Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển: Phân tích so sánh



tải về 126.75 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích126.75 Kb.
#3694
Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển: Phân tích so sánh

Tác giả


Susmita Dasgupta*
Benoit Laplante**
Craig Meisner*
David Wheeler***

Jianping Yan**

Bài nghiên cứu Chính sách của Ngân hàng Thế giới 4136 tháng 2 năm 2007
Các bài nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới công bố những phát hiện từ những công trình đang nghiên cứu nhằm khuyến khích trao đổi ý tưởng về những vấn đề phát triển. Mục đích của những bài viết này là để tiếp cận với các phát hiện mới một cách nhanh chóng, mặc dù bài viết có thể ngắn hơn bản đầy đủ. Bài viết với tên tác giả phải được trích dẫn theo yêu cầu. Kết quả nghiên cứu, diễn giải, và kết luận trong bài viết này hoàn toàn là quan điểm của các tác giả này. Nó không nhất thiết là quan điểm của Ngân hàng Thế giới, giám đốc điều hành của Ngân hàng, hoặc quốc gia được đề cập. Các bài nghiên cứu về chính sách có sẵn trên Internet tại http://econ.worldbank.org.

* Nhóm nghiên cứu phát triển, Ngân hàng Thế giới.

** Các tư vấn độc lập, Canada.
*** Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Phát triể toàn cầu

Các ý kiến đóng góp xin gửi theo địa chỉ : Dr. Susmita Dasgupta, World Bank, 1818 H Street, NW, Washington, DC 20433, sdasgupta@worldbank.org.

Acknowledgements: Funding for this project was provided by the Canadian Trust Fund (TF030569) sponsored by the Canadian International Development Agency (CIDA). We would also like to extend our special thanks to Piet Buys, Uwe Deichmann and Jillian Kingston for their guidance and valuable help.
Tóm tắt

Sự dâng lên của mực nước biển (SLR- Sea level rise) do thay đổi khí hậu là mối đe doạ nghiêm trọng toàn cầu: Các bằng chứng khoa học hiện nay là rất nhiều. Với việc tiếp tục tăng lượng phát thải các khí nhà kính và hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể thúc đẩy nhanh hơn SLR từ 1-3 mét trong thế kỷ này, việc các tảng băng ở Nam Cực và Greenland bị tan nhanh chóng ngoài mong đợi có thể làm cho mực nước biển tăng lên 5 mét. Bài viết này, chúng tôi đánh giá hậu quả của SLR ở 84 quốc gia. Phần mềm Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) được sử dụng để phân tích một cách tốt nhất các số liệu toàn cầu hiện có về các nhân tố ảnh hưởng quan trọng (đất, dân số, nông nghiệp, phạm vi đô thị, đầm lầy, và GDP) tại các khu vực bị ngập nước với dự đoán mực nước biển tăng lên từ 1-5 mét. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hàng trăm triệu người ở các nước đang phát triển trên thế giới có khả năng phải di cư do SLR trong thế kỷ này; và thiệt hại kèm theo về kinh tế và sinh thái là rất khốc liệt đối với nhiều người. Ở mức độ quốc gia, hậu quả có sự khác biệt khá lớn, các ảnh hưởng nghiêm trọng bị giới hạn bởi một số ít các nước. Trong số này (Việt Nam, Ai Cập và Bahamas), hậu quả của SLR có thể là một thảm hoạ (catastrophic). Đối với nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước lớn (Trung Quốc), ảnh hưởng tuyệt đối có khả năng là rất lớn. Trong các khu vực, Đông Nam Á và Trung Đồng/Bắc Phi thể hiện ảnh hưởng tương đối là lớn nhất. Cho đến nay, có rất ít bằng chứng cho việc cộng đồng quốc tế đã quan tâm một cách nghiêm túc các giải pháp của SLR cho việc phân bố dân cư và quy hoạch cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này phục vụ cho việc quy hoạch ngay lập tức để thích ứng.




I. Giới thiệu

Như đã được đề cập bởi Uỷ ban Quốc tế về Thay đổi Khí hậu (IPCC, 2001b), thay đổi khí hậu sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việc tần xuất lớn hơn của các dòng nước nóng; tăng cường độ các trận bão, lũ lụt và hạn hán; mực nước biển dâng cao; sự phán tán nhanh hơn của các bệnh; mất đa dạng sinh học. Sự dâng lên của mực nước biển (SLR) gây nên mối đe doạ nghiêm trọng có các quốc gia có mức độ tập trung cao cả dân cư và các hoạt động kinh tế ở các khu vực ven biển.


Cho đến gần đây, các nghiên cứu dự đoán SLR sẽ tăng lên 0-1 mét trong thế kỷ 21 (Church và các cộng sự 2001, IPCC Đánh giá thứ ba, 2001). Ba yếu tố cơ bản được đề cập bao gồm: (i) hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương; (ii) tan băng ở Greenland và Nam Cực (thêm vào đóng góp của việc tan băng ở các khu vực khác); và (iii) thay đổi khả năng giữ nước ở đất liền. Trong các nhân tố này, hiện tượng nở vì nhiệt của đại dương đã từng được xem là nhân tố chủ yếu đằng sau sự dâng lên của mực nước biển. Tuy nhiên, số liệu mới về tỷ lệ tan băng ở Greenland và Nam Cực cho thấy rằng ảnh hưởng này lớn hơn. Bởi vì các tảng băng ở Greenland và Nam Cực chứa đủ nước để làm tăng mực nước biển lên 70 mét (Bảng 1), một lượng thay đổi nhỏ của sẽ có ảnh hưởng rất lớn1.
Bảng 1: Đặc điểm vật lý của băng có trên trái đất.

sông băng tảng

Số lượng > 160,000 70

Diện tích (10 6 km2) 0.43 0.24

Khối lượng (10 6 km3) 0.08 0.10

Tương ứng với SL (m) 0.24 0.27

Tổng cộng

(tương ứng SL, mm/năm)

Source: Church et al. (2001), Table 11.3

Sông và Tảng băng Tảng băng

tảng * Greenland Nam Cực


0.68 1.71 12.37

0.18 ± 0.04 2.85 25.71

0.50 ± 0.10 7.2 61.1

1.9 ± 0.3 1.4 ± 0.1 5.1 ± 0.2



Data sources: Meier and Bahr (1996), Warrick et al. (1996), Reeh et al. (1999), Huybrechts et al. (2000). * - does not include Greenland and Antarctic ice sheets (represented in the next columns)

Kể từ Báo cáo đánh giá thứ ba của IPCC năm 2001, đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường đo khối lượng bị mất của các tảng băng lớn ở Greenland và đóng góp của nó đối với SLR. Sử dụng quan sát giao thoa vệ tinh, Ringot và Kanagaratnam (2006) đã phát hiện ra sự tăng lên nhanh của các dòng sông băng lớn ở vùng xích đạo thấp trong những năm 1996- 2000, và lan rộng nhanh chóng đến vùng xích đạo cao hơn vào năm 2005. Khi kết



1 Nếu tảng băng ở Greenland tan hoàn toàn, nó có thể làm cho mực nước biển tăng lên

khoảng 7 mét (Church et al. 2001).

1



hợp cả việc mất băng trên bề mặt bởi Hanna và các cộng sự (2005), họ đã tính toán được tổng lượng mất đã tăng gấp đôi so với thập kỷ trước. So sánh sự đóng góp của tỷ lệ tảng băng của Greenland đối với SLR với ước tính của IPCC trong thế kỷ 20, các đo lường mới lớn hơn khoảng từ ha đến năm lần. Trong một nghiên cứu khác về sự khối lượng bị mất của các tảng băng ở Greenland bằng phương pháp đo độ cao lặp, Krabill và các cộng sự (2004) đã phát hiện rằng trong những năm 1993-1994 và 1998-1999, các tảng băng đã giảm 54 ± 14 gigatons băng hàng năm (Gt/năm). Ngược lại, khối lượng băng bị mất ròng trong những năm 1997-2003 bình quân là 74 ± 11 Gt/năm. Tại mức giảm này, đóng góp của tảng băng Greenland với SLR khoảng gấp hai lần tỷ lệ được IPCC giả định trong Báo cáo đánh giá thứ ba của IPCC (2001)2.

Tại Nam Cực, sử dụng thiết bị vệ tinh thử nghiệm thời tiết và hồi phục trọng lực (GRACE), Velicogna và Wahr (2006) đã xác định được sự thay đổi lớn của các tảng băng ở Nam Cực trong giai đoạn 2002-20053. Kết quả của họ cho thấy rằng khối lượng các tảng băng đã giảm đáng kể, với tỷ lệ 152 ± 80 km3/năm; phần lớn khối lượng mất này từ các tảng băng phía Tây của Nam Cực (WAIS). Tỷ lệ này lớn hơn gấp nhiều lần so với dự đoán của IPCC trong bản Báo cáo thứ ba, và IPCC cũng đã thừa nhận rằng báo cáo cuối sùng đã không xem xét đến những thay đổi động của các tảng băng phía Tây của Nam Cực. Tăng thêm mối quan tâm đối với tính ổn định của WAIS, hiện chúng đang nằm ở trên nền đá dưới mực nước biển. Mercer (1978) đã dự đoán rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người có thể dẫn đến WAIS được chảy vào đại dương qua việc sập các tảng băng (thường được gọi là sập WAIS). Điều này có thể làm cho mực nước biển tăng lên nhanh chóng, do nó phát sinh duy nhất từ việc phân bố lại WAIS không nhất thiết phải tan. Nếu WAIS sụp đổ, nó có thể làm tăng mực nước biển lên khoảng 5-6 mét (Tol và các cộng sự, 2006).


Mặc dù những vẫn còn tồn tại điều kiện không chắc chắn rất lớn về các kịch bản trên đây, và cùng với thời gian các kịch bản này sẽ lộ ra, các nghiên cứu gần đây ý kiến của các chuyên gia cho thấy rằng SLR có thể xảy ra sớm hơn vẫn thường nghĩ trước đây4. Điều này làm xuất hiện một số lượng đáng kể các nhà nghiên cứu dùng mô hình để ước lượng
2 360 gigatons băng tương ứng với 1mm mực nước biển

3 The GRACE result for total Antarctic ice mass change includes complete contributions from

such regions as the EAIS coastline and the circular cap south of 82°S, which has not been

completely surveyed with other techniques.

4 See Vaughan and Spouge, 2002.
2


các ảnh hưởng của sự tăng lên đáng kể của SLR (những mô hình này thường dùng thuật ngữ “kịch bản khí hậu đặc biệt”). Có khá nhiều nghiên cứu đã cũng cấp những ước lượng của ảnh hưởng tiềm năng đối với các nước phát triển cụ thể (Pháp Hà Lan, Ba Lan, Singapore, và Hoa Kỳ)5­; nước đang phát triển (như Bangladesh, Benin, Trung Quốc, Nigeria, and Senegal)6; hoặc một vùng cụ thể của một nước (chẳng hạn các đồng bằng Nile và Bengal; Đồng bằng Rhine, Cửa sông Thames và đồng bằng Rhone)7. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của SLR tới những khu vực rộng hơn hoặc ở quy mô thế giới. Những nghiên cứu này bao gồm: Darwin và Tol (1999), Hoozemans và các cộng sự (1993), Nicholls và Mimura (1998), Nicholls và các cộng sự (2004), Nicholls và Lowe (2006), và Nicholls và Tol (2006). Một số nghiên cứu trong những nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của các “kịch bản thời tiết đặc biệt” chẳng hạn với SLR ở mức 5 mét (như Nicholls và các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, các chỉ tiêu thường được đo lường ảnh hưởng bao gồm mất đất, dân cư bị ảnh hưởng, giá trị tài vốn bị mất và mất đất đầm lầy, các nghiên cứu khác nhau sử dụng tập hợp các chỉ tiêu khác nhau hoặc khu vực khác nhau, rất khó để so sánh mức độ ảnh hưởng tương đối cho các quốc gia và khu vực8.
Bài viết này đưa ra một so sánh rộng hơn, bằng việc đánh giá ảnh hưởng của SLR ở tất cả các nước đang phát triển sử dụng tập hợp chỉ tiêu thống nhất, cho nhiều kịch bản khác nhau. Với kiến thức của chúng tôi, đây là lần đầu tiên thực hiện một công việc như vậy. Mendelsohn và các cộng sự (2006) cung cấp các bằng chứng bổ sung, bằng việc xác định ảnh hưởng của thị trường do thay đổi khí hậu đối với nước giàu và nước nghèo trong nhiều kịch bản thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ đã không đánh giá ảnh hưởng của SLR qua các chỉ tiêu kinh tế và vật chất.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhóm 84 nước đang phát triển ở 5 khu vực (tương ứng với 5 văn phòng khu vực của Ngân hàng Thế giới):9 Mỹ La tinh, Ca-ri-bê (25 nước); Trung Đông và Bắc Phi (13); Cận Sahara Châu Phi (29); Đông á (13); và Nam Á (4). Đối với mỗi

5 See Baarse et al. (1994), Bijlsma et al. (1996), Mendelsohn and Neumann (1999), Ng and

Mendelsohn (2005), Olsthoorn et al. (2002), and Zeidler (1997).



6 Adam (1995), Dennis et al. (1995), French et al. (1995), Han et al. (1995), and Warrick et al.

(1996).


7 Tol et al. (2005), Yim (1995).

8 For example, the regional assessments presented in Nicholls and Mimura (1998) cover four

regions: Europe; West Africa; South, South-East, and East Asia; and the Pacific Small Islands. It

does not include Latin America and the Caribbean or other regions of Africa.

9 Hoozemans et al. (1993) divided the globe (including developed countries) into 20 regions.
3


nước và mỗi vùng, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của SLR sử dụng 6 chỉ tiêu: đất, dân số, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), khu vực thành thị, khu vực nông thôn và đầm lầy. Cuối cùng, những ảnh hưởng này được tính toán cho các kịch bản SLR từ 1 đến 5 mét.

Ngay khi bắt đầu, chúng tôi cũng đã nhận thấy rằng phân tích này sẽ có những hạn chế. Thứ nhất, chúng tôi không đánh giá sinh kế của các kịch bản khác nhau. Chúng tôi lấy mỗi kịch bản như đã được xác định, và đánh giá ảnh hưởng dùng 6 chỉ tiêu cho 84 quốc gia đang phát triển và 5 khu vực. Thứ hai, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của SLR dùng thông tin hiện tại về dân số và các điều kiện kinh tế xã hội, đặc tính sử dụng đất đai, hơn là việc cố gắng dự đoán trong điều kiện tương lai. Bởi vì hoạt động của con người ở khu vực ven biển tăng lên nhanh chóng, phương pháp tiếp cận của chúng tôi không nghi ngờ gì sẽ ước lượng thấp hơn các ảnh hưởng trong tương lai của SLR trong hầu hết trường hợp. Ước lượng thấp này sẽ là rất tốt đối với ảnh hưởng của SLR lên giá trị tuyệt đối của dân số và GDP (số lượng người bị ảnh hưởng hoặc số tiền GDP bị thiệt hại). Thứ ba, nghiên cứu của chúng tôi có hạn chế bởi vì chúng tôi đã không cân nhắc sự tăng lên của các trận bão. Chỉ cần một mức tăng nhỏ của mực nước biển có thể làm cho ảnh hưởng rất lớn của các đợt bão, nó xảy ra thường xuyên và gây hậu quả nghiêm trọng ở một số khu vực bờ biển.


Mặc dầu có những hạn chế này, chúng tôi tin rằng các ước lượng ban đầu toàn diện của chúng tôi về ảnh hưởng của SLR giúp cho các nhà hoạch định chính sách và và thiết chế phát triển quốc tế trong việc phân bổ tài nguyên cho thích ứng với thay đổi khí hậu. Đặc biệt, chúng tôi tin rằng các nghiên cứu cụ thể của chúng tôi, dựa vào điều kiện bờ biển hiện tại, là phù hợp hơn với các nhà ra quyết định so với ước lượng dựa vào dự đoán trong tương lai về dân số và các hoạt động kinh tế ven biển.

Trong phần tới, chúng tôi sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu được sử dụng để ước lượng các ảnh hưởng của SLR ở các nước đang phát triển. Chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu ở phần III, ở các cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia. Phần VI cung cấp tóm tắt và các kết luận.


III.2 Ảnh hưởng tới các khu vực

(iv) Khu vực Đông Á

Đông Á sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi SLR. Tại mức SLR 5 mét, Đông Á là khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong các khu vực của các nước đang phát triển. Từ mức tăng 1 mét đến 5 mét của SLR, dân số bị ảnh hưởng là 2% đến 8.6%, trong khi ảnh hưởng của GDP là 2.09% đến 10.2%. Khu vực đô thị và diện tích đầm lầy cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng của SLR (Bảng 7).

4


Bảng 7


Ảnh hưởng của mực nước biển dân cao: Đông Á

Khu vực ảnh hưởng

% trong tổng số
Dân cư ảnh hưởng
% trong tổng dân cư

GDP ảnh hưởng (USD) % trong tổng GDP


Khu vực ảnh hưởng

% trong tổng số


Khu vực ảnh hưởng

% trong tổng số


Khu vực ảnh hưởng

% trong tổng số


1m 2m 3m 4m 5m

Diện tích (Tổng = 14,140,767 km2)

74,020 119,370 178,177 248,970 325,089

0.52 0.84 1.26 1.76 2.30

Dân số (Tổng = 1,883,407,000)

37,193,866 60,155,640 90,003,580 126,207,275 162,445,397

1.97 3.19 4.78 6.70 8.63

GDP (Tổng = 7,577,206 triệu USD)

158,399 255,510 394,081 592,598 772,904

2.09 3.37 5.20 7.82 10.20

Khu vực đô thị (Tổng = 388,054 km2)

6,648 11,127 17,596 25,725 34,896

1.71 2.87 4.53 6.63 8.99

Khu vực nông nghiệp (Tổng = 5,472,581 km2)

45,393 78,347 121,728 174,076 229,185

0.83 1.43 2.22 3.18 4.19

Đầm lầy (Tống = 1,366,069 km2)

36,463 56,579 79,984 110,671 130,780

2.67 4.14 5.86 8.10 9.57

Như được chỉ ra ở Biểu đồ 4a, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi SLR: khoảng 16% tổng diện tích của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng với mực tăng 5 mét của SLR, làm cho quốc gia này trở thành nước thứ hai sau Bahamas trong số các nước được phân tích trong nghiên cứu này. Đa số ảnh hưởng này tác động đến Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần lớn dân cư Việt Nam và các hoạt động kinh kế nằm ở vị trên vùng đồng bằng của hai con sông này. Như được chỉ ra ở Biểu đồ 4c, 10.8% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi mực SLR ở mức 1 mét. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 84 quốc gia (Ai Cập tiếp theo với 10.56%). Dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đến 35% với SRL ở mức 5 mét. Ảnh hưởng của SLR đến GDP của Việt Nam (Biểu đồ 4e) và khu vực đô thị (Biểu đồ 4f) gần sát với mức ảnh hưởng đến dân số của Việt Nam.

5


Biểu đồ 4a

Đông Á: Diện tích đất các quốc gia bị ảnh hưởng



6

Biểu đồ 4b



Khu vực bị ngập: Việt Nam

7


Biểu đồ 4c

Đông Á : Khu vực dân cư bị ảnh hưởng (5mét SLR)




Biểu đồ 4d

Đông Á: Dân số bị ảnh hưởng




8
GDP của Thái Lan cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, như được chỉ ra ở Biểu đồ 4.e, ảnh hưởng này sẽ đáng kể chỉ khi SLR ở mức 4 mét đến 5 mét. Trong tất cả các chỉ tiêu, khu vực nông nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nhất ở các nước Đông Á (Biểu đồ 4g). Đồng thời, nông nghiệp của Myanmar, cũng như các vùng đầm lầy (Biểu đồ 4h) cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Hầu hết đầm lầy của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng của SLR.

Biểu đồ 4e

Đông Á: GDP bị ảnh hưởng


Biểu đồ 4f

Đông Á: Khu vực đô thị bị ảnh hưởng


9







Biểu đồ 4g

Đông Á: Khu vực nông nghiệp bị ảnh hưởng



Biểu đồ 4h

Đông Á: Khu vực đầm lầy bị ảnh hưởng

10


IV. Kết luận
Kể cả sự phát thải các khí nhà kính (GHS) được ổn định trong tương lai gần, hiện tượng nở vì nhiệt và tan băng sẽ làm cho mực nước biển tiếp tục dâng cao trong nhiều thập kỷ tới. Sự phát thải các khí nhà kính tiếp tục tăng và hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm cho SLR từ 1 mét đến 3 mét trong thế kỷ này, các tảng băng ở Greenland và Bắc Cực đang bị tan rất nhanh ngoài dự kiến có thể làm cho SLR đến 5 mét. Trong bài viết này, chúng tôi đánh giá hậu quả của SLR tiếp tục tăng ở 84 nước đang phát triển. Kết quả là có sự khác biệt rất lớn, với những ảnh hưởng ở một số ít các nước. Trong các nước này (Việt Nam và Ai Cập và Bahamas), hậu quả của SLR có thể là thảm hoạ. Đối với nhiều nước khác, bao gồm cả những nước rộng nhất (như Trung Quốc), ảnh hướng tuyệt đối có thể là rất lớn. Ở một thái cực khác, nhiều nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng rất nhỏ. Trong các khu vực, Đông Á, và Trung Đông/Bắc Phi ảnh hưởng tương đối là lớn nhất.
Trong kết luận này, chúng tôi muốn nhấn mạnh hai suy luận quan trọng. Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng chung của các nước đang phát triển là đúng: Trong thế kỷ này, hàng trăm triệu người sẽ phải di cư do SLR, kèm theo đó các hoạt động kinh tế và sinh thái sẽ là rất nghiêm trọng đối với nhiều nước. Thế giới chưa từng phải đối mặt với khủng hoảng với quy mô như thế này, và quy hoạch để thích ứng phải được thực hiện ngay. Thứ hai, chiến lược phân bổ nguồn lực quốc tế phải biết được mức độ ảnh hưởng đối với từng khu vực hoặc quốc gia khác nhau, đã được chúng tôi phân tích trong bài viết này. Một số quốc gia sẽ bị ảnh hưởng rất ít bởi SLR, trong khi đó các quốc gia khác bị ảnh hưởng rất lớn nó thể đe doạ đến sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Với nguồn lực sẵn có khan hiếm, có thể nên phân bổ nguồn lực theo mức độ bị nguy hiểm.
Dưới sự hỗ trợ của Hiệp định Khung Quốc tế về Thay đổi Khí hậu (UNFCCC), một số công việc đã được bắt đầu cho Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia (National Adaptation Programmes of Action - NAPA). Những hành động này bao gồm cả việc tăng cường xác định các hoạt động ưu tiên, bao gồm cả thích ứng đối với SLR ở các nước kém phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ mới có 8 quốc gia đã xây dựng đầy đủ Chương trình Hành động Thích ứng Quốc gia Bangladesh, Bhutan, Comoros, Djibouti, Malawi, Mauritania, Niger và Samoa. Trong các nước này, 5 quốc gia là các nước ven biển có khả năng bị ảnh hưởng bởi SLR. Để so sánh, tóm tắt của chúng tôi ở trên đã cho thấy 10 nước nghèo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi SLR. Ngoại trừ Bangladesh và Mauritania, chưa có quốc gia nào có NAPA được đề cập trong các quốc gia dưới đây:

11

Benin, Guyana, Suriname, Ai Cập, The Gambia, Guinea-Bissau, Mauritania, Việt Nam, Bangladesh và Sri Lanka. Các quốc gia đang phát triển khác cũng bị ảnh hưởng lớn.



Chúng tôi xin nhắc lại rằng những kết quả trên đây không phải là dự đoán. Mức độ tập trung của các khí nhà kính hiện nay đủ để làm cho trái đất ấm lên trong thế kỷ tới, và có mức độ tập trung này đương nhiên là sẽ cao hơn trước khi thoả thuận toàn cầu được thực hiện. Với mục đích lưu ý trong quy hoạch, SLR trong khoảng từ 1 mét đến 3 mét có thể trở thành hiện thực. Cho đến này, rất ít các bằng chứng rằng cộng đồng quốc tế đã quan tâm thích đáng về việc quy hoạch phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Chúng tôi hy vọng rằng thông tin được trình bày trong bài viết này sẽ khuyến khích nhiều hành động chống lại thách thức này.

12

Tài liệu tham khảo


Adam, K.S., 1995: Vulnerability assessment and coastal management program in the
Benin coastal zone. In: Beukenkamp, p. (ed.) Proceedings of WCC93. CZM
Management Publication No.4. National Institute for Coastal and Marine
Management, The Hague, p. 489-501.
Baarse, G., Peerbolte, E.B., and I. Bijlsma, 1994: Assessment of the vulnerability of the
Netherlands to sea-level rise. In: O’Callahan J. (ed), Global Climate Change and the
Rising Challenge of the Sea, Proceedings of the 3rd IPCC CZMS Workshop,
Margarita Island, March 1992. NOAA, Silver Spring, MD, p. 211-236.
Bijlsma, L, Ehler, C.N. Klein, R.J.T., Julshrestha S.M. McLean, R.F., Mimura, N.,
Nicholls, R.J., Nurse, L.A., Perez, N.H., Stakhiv, E.Z., Turner, R.K., and R.A.
Warrick, 1996: Coastal zones and small islands, In: Watson, R.T., Zinyowera, M.C.,
Moss, R.H. (eds), Impacts, Adaptations, and Mitigation of Climate Change: Scientific-
technical Analyses, Cambridge University Press, Cambridge, p. 289-324.
Church, J.A., Gregory, J.M., Huybrechts, P., Kuhn, M., Lambeck, K., Nhuan, M.T., Qin,

D., Woodworth, P.L., 2001: Changes in sea level. In: Houghton, J.T., Ding, Y., Griggs, D.J., Noguer, M., van der Linden, P.J., Xiaosu, D. (eds.) Climate Change 2001. The Scientific Basis. Cambridge University Press, Cambridge, pp. 639-693.

Darwin, R.F. and R.S.J. Tol, 1999: Estimates of the economic effects of sea level rise,
mimeo.

Dennis, K., Niang-Diop, I., and Nicholls, R.J., 1995: Sea-level rise and Senegal:


Potential impacts and consequences, Journal of Coastal Research, 14, 242-261.
French, G.T., Awosika, L.F., and C.E. Ibe, 1995: Sea-level rise in Nigeria: Potential
impacts and consequences. Journal of Coastal Research, 14, 224-242.
Han, M., Hou, J., and I. Wu, 1995: Potential impacts of sea-level rise on China’s coastal
environment and cities: A national assessment, Journal of Coastal Research, 14, 79-

95.


Hanna, E.,, P. Huybrechts, I. Janssens, J. Cappelen, K. Steffen & A. Stephens, 2005:
Runoff and mass balance of the Greenland Ice Sheet: 1958-2003, Journal of
Geophysical Research, 110, D13108, doi: 10.1029/2004JD005641.
Hoozemans F.M.J., Marchand, M., and H.A. Pennekamp, 1993: A global vulnerability
analysis, vulnerability assessments for population, coastal wetlands, and rice
production on a global scale, 2nd ed. Delft Hydraulics and Rijkswaterstaat, Delft.
IPCC, 2001a: Climate Change 2001: The Scientific Basis - Contribution of Working
Group I to the IPCC Third Assessment Report 2001.

IPCC, 2001b: Synthesis Report 2001- Contribution of Working Groups I, II, and III to the


Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, R.T.
Watson (ed.) and the Core Writing Team. Cambridge: Cambridge University Press,
397 pp.


Krabill, W., E. Hanna, P. Huybrechts, W. Abdalati, J. Cappelen, B. Csatho, E. Frederick,

S. Manizade, C. Martin, J. Sonntag, R. Swift, R. Thomas, and J. Yunge, 2004: Greenland Ice Sheet: increased coastal thinning. Geophysical Research Letters, 31: L24402, doi:10.1029/2004GL021533.
Lehner, B. and Döll, P., 2004: Development and validation of a global database of lakes,
reservoirs and wetlands. Journal of Hydrology, 296/1-4, p.1-22.
Lowe, J.A., Gregory, J.M., Ridley, J., Huybrechts, P., Nicholls, R.J, and M. Collins, 2006:
The role of sea-level rise and the Greenland ice sheet in dangerous climate change:
Implications for the stabilization of climate, in H.J. Schellnhuber, W. Cramer, N.
Nakicenovic, T. Wigley, and G. Yohe (eds), Avoiding Dangerous Climate Change,
Cambridge University Press, U.K.
Mendelsohn, R. and J. Neumann (eds), 1999: The Impact of Climate Change on the
United States Economy, Cambridge: Cambridge University Press.
Mendelsohn, R., Dinar, A. and L. Williams, 2006: The distributional impact of climate
change on rich and poor countries, Environment and Development Economics, 11, 2,
159-178.
Mercer, J.H., 1978: West Antarctic ice sheet and CO2 greenhouse effect: A threat of
disaster, Nature, 271, 321-325.
Ng, W.S. and R. Mendelsohn, 2005: The impact of sea level rise on Singapore,
Environment and Development Economics, 10, 2, 201-215.
Nicholls, R.J., 1995: Synthesis of vulnerability analysis studies. Proceedings of WORLD
COAST 1993, Ministry of Transport, Public Works and Water Management, the
Netherlands. pp.181-216. (downloadable at www.survas.mdx.ac.uk)

Nicholls, R.J. and Mimura, N., 1998: Regional issues raised by sea-level rise and their


policy implications. Climate Research, 11, 5-18.

Nicholls, R.J., Tol, R.S.J., and N. Vafeidis, 2004: Global estimates of the impact of a


collapse of the West Antarctic ice sheet, mimeo.

Nicholls, R.J. and J.A. Lowe, 2006: Climate stabilization and impacts of sea-level rise. In


In H.J. Schellnhuber, W. Cramer, N. Nakicenovic, T. Wigley, and G. Yohe (eds),
Avoiding Dangerous Climate Change, Cambridge University Press, U.K.

Nicholls, R.J., and Tol, R.S.J., 2006: Impacts and responses to sea-level rise: a global


analysis of the SRES scenarios over the twenty-first century. Philosophical
Transactions of the Royal Society, A, 364 (1841): 1073-1095.

Olsthoorn, X., van der Werff, P., Bouwer, L, and D. Huitema, 2002: Neo-Atlantis: Ducth


Responses to Five Meter Sea Level Rise, mimeo.

Rapley, C, 2006: The Antarctic ice sheet and sea level rise. In H.J. Schellnhuber, W.


Cramer, N. Nakicenovic, T. Wigley, and G. Yohe (eds), Avoiding Dangerous Climate
Change, Cambridge University Press, U.K.

Rignot, E. and Kanagaratnam, P., 2006: Changes in the velocity structure of the


Greenland Ice Sheet. Science, 311: 986?990.

Sachs, J.D., Mellinger, A.D., and Gallup, J.L., 2001: The geography of poverty and


wealth. Scientific American, 284(3), p.70-75.
Tol, R.S.J., Bohn, M., Downing, T.E., Guillerminet, M-L., Hiznyik, E., Kasperson, R.,
Lonsdale, K., Mays, C., Nicholls, R.J., Olsthoorn, A.A., Pfeifle, G., Poumadere, M.,
Toth, F.L. Vafeidis, N., wan der Werff, P.E., and I.H. Yetkiner, 2005: Adaptation to
Five Meters Sea Level Rise, mimeo.
Vaughan, D.G., and J.R. Spouge, 2002: Risk estimation of collapse of the West
Antarctic ice sheet, Climatic Change, 52, 65-91.

Velicogna, I. and Wahr, J., 2006: Measurements of time-variable gravity show mass loss


in Antarctica. Science, 311: 1754-1756.

Warrick, R.A., C. Le Provost, M.F. Meier, J. Oerlemans, P.L. Woodworth, 1996:


Changes in Sea Level. In: J.T. Houghton, L.G. Meira Filho, B.A. Callander, N. Harris,

A. Klattenberg, K. Maskell (eds.) Climate Change 1995, The Science of Climate Change, Cambridge University Press, pp. 359-405.

Yim, W., 1995: Implications of sea-level rise for Victoria Harbour, Hong Kong, Journal of
Coastal Research, 14, 167-189.

Zeidler, R.B., 1997: Climate change variability and response strategies for the coastal


zones of Poland, Climate Change, 36, 151-173.

Zuo, Z., and J. Oerlemans, 1997: Contribution of glacier melt to sea level rise since AD


1865: a regionally differentiated calculation. Climate Dynamics, 13: 835-845.

tải về 126.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương