655

6.06

6591

4. Credit Agricole Group (Pháp)

25930

457037

6.06

3765

5. Chase Manhattan Corp (Mỹ)

24121

365875

6.59

5980

6. Industrial & Commercial Bank (Trung Quốc)

22213

391213

5.68

417

7. Bank of Tokya-Mitsubishi (Nhật Bản)

22074

598720

3.69

156

8. UBS (Thụy Sĩ)

20525

685882

2.99

2957

Như vậy, theo tiến trình phát triển, sự vận động của vốn đã ngày càng trở nên đa dạng hơn về cả phương thức lẫn quy mô. Trước hết, sự đa dạng vốn được xem là động cơ thúc đẩy xu hướng liên kết, sáp nhập vốn trong khu vực tài chính - ngân hàng32 và làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.

Đến lượt mình, chính xu hướng này lại kích thích các phương thức vận động vốn đa dạng hơn, không chỉ đơn thuần là liên kết trong ngành mà tạo nên sự liên kết đa ngành đa lĩnh vực. Đây chính là nền tảng cho sự hình thành những mô hình tập đoàn tài chính đa năng.



Đặc trưng liên kết vốn tại Đức

Tính đa dạng của các tập đoàn tại Đức là thành quả rõ rệt nhất của việc liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, đóng vai trò chủ đạo là các ngân hàng hàng đầu như DEUTSCHE BANK, DRESDNER BANK, COMMERZBANK chiếm tương ứng đến 1/3, 1/4, 1/8 vốn cổ phần của cả nước. Có thể mô phỏng khái quát mô hình tập đoàn tại Đức như sau:

- Các ngân hàng thường là những cổ đông chiến lược của tập đoàn và có ghế trong Ban điều hành tập đoàn. Trong vai trò của mình, các ngân hàng vừa là cổ đông, chủ nợ (nhà cấp tín dụng), cơ quan giám sát, cơ quan phát hành giấy tờ có giá vừa là con nợ (huy động tiền gửi) và là đại diện cổ đông trong các kỳ họp đại hội cổ đông.

- Những ngân hàng này được xem như những “siêu thị tài chính” tổng hợp, cung cấp dịch vụ cho những công ty thành viên trong tập đoàn, bao gồm những dịch vụ tư vấn, phân tích và dự báo thị trường, cung cấp những thông tin về tài chính, công nghệ - kỹ thuật, những dịch vụ bảo hiểm, cấp tín dụng v.v…

- Tập hợp xung quanh DEUTSCHE BANK là những hãng công nghiệp nổi tiếng như BOSCH, SIEMENS và xung quanh DRESDNER BANK là HOCHST, GRUNDIG, KRUPP. Các vệ tinh lớn này lại được cấu thành bởi rất nhiều các hãng, công ty vừa và nhỏ. Trung bình một tập đoàn hàng đầu thường sở hữu cổ phần chi phối và kiểm soát hoạt động của khoảng 150 Công ty con.

Nghiên cứu về những tập đoàn tài chính - công nghiệp tại Đức, G.Priffer cũng đưa ra kết luận, sở hữu vốn trong các tập đoàn có những đặc trưng liên quan đến:

- Xu hướng liên kết, sáp nhập ngân hàng đã làm thay đổi dữ dội vị trí xếp hạng ngân hàng trên thế giới. Đứng đầu về chỉ số xếp hạng hiện nay là ngân hàng của Nhật Bản với khối lượng tài sản lên đến 1,3 nghìn tỷ USD, được hình thành thông qua hình thức sáp nhập giữa DAI ICHI KANGYO BANK, FUJI BANK và INDUSTRIAL BANK OF JAPAN vào năm 2003.

- Phạm vi quyền lực. Một cá nhân có thể đồng thời vừa là thành viên Ban điều hành vừa là thành viên tham gia quản lý nhiều hãng, công ty khác trong tập đoàn. Có đến 80 trong số 100 tập đoàn hàng đầu của Đức có 01 thành viên trong ủy ban giám sát đồng thời cũng là thành viên điều hành của công ty khác.

- Vai trò của các tổ chức tài chính - tín dụng. Hiện nay, các tổ chức tài chính - tín dụng sở hữu trên 30% cổ phiếu của 25 tổ hợp công nghiệp lớn của Đức. Trực tiếp hoặc gián tiếp, các ngân hàng của Đức kiểm soát trên 50% cổ phiếu của những tập đoàn hàng đầu của quốc gia.

- Quan hệ vốn phức tạp. Ví dụ công ty bảo hiểm ALLIANS sở hữu 22% cổ phiếu và là cổ đông lớn của DEUTSCHE BANK. Ngược lại, DEUTSCHE BANK lại sở hữu 10% cổ phiếu của công ty này. Nhiều trường hợp, cổ đông lớn của một tổ hợp tài chính - công nghiệp là hai ngân hàng. Ví dụ, trong vốn sở hữu của METALLGESELLSCHAFT AG, tỷ lệ góp vốn của DEUTSCHE BANK là 11,2%, D~ESDNER BANK - 16,5%.



Tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản hiện nay có 6 tập đoàn tài chính - công nghiệp không lồ, đó là MITSUBUSHI, MITSUI, SUMITOMO, DAI ICHI KANGYO, FUE, SANWA.

Tổng doanh thu hàng năm của của 6 tập đoàn này chiếm đến 14-15% GDP của đất nước. Vòng quay vốn hàng năm của chúng đạt khoảng 4 nghìn tỷ USD và chiếm 75% toàn bộ hoạt động công nghiệp quốc gia. Trong đó, các công ty thương mại chiếm hơn 50% hoạt động xuất - nhập khẩu và chiếm gần 90% tỷ lệ nhập khẩu của cả nước; Các ngân hàng thương mại kiểm soát gần 40% vốn tự có của cả hệ thống; Các công ty bảo hiểm chiếm 55% tổng số vốn bảo hiểm.

Thành phần của tập đoàn được hình thành từ những tổ hợp, tổ chức kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực, như tài chính (ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiểm và tín thác), thương mại, công nghiệp… Ủy ban điều hành các tập đoàn tài chính - công nghiệp được xây dựng theo chiều ngang33 phụ thuộc vào số lượng lĩnh vực hoạt động có từ 21 (như SUMITOMO) đến 50 (như DAI ICHI KANGYO) thành viên, họ là đại diện của những công ty hàng đầu trên từng lĩnh vực hoạt động. Thành viên bắt buộc phải có trong Ban điều hành là đại diện đến từ khu vực ngân hàng. Nằm dưới sự kiểm soát của thành viên này là các công ty bảo hiểm, đầu tư, tín thác, mạng lưới chi nhánh và các ngân hàng con. Thành viên này sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động tài chính cho cả tập đoàn. (Khác với hình thức trong các Keiretsu đây là sự liên kết giữa các ngành nghề, lĩnh vực).

Nghiên cứu cho thấy, tác động qua lại trong nội bộ tổ hợp tài chính - công nghiệp tại Nhật Bản được đảm bảo bằng các biện pháp sau:

1. Trên phương diện quản lý, Ban điều hành sẽ tổ chức hội nghị (thường niên hoặc bất thường) lãnh đạo các tổ chức thành viên lớn, đồng thời cũng là những cổ đông lớn. Hội nghị sẽ quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn;

2. Sự liên kết vốn trong tập đoàn được thực hiện dưới hình thức liên kết chéo vốn cổ phần (sở hữu chéo). Mỗi công ty, tổ chức thành viên trong tập đoàn đều có quyền kiểm soát một phần cổ phiếu của từng công ty, tổ chức thành viên khác nhưng không được có đủ số lượng cổ phần chi phối, nói cách khác, không thể có đủ khả năng để kiểm soát đơn phương bất cứ thành viên nào trong tập đoàn;

3. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm phối hợp thực hiện chương trình hành động chung của tập đoàn; trao đổi các nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghiệp, thông tin về khoa học - kỹ thuật. . .

4. Quan hệ giao dịch trong nội bộ được dựa trên cơ sở hợp đồng.

Nền tảng của tập đoàn MITSUI được hình thành theo hình thức liên kết ngang của 29 công ty hàng đầu (những tổ hợp tài chính và công nghệ) trên cơ sở sở hữu cổ phiếu chéo. Trong đó:

- Lĩnh vực tài chính do ngân hàng SAKURA BANK Lia giữ vai trò chủ đạo, sở hữu mạng lưới chi nhánh và các ngân hàng con, các công ty bảo hiểm và thuê mua tài chính.

- Lĩnh vực thương mại do MITSUI BUSAN làm trung tâm.

- Tổ hợp công nghiệp được xây dựng bởi 27 Keiretsu. Các công ty hàng đầu trong những Keiretsu lại sở hữu cổ phần chi phối của rất nhiều các Công ty con khác.

Công ty hàng đầu của một Keiretsu trong tập đoàn MUTSUI là - TOYOTA, được hợp nhất từ 15 công ty thuộc quyền kiểm soát. Các Công ty con này hoạt động theo nhiều lĩnh vực khác nhau, như chuyên sản xuất xe con và xe tải nhẹ - TOYOTA AUTO BODY; chuyên sản xuất xe buýt và vận tải lớn - HINO MOTOR; nghiên cứu thị trường, xuất nhập khẩu sản phẩm năng lượng. . . Vòng quay vốn của tập đoàn TOYOTA đạt 68,6 tỷ USD năm 1996. TOYOTA sở hữu cổ phiếu của tất cả 15 công ty thuộc quyền kiểm soát, từ 22,7% cổ phần của AITI STELL WORK đến 39,8% của TOYOTA AUTO BODY. Ngoài ra, TOYOTA còn nhận được nguồn lợi rất lớn từ 3 công ty viễn thông khác của Nhật Bản. Tuy không tham gia hoạt động trên thị này nhưng nó sở hữu 17% cổ phiếu của công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế IDC; 36,8% công ty viễn thông không dây - TELEWAY JAPAN và 27% của công ty điện thoại di động - IDO.

Như vậy, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động trong các tập đoàn của Nhật Bản là rất phức tạp và đa cấp.

Tại Mỹ

Nổi tiếng và được biết đến nhiều hơn là các tập đoàn tài chính - công nghiệp của Hoa Kỳ, hình thành dựa trên nền tảng các tổ chức tài chính, gồm các tập đoàn hàng đầu như CHASE, MORGAN, MELON, LIMAN - GOLDMAN, SAX và .v.vv…

Tổ chức tài chính trong tập đoàn CHASE gồm ngân hàng thương mại CHASE MANHATTAN Com được thành lập vào năm 1996 sau khi sát nhập CHASE MANHATTAN, CEMICAL BANK và hai công ty bảo hiểm METROPOLITAN LIFE INSURANCE và AKVITABLE LIFE.

Thành phần của tổ hợp công nghiệp trong tập đoàn này gồm 21 tổ chức phi tài chính, trong đó có 05 công ty vận tải, 03 công ty hàng không; 02 công ty đường sắt và 02 công ty xây dựng hàng không. Trong mỗi công ty này lại có hơn 100 Công ty con và chi nhánh. Chúng được kiểm soát không chỉ bởi tập đoàn CHASE mà còn bởi ngân hàng CHASE MANHATTAN Corp - trên tư cách như một tổ chức tài chính độc lập.

So với các nước phát triển khác, sự khác biệt cốt lõi nhất của quá trình liên kết vốn giữa các ngân hàng với các tổ hợp công nghiệp tại Mỹ là sự quản lý chặt chẽ của luật pháp. Quy định tại Mỹ cấm các ngân hàng thương mại mua lại cổ phiếu của các hãng công nghiệp và thương mại. Vì vậy, quá trình liên kết vốn ngân hàng với các hãng công nghiệp được thực hiện thông qua hình thức cấp tín dụng dài hạn cho các công ty trong tập đoàn. Ngoài việc tham gia quản trị công ty thông qua các khoản tín dụng, các ngân hàng thương mại còn quản lý, điều hành theo các hợp đồng thế chấp tài sản của các công ty đó - đây được xem là công cụ hữu hiệu để ngân hàng kiểm soát các hãng công nghiệp. Hoạt động ngân hàng mẹ tại Mỹ được điều chỉnh bởi Luật ngân hàng mẹ ra đời vào năm 1956 và các điều khoản chỉnh sửa, bổ sung năm 1966 và 1970. Từ năm 1970, khái niệm “ngân hàng mẹ” được phát triển phổ biến tới các hãng công nghiệp, các công ty thương mại và nhiều lĩnh.

Vào năm 1971, ủy ban quản lý các tập đoàn tài chính - công nghiệp Mỹ đã hệt kê những tổ chức phi ngân hàng mà các ngân hàng được quyền kiểm soát thông qua mua cổ phiếu (để trở thành ngân hàng mẹ). Hầu hết trong danh sách đó là các công ty tài chính, công ty cầm cố và chỉnh lý thông tin. Tuy nhiên, sau đó danh sách này đã được mở rộng sang cả các công ty thuê mua tài chính, môi giới và kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ thẻ, tư vấn tài chính bao thanh toán. Chính vì vậy, đến đầu những thập niên 80, ngân hàng mẹ trở thành hình thức tổ chức thống trị trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Vào năm 1990, dưới quyền kiểm soát của mô hình này có 8700 ngân hàng và đến giữa năm 1 990, 120 ngân hàng mẹ hàng đầu của Mỹ đã huy động dược 2,6 nghìn tỷ USD, chiếm 2/3 tổng số vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng.



Tóm lại, quá trình liên kết vốn giữa các lĩnh vực được diễn ra khá phức tạp, dưới nhiều hình thức và đa cấp độ. Các hình thức liên kết càng đa dạng bao nhiêu thì mô hình tổ chức, cấu trúc của tập đoàn càng phức tạp bấy nhiêu, do mọi quan hệ trong tập đoàn đều được dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu. Một điều đáng chú ý nữa là các ngân hàng tham gia vào tập đoàn thường với nhiều tư cách, nó vừa là cổ đông, chủ nợ, cơ quan giám sát, cơ quan phát hành giấy tờ có giá cho tập đoàn vừa là con nợ. Vì vậy, ngân hàng luôn được xem là nền tảng, hạt nhân trong các tập đoàn.

TS. PHÍ TRỌNG HIỂN

Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam




Каталог: uploaded -> 2011
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2011 -> TÌnh hình và xu thế phát triển giáo dụC ĐẠi họC Ở MỘt số NƯỚc thuộc khu vực châU Á thái bình dưƠNG
2011 -> LUẬt pháp về biển và VÙNG biểN
2011 -> VĂn phòng quốc hộI
2011 -> Nghị quyết số 9-nq/tw ngàY 02 tháng năM 2005
2011 -> MỘt số quy đỊnh của bộ luật tố TỤng hình sự VỀ hoạT ĐỘng đIỀu tra và truy tố ĐỐi với ngưỜi chưa thành niên phạm tộI
2011 -> Nguyên tắc lập luận hợp lý VÀ nguyên tắc VI phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh giới thiệu chung

tải về 70.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương