Những giá trị truyền thống nổi bật của nền văn hóa Việt Nam



tải về 16.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.07.2022
Kích16.35 Kb.
#52576
PHẦN CẮT ĐI
BÀI TẬP MÔN KINH TẾ VĨ MÔ.x (1)

PHẦN CẮT ĐI
Những giá trị truyền thống nổi bật của nền văn hóa Việt Nam
Giá trị truyền thống yêu nước
Tinh thần yêu nước là giá trị truyền thống cao quý nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam. Nó ngấm sâu vào tình cảm, tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam, làm nên một sức mạnh kì diệu chiến thắng biết bao kẻ thù. Sức mạnh của truyền thống yêu nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” .
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện nổi bật ở tinh thần đấu tranh dũng cảm, bất khuất, tự cường, tự tôn dân tộc, không chịu khuất phục trước kẻ thù, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, quyết tâm bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc.
Giá trị truyền thống nhân văn
Nhân văn hiểu theo nghĩa chung nhất là lòng yêu thương con người, sự khoan dung, độ lượng, chống lại cái ác, hướng tới cái thiện vì quyền tự do và hạnh phúc của con người. Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam là một trong những giá trị đáng quý và tự hào nhất trong bảng giá trị tinh thần của người Việt. Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam được hình thành bởi chính các điều kiện lịch sử - xã hội và những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống.
Giá trị nhân văn là một giá trị tinh thần truyền thống vô cùng đáng quý của người dân Việt Nam. Trong lịch sử, giá trị nhân văn truyền thống đã phát huy sức mạnh của mình và đóng góp một phần rất lớn vào những thắng lợi oanh liệt của dân tộc. Với tinh thần “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, dân tộc ta đã vùng lên đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, bảo vệ chính nghĩa. Dân tộc Việt Nam có quyền khẳng định với toàn thế giới rằng chúng ta được hưởng tự do, độc lập, có quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc.
Giá trị truyền thống gia đình
Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Sự xuất hiện gia đình là sản phẩm của lịch sử, là một bước tiến của nhân loại. Giá trị của gia đình được thể hiện ở vị trí, vai trò và những chức năng đặc biệt của nó.
Gia đình là một giá trị chung của toàn thể nhân loại. Tại Việt Nam, giá trị này rất được chú trọng. Việt Nam là một nước nông nghiệp với truyền thống nhân nghĩa, thuỷ chung lại chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, nên từ xưa đến nay, gia đình luôn có ý nghĩa hết sức hệ trọng đối với mỗi con người. Đối với mỗi người dân Việt Nam, gia đình luôn là một giá trị thiêng liêng, cao cả không gì có thể so sánh.
Từ ngàn xưa, con người Việt Nam đã coi trọng gia đình, huyết thống và dòng tộc thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu của thế hệ trước; coi trọng những hành động kính trên, nhường dưới, kính già, yêu trẻ; sự hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ; sự chung thuỷ của vợ chồng. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, gia đình Việt Nam đã thực hiện tốt những chức năng cơ bản của nó và đã có những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã thực sự trở thành một giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
….
Mở cửa, hội nhập, giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ, bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý, bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam.
Phát huy tối đa nội lực của dân tộc bởi vì nội lực của chúng ta càng mạnh, chúng ta càng có nhiều cơ hội và khả năng để tiếp nhận, chọn lọc và hợp tác, có nghĩa là nội lực đó sẽ chỉ phối các quan hệ với các yếu tố ngoại sinh, quyết định chọn lọc và tiếp nhận các yếu tố đó, đồng thời có đủ trình độ, bản lĩnh để "đồng hoá" các yếu tố đến từ bên ngoài trở thành nhân tố của chính nền văn hóa dân tộc, thành chất xúc tác cho sự phát triển hiện đại hơn nền văn hóa đó.
Chúng ta hoàn toàn không chấp nhận một mưu đồ lợi dụng toàn cầu hòa để áp đặt những giá trị của các nước lớn, của các thế lực cường quyền vào nước ta. Đồng thời, trong quá trình hợp tác và giao lưu, chúng ta chủ trương loại bỏ những yếu tố văn hóa ngoại lai, không phù hợp và trái với văn hóa dân tộc, với khát vọng vì sự phát triển của con người Việt Nam thời kỳ hiện đại, từ đó, chúng ta kiên quyết "ngăn ngừa sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy" từ bên ngoài vào nước ta.
Chúng ta cần phải phê phán và khắc phục căn bệnh tự ti, bắt chước, lai căng, hoa mắt trước một số sản phẩm văn hóa của nước ngoài.
Số công trình, tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị của ta được giới thiệu ra quốc tế còn quá ít, trong khi đó sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, không phù hợp với văn hóa và đặc tính con người Việt Nam của nước ngoài lại xâm nhập nước ta khá lớn.
Thực hiện chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia, dân tộc, trong một thế giới toàn cầu hóa
Hợp tác quốc tế về văn hóa được đẩy mạnh, giúp quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới, hình thành nên sức mạnh mềm cho đất nước.
Giao lưu văn hoá với nước ngoài ngày càng được mở rộng cùng với quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế của Nhà nước ta, góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, quảng bá cho hình ảnh đất nước, con người, văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Thu thập tài liệu
phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh theo thời gian, phương pháp đồ thị và biểu đồ.
Trong lịch sử từ xa xưa đến nay, không một cộng đồng, một quốc gia hay một dân tộc nào có thể phát triển bình thường mà không quan hệ không trao đổi giao lưu trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng, … với các cộng đồng dân tộc và các quốc gia khác. Do đó quan hệ quốc tế xuất hiện với tư cách là quan hệ lâu đời và phổ biến. Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình phát triển xã hội. Toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hoá kéo theo nó là những cơ hội và thách thức mới cho các quốc gia khi tham gia vào quá trình đó.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia hội nhập thế giới là một nội dung, một khía cạnh quan trọng hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hoá là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
Những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ các khái niệm, nguồn gốc và ảnh hưởng của toàn cầu hóa, qua đó đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp để nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp để làm rõ sự tác động, thời cơ, thách thức của toàn cầu hóa đối với văn hóa nước ta.
tải về 16.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương