Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả



tải về 3.65 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích3.65 Mb.
#36582
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều 18, Chương II); Luật Đất đai 2003 quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện Dự án Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010) của Thành phố. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các điều kiện tiên quyết để Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

1. Vai trò, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của cả nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt và ảnh hưởng trực tiếp đến Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, những năm qua nền kinh tế của Thành phố đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong nước và nước ngoài. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố đã và đang phù hợp với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển với bảo đảm an ninh quốc phòng, giữa cải tạo và xây dựng mới. Sự phát triển của Thành phố phù hợp với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm cấp quốc gia vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc; là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đầu mối giao thương và hợp tác quốc tế, môi trường đầu tư có vị trí chính trị quan trọng đối với cả nước và các tỉnh phía Nam, xứng đáng tầm cỡ với các đô thị lớn văn minh, hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Đại hội X của Đảng xác định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2010 với mục tiêu chung là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động làm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, trong đó tăng mạnh tỷ trọng diện tích đất phi nông nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 19 quận và 5 huyện, là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước đang đổi mới mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng đất đai của Thành phố Hồ Chí Minh cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp, hệ thống đường giao thông, mạng lưới các khu dân cư, các công trình phúc lợi công cộng và cơ sở hạ tầng khác sẽ tăng lên không ngừng, đất đai trở thành vấn đề sôi động và phức tạp ở tất cả các quận, huyện trên toàn Thành phố. Yêu cầu đặt ra là phải tính toán cân đối và phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành và các lĩnh vực.

2. Lý do điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

2.1. Có sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu kinh tế của Thành phố đến năm 2010

Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 13%/năm, trong đó:

+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 13,5%;

+ Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12,7%;

+ Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 1,7%.

- Cơ cấu kinh tế được xác định như sau:



+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 51,7%;

+ Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 47,5%;

+ Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,8%.

Tại văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố 5 năm 2006 – 2010 là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 là 12%/năm trở lên, trong đó:

+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tốc độ tăng trưởng 12%/năm trở lên;

+ Khu vực Công nghiệp-xây dựng: tốc độ tăng trưởng 12% - 13%/năm;

+ Khu vực Nông nghiệp: tốc độ tăng trưởng 5%/năm trở lên.

- Cơ cấu kinh tế được xác định như sau:



+ Khu vực Dịch vụ - thương mại: tỷ trọng chiếm 50,6 %;

+ Khu vực Công nghiệp - xây dựng: tỷ trọng chiếm 48,5%;

+ Khu vực Nông nghiệp: tỷ trọng chiếm 0,9%.

- Bên cạnh đó, đối với từng khu vực kinh tế, Thành phố đã xác định và định hướng các ngành mũi nhọn ưu tiên phát triển là:



+ Đối với khu vực thương mại – dịch vụ: Các dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh bao gồm: Tài chính – tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; Thương mại (tập trung vào các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); Vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; Bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin truyền thông; Kinh doanh tài sản – bất động sản; Dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ; Du lịch; y tế và giáo dục – đào tạo chất lượng cao.

+ Đối với khu vực Công nghiệp – xây dựng: Chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao như các ngành cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử tin học, phần mềm, hóa chất, vật liệu mới.

Chú trọng giải quyết mục tiêu tăng trưởng bền vững song song với bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra các chất thải độc hại đồng thời với nâng cao đời sống xã hội, giữ vừng an ning quốc phòng.

Quy hoạch lại, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa; Phân công hợp lý, thống nhất với toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

+ Đối với khu vực Nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp đô thị năng suất cao. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển mạnh các loại cây con và nông sản chủ lực theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung. Hỗ trợ việc nuôi trồng các sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng....

Sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, thực hiện có kết quả các pháp lệnh về công tác giống cây trồng, vật nuôi.

Phát triển theo chiều sâu các mô hình sản xuất kết hợp với kinh doanh, dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của nội thành và du khách; Các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác ...

Tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích.

Với sự xác định lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như trên, Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg không còn phù hợp và căn cứ khoản 1 điều 27 Luật Đất đai điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 là cần thiết.

2.2. Có sự thay đổi trong định hướng phát triển của Thành phố

Theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đến năm 2005 đất phi nông nghiệp phải tăng 15.963 ha và đến năm 2010 tăng 36.683 ha. Tuy nhiên kết quả thực hiện đến năm 2005 chỉ tăng 9.479 ha, như vậy theo quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg từ nay đến năm 2010 đất phi nông nghiệp phải tăng thêm là 27.203,93 ha, trung bình mỗi năm tăng 5.500 ha là rất cao và không khả thi.

Trong thời gian qua, nhằm cụ thể hóa các chương trình, mục tiêu của Chính phủ và Thành phố, một số ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh quy hoạch cụ thể là:

- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi so với quy hoạch sử dụng đất: chuyển một số khu công nghiệp sang các mục đích khác như Khu công nghiệp Cát Lái cụm 3,4 (sang đất thương mại, dịch vụ và đất ở); điều chỉnh quy mô một số Khu công nghiệp như khu công nghiệp Phú Mỹ (từ 150 ha giảm còn 70 ha), Khu công nghiệp Tân Tạo (từ 460 ha giảm còn 380 ha), Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (từ 300 ha tăng lên 800 ha) .

- Điều chỉnh, bổ sung một số công trình giao thông quan trọng như: đường Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các tuyến đường sắt đô thị và 3 deport Metro, các tuyến đường vành đai và các tuyến hướng tâm;

- Điều chỉnh, bổ sung một số công trình công viên cây xanh như: Thảo cầm viên tại Củ Chi 580 ha (trước đây là 300 ha), bổ sung công viên hồ sinh thái quận Bình Tân, khu công viên Gia Định huyện Củ Chi khoảng 100 ha.

- Bố trí thêm một số khu làng Đại học lớn tại quận 9 (100 ha), huyện Hóc Môn 500 ha (trong khu đô thị Tây bắc), huyện Bình Chánh (50 ha).

- Bổ sung các Trung tâm Viện trường và các cơ sở y tế tại 4 cửa ngõ của thành phố khoảng 220 ha.

- Phát triển thêm một số khu đô thị như Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (2.000 ha), Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ (quy mô khoảng 2.000 ha, giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến 800 ha).

2.3. Luật Đất đai thay đổi

Đồng thời với những thay đổi về các chỉ tiêu kinh tế xã hội, hệ thống chỉ tiêu về đất đai cũng có sự thay đổi cơ bản.



Do Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 của Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 có hiệu lực nên hệ thống chỉ tiêu trong phương án quy hoạch cơ bản theo hệ thống chỉ tiêu của Luật Đất đai 1993. Mặt khác, năm 2005 thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm kê đất đai với hệ thống chỉ tiêu theo Luật Đất đai năm 2003 (trong khi đó, hệ thống chỉ tiêu đất đai giữa Luật Đất đai 1993 và Luật Đất đai 2003 không đồng nhất) nên sự khác biệt số liệu giữa phương án quy hoạch với hiện trạng kiểm kê là không tránh khỏi, do đó nếu không có sự điều chỉnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

Như vậy, để đảm bảo tính đồng nhất của hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất và đồng thời phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, cần thiết phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Thành phố.



3. Căn cứ để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

3.1. Các căn cứ pháp lý

- Luật đất đai 2003;

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước đã được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 5 (Nghị quyết số 29/2004/QH11);

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) của cả nước.

- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010) của cả nước.

- Quy hoạch sử dụng đất TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1060/2004/QĐ-TTg, và Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm (2001 – 2005) TP.Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 844/2004/QĐ-TTg;

- Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010;

- Quyết định 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo và quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết và văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII;

- Quyết định 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.



3.2. Quy hoạch và định hướng của các ngành

- Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới Chợ – Siêu thị, trung tâm thương mại của 22 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 (Sở Thương mại);

- Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến năm 2010 có tính đến năm 2020 theo QĐ 188/2004/QĐ-TTg ngày 01/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Sở Y tế);

- Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Giáo dục và đào tạo);

- Quy hoạch phát triển mạng lưới ngành thể dục thể thao đến năm 2020 (Sở Thể dục - Thể thao);

- Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở vật chất ngành văn hóa thông tin đến năm 2010 (Sở Văn hóa và thông tin);

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2010 và Quy hoạch cây xanh đô thị dài hạn đến năm 2020 (Công ty công viên cây xanh);

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn);

- Các quyết định phê duyệt quy hoạch: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nhiệm vụ quy hoạch chung Khu đô thị Tây bắc và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) trên địa bàn Khu đô thị Tây bắc (Ban Quản lý Khu đô thị Tây bắc);

- Tài liệu kiểm kê đất đai năm 2000, năm 2005 của toàn thành phố Hồ Chí Minh và của các quận huyện;

- Tài liệu đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn các quận huyện.



4. Cơ sở khoa học và phương pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 của thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo trình tự từ trên xuống và kết hợp từ dưới lên; vừa dựa trên nhu cầu chung của Thành phố về sử dụng đất (bao gồm cả nhu cầu về sử dụng đất của các Bộ, ngành Trung ương), vừa dựa trên đề xuất về sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, đặt Thành phố trong bối cảnh chung của cả nước, của vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để dự báo biến động về quỹ đất gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số và nhu cầu bảo vệ môi trường cho thời kỳ đến năm 2010. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được kiểm tra bằng số liệu quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện của Thành phố, kết hợp với điều tra bổ sung theo các tuyến. Phương pháp cụ thể như sau:

- Phân tích hiện trạng sử dụng đất của Thành phố tại thời điểm năm 2005, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2000 - 2005, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005, điều tra, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất của Thành phố, từ đó xác định xu hướng biến động sử dụng đất và khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất đối với một số loại đất cần quan tâm như đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng.

- Phân tích nhu cầu sử dụng đất theo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 theo quy hoạch phát triển các ngành, các khu vực đã được Chính phủ và Uỷ ban nhân dân Thành phố xét duyệt trong thời gian qua. Từ đó đưa ra chỉ tiêu phát triển của từng ngành tại thời điểm 2010 cần phải bố trí và điều chỉnh quỹ đất.

- Điều chỉnh bố trí quỹ đất đối với từng loại đất để thực hiện các chỉ tiêu phát triển của từng ngành phù hợp với hiện trạng sử dụng đất năm 2005, khả năng thực hiện chuyển đổi quỹ đất, định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.

- Kiểm tra phương án điều chỉnh bố trí quỹ đất bằng việc so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện, thị xã của Thành phố.



5. Mục đích, yêu cầu Điều chỉnh quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất Thành phố:

- Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch và phương án đầu tư, sử dụng hợp lý các loại đất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với tiến độ đầu tư giai đoạn 2006 – 2010;

- Định hướng và xây dựng bộ số liệu gốc, làm cơ sở để lập quy hoạch sử dụng đất cho các quận, huyện; làm cơ sở cho cấp xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, đồng thời là tiền đề để các ngành xây dựng dự án, lập quy hoạch chi tiết các công trình, dự án đầu tư.

- Làm cơ sở để quản lý thống nhất đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất, môi trường sinh thái và nâng cao đời sống xã hội, phát triển kinh tế phù hợp với việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững.




Phần I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Каталог: hinhanhposttin -> 2012-6
hinhanhposttin -> Mẫu số: 03-msns-btc bộ, ngành; Tỉnh/TP
hinhanhposttin -> Mẫu số 06-msns-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> BỘ TÀi chính số: 107/2008/tt-btc
hinhanhposttin -> Số: 1076/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
hinhanhposttin -> Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
hinhanhposttin -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập – Tự do – Hạnh phúc
hinhanhposttin -> Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2012-6 -> SỞ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 3.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương