NHÀ TÂy sơn và cao nguyên trung phần bình ðỊnh và VÙNG cao nguyên trung phầN



tải về 227.97 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích227.97 Kb.
#3556
  1   2
NHÀ TÂY SƠN

VÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN

BÌNH ÐỊNH VÀ VÙNG CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN

Làm người dân trong một nước dù đang sinh sống bất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền đều phải được đối xử bình đẳng giữa người với người, chính quyền có trách nhiệm phải triệt để bảo vệ cũng như tạo những cơ hội sinh cư lập nghiệp, phát triển văn hóa gíao dục để vun bồi mọi tinh hoa cho các thế hệ về sau. Luật pháp quốc gia không những cần có những đạo luật bảo vệ mọi sinh hoạt cá nhân, bảo vệ các tổ chức hội đoàn ít người ngõ hầu giữ sự độc lập, bình đẳng đứng giữa các tổ chức hội đoàn đông người, và còn đòi hỏi chính quyền khắp nơi từ trung ương cho tới mọi địa phương phải triệt để thấu hiểu và nghiêm chỉnh thực thi đúng hiến pháp và luật pháp quốc gia. Trong cộng đồng Quốc dân, giữa người Thượng và người Kinh cũng phải đặt trên cơ sở độc lập, bình đẳng trước pháp lý, mọi sự đàn áp từ phía chính quyền hoặc cộng dồng dân tộc đa số dựa vào số đông mà áp đặt những cảm nghĩ việc làm lên dân tộc thiểu số đều vi phạm đến pháp lý về quyền tự do bình đẳng. Chính quyền trước tiên phải làm gương cho mọi người dân để dân dần hiểu rõ những gía trị trong sáng của luật pháp và bước tiến hóa về văn minh-nhân bản. Dưới chế độ cộng sản hiện tại, nhiều cuộc dành dân lấn đất, chiếm đoạt tài sản thường xãy ra do một số cán bộ nhà nước ỷ công lạm quyền, đến nổi đồng bào Tây Nguyên phải nhiều lần đứng lên tranh đấu, biểu tình đòi lại những sở hữu tài sản. Chính quyền không những lơ là, bất lực trong việc giải quyết để trả lại công bằng những sở hữu tài sản mà ngược lại còn quy động công an, cảnh sát đến đàn áp thật khốc liệt dã man. Về mặt tài sản vật chất đã như vậy, còn về mặt tinh thần, đảng và nhà nước còn đi xa hơn trong việc đàn áp tín ngưỡng đồng bào Thượng, phá hủy và chiếm đoạt hết mọi cơ sở Tôn giáo, hỏi rằng mức độ đau khổ oan ức nơi những người ở vùng Tây Nguyên biết kể sao cho hết, do đó đồng bào Thượng có đứng lên tranh đấu, đòi lại công bằng các sở hữu tài sản vật chất và quyền sống làm người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng thì đó cũng là chuyện hợp lý phải làm. Chỉ có đảng và nhà nước, những người chuyênn rập khuôn theo đường lối độc tài, mị dân, thì mới sợ hải trước sự thật lương tâm nhân loại, sợ hải trước những công bằng hợp lý nên mới nảy sinh ra chuyện bạo lực, huy động bộ máy công an cảnh sát đến để đàn áp, dập tắt, bót chết hết nguyện vọng và quyền sống chính đáng làm người của đồng bào thiểu số.Những cuộc đàn áp dã man từ phía chính quyền cộng sản đã đẩy một số đồng bào miền Tây Nguyên đi đến chổ phải trốn chui trốn nhủi vào sâu tận nơi rừng thiêng nước độc, bị vây khốn bốn bề giữa muỗi mòng rắn rết, đến các loài thú dữ như sài lang hổ báo, từng giờ từng khắc đồng bào phải chống chọi lại với những thiên nhiên nghiệt ngã.

Truy tìm các nguyên nhân sâu xa thường tạo nên những bất ổn nơi vùng Cao Nguyên trung phần nước Việt, chúng ta sẽ bắt gặp được nhiều sắc tộc người Thượng, có nhiều buôn làng nằm sâu trong miền rừng núi. Trong lịch sử xa xưa vùng Cao Nguyên trung phần thuộc về đất Chiêm Thành, nhiều sắc tộc thiểu số từ lâu đều chịu thần phục Chiêm Thành. Ở thế kỹ X trở về trước, khi người Chiêm còn làm chủ châu Vijaya, khi thành Ðồ Bàn nay là Quy Nhơn được thay thế cho thành Trà Kiệu ở Quảng Nam thì Chiêm Thành đã trở thành vương quốc hùng mạnh ở Ðông Nam Châu Á. Từ thế kỹ X đến cuối thế kỹ XV nước Chiêm Thànhh đã trải nhiều cuộc chiến tranh lớn với Ðại Việt và Chân Lạp (Khmers). Trong những cuộc dụng binh, Chiêm Thành luôn coi vùng Cao Nguyên là hậu cứ chính yếu cho việc tiến thủ, từ châu Vijaya (Bình Ðịnh) có những đường núi thông lên Cao Nguyên, sang tận Ðông Miên, Hạ Lào, các nẽo đường Trường Sơn nối liền giữa châu Vijaya đến Nghệ An đã được triệt để xử dụng vào mục đích quân sự giữa Ðại Việt, Chiêm Thành và Chân Lạp. Chính vì châu Vijaya (Bình Ðịnh) có những điều kiện địa lý, nhân văn, lịch sử đã tạo nơi đây trở thành vùng tranh chấp mà quân bên nào chiếm giữ được sẽ luôn đứng ở thế mạnh, có thể làm chủ chiến lược chiến thuật, khống chế hết tình hình cuộc chiến. Những vùng trọng yếu như thế Tôn Vũ Tử gọi là tranh-địa, có nghĩa là ai chiếm được thì sẽ tạo được những ưu thế về chiến lược và chiền thuật.

1945 – 1954 trong thời kháng chiến Bình Ðịnh là nơi trú ẩn các cơ quan đầu não Việt Minh.

1954 – 1975 trong thời Nam Bắc phân tranh Bình Ðịnh là nơi phân tán lực lượng cộng sản từ Bắc vào Nam ra khắp các vùng Cao Nguyên.

Châu Vijaya xưa của Chiêm Thành hay Bình Ðịnh ngày nay có một địa thế chiến lược tối ưu như thế, nên bằng mọi gía người Chiêm phải giữ cho bằng được châu Vijaya. Vào thế kỹ thứ XII (1145), vua Chân Lạp (Khmers) thân chinh tiến đánh vào kinh đô Vijaya, giết chết vua Chiêm Jaya Indravarman III. Quân Chiêm thua trận, lực luợng bị phân tán lên vùng Cao Nguyên, sau được vua Chiêm mới là Jaya Hivarman I tập hợp về vùng Khánh Hòa, Phú Yên tái phối trí tổ chức lại toàn bộ lực lượng kháng chiến và rồi đánh đuổi được tướng Chân Lạp là Cankara, thu hồi lại toàn bộ châu Vijaya trọng yếu.

Nước Chiêm ở vào thế trái độn nên phải thường xuyên đối phó với cả Chân Lạp lẫn Ðại Việt. Về cơ cấu chính quyền được tự trị và kết hợp lại như một liên bang bao gồm nhiều tiểu Vương nắm quyền cai trị riêng rẽ tại mỗi vùng và chịu thần phục quanh một vị Vua chính. Trước thế kỹ thứ X Chiêm Thành có kinh đô là Trà Kiệu thuộc Quảng Nam sau đổi về Ðồ Bàn thuộc châu Vijaya trong thế kỹ thứ X. Mỗi khi cảm thấy thế lực được hùng mạnh, các vua Chiêm và hàng tướng lãnh thường kéo binh đánh phá nước Ðại Việt, bởi vì các vị vua Chiêm thường ôm mối hận mất đất trong qúa khứ gồm các vùng phía bắc giáp với Ðại Việt nên chiến tranh đã thường xãy ra giữa hai nước đã làm các vua chúa và thần tử Ðại Việt phải thường xuyên ray rức canh phòng và tranh thắng với Chiêm Thành.

Vào thế kỷ thứ XIV nước Chiêm có một vị vua anh hùng đầy thao lược là Chế Bồng Nga đã nhiều lần kéo binh vào tận đất Thăng Long, đến nỗi vua tôi nhà Trần phải nhiều phen bỏ chạy, mục đích của vị vua anh hùng này là muốn lấy lại vùng đất Bình-Trị-Thiên mà các vị vua trước đã để mất về phía Ðại Việt.Nhưng thế nước thay đổi khó lường, sau khi Chế Bồng Nga tử trận trong cuộc dấy binh đánh ra Thăng Long năm 1390 thì các vị vua sau không còn ai có hùng tài vĩ lược như Chế Bồng Nga nên thế nước đã yếu dần, nước Chiêm với quyền lãnh đạo bởi các đời vua sau tuy thỉnh thoảng cũng có nhiều cuộc dấy binh đánh phá vào các tỉnh thành lớn dọc bờ biển nhưng xét cho cùng thì đó chỉ là hành động tự phát bởi một ít tướng lãnh, dân chúng địa phương căm thù người Việt trước hiểm họa mất các tỉnh phía bắc trong quá khứ lịch sử chứ chưa đủ sức áp đảo để trở thành quốc sách bao gồm toàn bộ chiến lược chiến thật tranh thắng với Ðại Việt để lấy lại các tỉnh Bình Trị Thiên như Chế Bồng Nga đã thực hiện.Những cuộc đột phá sau này của quân Chiêm chỉ nhằm cướp phá các quận huyện trù phú dọc miền duyên hải rồi tức khắc rút lui mà người Việt gọi là giặc bể Ðồ Bà, bởi vì sự suy yếu vào thời cuối nhà Trần, lại thêm sự vổ về khuyến khích Chiêm Thành đối đầu với Ðại Việt của vua tôi nhà Minh nhằm cố phân tán lực lượng quân binh người Việt hướng về phía Nam, nhất là sau khi nhà Minh có ý thiết lập nền đô hộ do tay Trương Phụ đến Lữ Nghị, Hoàng Phúc nắm quyền cai trị nước Nam thì giặc cướp biển với sự tiếp tay của các tuớng lãnh người Chiêm càng hoành hành dử tợn hơn các thời trước đã là một cái gai nhức nhối nằm trong da thịt mà sau này khi Ðại Việt đánh đuổi được giặc Minh khôi phục nền độc lập, đến thời vua Lê Thánh Tông khi nhà Lê đã đặt nền móng vương quyền vững chắc thì vua liền cử đại binh, thủy bộ hai mặt quân số trên 250.000 đánh dứt điểm Chiêm Thành. Vua Trà Toàn bị bắt sống sau khi thành Ðồ Bàn bị thất thủ, toàn bộ châu Vijaya kéo dài đến tận mũi Varella nằm giữa địa phận Tuy Hòa và Nha Trang ngày nay bị hợp nhất vào bản đồ Ðại Việt. Vưong quốc Chiêm Thành sau đó bị thu hẹp về phía Nam và tiếp tục tồn tại thêm vài thế kỷ trong sự yếu ớt đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực về phương Nam trong các thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh đến Tây Sơn thì Chiêm Thành đã hoàn toàn vong quốc.

Châu Vijaya thuộc tỉnh Bình Ðịnh ngày nay nằm trong vị trí giao thông, phía Tây tiếp giáp với Trường Sơn có nhiều đường xuyên núi rừng dẫn đến vùng Cao Nguyên trung phần qua đến tận Cao Miên, phía bắc ra tới Nghệ An đến miền thượng du nước Lào, phía Ðông tiếp giáp với miền duyên hải đã tạo một ưu thế lớn cho việc dụng binh nên khi Bình Ðịnh mất thì vương quốc Chiêm Thành không còn cơ hội để tranh thắng với Việt Nam và Angkor được nữa.

HÙNG KHÍ TÂY SƠN TRONG CÔNG CUỘC TÂY TIẾN THƯỢNG VẬN

Bình Ðịnh một lần nữa lịch sử cho thấy là đất tranh hùng giữa chúa Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn. Khi Bình Ðịnh mất thì nhà Tây Sơn cũng bị đổ theo. Bình Ðịnh có một gía trị quan trọng như thế nào mà tướng Trần Quang Diệu của nhà Tây Sơn đã phải quyết liệt chiếm lại cho bằng được trong trận tranh hùng cuối cùng vào năm 1801, trước đó một năm chúa Nguyễn Ánh lấy được thành và rồi giao lại cho Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn giữ nhưng cuối cùng không thủ nổi trước sức vây hảm công phá mảnh liệt cúa tướng Trần Quang Diệu, Võ Tánh và Ngô Tùng Châu đã phải lấy cái chết để tỏ bày lòng trung dũng. Các trận tranh hùng liên tục xãy ra ở những năm 1792, 1793, 1797, 1799, 1800, 1801 đã cho thấy giá trị ưu điểm chiến lược trong việc dụng binh khi phe nào chiếm cứ được Bình Ðịnh có thể lấy quân số ít chống lại được với quân số đông, những nơi như thế theo nhận định của Tôn Vũ Tử, binh gia lừng danh cuối thời Xuân Thu qua thời Chiến Quốc gọi đó là nơi tranh địa.

Bình Ðịnh là đất khởi nghiệp của nhà Tây Sơn, ở thế kỷ thứ XVIII theo với lịch sử nam tiến của người dân Ðàng Trong, những người trai trẻ lớn lên trong xã hội nhiễu nhương và nhất là hoàn cảnh địa thế và thời thế nơi vùng đất khai phá sau hai thế kỹ được sát nhập vào bản đồ Ðại Việt vẫn còn đầy mới mẻ, đã tạo cho Bình Ðịnh thành một nơi qui tụ các anh hùng hảo hán có lối sống đầy khí phách, ngang tàng và hào phóng. Không nhiều thì ít bất cứ một người dân Bình Ðịnh nào cũng biết múa quyền, trang bị cho mình một vài ba thế võ để đối ứng với hoàn cảnh địa lý, thiên nhiên, khắc phục nhiều trở lực nơi đất mới trên đường khai phá lập nghiệp. Bình Ðịnh là nơi có mở những kỳ thi Cử Nhân Võ đầu tiên trong nước, các bậc thầy võ học thường kim lẫn cả văn học nơi đây đã vung trồng những tinh hoa cho nhiều thế hệ tuổi trẻ, hẳn nhiên đã nói rõ uy thế Bình Ðịnh là đất thích hợp cho việc dụng võ, nhiều thanh niên nam nữ đều say mê luyện võ.

``Ai về Bình Ðịnh mà coi,

Ðàn bà cũng biết múa roi đi quyền``

Thành tố chính yếu sớm tạo nên những chiến thắng lừng lẫy nơi nhà Tây Sơn là vì biết kết hợp được lòng người miền duyên hải cũng như sơn cước, giai tầng nông cũng như ngư dân trong xã hội có hai nghề nghiệp chính yếu nhất, dẫn đầu là một tổ chức có nhiều nhân sự lãnh đạo tài giỏi gồm văn lẫn võ ở buổi đầu trong cuộc khởi nghĩa :



Nam giới bên võ có: Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lý Văn Bưu, Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Lộc.

Nữ giới bên võ có: Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Trần Thị Lan, Nguyễn Thị Dung, Huỳnh Thị Cúc.

Bên văn có: Võ Xuân Hoài, Nguyễn Thung, Trương Mỹ Ngọc, La Xuân Kiều, Triệu Ðình Thiệp, Cao Tắc Tựu.

Tất cả hợp thành mười tám người đương thời mệnh danh là Tây Sơn Thập Bát Cơ Thạch, nghiã là mười tám tảng đá xây nền móng của nhà Tây Sơn. Ðó chỉ mới nói đến một số nhân sự chính trước cuộc cách mạng dựng cờ khởi nghĩa, còn sau khi khởi nghĩa thì vô số nhân tài về qui tụ rất đông chưa kể tới. Tổ chức Cách Mạng Tây Sơn cũng đã được nhiều phú thương, thổ hào hết lòng yểm trợ tiền tài để trang bị, rèn đút khí giới, giúp quân số Nguyễn Nhạc tăng nhanh. Năm 1771 mới thật sự là khoảng thời gian Nguyễn Nhạc cùng hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ tỏ ra đầy tích cực, quyết liệt nhất trong việc bí mật đẩy mạnh kế hoạch vận động hưng binh khởi nghĩa. Những ngày còn trai trẻ khi cha qua đời, vì là người anh lớn nhất trong nhà, Nguyễn Nhạc đã phải từ gỉa thầy học là Giáo Hiến về trông coi cơ sở buôn bán trầu nguồn thay cha. Nguyễn Nhạc đã tỏ ra là một thương gia đầy tài ba, đởm lược và hào phóng nhất vùng, những lần cùng đoàn tùy tùng đi sâu vào các buôn làng người Thượng để thực hiện các thương vụ, Nguyễn Nhạc đã có dịp cận kề am hiểu hết tình hình lối sống người Thượng, đồng thời biết tạo dựng nên uy tín và chinh phục cảm tình người Thượng khắp nơi. Những đường mòn dẫn tới cao nguyên trung phần như Komtum, Pleiku đã trở thành rất quen thuộc đối với Nguyễn Nhạc và đoàn tùy tùng, những dịp đi sâu vào các buôn làng người Thượng thường có Nguyễn Lữ cùng tháp tùng theo để cùng Nguyễn Nhạc thực hiện kế hoạch Thượng vận vì Nguyễn Lữ là một tu sĩ nên rất phù hợp trong việc tuyên vận, khéo léo cận kề hòa mình với phong tục tập quán cũng như tín ngưỡng đồng bào Thượng. Trong giai đọan này Nguyễn Nhạc đã xếp đặt sẵn kế hoạch khởi nghĩa nên thường bí mật kết nạp nhiều thanh niên người Thượng và dẫn về đất Tây Sơn giao cho Nguyễn Huệ bí mật rèn luyện tinh binh để chờ ngày khởi nghĩa; với văn võ và tài trí có thừa, Nguyễn Nhạc đã thật sự chinh phục hết cảm tình người Thượng vì thế sau này khi xưng Vương, Nguyễn Nhạc đã được người Thượng tỏ ra hết sức tôn kính gọi là ``Vua Trời``, Nguyễn Nhạc còn cưới vợ Thượng lúc còn làm Biện Lại ở Vân Ðồn, đã tuyển mộ nhiều tráng đinh người Kinh cũng như Thượng đến nhiều vùng đất màu mở nhưng chưa có bước chân ngưới đặt tới để phát hoang và khai khẩn nhiều diện tích dinh điền rộng lớn tại An Khê, Thượng Giang (Tây Sơn Trung), Ðồng Hưu, Ðồng Vụ (Phú Phong, Trinh Tường), Ðồng Quang (Thuận Ninh) Rừng Mộ Ðiểu (Cổ Yêm)v.v...Những đồng bào mộ đi khai khẩn, phần đông trở thành nghĩa quân, đủ thấy chính sách tây tiến Thượng vận của nhà Tây Sơn thật thần tình có một không hai trong lịch sử tây tiến. Ðể đáp ứng với kế hoạch chiêu binh luyện mã, rèn luyện vũ khí và chi phí cho mọi nhu cầu quân trang quân dụng, tổ chức đã phải tiến hành các kế hoạch kinh tài trường kỳ bao gồm các mặt : mở sòng bạc, khuết trương cơ sở buôn bán trầu nguồn, hương liệu cùng các nhu nhu yếu phẩm giữa miền sơn cước và duyên hải, khai khẩn dinh điền, vận động nguồn tài trợ nơi những phú gia.



Kế hoạch kinh tài thực tế có tính toán sâu rộng, thực hiện rất lớp lang chu đáo đầy thần tình như thế nhưng khi sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu viết về giai đoạn khởi nghĩa của nhà Tây Sơn đã phải ẩn ý ngụy tạo, che lấp sự thật lịch sử; Lý do dể hiểu là khi một triều đại đã từng dự phần trong những cuộc chiến tranh chinh phạt một mất một còn với nhau, thì khi bị sụp đổ, hẵn nhiên cũng bị số phận vùi dập theo xuống tận bùn nhơ, không biết bao nhiêu tai ươn tiếng xấu được kẻ chiến thắng sẵn sàng ngụy tạo gán ép lên kẻ chiến bại để tạo cho mình thế chính nghĩa ngõ hầu có thể thu thiên hạ về một mối . Các phương tiện bá đạo người ta còn xử dụng để tranh thắng với nhau thì chuyện bóp méo lịch sử có gì phải đáng ngại khi các nhân chứng trong lịch sử không thể nào lên tiếng được mà ngược lại còn bị tàn lụi, lẫn quất chết dần theo thời gian như các văn thần, lương tướng nhà Tây Sơn tránh được cuộc truy bắt xử tử, còn sống sót sau chiến tranh đã phải mai danh ẩn tích nơi những lam sơn cùng cốc, hoặc cưới vợ người Thượng rồi sanh con đẻ cái, sống hòa mình chôn chặt cuộc đời còn lại nơi nơi các buôn làng một thời đã hết lòng qui phục nhà Tây Sơn. Một số ít võ tướng thoát tầm nanh vuốt của Gia Long gồm có: Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Long, Ðặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc đều đã chọn núi rừng làm nơi qui ẩn hay nhất, với võ công cai thế, sớm hôm bầu bạn cùng non xanh, hoặc buồn thì có thể mang vũ khí tùy thân, giả dạng thường dân đi chu du thiên hạ, quan quân không dể gì phát hiện, mà nếu có biết thì chưa chắt đã bắt nổi hùm thiêng, vì bước chu du, các võ tướng không khi nào nghĩ lại một chổ thật lâu để chờ kế hoạch vây bắt hùm thiêng của quần hồ; không cần phải đọc truyện kiếm hiệp, mọi người đều dư sức hiểu được điều này. Riêng phần Nguyễn Lữ thì sớm qui ẩn trước khi nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Lữ sau khi thua trận tại đất Gia Ðịnh năm 1788 thì rất là đau buồn tủi hổ, không còn muốn nhìn thấy ai nữa khi trở về cố hương, và nhất là vì thấy sự bất hòa rạn nứt xãy ra giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã làm cho Nguyễn Lữ càng thêm đau buồn , một phút lắng lòng đã thấy đời như phù vân hư ảo thật hợp với tâm tình một thời đã từng là tu sĩ và cũng từ đó Nguyễn Lữ đã tuyệt tích giang hồ, không còn ai biết hơn gì nữa ... mai danh ẩn tích vào sâu các buôn làng người Thượng, hoặc tịch cốc tu tiên, hay sớm hôm thiền tập vui vầy với rừng núi, gío trăng mà gát chuyện đời nhiều tang thương dâu bể vào dĩ vãng lãng quên.?... Lịch sử đã ngừng lại về Nguyễn Lữ nơi đây.

Sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu khi nói về Nguyễn Nhạc, thường bôi bác đến độ người sau khi muốn tim hiểu hay viết về Nguyễn Nhạc, đa số đều dể dàng lầm tưởng theo sử triều nhà Nguyễn, cứ xem Nguyễn Nhạc như người du thủ du thực, bị xã hội ghét bỏ nên tụ tập lâu la đi làm kẻ cướp núi. Nhưng nếu khách quan hơn thì sẽ thấy rằng xã hội với chế độ quân chủ phong kiến ngày xưa, tầng lớp vua quan những người cầm đầu chính quyền luôn mang một quan niện độc đoán, cay nghiệt đối với những ai có tư tưởng cùng hành động đối lập. ``Quân tử quần nhi bất đảng`` (Người quân tử hòa hợp với mọi người nhưng không kết bè lập đảng), khởi thủy theo quan niệm Khổng Tử là phải luôn giữ ý sống trung dung hòa hợp được với tất cả mọi người ở đời mà không nên tiểu tiết tị hiềm người này người kia để rơi vào hoàn cảnh bè phái nhỏ nhen. Nhưng sự việc ở đời không có gì là tuyệt đối, một việc dù tốt tới đâu cũng có bề trái của nó, các thể chế quân chủ vì muốn cũng cố vương quyền, tự coi khắp thiên hạ thuộc về sự cai trị của vua nên cũng thường dựa vào ý này để cho rằng những ai kết hội lập đảng đều là những người mang ý đồ xấu, phản nghịch, làm lọan theo giặc. Bởi lẽ rất dể hiểu là vua quan thời nào cũng sợ ngai vàng và bổng lộc của mình bị lung lay sụp đổ nên luôn muốn bắt buộc mọi người phải tận trung bảo vệ triều đại vương quyền mình đang phục vụ, tòng phục và thừa nhận một tầng lớp vua quan duy nhất kéo dài đời đời truyền nhau đến cháu chít sau này, cho dù có thâm căn cố đế đến ngày trái đất hết sự sống thì bổn phận người dân cũng không được kết bè lập đảng mà chỉ nên giữ đạo quân thần phục dịch vua quan cho hết một kiếp người! Sống dưới xã hội phong kiến lâu dần rồi người dân đen cũng yên trí thủ thường, xem việc lập hôi lập đảng như một điều xa lạ, từ tình cảm sợ hải bị sách hạch, khủng bố đến xa lánh các phong trào đảng phái đã bị hàng lớp giới vua quan cầm quyền ru ngủ vào giấc mộng ``thần tử`` là thế! Người viết chỉ mạn đàm đến cơ cấu chính trị hình thành nên những kế sách, phương lược trị quốc chứ không nói đến vấn đề đạo đức tu thân bởi vì đã gọi là đạo thì bất cứ thời nào, bất cứ nơi đau cũng có những câu và lời nói đầy bóng bẩy được xem như vàng ngọc, cô động vào trong sự tỉnh giác tự thân để con người biết hướng hành động tới lý tưởng vị tha nhân ái. Nhìn trên quan điểm này để thấy bất cứ tổ chức cơ cấu chính trị nào mà chỉ thuần độc quyền, cho dù lúc đầu có hay mấy thì theo thời gian cũng dần đi đến chổ mất quân bình, bởi vì không chấp nhận đối lập nên cơ chế chính trị không có khả năng tự điều chỉnh những kế sách, phương lược trị nước an dân theo chiều hướng dài hạn bền vững tốt đẹp. Bộ truyện Thủy Hử nói đến 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, cuối cùng đã tan tã và bị triều đình ghét tội giặc cướp đảng, đó là hành động độc đoán cay nghiệt của các chế độ giữ độc quyền chính trị từ Quân chủ chuyên chế đến Phát xít hoặc độc tài Cộng sản đều giống nhau ở điểm là cố tình vu oan giá họa, đổ hết tội trạng lên những ai có ý đối lập trong việc lập hội, lập đảng để phản kháng lại những điều bất công, và ngõ hầu tiên tới bênh vực cho lẻ phải và công bằng. ``Ðược là vua, thua là giặc`` đó là hệ lụy đau thương lẩn quẩn nhất nói lên quan điểm chính trị mất quân bình của các chế độ độc tài từ ngàn xưa cho đến nay, không hề biết tha kẻ thua trận rơi mình dưới chân ngựa, mà ngược lại còn muốn nhổ cỏ đến tận góc. Trường hợp nhà Tây Sơn cũng không ngoại lệ trong việc bị đuổi cùng giết tận, trước sau đều bị sử triều nhà Nguyễn Gia Miêu ghép tội là loạn đảng, cướp núi, lập luận này thật không đánh đổ được tầm vóc chính thống to lớn, kề với lịch sử cận đại lần đầu tiên anh em Tây Sơn đã thống nhất sơn hà. So với 8 trận đại chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn kéo dài trên một thế kỷ làm hao binh tổn tướng, dân lực suy đồi để không được kết qủa gì ngoài việc hai bên kéo quân về cũng cố lại căn cứ địa Ðàng Trong lẫn Ðàng Ngoài và chờ cơ hội mở những trận sát phạt kế tiếp, nếu như nhà Tây Sơn không sớm diệt được chúa Trịnh thì chắc gì vua Gia Long đã dễ dàng làm được việc này hay vẫn giữ mãi tư tưởng ``Hoành Sơn một giải, vạn đại dung thân`` đã cho thấy qua 8 cuộc đại chiến, khởi đầu đều do chúa Trịnh hùng hổ khởi thế công. Việc vua Gia Long thống nhất sơn hà lần thứ hai sau Tây Sơn chính là một thủ đắc to lớn khi chúa Trịnh đã hoàn toàn bị bại vong ở cỏi Bắc Hà và cảnh quần thần nhà Tây Sơn bị chia rẽ, đấu đá nhau, tự chặt dần đứt hết chân tay, khởi đầu bởi những hành động thô lậu của lộng thần Bùi Ðắc Tuyên và ấu chúa nhỏ tuổi bất tài Cảnh Thịnh đã là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu, mất lòng dân, và kết cuộc đưa đến sụp đổ, không tranh hùng lại được với chúa Nguyễn. Còn riêng chế độ độc tài cộng sản đối xử với các người lính VNCH ra sao?... trước sau vẫn chính sách thù nghịch bất nhân, siêu tra lý lịch, đè bẹp đến đời con đời cháu không có cơ hội sống bình đẳng tiến thân để xây dựng tương lai và hạnh phúc cho đời mình.

Chiến dịch Hồ Chí Minh, xua quân từ miền thượng du Nghệ An , vượt Trường Sơn qua đất Lào vào tới núi rừng Bình Ðịnh rồi tỏa quân ra khắp cao nguyên trung phần như Pleiku, Komtum, Ban Mê Thuộc... đã được đảng cộng sản trưng bản hiệu huyênh hoang tự phong thần, phong thánh cho cái gọi là: ``Ðường mòn Hồ Chí Minh``đã lừa được một số báo chí, ký giả nước ngoài, cho đến bộ quốc phòng Hoa Kỳ đều đã rơi vào kế hoạch tuyên truyền, đề cao, gây uy tín cho chiến dịch đánh cướp miền Nam khi sách vở, báo chí đến cả bản đồ hành quân dành cho người lính Hoa Kỳ cần có trong tay khi tham chiến tại Việt Nam đều đã sao y lại bản hiệu của đảng cộng sản gọi là Ho Chi Minh Trail (Generalized), thật tình đã tự khinh mình mà đề cao đối phương, như khi nói tới phần biển Thái Bình Dương (Pacific Ocean) tiếp giáp với phần lục địa Châu Á từ Bắc Hàn đến Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai Á, Borneo, các nhà vẻ bản đồ hình thể địa lý, chính trị đến hàng hải Tây Phương đều in ghi là China Sea mà chẳng cần điếm xỉa tới lịch sử di dân khai tiềm lâu đời qua nhiều ngàn năm trên các mặt biển và hải đảo của nhiều giống dân, nhiều quốc gia nhỏ bé quanh vùng mà tàn nhẫn đem hết công lao trao trọn cho giống nòi Hán tộc thì thật sự đã thua trí ở bước đầu rồi hỏi sao quân đội Hoa Hỳ tại Thái Bình Dương không khỏi e dè rụt chí tiến thủ trong chính sách, chiến lược đối trọng với Trung Quốc tại vùng biển này. Riêng Việt Nam vẫn thường gọi là Biển Ðông hay Biển Việt Nam (Vietnam Sea) chúng ta phải có những sách lược hưng quốc ra sao trong vấn đề Dân chủ hóa đất nước để tiến tới tự lực tự cường, làm chủ Biển Ðông chứ không phải đau nhục nhìn đảng cộng sản Việt Nam bán đất, bán biển cho quan thầy Trung Quốc, nhan nhản trong thời gian ngắn khi hiệp định phân chia ranh giới và hợp tác nghề biển chính thức hiệu lực, ngư thuyền Hoa lục đã liên tục hoành hoành kéo theo những tàu đánh cá lớn có trang bị vũ khí tiến sâu vào hải phận Việt Nam ngang nhiên khai thác hải sản và dùng vũ lực đánh phá các ngư thuyền nhỏ bé người Việt, ngư thuyền Trung Quốc còn giết người cướp của, gieo rắc kinh hoàng cho giới ngư dân nghèo khó Việt Nam, nhiều người cha, người mẹ đã mất con, nhiều người vợ ôm khối sầu bên đàng con nheo nhóc nhỏ dại chờ chồng trong vô vọng mù khơi!.....Người Việt Nam chúng ta phải thu thập mọi bằng chứng, cực lực lên án hành động man rợ của các ngư thuyền Trung Quốc đã được chính quyền Bắc Kinh hậu thuẩn, ngầm xúi giục đám dân mất nhân tính đi mở đường, phong tỏa và khống chế mọi đường biển Việt Nam trong chiến lược bành trướng đế quốc bá quyền Trung Quốc, chúng ta cực lực đòi hỏi Bắc Kinh phải trả lời trước công pháp quốc tế về biên giới, luật hàng hải, và cứu người vô điều kiện khi tàu bè gặp nguy cơ bị đắm chìm trên mặt biển, trả lời về hành động cướp bóc, giết người của các ngư thuyền Trung Quốc, nếu chưa có những trả lời và bồi thường thỏa đáng cho những nạn nhân xấu số thì trước tiên ba triệu người việt hiện sinh sống trên khắp các quốc gia dân chủ Tây Phương phải cực lực lên án biểu tình mỗi khi bất cứ một nhân vật tai to mặt lớn nào của chính quyền Bắc Kinh có chuyến công du xuất hiện trước ống kính các ký giả quốc tế để mọi người thấy rõ bộ mặt gỉa nhân nghĩa, phản dân chủ và nhân quyền của tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh, để cho chúng phải bể mặt trước công luận quốc tế khắp nơi về tội ác ngang ngược hoành hoành, thử xem chúng còn mặt mủi làm đàng anh đại diện cho ai nữa không? để chúng thấy rằng người Việt Nam không dể bị ăn hiếp mà phải biết cẩn trọng đối xử với các quốc gia nhược tiểu quanh vùng.

Hiệp ước phân định lãnh hải, lãnh thổ và hợp tác ngư nghiệp là gì?... khi tập đoàn bá quyền Bắc Kinh đã cắm được các cột mốc như trụ đồng Mã Viện vào sâu nội địa Việt Nam, khi vùng trời biển Tổ quốc đã bị xâm lược khống chế bởi chiến lược bành trướng của Bắc Kinh, rồi đây khi được đàng chân chúng sẽ tìm cách lâng tới đàng đầu; những thảm họa đau thương khó lường mà tập đoàn Bắc Kinh mang tới qua một số nhân vật nằm trong đảng CSVN, và những kẻ hèn nhác tuy biết nhưng không dám lên tiếng, chịu đồng lỏa làm tay sai cho đế quốc bá quyền Trung Quốc, thực sự đang chực chờ trồng ách đô hộ lên toàn thể nhân dân Việt Nan. Hơn lúc nào hết người Việt trong và ngoài nước cảm thấy cần phải đoàn kết lại với nhau để giữ thế tương trợ, ỷ dốc, mở ra chiến lược đấu tranh giải trừ tập đoàn tay sai, buôn dân bán nước cộng sản Việt Nam, nhắc cho nhau lịch sử sông Ðằng đã bao phen làm sởn óc quân thù.



``Trụ đồng Mã Viện rêu phong,

Sông Ðằng muôn thửa còn tanh máu đào.``

Trở lại tên gọi Ho Chi Minh Trail (Generalized), có một số nhà tham mưu của quân đội VNCH đã vô tình phụ họa theo sách vở Tây Phương đem công lao khai phá sửa sang nhiều đời của người địa phương, các dân tộc thiểu số, những người chạy nạn chiến tranh đến quân đội các triều đại quân chủ trong qúa khứ trao hết cho HCM và đảng CSVN thì thật sự chúng ta đã thua trí ở bước đầu khi tự nâng cao uy tín đối phương mà không xét thấu lịch sử đã chứng minh cho thấy những con đường mòn từ Ðông Miên thông lên cao nguyên trung phần qua tới Hạ Lào đến miền thượng du Nghệ An đã được Chân Lạp, Chiêm Thành và Ðại Việt xử dụng vào mục đích quân sự từ lâu rồi chứ không phải đợi đến cộng sản đẻ ra cái tên gọi ``Ðường mòn HCM`` mới thật sự được khai sinh. Nếu có dịp trở lại đề tài này ở những bài viết khác, tác giả sẽ không nhắc lại từ ngữ CS thường dùng này nữa, mà sẽ gọi đó là những đường mòn Biên Giới Hạ Lào, Ðông Miên, Trường Sơn v.v... Những con đường xuyên sơn mà nhà Tây Sơn đã ra công khai phá sửa sang thêm vì nằm trong thế phân ba thiên hạ giữa Trinh-Nguyễn-Tây Sơn, vì chiến lược tranh thắng buộc lòng nhà Tây Sơn phải xây dựng cơ sở hậu cần thật vững mạnh để tiện bề tiến thủ không những cho quân đội mà bao gồm cả về mặt văn hóa chính trị lẫn kinh tế. Nhà Tây Sơn khởi nghiệp trên đất Chiêm Thành xưa cũ mà lại được người Chàm và đồng bào Thượng hết lòng ủng hộ thì đủ thấy chính sách tây tiến Thượng vận của nhà Tây Sơn thật tuyệt vời, không triều đại nào trong qúa khứ vượt xa hơn được. Một việc chứng minh cho thấy Thượng tướng Trần Quang Diệu khi hay tin quân Tây Sơn bị thua trận ở Nhật Lệ, Trấn Ninh, và Nguyễn Phúc Ánh đã hoàn toàn làm chủ chiến lược khăp đất Thuận Hóa từ Hải Vân Sơn đến Linh Giang vào đầu năm 1802 thì như việc châu về hợp phố vì Thuận Hóa là đất cũ của chúa Nguyễn nên oai võ đã sớm được vững vàng khôi phục. Thấy nguy cơ triều thần Tây Sơn đóng tại Bắc Thành khó đương cự lại Nguyễn Phúc Ánh, Trần Quang Diệu đã vội vã hội bàn với các tướng và cấp tốc cùng với tướng Võ Văn Dũng dẫn theo một số tinh binh vượt Trường Sơn theo những đường mòn tại biên giới Lào để tiến ra Nghệ An vì đường biển đã bị Nguyễn Phúc Ánh phong tỏa.



Việc xử dụng các con đường mòn xuyên núi rừng Trường Sơn của các vương triều Chiêm Thành, Chân Lạp, Ðại Việt vào mục đích quân sự đã thấy rõ, không cần phải chứng minh nhiều, những ai từng tham khảo lịch sử vùng Ðông Nam Á đều đã thừa nhận sự thực như thế. Nhà Tây Sơn sau khi vua Thái Ðức và vua Quang Trung mất, công việc tây tiến Thượng vận đã không còn được tích cực tiến hành nữa, vua Cảnh Thịnh đã sớm nghe lời một số tướng tá thiếu viễn kiến chính trị và chiến lược mà làm một việc hồ đồ là đoạt quyền ông bác, phế bỏ triều đình Thái Ðức khi quân đội vua Cảnh Thịnh đến giải cứu thành Qui Nhơn; Một việc làm mà lúc sinh thời vua Quang Trung đã bỏ qua không hề nghĩ tới nữa, đó là vào tháng 2 năm 1787 khi hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bất đồng đường lối chiến lược chung, Nguyễn Huệ đã kéo quân vây thành Qui Nhơn, khi thành sắp bị hạ thì Nguyễn Nhạc đã lên đứng trên mặt thành kêu khóc với Nguyễn Huệ: ``Nồi da sáo thịt, sao em nở nhẫn tâm?``, chỉ một lời nức nở như thế nhưng Nguyễn Huệ cũng đã rơi lệ bãi binh trở về đất Phú Xuân, từ đó đôi bên lấy Hải Vân Sơn làm ranh giới Bắc Nam phân chia thiên hạ, mặc nhiên không tranh chấp quyền hành, giẫm chân lên nhau nữa. Nhiều nhà nghiên cứu sử học lấy lý do này cho rằng vua Quang Trung vì tình cốt nhục đã thiếu quả quyết, để các thế lực phá hoại, khuynh loát nẩy nở làm phương hại đến đại cuộc chung.

Nhưng triều đình vua Thái Ðức thực sự có tồn tại trơng phá hoại, khuynh loát không? Hay trên địa bàn cai trị vẫn được lòng dân chúng khắp nơi? Nếu nói về sự khuynh loát, phá hoại thì phải xét đến chiều dài lịch sử phân hóa tương tranh kéo dài gần ba thế kỹ từ thời vua Lê Uy Mục đến các vị vua về sau đã mất hết thực quyền cai trị nên lọan cung đình đã lang ra ngoài xã hội đến chiến trường chia phân thiên hạ qua Mạc-Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn. Có sự phá hoại khuynh loát nào to lớn hơn một nước đã có vua mà lại còn thêm chúa, tranh chấp quyền lực phe cánh triền miên đã mang theo nhiều hậu qủa băng hoại mọi nền móng đạo đức chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Người làm chính trị hẵn nhiên luôn muốn có được quyền lực trong tay để có thể dể dàng huy động mọi người cùng hợp tác thực thi những kế sách, nhưng quyền lực cũng có thể tạo nên nhiều tham vọng bất chính dẫn giắt một số người lãnh đạo đi tới chổ độc tài, nếu như quốc gia không có được những hiến định luật pháp, quốc hội không có được thực quyền kiểm soát hoặc giới hạn được quyền lực ở một số đảng phái, cá nhân thì hậu quả đưa tới là tất cả mọi người dân sẽ bị khống chế, tuần tự bị đặt để, lót đường hy sinh cho tham vọng bá cập của lãnh tụ. Chế độ phong kiến ngày xưa đã đặt hết quyền hành lợi lộc khắp thiên hạ vào cá nhân người làm vua, vì thế nên ai cũng muốn tranh dành cho bằng được, con mà giết cha cũng vì thế, tôi thần mà giết vua hoặc đoạt lấy quyền hành cũng vì thế. Quyền lực và vinh hoa phú qúi đã làm tối mắt hết mọi người, mầm suy bại đã nằm sẵn trong chiều sâu của thể chế thì vấn đề đạo đức nhân nghĩa có được một vài vĩ nhân xuớng xuất đề cao cũng không thể nào diệt trừ đi mần ung bại, mà tạm thời chỉ mơn trớn vỗ về cho nọc độc tạm lắng xuống, đến một lúc nào đó tiếng nói đạo đức nhân nghĩa không còn đủ sức thuyết phục thì mầm hư bại, nọc độc lại tự vùng lên quấy phá, cứ thế mà bị động sa lầy, lẫn quẩn trói chặt với nhau trong vòng tranh chấp thù hận vô lối thoát. Ðạo đức nhân nghĩa thường tha thứ cho kẻ phạm tội, để thời gian cho họ tự hối cải mà quay về nẻo chánh, chứ không đòi hỏi một sự trừng phạt thỏa đáng nào trong thực tại, nhưng ngược lại luật pháp buộc kẻ phạm tội, nếu nhẹ thì bị rút phần tiền tài, kinh tế cá nhân đến gia đình trong việc xử phạt, nặng có thể vào tù, giới hạn quyền Tự do kẻ phạm pháp vì đã hành xử sai nguyên tắc về quyền Tự do và sau cùng là để trả lại sự Công bằng cho những nạn nhân bị hại hơn là đạo đức nhân nghĩa chỉ thuần bằng lời nói doạ nạt sẽ bị trừng trị sau cỏi chết, trong khi nạn nhân bị hại thì dài cổ khóc than trách đời sao tệ bạc, công bằng đã đi vắng rồi sao?.. Vấn nạn quyền lực, ý thức hệ đưa tới độc tài đảng trị, đã dẫn dân tộc đi phiêu lưu vào những cuộc chiến tranh tàn khốc, hủy hoại hết mọi nền tảng đạo đức xã hội, văn hóa chính trị, kinh tế. Phải can đảm thọc sau lưởi gươm công lý, mổ bỏ nọc độc về ý thức hệ, quyền lực, độc tài từ cá nhân đến đảng trị của tất cả mọi chế độ từ quân chủ phong kiến, phát xít đến cộng sản vất ra khỏi cơ chế tổ chức chính trị thì mọi việc mới yên, người người mới có thể nhẹ nhàn bước đi được những bước đi quân bình đúng thật trong ý nghĩa trong sáng về tự do dân chủ. Vấn nạn vẫn còn mãi canh cánh bên lòng tất cả những người Việt hôm nay, có nhìn thấy rõ được vấn nạn trong suốt nhiều thế kỷ đau thương, chắc sẽ cảm thông cùng dân tộc và hơn cả là phân định ra được lối đi trong sáng, để góp phần tái tạo lại lịch sử vẻ vang cho cả trăm họ trong suốt cuộc hành trình văn minh nhân bản.

Nhìn chiều dài lịch sử phân hóa tương tranh để nhận thấy lớp vỏ bao bọc của thời đại đã qúa dày cứng, những nhân tài đứng lên làm lịch sử đã không dể dàng một sớm một chiều tái tạo lại được trang sử huy hoàng cho dân tộc. Vẫn biết anh hùng phải biết tạo thời thế, nhưng thời thế qúa loạn mạc trong khi sự sống con người có giới hạn``Tuấn kiệt như lá mùa thu, Nhân tài như sao buổi sớm``, do đó người làm việc nước lúc nào cũng canh cánh bên lòng nghĩ đến sự tiếp nối ở thế hệ mai sau. Nhà Tây Sơn đã quá ngắn ngủi, người lãnh đạo tập hợp được lòng dân như vua Thái Ðức, vua Quang Trung đã sớm qua đời, lộng thần Bùi Ðắc Tuyên cậy thế là anh của mẹ vua, đã khống chế triều thần, lôi kéo vây cánh phe đảng chuyên quyền để đi đến tranh chấp quyền lực, đã gây bất nãn chia rẻ hết triều thần, lòng dân dần tan rã, hết ủng hộ để đến một thâp niên sau thì nhà Tây Sơn bị sụp đổ, một bài học cho cuộc đấu tranh chính trị là phải luôn luôn triệt để coi dân là chủ lực chính yếu, là nền tảng để xây dựng mọi sách lược, chiến lược và chiến thuật. Thân dân, gần dân, yêu dân và cùng dân bắt tay thực hiện mọi cuộc đấu tranh thì thành công sẽ luôn đi vào lịch sử dựng nước ngời sáng của dân tộc, bằng ngược lại khi đánh mất dân tâm thì mọi kế sách đều sẽ đi đến thất bại và dẫn theo lịch sử băng hoại của cả quốc gia dân tộc. Vua Quang Trung đã có quyết định thật sáng suốt khi kéo binh về đất Phú Xuân, trả lại thành Qui Nhơn cho vua Thái Ðức cai trị, từ đó sơn hà được ổn định, tuy không có một lời nói hay giao kèo nào được chính thức đưa ra nhưng hai bên đã ngầm lấy sơn hà Bắc Nam làm thế tương trợ trong chiến lược tranh thắng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các cựu thần, nhân sĩ còn ôm lòng hoài vọng theo nhà Lê. Với một địa bàn trải dài từ Bắc tới Nam qúa rộng lớn trong khi lòng dân chưa qui về hết một mối thì việc anh em ruột thịt gây nạn binh đao với nhau không mang đến ích lợi gì, ngược lại còn là một kẻ hở rạn nức để cho đối phương khai thác lớn dần đến ly gián, chia rẽ , chặt đứt hết hàng ngũ vua tôi, điều này đã thấy rõ khi Bùi Ðắc Tuyên lộng quyền thao túng tạo vi cánh bè phái trong triều, và việc vua Cảnh Thịnh nông cạn giải thể triều đình Thái Ðức Nguyễn Nhạc, đến nỗi ông bác đau buồn uất khí thành thổ huyết rồi chết trong xót xa cùng tận, lòng không khỏi đau buồn nghĩ tới hai em Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ một thời huynh đệ đã từng sống chết có nhau, chia sẻ mọi buồn vui cọng hưởng, Nan chinh Bắc chiến trên mọi nẽo đường dựng nghiệp, giờ kẻ hậu sinh thất đức làm chuyện nghịch đạo, giết chết hình ảnh huynh đệ đẹp nhất thửa nào còn ẩn kín trong đáy lòng ông bác thì hỏi sao kẻ dựng nghiệp từ thửa hàn vi như Nguyễn Nhạc từng đóng vai trò quyền huynh thế phụ, một tay hết lòng đùm bọc diều dắt hai em trên trường tranh đấu giờ phải nhận kết quả thảm khốc do đứa cháu dại dột mang tới thì hỏi sao không đâu buồn u uất đến thổ huyết mà chết!..



``Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội,

người xa người tội lắm người ơi!..``

Khi nói đến nhà Tây Sơn phải nghĩ đến vai trò ở buổi đầu của thầy Trương Văn Hiến hay còn được gọi là Giáo Hiến , ông là anh em chú bác với quan đại thần Trương Văn Hạnh, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời thì Quốc phó Trương Phúc Loan cấu kết phe đảng lộng quyền, tự phế lập nhà Chúa, Trương Văn Hạnh vì phản đối mà bị hảm hại chết, lúc đó Giáo Hiến là môn khách trong nhà Trương Văn Hạnh, để tránh liên lụy, Giáo Hiến đành rời bỏ chính trường mà về qui ẩn nơi đất An Thái mở trường dạy học, nơi đây ông mang tinh thần lương sư hưng quốc của những Chu Văn An, Lương Văn Can v.v... đây là một truyền thống rất đẹp của nhà nho, chính ngày xưa thầy Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đã làm như thế, bôn ba khắp nơi trên trường chính trị đến lúc gặp thời thế không thi thố được sở học thì trở về lấy dân làm cơ sở giáo dục, khai hóa nhân tài để chuẩn bị cho một thời đại mới. Ðã từng vào ra chốn quan trường nên Giáo Hiến rất am hiểu về mọi mặt tổ chức hành chánh, trong giai đoạn đầu khởi nghĩa của nhà Tây Sơn, chính Giáo Hiến đóng vai trò Quân sư xây dựng nên nền tảng cho tổ chức khởi nghĩa, hình thành nên toàn bộ sách luợc, chiến lược và chiến thuật cho nhà Tây Sơn, tất cả đã được Giáo Hiến thường xuyên nhắn nhủ với những học trò của mình, cô động lại trong câu nói: ``Ðược đất không bằng được thành, được thành không bằng được lòng người.`` Vai trò cố vấn tuy âm thầm lặng lẽ nhưng có sức thuyết phục rất lớn, nhất là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là học trò của Giáo Hiến thì tinh thần tôn sư trọng đạo càng tạo thêm sự tin tưởng vào những lời cố vấn của thầy . Ðể nắm vững yếu tố dân tâm, nhà Tây Sơn đã biết kết hợp mọi sắc dân Kinh, Thượng, Chàm vào công cuộc đấu tranh chung. Giai đoạn đầu dưới thời Trương Phúc Loan đa số tầng lớp nông dân nghèo khổ phải chịu nhiều bất công bởi những tham quan bòn vét của dân, ngoài ra còn bị siêu cao thuế nặng kể cả xương máu cho triều đình để xung vào những cuộc chiến tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn, lòng dân khắp nơi đều bất mãn giới quan lại khi biết sự hy sinh của mình không phải để xây dựng đất nước chung mà chỉ để cho giới quan lại lợi dụng, tranh chấp quyền hành, mưu cầu lợi ích cho cá nhân, phe nhốm tranh đoạt nhau, điều này càng cực kỳ phân hóa từ thượng tầng cơ cấu chính quyền có Quốc phó Trương Phúc Loan lộng quyền, chuyên chính đến hạ tầng cơ sở nơi tỉnh, huyện , xã , thôn đều giao động rối bời trong thời thế loạn mạc, dân chúng vốn đã nghèo khó còn phải bị hao tổn tiền tài sương máu phục dịch cho giới quan quyền, cho đủ thứ mọi cuộc chiến tranh khuynh đảo nhau; vì thế khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa trong một thời gian ngắn đã được mọi tầng lớp dân chúng khắp nơi hưởng ứng, giúp nhà Tây Sơn sớm đạt được nhũng chiến thắng lừng lẫy, thâu đoạt được nhiều thành trì mà trước đó suốt hơn một thế kỹ (1627-1775) với tám cuộc đại chiến giữa hai họ Trịnh Nguyễn cứ đánh qua đánh lại, dân chúng phải chịu cảnh loạn lạc khổ sở, đổ nhiều máu đào xương trắng nhưng không giải quyết được chuyện gì ngoài việc đôi bên kéo quân trở về gầy dựng lại căn cứ địa để chờ ngày mở cuộc sát phạt kế tiếp.

Trong chiến lược tranh thắng với Trịnh Nguyễn, nhà Tây Sơn đã biết xây dựng được hậu cần cơ sở, liên kết được với toàn thể đại khối dân tộc Kinh, Thượng, Chàm , nhất là người Thượng bao gồm nhiều sắc tộc, trong đó có tộc Bahnar là tộc lớn nhất nhì trong các sắc tộc Thượng đã hết lòng ủng hộ, đóng gốp tài lực và xương máu trong suốt cuộc chiến tranh hùng của nhà Tây Sơn. Khi đồng bào Thượng khắp nơi đã hết lòng tin phục, xưng tụng Nguyễn Nhạc là ``Vua Trời`` thì chuyện dấy động binh đao, dùng uy vũ để buộc người phải thần phục mình là chuyện không hề có đối với nhà Tây Sơn , ngược lại quân đội Tây Sơn còn được đồng bào thượng hết lòng ủng hộ, đầu quân và trở thành những binh sĩ đầy thiện chiến dưới quyền điều khiển của Long Nhượng Tướng Quân Nguyễn Huệ. Trong tay Nguyễn Huệ chỉ huy ngoài các quân đoàn người Kinh còn có hai quân đoàn người Thượng khoảng 30.000 người. Lối tổ chức quân đội dưới triều Tây Sơn được phân ra như sau: Quân đoàn, Sư đoàn, Lữ đoàn, Tốt đoàn, Lượng đoàn, Ngũ đoàn.

*** Quân đoàn có 12.500 người, bao gồm 5 Sư đoàn.

*** Sư đoàn có 2.500 người, bao gồm 5 Lữ đoàn.

*** Lữ đoàn có 500 người, bao gồm 5 Tốt đoàn.

*** Tốt đoàn có 100 người, bao gồm 5 Lượng đoàn.

*** Lượng đoàn có 25 người, bao gồm năm ngũ đoàn.

*** Ngũ đoàn có 5 người.

Quân số nhà Tây Sơn lên tới 12 Quân đoàn khi Nguyễn Nhạc xưng Vương với niên hiệu Thái Ðức vào năm 1778 đã cho mở rộng xây dựng lại thành Ðồ Bàn và đổi tên là Hoàng Ðế Thành. Từ lúc dấy binh nơi vùng Tây Sơn Thượng thuộc cao nguyên An Khê, quân Tây Sơn đã tiến về đồng bằng, đến miền duyên hải chiếm thành Qui Nhơn, sức tấn công như vũ bảo, chẻ tre đã làm các danh tướng của hai chúa Trịnh Nguyễn phải thửng thốt kinh hoàng, lão tướng lừng danh đất Bắc Hà là Hoàng Ngũ Phúc đã từng trải trăm trận nơi chiến trường cũng phải kiên dè và tán thán sức chiến đấu dũng mảnh của quân đội Tây Sơn và có ý muốn thu phục, lợi dụng quân Tây Sơn đánh lại quân chúa Nguyễn, xem mình như ngư ông đứng giữa thủ lợi để mặt cho cò ngao tương tranh xâu xé . Nhưng sức đánh của quân Tây Sơn đầy thần kỳ vũ bảo, trong thời gian ngắn đã đuổi chúa Nguyễn chạy dài về đất Gia Ðịnh, làm nghiên lệch hết cái nhìn chiến lược nơi lão tướng Hoàng Ngũ Phúc. Quân đội Tây Sơn chẳng những không hề bị sứt mẻ, mà ngược lại những chiến thắng thâu đoạt nhiều thành trì từ Quảng Nam đến Gia Ðịnh đã như hùm thêm cánh làm đảo lộn hết cán cân trong việc chia ba thiên hạ. Ðến lúc lão tướng Hoàng Ngũ Phúc bị bệnh qua đời thì đất Bắc Hà không còn tìm thấy được một danh tướng nào có thể điều quân đương cự nổi với quân đội Tây Sơn dưới quyền điều binh của thiên tài Nguyễn Huệ.

Chỉ trong vòng 5 năm khởi nghĩa mà nhà Tây Sơn đã dám xưng Ðế, thách thức lại cả một truyền thống Khổng học tôn Quân vô lối đã in sâu cả ngàn năm tận tiềm thức văn hóa dân gian, đại diện cho quần chúng là giới sĩ phu mang tư tưởng thủ cựư cứ quyết bảo vệ triều đại suy tàn nhà Lê, mặc dù chỉ làm bình phong để che đậy những mưu mô tranh dành quyền lực giữa những phe nhốm. Trên hai thế kỹ, hai chúa Trịnh Nguyễn vẫn luôn ngắm nghía cái ngai vàng nhà Lê, nhưng chưa bao giờ dám đàng hoàng chính thức phá bỏ triều đại suy tàn nhà Lê mà chỉ giữ đó làm bù nhìn, làm bình phong che đậy cho tư tưởng tôn quân mất quân bình trong truyền thống văn hóa chính trị Khổng Mạnh mà nguyên nhân chính là cơ chế chính trị độc tôn, cũng cố vương quyền đã vĩnh viễn trói buộc tầng lớp quan lại nho gia sống gởi thác về vào hết kỷ nguyên quân chủ phong kiến. Chỉ 5 năm so với thời gian tranh chấp giữa hai họ Trịnh Nguyễn thì có thấm vào đâu, và nếu đem so với thời gian Khổng Tử làm chính trị khi xưa thì lại càng xa lắt xa lơ hơn nữa!.. Nhưng thôi! kỷ nguyên quân chủ đã qua rồi, nhà Tây Sơn dù sớm hay muộn thành công trong sự nghiệp thì cuối cùng cũng phải xưng đế, phong vương, không thể nào thoát ra khỏi thời đại vương quyền. Việc an uỉ còn lại đối với mọi người sinh trong thời loạn lạc nhiễu nhương là mong tìm được một minh chúa để thờ, qua đó vị minh chúa có thể yên định lại được thiên ha, đó là nguồn hy vọng được coi như chính đáng nhất trong xã hội vương quyền. Nhưng than ôi!..Khi vị minh chúa qua đời, người kế nghiệp nếu còn ấu thơ, hoặc không tài đức sẽ để lại một khoảng trống chính trị to lớn, tạo cơ hội cho quần thần ngắm nghía ngôi vương và chuyện tạo phe phái vây cánh, lộng quyền chuyên chính là chuyện thường thấy luôn tái diễn, xãy ra trong thời đại quân chủ phong kiến. Dở lại trang sử dân tộc, chúng ta sẽ thấy được những đại thần lộng quyền chuyên chính trong quá khứ có những Trần Thủ Ðộ, Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung, hai chúa Trịnh Nguyễn, Trương Phúc Loan thời chúa Nguyễn, Bùi Ðắc Tuiyên thời Tây Sơn v.v...Khoảng trống chính trị không tránh khỏi, mầm tao loạn xảy ra nằm ở nơi cơ chế chính trị quân chủ vốn sẵn mất quân bình chứ không phải tại vấn đề nhân nghĩa hay đạo đức suy đồi, ngược lại nhân nghĩa đạo đức còn được Nho gia hết lòng đề cao như ``Ý dân là ý trời``, nếu như vị vua hiện tại dù thơ ấu hay bất tài còn có thể chấp nhận được vì công việc hành chánh đã có quần thần lo liệu, nhưng nếu vị vua đầy tàn ác bất nhân, thất đức đi ngược lại lòng dân thì việc phế lâp, tìm một minh chúa mới để đáp ứng với mệnh trời là điều tất yếu phải thực hiện, chính bậc thầy Nho học như Khổng Tử và Mạnh Tử cũng đã đồng ý như thế. Nếu có trách cứ và cần mổ xẻ những mầm móng hư bại thì nên nhìn vào cơ chế chính trị quân chủ để chuẩn mạch, ngõ hầu phân định lại cho chính xác hướng đi chính trị đầy mới mẻ và lành mạnh, để chuẩn bị đưa dân tộc phục sinh vào lòng thời đại hôm nay đó là kỷ nguyên chính trị dân chủ.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 227.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương