ĐỊnh hưỚng chưƠng trình xttm quốc gia năM 2017



tải về 38.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích38.38 Kb.
#29722
ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH XTTM QUỐC GIA NĂM 2017
Nhằm hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp tận dụng các cơ hội đem lại từ các FTA đã ký kết trong đó có các Hiệp định quan trọng như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á – Âu,.... đối với Chương trình XTTM quốc gia năm 2017, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị chủ trì nghiên cứu, đề xuất, triển khai các hoạt động XTTM thiết thực, khả thi trong đó chú trọng các hoạt động nhằm khai thác, mở rộng các thị trường Việt Nam đã ký và đang đàm phán FTA. Đồng thời, các hoạt động XTTM quốc gia năm 2017 và các năm tiếp theo cần gắn với mục tiêu phát triển xuất khẩu theo hướng tăng trưởng bền vững, phù hợp với đặc điểm của từng thị trường khu vực, bảo đảm vừa mở rộng quy mô xuất khẩu vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; Phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030; Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 300 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11% - 12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020; phấn đấu cân bằng thương mại ổn định vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại bền vững từ năm tiếp theo. Ngoài ra, Chương trình XTTM quốc gia tiếp tục ưu tiên và huy động các nguồn lực triển khai thực hiện các hoạt động XTTM thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức XTTM Chính phủ trung ương và địa phương, các tổ chức XTTM phi Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tổ chức một số hoạt động XTTM trọng điểm thuộc các ngành hàng, lĩnh vực Việt Nam có tiềm năng, thế mạnh, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Tập trung đầu tư về kinh phí, kỹ thuật, nâng cao uy tín, hiệu quả các hội chợ định hướng xuất khẩu tổ chức tại Việt Nam, các Hội chợ liên kết Vùng và các hội chợ tổ chức luân phiên định kỳ tại các tỉnh biên giới.


  1. XTTM định hướng xuất khẩu:

  1. Châu Á:

  1. Đông Nam Á:

Về thị trường: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và các thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu là Lào, Campuchia, Myanmar.

Về mặt hàng: Tăng cường xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao; tiếp tục đẩy mạnh và duy trì xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như gạo, thực phẩm, rau quả, cà phê, ca cao, sản phẩm cao su, thủy sản.



  1. Đông Bắc Á:




  • Hàn Quốc:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt may, Thủy sản, Gỗ và sản phẩm gỗ, Giày dép các loại, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Cà phê, Dây điện và dây cáp điện, Sản phẩm từ chất dẻo, Hàng rau quả, Cao su, Sắn và các sản phẩm từ sắn, Sắt thép các loại, Sản phẩm từ cao su, Hạt tiêu, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm.

  • Nhật Bản:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Giày dép các loại, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Thủy sản, Gỗ và sản phẩm gỗ, Sản phẩm từ chất dẻo, Sản phẩm từ sắt thép, Dây điện và dây cáp điện, Cà phê, Hàng rau quả, Hạt điều, Hạt tiêu, Cao su, Sắn và các sản phẩm từ sắn, Sản phẩm từ cao su, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc.

  • Trung Quốc:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Sắn và các sản phẩm từ sắn, Gạo, Gỗ và sản phẩm gỗ, Cao su, Giày dép các loại, Thủy sản, Hàng dệt, may, Hàng rau quả, Hạt điều, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Cà phê, Sản phẩm từ cao su, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc.

  • Đài Loan

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Thủy sản, Giày dép các loại, Gỗ và sản phẩm gỗ, Cao su, Sản phẩm từ sắt thép, Hàng rau quả, Sản phẩm từ chất dẻo, Chè, Hạt điều, Gạo, Sản phẩm từ cao su, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ.

  • Hồng Công:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Thủy sản, Giày dép các loại, Gạo, Gỗ và sản phẩm gỗ, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ cao su, Hạt điều, Hàng rau quả, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Sản phẩm gốm, sứ.

  1. Australia:

Mặt hàng trọng điểm: Nhóm sản phẩm nông-lâm-thủy sản: Vải tươi, xoài, thanh long, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, rau quả; Nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ: sản phẩm dệt may, xơ sợi dệt các loại, giày dép.

  1. EU:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt may, Giày dép các loại, Cà phê, Thủy sản, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ chất dẻo, Gỗ và sản phẩm gỗ, Sản phẩm từ sắt thép, Cao su, Hạt tiêu, Hạt điều, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Sản phẩm từ cao su, Sản phẩm gốm, sứ, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Hàng rau quả, Chè.

  1. Nga, các nước Đông Âu:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt may, Thủy sản, Cà phê, Giày dép các loại, Hạt điều, Hàng rau quả, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, Chè, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ chất dẻo, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Gỗ và sản phẩm gỗ, Sắt thép các loại, Cao su, Sản phẩm gốm, sứ, Gạo, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Hạt tiêu, Sản phẩm từ cao su.

  1. Châu Phi, Tây Á, Nam Á:




  1. Nam Á:

- Ấn Độ: Các mặt hàng trọng điểm gồm máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, cao su, cà phê, hạt tiêu, sợi, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, điện thoại, hàng hải sản, dược phẩm, bông, quế, giày dép, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy.

- Băng-la-đét: Clanhke, phôi thép, điện thoại, sợi, khí đốt hóa lỏng, máy nông nghiệp, nguyên phụ liệu dệt may da giày, dược phẩm, hạt vừng, hàng hải sản, sợi…

- Pakistan: Chè, cao su, xơ sợi dệt các loại, hạt tiêu, sắt thép các loại …

- Sri Lanka: Điện thoại di động, cao su, dệt may, vải, sợi, clanhke, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may và da giày…

  1. Tây Á (Trung Đông):

- Các Tiểu vương quốc Ả -rập Thống nhất (UAE): Hạt tiêu, sắt thép các loại, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, vật liệu xây dựng, dệt may, giày dép, sữa và sản phẩm sữa, sản phẩm nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng cá nhân…

- Thổ Nhĩ Kỳ: Sợi, sản phẩm dệt may, điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, giày dép, sản phẩm gỗ, nông sản, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác.

- Ả-rập Xê-út: Máy khử mặn nước biển, điên thoại di động, hải sản, vải, dệt may, giày dép, nông sản, sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, dược phẩm.

- I-xra-en: Điện thoại di động và linh kiện, hải sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, nông sản, cao su, sản phẩm gỗ, sản phẩm điện, điện tử gia dụng.

- Co-oét: Thủy sản, rau quả …



  1. Châu Phi:

- Nam Phi: Giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt may, gạo, hạt tiêu, điện thoại, sản phẩm gỗ, hạt điều, hóa chất.

- Angola: Sản phẩm dệt may, gạo, clanhke, phân bón, hàng hải sản, sữa và sản phẩm sữa, cà phê, sắt thép, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc.

- Tanzania: Sản phẩm dệt may, gạo, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, điện thoại, xi măng.

- Mozambique: Clanhke, gạo, phân bón, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm dệt may, điện thoại, sắt thép.

- Nigeria: Gạo, dược phẩm, hàng dệt may, đồ điện tử, thủy hải sản, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy.

- An-giê-ri: Cà phê, gạo, hạt tiêu, thủy hải sản, cơm dừa, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, máy vi tính và linh kiện, giày dép, hàng dệt may.

- Ma-rốc: Cà phê, hạt tiêu, hàng hải sản, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tàu thuyền các loại, hàng dệt may, sợi, giày dép, lưới đánh cá, hóa chất.

  1. Hoa kỳ:

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt may, Giày dép các loại, Gỗ và sản phẩm gỗ, Thủy sản, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Hạt điều, Cà phê, Sản phẩm từ sắt thép, Sản phẩm từ chất dẻo, Hạt tiêu, Giấy và các sản phẩm từ giấy, Hàng rau quả, Sản phẩm từ cao su, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Cao su, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Gạo, Chè.

  1. Mỹ La Tinh: Brasil, Mexico, Chile, Peru

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh gồm các sản phẩm giày dép; dệt may, thủy sản, nông sản, máy, thiết bị, cao su, săm lốp, hóa chất và nhựa, v.v…

  1. Định hướng XTTM thị trường trong nước:

1. Tổ chức các Hội chợ Công Thương tại các khu vực nhằm quảng bá tiềm năng kinh tế thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm của Vùng;


2. Tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp và khu đô thị Giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường nông thôn, tăng thị phần cung cấp hàng hoá, nắm bắt nhu nhu cầu thị hiếu, tập quán tiêu dùng qua đó cải tiến mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm với giá thành hợp lý phục vụ khách hàng; tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, làm nền tảng cho sự phát triển thương mại nội địa bền vững, từng bước đẩy lùi hàng ngoại, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động;
3. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước, xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đối với những mặt hàng thiết yếu; quy mô và năng lực cung ứng; định hướng cho việc triển khai các chương trình XTTM thị trường trong nước có trọng tâm, trọng điểm; là thông tin cơ sở để xây dựng cơ chế điều tiết cung – cầu bình ổn thị trường, phát triển hệ thống phân phối, thiết lập bản đồ phân phối, bán buôn, bán lẻ, phân bổ hạ tầng thương mại toàn quốc.
4. Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối nhằm cung cấp kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để xây dựng mạng lưới bán lẻ hoạt động hiệu quả, sâu sát đến từng vùng, miền.


  1. Định hướng XTTM miền núi, biên giới và hải đảo:

1. Tổ chức các phiên chợ bán hàng Việt ở khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo. Thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại và dịch vụ khu vực biên giới, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho khu vực biên giới đồng thời tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phổ biến kiến thức hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.

2. Tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hệ thống kênh phân phối hàng Việt sang các nước có chung biên giới như việc tổ chức các hội chợ, tổ chức các đoàn doanh nghiệp giao thương nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa của Trung Quốc đang tràn ngập tại các khu vực biên giới của nước ta, hàng hóa Việt Nam dần chiếm lĩnh được thị trường khu vực biên giới của nước ta cũng như các nước láng giềng. Góp phần giúp các doanh nghiệp xây dựng các hành lang, các kênh phân phối hàng hóa Việt Nam từ hệ thống cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu biên giới vào thị trường nội địa các nước láng giềng theo hướng bền vững. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng hóa, sản vật của bà con dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo về miền xuôi.

3. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; phát hành các ấn phẩm, chuyên đề; tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình nhằm điều tiết, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, giao nhận – vận chuyển và phân phối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu cũng như xuất khẩu biên mậu sang các nước có chung biên giới. Phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo ra diễn đàn và kênh thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình.

4. Xây dựng các Chương trình Thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa cho miền núi, biên giới và hải đảo trên truyền hình và các phương tiện truyền thông trong năm 2017./.




Каталог: 3cms -> upload -> sct -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> Phụ lục số 1 phâN ĐỊnh trách nhiệm công tác an toàn vệ sinh lao đỘng cho cán bộ quản lý VÀ CÁc phòng (ban) nghiệp vụ Ở MỘT DOANH nghiệP
File -> Nghị ĐỊNH: Chương 1
File -> TÊn doanh nghiệP
File -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26/11/2003
File -> BỘ CÔng thưƠng số: 1344/QĐ-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-cp ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử
File -> VĂn phòng chính phủ
File -> TÊn doanh nghiệP
File -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata quyếT ĐỊNH

tải về 38.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương