ĐỊnh hưỚng chưƠng trình xttm quốc gia năM 2016 TỔng quan



tải về 78.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích78.33 Kb.
#29721
ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH XTTM QUỐC GIA NĂM 2016

  1. TỔNG QUAN

  1. XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2014

Năm 2014, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt là sự nỗ lực, sáng tạo, năng động của các doanh nghiệp, nền kinh tế - xã hội nước ta đạt được những kết quả tích cực. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, xuất siêu gần 2 tỷ USD. Thị trường trong nước vẫn duy trì mức tăng trưởng, góp phần quan trọng trong việc ổn định tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tăng khoảng 6,4%.

Xuất khẩu của Việt Nam trong năm này không có biến động lớn về thị trường. Các thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là các thị trường xuất khẩu chính. Kim ngạch xuất khẩu sang 5 thị trường này chiếm đến ¾ giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Hoa Kỳ và EU, mỗi thị trường thu hút gần 20% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời, hai thị trường này cũng là những thị trường mà Việt Nam có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ hiện đang đứng đầu các nước ASEAN.

Tỷ trọng xuất khẩu theo thị trường năm 2014



Nguồn: Tổng cục Thống kê


  1. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM NĂM 2015-2016

  1. Triển vọng xuất khẩu vào một số thị trường chính

Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ có dự báo khả quan nhất cho năm 2015, 2016 với nhu cầu của thị trường nội địa Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh. Với bản chất là một nền kinh tế nhập siêu và luôn nhập siêu từ Việt Nam, sang năm 2015 thị trường này dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam.

Ở Châu Âu, nền kinh tế EU được dự báo sẽ phục hồi chậm. Nước Nga đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng lại có nhiều cơ hội cho Việt Nam xuất các mặt hàng như dệt may, giày dép và nông sản.

Kinh tế Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ không chịu tác động lớn từ chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc nhưng lại tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững do tác động của quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực xung quanh vấn đề biển Đông.


  1. Tình hình triển khai đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với một số đối tác

Sau một thời gian khẩn trương đàm phán, trong tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc (ngày 5/5) và FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu (ngày 29/5) gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Đồng thời, cùng với việc chuẩn bị tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm nay, chúng ta đang tích cực đàm phán FTA với Liên minh Châu Âu (EU) để tiến tới ký kết trong năm nay. Các Hiệp định khác cũng đang được thúc đẩy như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA toàn diện khu vực (RCEP) (ASEAN+6), FTA Việt Nam – Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu EFTA (gồm các nước Thụy Sỹ, Na-uy, Ai-xơ-len và Lich-ten-xtanh).

Việc đàm phán, ký kết và thực hiện các FTA có ý nghĩa rất quan trọng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường phát triển, quy mô lớn và nhiều tiềm năng mà chúng ta đã và đang tích cực đàm phán, ký kết FTA. Nhờ các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn khi tiếp cận thị trường các đối tác FTA. Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc được tiếp cận thị trường một cách tự do và được bảo hộ, tạo ra lợi thế quan trọng giúp các DN Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ khác. Đồng thời, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định với độ mở cao, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các dự án hợp tác, đầu tư giữa các DN với Việt Nam với các đối tác nước ngoài, qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị ở phạm vi khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu chiến lược, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững với hiệu quả cao cho các DN và nền kinh tế của chúng ta.

Ngay tại thị trường nội địa, việc các DN đối mặt và vượt qua các thách thức từ cạnh tranh do các Hiệp định FTA tạo ra cũng là cơ hội để chúng ta đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh cho mục tiêu phát triển.

a. Hiệp định thương mại tự do với EU

FTA với EU được khởi động từ tháng 6/2012. Hiện nay quá trình đàm phán đang ở những vòng cuối cùng và kỳ vọng FTA sẽ được ký kết trong năm 2015. Sau khi Hiệp định được ký kết, 90% hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU được hưởng mức thuế suất 0%. Các sản phẩm xuất khẩu có thể được lợi nhiều nhất của Việt Nam là dệt may, giày dép, thực phẩm đã qua chế biến. Đặc biệt, các hàng rào phi thuế quan sẽ được nới lỏng với thực phẩm đã qua chế biến như mì ăn liền, các loại bánh và rau được bảo quản.



b. Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc

FTA Việt Nam - Hàn Quốc đã chính thức được ký kết vào ngày 5/5/2015 theo đó Hàn Quốc cam kết cắt, giảm và ưu đãi thuế quan cho rất nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cá, hoa quả nhiệt đới, hàng dệt may... và bắt đầu mở cửa thị trường cho những sản phẩm nhạy cảm cao như tỏi, gừng, mật ong.

Trong những năm gần đây, Hàn Quốc là thị trường tăng trưởng mạnh cả về xuất khẩu và nhập khẩu với Việt Nam. Tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong 5 năm vừa qua cũng tương đương với tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu lớn như Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc. Với đặc thù cơ cấu xuất khẩu có tính bổ sung cho nhau như thị trường Việt Nam và Hàn Quốc, hiệp định thương mại tự do sẽ có tác động thúc đẩy lớn đối với xuất khẩu và chuẩn bị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, do mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không bị hàng nội địa cạnh tranh nhiều.

Bên cạnh các thị trường truyền thống, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như cà phê, dệt may, giày dép, thủy sản cũng được các nhà nhập khẩu Hàn Quốc ưa chuộng.



c. Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu

FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu gồm các nước Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan đã được các bên ký kết ngày 29/5/2015. Hiệp định dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh như nông sản, thủy sản, dệt may, da giầy. Ngoài ra đồ gỗ và mộtsố sản phẩm chế biến cũng dành được ưu đãi đáng kể. Hơn 80% hàng hóa của Việt Nam xuất vào ba nước thuộc liên minh sẽ được miễn thuế. Các mặt hàng tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội xuất tốt do các nước này không tập trung nhiều vào công nghiệp hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó các tiêu chuẩn và người tiêu dùng tại thị trường này cũng không thuộc nhóm quá khó tính.



d. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN. Sau khi chính thức tham gia, các nền kinh tế trong ASEAN sẽ phải mở cửa ở mức độ rất cao. Rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế tại các thị trường như Campuchia, Lào và Myanmar về giá cả và chất lượng.



e. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lần đầu tiên được ký kết năm 2005 với 04 thành viên là Brunei, Chile, New Zealand, và Singapore. Năm 2008, Hoa Kỳ tuyên bố tham gia TPP và sẽ cùng các bên đàm phán một FTA mới (vẫn gọi là TPP). Sau đó, Australia, Peru, Malaysia, Canada, Mehico, Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục tham gia, nâng tổng số thành viên tham gia TPP lên 12 nước. TPP là điển hình của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ngoài các nội dung truyền thống như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ hay đầu tư, TPP còn đưa ra các cam kết về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường và nhiều vấn đề có tính thể chế khác. TPP sẽ tác động mạnh đến doanh nghiệp và sau đó là nông dân và ngành nông nghiệp với những ảnh hưởng sâu rộng khó có thể lường hết được.

Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp Việt Nam có nắm bắt được cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại hay không mới là yếu tố quyết định sự thành công của các Hiệp định do Việt Nam ký kết. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng được các cam kết mở cửa thị trường do sự nắm bắt về các cơ hội được mở ra từ các FTA còn hạn chế, năng lực cạnh tranh còn nhiều yếu kém (năng suất lao động thấp, chất lượng chưa cao và không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và chi phí kinh doanh cao,...). Thêm vào đó, các doanh nghiệp chưa thiết lập được một hệ thống phân phối ổn định của riêng mình ở nước ngoài, còn lệ thuộc chủ yếu vào người nhập khẩu hoặc nhà phân phối nước ngoài,… Những nguyên nhân trên đã làm cho thị trường và giá hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khối doanh nghiệp trong nước không ổn định và hiệu quả xuất khẩu thấp. Do vậy, ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung của các doanh nghiệp, các hoạt động XTTM nhằm tìm kiếm thị trường và khách hàng để đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế và thậm chí ngay trên thị trường nội địa khi chúng ta phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường.


  1. ĐỊNH HƯỚNG XTTM NĂM 2016

  1. Định hướng xuất khẩu:

  1. Châu Á:

  1. Đông Nam Á:

Năm 2015 sẽ là năm ASEAN tiến tới một khu vực thị trường chung với việc tự do hóa lưu chuyển hàng hóa trong khu vực với mức thuế bằng 0%. Điều này đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước ASEAN. Việc thuế nhập khẩu được cắt giảm hoàn toàn sẽ khiến cho hàng hóa của các nước trong khu vực dễ thâm nhập lẫn thị trường của nhau. Cạnh tranh trên thị trường xuất nguyên liệu thô sẽ không biến động lớn nhưng thị trường hàng chế biến sẽ chịu cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ trên các thị trường xuất khẩu nội bộ ASEAN mà ngay tại chính thị trường nội địa.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng thủy sản, Hàng rau quả, Cà phê, Hạt tiêu, Gạo, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Sản phẩm hóa chất, Phân bón các loại, Chất dẻo nguyên liệu, Sản phẩm từ chất dẻo, Cao su, Sản phẩm từ cao su, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Gỗ và sản phẩm gỗ, Hàng dệt, may, Giày dép các loại, Sản phẩm gốm, sứ, Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, Sắt thép các loại.



  1. Đông Bắc Á:

  • Hàn Quốc

Với lợi thế của hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều cơ hội ở thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản, là những mặt hàng mà Hàn Quốc có xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu nhiều.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Hàng thủy sản, Gỗ và sản phẩm gỗ, Giày dép các loại, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Cà phê, Dây điện và dây cáp điện, Sản phẩm từ chất dẻo, Hàng rau quả, Cao su, Sắn và các sản phẩm từ sắn, Sắt thép các loại, Sản phẩm từ cao su, Hạt tiêu, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Sản phẩm gốm, sứ, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm.



  • Nhật Bản

Các khảo sát và dự báo về tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản đều cho thấy người Nhật khá lạc quan và tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế. Song song với việc chính phủ Nhật Bản hoãn triển khai giai đoạn hai của kế hoạch tăng thuế giá trị gia tăng, có thể sang năm 2015, 2016 tiêu dùng tại thị trường Nhật Bản sẽ có những khởi sắc nhất định.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Hàng thủy sản, Gỗ và sản phẩm gỗ, Giày dép các loại, Sản phẩm từ chất dẻo, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ sắt thép, Dây điện và dây cáp điện, Cà phê, Sản phẩm gốm, sứ, Hàng rau quả, Sản phẩm từ cao su, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Hạt điều, Hạt tiêu, Cao su, Sắn và các sản phẩm từ sắn.



  • Trung Quốc

Năm 2014, mức tăng trưởng của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm trở lại đây. Việc nền kinh tế này chậm bước lại, đồng thời với xu hướng chuyển dịch của GDP theo hướng tăng tiêu dùng hộ gia đình sẽ có ảnh hưởng mạnh tới các nhà xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là đối với nguyên liệu thô.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Xơ, sợi dệt các loại, Sắn và các sản phẩm từ sắn, Gạo, Gỗ và sản phẩm gỗ, Cao su, Giày dép các loại, Hàng thủy sản, Hàng dệt, may, Hàng rau quả, Hạt điều, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Cà phê, Sản phẩm từ cao su, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc.



  • Đài Loan

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Hàng thủy sản, Giày dép các loại, Gỗ và sản phẩm gỗ, Sản phẩm gốm, sứ, Cao su, Sản phẩm từ sắt thép, Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, Hàng rau quả, Sản phẩm từ chất dẻo, Chè, Hạt điều, Gạo, Sản phẩm từ cao su, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Sắt thép các loại, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ.

  • Hồng Công

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Hàng thủy sản, Giày dép các loại, Gạo, Gỗ và sản phẩm gỗ, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ cao su, Hạt điều, Hàng rau quả, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Sản phẩm gốm, sứ.

  1. Australia

Mặt hàng trọng điểm: Nhóm sản phẩm nông-lâm-thủy sản (Cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, cà phê, rau quả); Nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ (sản phẩm dệt may, xơ sợi dệt các loại, giày dép).

  1. EU:

Là một nền kinh tế lớn với hơn 20 quốc gia thành viên và chiếm khoảng 20% GDP của toàn cầu, EU là thị trường nhập khẩu có sức mua lớn và đa dạng. Theo dự báo của Ủy ban Châu Âu (EC), nền kinh tế EU sẽ phục hồi nhưng rất chậm trong năm 2015, một phần do ảnh hưởng các xung đột khu vực. Tuy các nước EU đều có dự báo kinh tế tăng trưởng dương nhưng mức tăng trưởng đều rất thấp (chưa đến 1%). Dự báo cầu nhập khẩu chung cho cả EU sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 5-6% trong hai năm tới. Riêng các nước Đông Âu thậm chí còn được dự báo sẽ có xu hướng giảm nhập khẩu trong năm 2015 và chỉ tăng lại vào năm 2016.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Giày dép các loại, Cà phê, Hàng thủy sản, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ chất dẻo, Gỗ và sản phẩm gỗ, Sản phẩm từ sắt thép, Cao su, Hạt tiêu, Hạt điều, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Sản phẩm từ cao su, Sản phẩm gốm, sứ, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Hàng rau quả, Chè.



  1. Nga, các nước Đông Âu:

Với hơn 140 triệu dân, Nga là thị trường nhập khẩu với tiềm năng lớn. Đặc biệt, Nga có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với các mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, giày dép, hàng nông sản. Năm 2014, Nga đã áp dụng lệnh cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, Hoa Kỳ và một số nước láng giềng Đông Âu, trong đó có các mặt hàng như nông sản rau, củ, quả, thủy sản. Đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam tăng xuất khẩu các mặt hàng này sang Nga, chiếm lĩnh thị trường. Cơ hội này có tính ngắn hạn nhưng sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng và tận dụng lợi thế của Hiệp định thương mại với Liên minh hải quan Belarus-Kazakhstan-Nga (Việt Nam là nước đầu tiên ký hiệp ước thương mại với liên minh này) trước khi các nước khác cũng đạt được các điều kiện thâm nhập thị trường tương tự. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến vấn đề rủi ro tỷ giá do các điều kiện bất ổn của nền kinh tế Nga và quan hệ của Nga với Hoa Kỳ và EU.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Hàng thủy sản, Cà phê, Giày dép các loại, Hạt điều, Hàng rau quả, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, Chè, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Sản phẩm từ chất dẻo, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Gỗ và sản phẩm gỗ, Sắt thép các loại, Cao su, Sản phẩm gốm, sứ, Gạo, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Hạt tiêu, Sản phẩm từ cao su.



  1. Châu Phi, Tây Á, Nam Á:




  1. Nam Á:

- Ấn Độ: Các mặt hàng trọng điểm gồm máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, cao su, cà phê, hạt tiêu, sợi, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, điện thoại, hàng hải sản, dược phẩm, bông, quế, giày dép, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy.

- Băng-la-đét: Clanhke, phôi thép, điện thoại, sợi, khí đốt hóa lỏng, máy nông nghiệp, nguyên phụ liệu dệt may da giày, dược phẩm, hạt vừng, hàng hải sản, sợi…

  1. Tây Á (Trung Đông):

- Các Tiểu vương quốc Ả -rập Thống nhất (UAE): Nông lâm thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, vật liệu xây dựng, dệt may, giày dép, sữa và sản phẩm sữa, sản phẩm nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng cá nhân…

- Thổ Nhĩ Kỳ: Sợi, sản phẩm dệt may, điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, giày dép, sản phẩm gỗ, nông sản, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác.

- Ả-rập Xê-út: Máy khử mặn nước biển, điên thoại di động, hải sản, vải, dệt may, giày dép, nông sản, sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ, dược phẩm.

- I-xra-en: Điện thoại di động và linh kiện, hải sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dệt may, giày dép, nông sản, cao su, sản phẩm gỗ, sản phẩm điện điện tử gia dụng.

  1. Châu Phi:

- Nam Phi: Giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt may, gạo, hạt tiêu, điện thoại, sản phẩm gỗ, hạt điều, hóa chất.

- Angola: Sản phẩm dệt may, gạo, clanhke, phân bón, hàng hải sản, sữa và sản phẩm sữa, cà phê, sắt thép, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc.

- Ai Cập: Hàng hải sản, sợi, hạt tiêu, điện thoại, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, cao su, hóa chất, vải.

- Tanzania: Sản phẩm dệt may, gạo, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, điện thoại, xi măng.

- Mozambique: Clanhke, gạo, phân bón, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, dây điện và dây cáp điện, sản phẩm dệt may, điện thoại, sắt thép.

- Nigeria: Gạo, dược phẩm, hàng dệt may, đồ điện tử, thủy hải sản, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy.

- Ghana: Gạo, thủy hải sản, sắt thép, kem đánh răng, phân bón, clanhke, đồ điện tử, lưới đánh cá, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc.

- An-giê-ri: Cà phê, gạo, hạt tiêu, thủy hải sản, cơm dừa, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy, máy vi tính và linh kiện, giày dép, hàng dệt may.

- Ma-rốc: Cà phê, hạt tiêu, hàng hải sản, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, tàu thuyền các loại, hàng dệt may, sợi, giày dép, lưới đánh cá, hóa chất.

- Ca-mơ-run: Gạo, sản phẩm sắt thép, dây và cáp điện, hàng thủy sản, nguyên phụ liệu thuốc lá, phân NPK, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, cấu kiện nhà lắp ghép.

  1. Hoa kỳ:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các nhà dự báo kinh tế thế giới đều đưa ra những dự báo khả quan cho nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2015. Nền kinh tế này được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 2,5-3% trong năm 2015, trung bình khoảng 3% cho giai đoạn 2013–2016. Nhu cầu của thị trường nội địa, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng sẽ mạnh lên trong năm 2015.

Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Hoa Kỳ và hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường này đều nằm trong nhóm các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dương. Với bản chất là một nền kinh tế nhập siêu và luôn nhập siêu từ Việt Nam, sang năm 2015 thị trường này dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định với hàng hóa của Việt Nam.

Mặt hàng xuất khẩu trọng điểm: Hàng dệt, may, Giày dép các loại, Gỗ và sản phẩm gỗ, Hàng thủy sản, Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù, Hạt điều, Cà phê, Sản phẩm từ sắt thép, Sản phẩm từ chất dẻo, Hạt tiêu, Giấy và các sản phẩm từ giấy, Hàng rau quả, Sản phẩm từ cao su, Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, Cao su, Sản phẩm gốm, sứ, Sắt thép các loại, Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh, Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Gạo, Chè, Thức ăn gia súc và nguyên liệu.


  1. Mỹ La Tinh: Brasil, Argentina, Chile, Peru, Colombia, Panama, Cuba, Ecuador.

Việt Nam có quan hệ buôn bán với tất cả 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Mỹ Latinh. Năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ Latinh đạt 4,7 tỷ USD, tăng 36,8 % so với năm 2013; nhập khẩu của ta từ thị trường Mỹ Latinh đạt 4,8 tỷ USD, tăng 44,9%. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và 33 nước Mỹ Latinh đạt 9,5 tỷ USD, tăng 40,7% so với năm 2013, mức tăng trưởng kỷ lục trong trao đổi thương mại giữa ta và khu vực này.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang khu vực Mỹ Latinh gồm các sản phẩm giày dép; thủy sản; gạo; sản phẩm dệt may; cà phê; cao su; sản phẩm nhựa; thiết bị và linh kiện điện tử, tin học; máy móc thiết bị, phụ tùng cơ khí; sắt thép và sản phẩm từ sắt thép; đồ gỗ nội thất; gốm sứ, v.v…

Các thị trường trọng điểm của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh đều có tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại khá cao, trừ Panama, trong đó có ba thị trường có quy mô trao đổi thương mại đạt trên 1 tỷ USD là Brasil, Mexico và Argentina. Giá trị trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam với 10 thị trường trọng điểm đạt 8,74 tỷ USD, chiếm tới 91% tổng kim ngạch song phương của ta với toàn khu vực.

Bên cạnh 10 thị trường trọng điểm nói trên, trao đổi thương mại song phương với 23 nước còn lại trong khu vực cũng tăng dần nhưng quy mô còn nhỏ, chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch Việt Nam-Mỹ Latinh. Vì vậy công tác XTTM trong năm 2015 sang khu vực cần được đẩy mạnh hơn nữa để cân bằng cán cân thương mại và hướng tới sự phát triển thị trường đồng đều trong những năm tới.



  1. Định hướng XTTM thị trường trong nước:

  1. Hội chợ, triển lãm

  1. Mục đích: tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt đến với người tiêu dùng, mở rộng, phát triển hệ thống phân phối, tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận hàng Việt với người tiêu dùng.

  2. Hoạt động cụ thể:

- Tổ chức các Hội chợ Công Thương tại các khu vực nhằm quảng bá tiềm năng kinh tế thương mại, giới thiệu quảng bá sản phẩm của Vùng; nâng cao hiệu quả tổ chức hội chợ triển lãm, hiệu quả tham gia hội chợ triển lãm của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tăng thị phần trong nước và nước ngoài; Nâng cao năng lực cho các trung tâm XTTM địa phương trong việc tổ chức hội chợ triển lãm nói riêng và tổ chức các sự kiện XTTM nói chung.

- Tổ chức các Hội chợ nông nghiệp nhằm XTTM cho nông sản, thực phẩm, vật tư, máy móc, thiết bị nông nghiệp, ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng nông sản có tính thời vụ, sản lượng lớn



  1. Các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp và khu đô thị

Giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường nông thôn, tăng thị phần cung cấp hàng hoá, nắm bắt nhu nhu cầu thị hiếu, tập quán tiêu dùng qua đó cải tiến mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm với giá thành hợp lý phục vụ khách hàng; tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, làm nền tảng cho sự phát triển thương mại nội địa bền vững, từng bước đẩy lùi hàng ngoại, góp phần thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động; tạo cơ hội người dân giao lưu, mua sắm các sản phẩm thiết yếu, từng bước thay đổi nếp nghĩ và tập quán tiêu dùng, giảm tâm lý sính ngoại, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống.

  1. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước

Giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đối với những mặt hàng thiết yếu, ưu tiên các mặt hàng nông sản có tính thời vụ, sản lượng lớn; quy mô và năng lực cung ứng; mạng lưới phân phối trên thị trường; định hướng cho việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước có trọng tâm, trọng điểm; là thông tin cơ sở để xây dựng cơ chế điều tiết cung - cầu bình ổn thị trường, phát triển hệ thống phân phối, thiết lập bản đồ phân phối.

  1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng

Thông qua các hoạt động truyền thông nhằm cung cấp thông tin sâu rộng đến với người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ đó góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về việc tiêu dùng và sản xuất hàng Việt; khuyến khích tiêu dùng nội bộ trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp; hướng dẫn, vận động người tiêu dùng; giới thiệu sản phẩm Việt, doanh nghiệp sản xuất hàng Việt và doanh nhân thành đạt người Việt Nam; kỹ năng sản xuất, kinh doanh…

  1. Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại tổng hợp

Tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng (giảm giá, khuyến mại): tháng hàng Việt, tuần hàng Việt, ngày hàng Việt, chương trình hàng Việt “Made in Vietnam”, chương trình giờ vàng…; Chương trình tôn vinh hàng Việt, doanh nhân Việt, bình chọn sản phẩm Việt được yêu thích nhất theo quý, năm nhằm góp phần tôn vinh hàng Việt, doanh nhân Việt và đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng, quảng bá chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp, các địa phương.

  1. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kinh doanh, tổ chức mạng lưới bán lẻ; hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành đặc thù

Cung cấp kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp nhằm xây dựng mạng lưới bán lẻ hoạt động hiệu quả, sâu sát đến từng vùng, miền.

  1. Hỗ trợ công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại:

Hỗ trợ công tác quy hoạch, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại hiệu quả đến từng địa phương nhằm thiết lập các kênh phân phối ổn định, hiệu quả, tập trung và các cơ sở hạ tầng thương mại hiện đại, tiện lợi ở thành thị, chú trọng phát triển hệ thống phân phối tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng bền vững.


  1. Định hướng XTTM miền núi, biên giới và hải đảo:

  1. Mục tiêu:

Hỗ trợ các doanh nghiệp thiết lập và phát triển hệ thống kênh phân phối hàng Việt Nam từ vùng sản xuất đến khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua con đường buôn bán biên giới, sang khu vực biên giới và thị trường của các nước láng giềng, giới thiệu và mang hàng hóa của đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo về miền xuôi. Nâng cao năng lực cho cán bộ, các chủ nhiệm hợp tác xã và thương nhân vùng biên giới, miền núi và hải đảo về công tác quản lý chợ, khu kinh tế cửa khẩu, tổ chức mua bán, tiêu thụ sản phẩm ở vùng biên giới, miền núi và hải đảo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ.

  1. Định hướng:

Tổ chức các phiên chợ bán hàng Việt ở khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhằm cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào các dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hải đảo. Thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại và dịch vụ khu vực biên giới, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho khu vực biên giới đồng thời tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phổ biến kiến thức hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo.

Tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hệ thống kênh phân phối hàng Việt sang các nước có chung biên giới như việc tổ chức các hội chợ, tổ chức các đoàn doanh nghiệp giao thương nhằm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa của Trung Quốc đang tràn ngập tại các khu vực biên giới của nước ta, hàng hóa Việt Nam dần chiếm lĩnh được thị trường khu vực biên giới của nước ta cũng như các nước láng giềng. Góp phần giúp các doanh nghiệp xây dựng các hành lang, các kênh phân phối hàng hóa Việt Nam từ hệ thống cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu biên giới vào thị trường nội địa các nước láng giềng theo hướng bền vững. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng hóa, sản vật của bà con dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo về miền xuôi.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; phát hành các ấn phẩm, chuyên đề; tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình nhằm điều tiết, nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, giao nhận – vận chuyển và phân phối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu cũng như xuất khẩu biên mậu sang các nước có chung biên giới. Phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam và tạo ra diễn đàn và kênh thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình.

Xây dựng các Chương trình Thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa cho miền núi, biên giới và hải đảo trên truyền hình và các phương tiện truyền thông trong năm 2016./.




Каталог: Images -> editor -> files
files -> PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc
files -> TRƯỜng đÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CÔng thưƠng trung ưƠNG
files -> BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ
files -> THỐng kê SỐ liệu chậm hủy chuyến bay của các hàng hkvn
files -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ giao thông vận tảI
files -> Danh sách cấp giấy phép sản xuất phân bón vô CƠ
files -> CHƯƠng trình hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm
files -> BẢn tin thị trưỜng tháng 3/2014 I/ Tình hình thị trường tháng 2/2014

tải về 78.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương