ĐỊnh hưỚng thực hành mã SỐ : 60 34 01



tải về 422.33 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích422.33 Kb.
#1901
  1   2   3   4


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

(ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH)

MÃ SỐ : 60 34 01

Khung chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế (Định hướng thực hành), ban hành theo Quyết định số /QĐ-SĐH, ngày tháng

năm của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hà Nội, ngày tháng năm

CHỦ NHIỆM KHOA SAU ĐẠI HỌC



Hà Nội, 2009

MỤC LỤC


Trang


Phần I. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

3

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

3

2. Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển

3

Phần II. Khung chương trình đào tạo

5

1. Mục tiêu đào tạo

5

2. Nội dung đào tạo

6

2.1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

6

2.2. Khung chương trình đào tạo

7

2.3. Danh mục tài liệu tham khảo

11

2.4. Đội ngũ cán bộ giảng dạy

22

2.5. Tóm tắt nội dung các môn học

27



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60 34 01


PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chuyên ngành đào tạo

1.1. Tên chuyên ngành:

+ Tiếng Việt: Quản lý kinh tế

+ Tiếng Anh: Economic Management

1.2. Mã số: 60 34 01

1.3. Bậc đào tạo: Thạc sĩ

1.4. Tên văn bằng:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế

+ Tiếng Anh: Master in Economic Management

1.5. Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đối tượng dự thi và các môn thi tuyển

2.1. Đối tượng được đăng kí dự thi

2.1.1. Điều kiện văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chuyên ngành Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế có định hướng chuyên sâu (chuyên ngành) Quản lý kinh tế

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc nhóm ngành Kinh tế nhưng không có định hướng chuyên sâu (chuyên ngành) Quản lý kinh tế được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 5 môn (15 tín chỉ).

+ Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)

+ Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)

+ Quản trị học (3 tín chỉ)

+ Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)

+ Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng (3 tín chỉ)

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 9 môn (27 tín chỉ).

+ Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)

+ Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)

+ Quản trị học (3 tín chỉ)

+ Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)

+ Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng (3 tín chỉ)

+ Khoa học quản lý (3 tín chỉ)

+ Kinh tế quốc tế (3 tín chỉ)

+ Marketing (3 tín chỉ)

+ Kế toán (3 tín chỉ)

2.1.2. Điều kiện thâm niên công tác

Thí sinh dự thi phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản lý kinh tế, kể cả người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày nhập học) tại một trong những vị trí, lĩnh vực công tác sau đây:

- Lãnh đạo, chuyên viên, nghiên cứu viên các đơn vị có chức năng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hoặc của các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.

- Giảng viên giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

- Lãnh đạo từ cấp phó phòng hoặc tương đương trở lên tại các tập đoàn kinh tế, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân.

2.2. Hình thức tuyển sinh

Thi tuyển với các môn thi sau đây:

- Môn thi cơ bản : Kinh tế chính trị

- Môn thi cơ sở : Quản trị học

- Môn Ngoại ngữ : Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội



PHẦN II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu đào tạo


1.1. Về kiến thức

Chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế được thiết kế nhằm đào tạo các chuyên gia quản lý kinh tế với một phổ kiến thức rộng, nhằm giải quyết các vấn đề về hoạch định chính sách, định hướng chiến lược kinh doanh, quản lý kinh tế ở các cấp độ khác nhau. Học viên tham gia chương trình sẽ được trang bị những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của công tác quản lý chung cũng như cụ thể, nắm bắt được nguyên lý quản lý kinh tế của đơn vị trong một môi trường mở và hướng ra toàn cầu (act local, think global). Đây chính là các kiến thức cơ bản nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế trong khu vực công (tài chính công, quản lý công, thiết kế chính sách,…) và các khu vực khác (kế toán quản trị, quản trị công ty,…).



1.2. Về kỹ năng

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm chủ được các kỹ năng sau:

- Nắm bắt các nguyên lý cơ bản về quản lý kinh tế trong đơn vị dưới điều kiện mở và hướng ra toàn cầu.

- Ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách.

- Sử dụng mô hình, kỹ thuật, nguyên lý và số liệu trong kinh tế học ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phân tích và đánh giá dữ liệu trong công tác ra quyết định quản lý.

- Kết nối được với các chủ thể trong và ngoài đơn vị, cấp dưới lẫn cấp trên một cách hiệu quả.

1.3. Về năng lực

Khi kết thúc khoá học, học viên sẽ có khả năng nghiên cứu những vấn đề lý luận kinh tế; có thể tham gia hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách kinh tế; có thể giới thiệu, thuyết trình những vấn đề kinh tế; có thể tham gia công tác lãnh đạo và quản lý kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp, các Thạc sỹ Quản lý kinh tế có thể làm việc tốt trong mọi lĩnh vực thuộc về kinh tế học, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế và tư vấn ở cả khu vực công lẫn các khu vực khác. Cụ thể như:

- Khu vực công: các Bộ ngành, chính phủ, các cơ quan quản lý trung ương và địa phương (kể cả cấp, xã, phường),…

- Các khu vực khác: các tổ chức phục vụ lợi ích công cộng, các quỹ học bổng hoặc từ thiện, các tổ chức và viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận quốc tế, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty tài chính, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, truyền thông, công ty đa quốc gia, các công ty khoa học và công nghệ ứng dụng,…

1.4. Về nghiên cứu

Học viên có thể tập trung nghiên cứu chủ yếu về khu vực công và cả các khu vực khác. Cụ thể, học viên có thể chọn để nghiên cứu một trong các vấn đề sau:



* Quản lý kinh tế trong khu vực công:

+ Chiến lược và chính sách phát triển kinh tế

+ Quản lý các nhân tố của sự phát triển kinh tế như con người và nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, khoa học – công nghệ, tài chính công, giải quyết xung đột và bất ổn,…

+ Xây dựng, hoạch định và quản lý chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia.



* Quản lý kinh tế trong các khu vực khác:

+ Quản lý hoạt động của các tập đoàn, doanh nghiệp, thậm chí cả các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên các mảng nhân sự, đầu tư, marketing, tài chính, kế toán…

+ Quản lý hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

+ Quản lý các chính sách phát triển doanh nghiệp như chính sách cạnh tranh, chiến lược phát triển, chính sách sử dụng nhân tài, chính sách quan hệ công chúng,…



2. Nội dung đào tạo

2.1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 55 tín chỉ

+ Khối kiến thức chung bắt buộc: 11 tín chỉ

+ Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 38 tín chỉ

- Các môn học bắt buộc: 30 tín chỉ

- Các môn học lựa chọn: 08 tín chỉ

+ Tiểu luận: 06 tín chỉ



2.2. Khung chương trình đào tạo

TT

MÃ MÔN HỌC

TÊN MÔN HỌC

SỐ TÍN CHỈ

SỐ GiỜ TÍN CHỈ TS(LL/ThH/TH)

SỐ TIẾT HỌC TS(LL/ThH/TH)

MÃ SỐ MÔN HỌC TIÊN QUYẾT

I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG

11

 

 

 

1

CTP 5001

Triết học

Philosophy

4

60(60/0/0)

180(60/0/120)

 

2

ENG 5001

Tiếng Anh chung

English for general purposes

4

60(20/20/20)

180(60/60/60)




3

ENG 5002

Tiếng Anh chuyên ngành

English for specific purposes

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

 

II. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH

38

 

 

 

II.1. Các môn học bắt buộc

30

 

 

 

4

INE 6005

Lý thuyết kinh tế vi mô

Microeconomics Theories

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




5

INE 6003

Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Macroeconomics Theories

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6005

6

BSA 6002

Kinh tế học quản lý

Managerial Economics

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6003

7

PEC 6016

Quản lý công

Public Management

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

BSA 6002

8

PEC 6017 

Hoạch định phát triển

Development Planning

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6005

9

PEC 6019

Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao

Advanced State Management on Economy

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




10

PEC 6020

Phân tích chính sách kinh tế - xã hội

Socio-Economic Policy Analysis

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




11

PEC 6006

Những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam hiện nay

Issues of Political Economy in Present Vietnam’s economy

2

30(15/10/5)

90(20/20/50)




12

BSA 6028

Quản trị chiến lược

Strategic Management

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

BSA 6002

13

BSA 6029

Lãnh đạo

Leadership

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




14

BSA 6032

Đàm phán và giải quyết xung đột

Negotiation and Conflict Resolution

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




II.2. Các môn học tự chọn

8/47

 

 




15

PEC 6018

Ra quyết định trong quản lý

Decision Making in Management

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)

BSA 6002

16

INE 6029

Các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

Macroeconomic Management Tools

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6003

17

BSA 6030

Văn hóa kinh doanh Việt Nam

Business Culture in Vietnam

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




18

FIB 6025

Tài chính công

Public Finance

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6003

19

EVS 6301

Quản lý tài nguyên – môi trường

Natural Resources and Environment Management

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6003

20

MNS 6301

Quản lý khoa học – công nghệ

Sciences and Technology Management

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

INE 6003

21

BSA 6031

Hành vi tổ chức

Organizational Behavior

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




22

INE 6028

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Globalization and World Economy Integration

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)

INE 6003

23

BSA 6021

Quản trị công ty

Corporate Governance

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)

BSA 6002

24

INE 6030

Đầu tư

Investment

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




25

BSA 6026

Quản trị rủi ro

Risk Management

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




26

FIB 6026

Kế toán quản trị

Managerial Accounting

3

45(15/15/15)

135(15/30/90)




27

INE 6031

Phương pháp lượng trong quản lý

Quantitative Methods in Management

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)

INE 6003

28

PSY 6301

Tâm lý học quản lý dành cho nhà lãnh đạo

Management Psychology for Manager

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




29

BSA 6033

Quản lý nguồn nhân lực

Human Resource Management

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




30

BSL 6301

Luật kinh tế

Business Law

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




31

MNS 6302

Quản lý xã hội

Society Management

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




32

PEC 6021

Quản lý sự thay đổi

Change Management

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




33

BSA 6024

Quan hệ công chúng

Public Relations

2

30(20/10/0)

90(20/20/50)




III.

PEC 7002

TIỂU LUẬN

6

90(0/0/90) 

270(0/0/270) 

 

Tổng cộng

55

 

 

 


tải về 422.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương