NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai



tải về 1.69 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Bảng 21. Khuyến nghị về nhu cầu vitamin A theo tuổi

Nhóm tuổi

Nhu cầu Vitamin A khuyến nghị (mcg/ngày) *

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



<6

375

6-11

400

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

400

4-6

450

7-9

500

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)

10-18

600

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

19-60

500

>60

600

Phụ nữ đang mang thai

800

Bà mẹ đang cho con bú

850

* Theo FAO/WHO có thể sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:

01mcg vitamin A hoặc Retinol = 01 đương lượng Retinol (RE);

01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,3mcg vitamin A.

01 mcg ò-carotene = 0,167mcg vitamin A.

01 mcg các carotene khác = 0,084mcg vitamin A.

5.2. Nhu cầu vitamin D khuyến nghị

Vitamin D (calciferol) gồm một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên. Vitamin D được quang hợp trong da của động vật có xương sống nhờ tác động bức xạ B của tia tử ngoại. Vitamin D có thể có nhiều cấu trúc, tuy nhiên có 2 cấu trúc sinh lý chính là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D2 từ men nấm và sterol thực vật, ergosterol; vitamin D3 được tổng hợp từ 7-dehydrocholesterol ở da.

Xét theo góc độ dinh dưỡng người, 2 loại này có giá trị sinh lý tương tự nhau. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt calci và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc.

ảnh hưởng thiếu vitamin D

Tình trạng thiếu vitamin D gây giảm quá trình khoáng hóa hoặc khử khoáng calci từ xương, dẫn tới còi xương ở trẻ nhỏ. Thiếu vitamin D ở người trưởng thành dẫn tới khiếm khuyết trong quá trình khoáng hóa gây chứng nhuyễn xương, đồng thời gây cường năng tuyến cận giáp, tăng huy động calci từ xương dẫn tới chứng portico.

Bất cứ sự thay đổi nào trong việc tổng hợp vitamin D3 ở da, hấp thu vitamin D trong ruột non hay chuyển hóa vitamin D sang dạng hoạt tính (1,25-(OH)2D) đều có thể dẫn tới tình trạng thiếu vitamin D.

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy thiếu vitamin D có thể liên quan tới tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, còn cần phải tiến hành các nghiên cứu tiến cứu để đánh giá giả thuyết này.



Thừa vitamin D

Tiêu thụ quá nhiều vitamin D thường ít gặp vì vitamin D không có nhiều trong nguồn thức ăn có sẵn, vì vậy có ít trường hợp ngộ độc vitamin D được ghi nhận. ở những người uống vitamin D liều quá cao kéo dài có khả năng bị ngộ độc vitamin D: tăng nồng độ calci trong máu, nước tiểu, chán ăn, buồn nôn, nôn, khát nước, đa niệu, yếu cơ, đau khớp, mất phương hướng; nếu không xử trí có thể xảy ra tử vong.



Nguồn vitamin D trong thực phẩm

Trong tự nhiên, rất ít thực phẩm có lượng đáng kể vitamin D. Các thực phẩm có vitamin D gồm một số dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng cực), trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu tăng cường vitamin D hoặc các thức ăn bổ sung khác ví dụ bột ngũ cốc. Hầu hết trong cá có từ 5mcg/100g tới 15mcg/100g (tương ứng 200 IU/100g tới 600 IU/100g), cá trích có thể có tới 40 mcg/100g (1600 IU/100g).

Nhu cầu vitamin D khuyến nghị được ghi trong bảng 22.

Bảng 22. Nhu cầu vitamin D khuyến nghị


Nhóm tuổi/Tình trạng sinh lý

NC vitamin D khuyến nghị (mcg/ngày) *

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



< 6

5

6-11

5

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

5

4-6

5

7-9

5

Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)

10-19

5

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)?

19-50

5

51-60

10

> 60

15

Phụ nữ mang thai

5

Phụ nữ cho con bú

5

* 01 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,03 mcg vitamin D3 (cholecalciferol). Hoặc: 01 mcg vitamin D3 = 40 đơn vị quốc tế (IU).

5.3. Nhu cầu Vitamin E khuyến nghị

Vitamin E là thuật từ tập hợp 8 thành phần trong tự nhiên có hoạt tính sinh học của -tocopherol (Traber, 1999), bao gồm 4 tocopherols and 4 tocotrienols, trong đó -tocopherol có hoạt tính sinh học cao nhất.

Theo FAO/WHO (2002), hoạt tính sinh học của các thành phần tự nhiên như sau:

Tên thường gọi
(Common name)


Hoạt tính sinh học
(Biological activity), %


 -tocopherol

100

 -tocopherol

50

-tocopherol

10

δ -tocopherol

3

 -tocotrienol

30

 -tocotrienol

5

-tocotrienol

Chưa rõ

-tocotrienol

Chưa rõ

Vai trò đặc thù trong chuyển hoá của vitamin E chưa được biết rõ, nhưng người ta đã nhất trí rằng vitamin E có chức năng chính là chống oxy hoá (IOM-FNB, 2000). Vitamin E bảo vệ chất béo, đặc biệt là các acid béo chưa no nhiều nhánh (polyunsaturates fatty acids - PUFAs) và các thành phần khác ở màng tế bào và các lipoprotein đậm độ thấp (low-density lipoproteins) chống lại các gốc tự do (FAO/WHO, sản phẩm sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể - hay có thể nói vitamin E là một trong những chất chống oxy hóa (anti-oxydant) chủ yếu, bảo vệ cơ thể

Vitamin E ngày càng được biết đến với những chức năng phòng chống ung thư, phòng bệnh đục thủy tinh thể, phát triển và sinh sản... mà vai trò chính là chống oxy hóa.

Rất ít gặp biểu hiện thiếu và thừa vitamin E ở người (IOM-FNB, 2000; Wardlaw và Insell, 1993). Thiếu vitamin E chỉ xuất hiện trên những trẻ đẻ non, trẻ em, hoặc người trưởng thành khi có những vấn đề liên quan đến kém hấp thu chất béo (ví dụ trong bệnh xơ gan).

Trước đây người ta biểu thị nhu cầu vitamin E và các ester của vitamin E bằng đơn vị quốc tế (IU), hiện nay hầu hết các nước dùng đơn vị mg -tocopherol.



Nguồn thực phẩm: nguồn vitamin E chủ yếu là các loại dầu ăn thực vật (McLaughlin and Weihrauch, 1979). Nguồn vitamin E khác khá cao là các hạt ngũ cốc toàn phần và lạc. Các loại hoa quả, rau, thịt, nhất là thịt mỡ có ít vitamin E hơn.

Nhu cầu vitamin E khuyến nghị được xác định như sau

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trung bình một ngày bú khoảng 0,75 lít sữa mẹ, mà trong một lít sữa mẹ có chứa khoảng 3,2 mg vitamin E, do đó nhu cầu được xác định là từ nguồn sữa mẹ:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi mỗi ngày cần 2,4-3,0 mg -tocopherol (0,75 X 3,2).

Trẻ nhỏ từ 6-<12 tháng: mỗi ngày cần khoảng 4 mg -tocopherol.



Nhóm trẻ em từ 1-9 tuổi

Tính nhu cầu khuyến nghị trung bình vitamin E căn cứ vào nhu cầu của người trưởng thành.



Nhóm trẻ vị thành niên

Tương tự, yếu tố phát triển chung của trẻ trai và trẻ gái 9-13 tuổi và trẻ trai 14-18 tuổi = 0,15. Hiện không có yếu tố phát triển cho trẻ gái 14-16 và 18 tuổi.



Nhóm phụ nữ trưởng thành, 19 tuổi trở lên

Theo FAO/WHO (2002) và Philippines (2002), nhu cầu của phụ nữ trưởng thành 19 tuổi trở lên, tính bằng công thức của IOM-FNB (2000) là 12mg/ngày.

Tổng hợp nhu cầu vitamin E khuyến nghị theo tuổi và tình trạng sinh lý của phụ nữ được ghi trong bảng 23.

Bảng 23. Khuyến nghị nhu cầu vitamin E theo tuổi

Nhóm tuổi

Nhu cầu (mg/ngày) *

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



<6

3

6-11

4

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

5

4-6

6

7-9

7

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)

10-12

11

13-15

12

16-18

12

Phụ nữ trưởng thành >19 tuổi

Bình thường

12

Có thai

12

Cho con bú

18

Nguồn: IOM-FNB 2000; Recommenended Energy and Nutrient Intakes, Philippines 2002.

* Ghi chú: Hệ số chuyển đổi từ mg ra đơn vị quốc tế (IU) theo IOM-FNB 2000 như sau:

01mg -tocopherol = 1 IU; 01mg -tocopherol = 0,5 IU;

01mg -tocopherol = 0,1 IU; 01mg -tocopherol = 0,02 IU.

Do vitamin E có chức năng chính là bảo vệ chất béo, đặc biệt là các acid béo chưa no nhiều nhánh, nên nhu cầu về vitamin E có thể được tính theo tỷ số giữa vitamin E (tính bằng mg  -tocopherol) và acid béo chưa no cần thiết (tính bằng gam) nên là 0,6.



5.4. Nhu cầu vitamin K khuyến nghị

Vitamin K là thuật từ dùng để chỉ một loạt chất hoá học tan trong dầu thuộc nhóm quynines, gồm phylloquynon (K1) nguồn gốc tự nhiên trong thực phẩm thực vật, menaquynon (K2) từ các thực phẩm tự nhiên nguồn động vật và chất tổng hợp menadion (K3). Vitamin K bền vững với nhiệt độ và quá trình oxy hoá, nhưng lại dễ bị phá hủy bởi ánh sáng, môi trường acid, kiềm và rượu (Githrie, 1995).

Vitamin K có chức năng chính như là một coenzym trong quá trình tổng hợp nhiều thể hoạt động sinh học của protein tham gia quá trình đông máu (blood coagulation) như protein của prothrombin. Vitamin K có tác dụng gắn các phân tử carbon dioxid vào các glutamat dư trên protein làm tăng tiềm năng gắn calci vào xương đối với hệ xương, hệ cơ và thận.

Biểu hiện chính của thiếu vitamn K là thời gian đông máu kéo dài và hậu quả là chứng chảy máu do thiếu vitamin K (Guthrie, 1995). Hiếm gặp thiếu K tiên phát mà hầu hết là thứ phát do bệnh nhân dùng kháng sinh quá lâu, nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hoá hoặc kém hấp thu (Carlin and Walker, 1991; Suttie, 1992). Lượng vitamin K rất thấp trong sữa mẹ, bú ít là các yếu tố gây thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh (Suttie, 1996). Chứng xuất huyết vào ngày đầu tiên sau sinh do thiếu vitamin K trong sữa mẹ mà có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong sơ sinh đã được thế giới ghi nhận (Olson, 1999; Lane and Hathaway 1985; FAO/WHO 2002).

Không có biểu hiện ngộ độc do ăn vào quá nhiều vitamin K. Tuy nhiên, truyền nhiều menadion tổng hợp hoặc các muối của nó để dự phòng thiếu vitamin K có liên quan đến xuất huyết có thể gây độc hại cho gan (FAO/WHO, 2002).

Nguồn vitamin K nói chung chủ yếu là từ các loại rau màu xanh sẫm (với 120-750mg/100g) (Guthrie, 1995; Suttie, 1992), tiếp đến là một vài loại dầu ăn như dầu đậu tương, dầu hướng dương dầu hạt nho (50-200mg/100g - FAO/WHO, 2002). Gan là nơi dự trữ vitamin K chính nên có nhiều vitamin K (20-100mg/100g) (Suttie, 1992) hơn thịt (1-50mg/100g) (Guthrie, 1995). Bơ chứa khoảng 10mg vitamin K/100g (Suttie, 1992). Không có nhiều vitamin K trong sữa mẹ (giao động 1-3 mg phylloquynon/lít), sữa bò chứa 5-10 mg phylloquynone/lít. Nguồn vitamin K khá lớn chủ yếu là từ các chủng vi sinh vật tổng hợp tại đường ruột (Suttie, 1992).

Nhu cầu vitamin K khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 24.



Bảng 24. Nhu cầu vitamin K khuyến nghị

Nhóm tuổi

Nhu cầu vitamin K khuyến nghị (mg/ngày)

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



<6

6

6-12

9

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

13

4-6

19

7-9

24

Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)

10-12

35

13-15

49

16-18

50

Phụ nữ 19 tuổi

Bình thường

51

Có thai

51

Cho con bú

51

Nguồn: FAO/WHO 2002; Recommenended Energy and Nutrient Intakes, Philippines 2002.

Việt Nam áp dụng mức nhu cầu vitamin K theo FAO/WHO (2002) vào khoảng 1mg/kg cân nặng/ngày, như trong bảng 24.

Hiện nay để đề phòng xuất huyết nội sọ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần cho tất cả trẻ sơ sinh cả thiếu tháng và đủ tháng tiêm hoặc uống một liều vitamin K (0,5-1mg) ngay sau khi đẻ.

6. Nhu cầu khuyến nghị về các vitamin tan trong nước

6.1. Nhu cầu vitamin C (acid ascrobic)

Vitamin C có tên hóa học là acid ascorbic. Vitamin C là một thuật ngữ chung được sử dụng cho tất cả các hợp chất có hoạt tính sinh học của acid ascorbic là một hợp chất đơn giản, chứa 6 nguyên tử carbon, gắn với đường glucose, ổn định trong môi trường acid, dễ bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa, ánh sáng, kiềm, nhiệt độ, đặc biệt với sự có mặt của sắt hoặc đồng.

Không giống như đa số các vitamin tan trong nước, vitamin C không hoạt động như coenzym mà đóng vai trò như một chất phản ứng, có chức năng như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây oxy hóa có hại. Khi tham gia vào các phản ứng hydroxyl hóa, vitamin C thường hoạt động dưới dạng kết hợp với ion Fe2+ hoặc Cu+. Vai trò riêng biệt của vitamin C là tham gia vào quá trình tạo keo (hình thành collagen), tổng hợp carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa các hormon, khử độc của thuốc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và sử dụng sắt, calci và acid folic. Ngoài ra, vitamin C còn có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi cholesterol thành acid mật, liên quan đến giải độc.

Hiện nay, thiếu vitamin C hiếm gặp, do đã biết được nguyên nhân và có biện pháp điều trị đơn giản, hiệu quả. Bệnh còn có thể gặp ở những người lớn tuổi, sống độc thân, chế độ ăn thiếu hoa quả và rau. Đôi khi bệnh cũng gặp ở nam giới trẻ tuổi và những người nghiện rượu ăn chế độ ăn bị hạn chế. Những triệu chứng ban đầu không đặc hiệu như mệt mỏi, thở nông, thô ráp, chậm hoặc không lành vết thương và có những nốt xuất huyết da, xuất huyết ở lợi. Chế độ ăn bị hạn chế vitamin C kéo dài có thể dẫn đến mất máu do xuất huyết thành mạch.



Nguồn thực phẩm: hoa quả tươi và rau lá rất giầu vitamin C là những thực phẩm rất sẵn có tại Việt nam và các nước Nam á.

Nhu cầu vitamin C khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 25.



Bảng 25. Nhu cầu vitamin C khuyến nghị theo tuổi

Nhóm tuổi

Nhu cầu vitamin C khuyến nghị (mg/ngày)*

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



<6

25

6-11

30

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

30

4-6

30

7-9

35

Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)

10-18

65

Phụ nữ trưởng thành (năm tuổi)

19-60

70

>60

70

Phụ nữ có thai

80

Bà mẹ cho con bú

95

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương