Đánh giá tình hình bệnh Lao tại huyện Phú Vang 2005 – 2009 Hoàng Như Dũng, Trần Thị Kim Phố, Hà Thị Thanh Thúy, Trần Thị Thuận



tải về 156.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích156.37 Kb.
#30905
Đánh giá tình hình bệnh Lao tại huyện Phú Vang 2005 – 2009

Hoàng Như Dũng, Trần Thị Kim Phố,

Hà Thị Thanh Thúy, Trần Thị Thuận

Trung tâm Y tế Phú Vang, Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Mục tiêu

- Nhằm đánh giá tình hình bệnh lao, phân tích đặc điểm, phân bố các thể lao

- Tìm hiểu các thông số dịch tể học bệnh lao tại huyện Phú Vang trong 5 năm 2005 – 2009

Đối tượng và phương pháp

Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lao đăng ký điều trị tại Trung tâm Y tế Phú Vang từ 2005 đến 2009.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có theo dõi dọc

Khảo sát các đặc điểm mắc bệnh theo tuổi, giới, độ tuổi mắc bệnh; phân bố tỷ lệ mắc lao phổi theo xét nghiệm vi khuẩn học (lao phổi AFB dương, lao phổi AFB âm), theo vị trí mắc bệnh (lao phỏi, lao ngoài phổi) và theo tiền sử điều trị.

Các chỉ số về dịch tể học bệnh lao được khảo sát gồm tỷ lệ mới mắc hằng năm (incidence), các tỷ lệ lao được phát hiện và báo cáo (Notification rate).



Kết quả

Qua nghiên cứu 809 trường hợp bệnh lao đăng ký điều trị tại Trung tâm Y tế Phú Vang từ 2005 -2009:

- Tỷ lệ mắc lao các thể và lao phổi cao hon nữ (65,4% so với 34,6%),

- Nữ có tỷ lệ mắc lao ngoài phổi cao hơn nam giới (28,21% so với 10,40 %, P <0,05)

- Độ tuổi trung bình mắc lao phổi AFB (-) cao hơn lao phổi AFB (+) (51,7 ± 19,1 tuổi so với 47,7 ± 18,5 tuổi, P < 0,01)

- Lao hạch và lao màng phổi là các thể lao thường gặp của lao ngoài phổi

- Tỷ lệ mới mắc (incidence) các thể lao hằng năm trung bình 88,3/100.000 dân

- Tỷ lệ mới mắc lao phổi AFB dương tính mới hằng năm trung bình là 49,5/100.000 dân

- Tỷ lệ lao phổi AFB âm/lao phổi AFB dương tăng dần qua từng năm

- Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi > 65 tuổi tăng dần qua từng năm



1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cũng như nhiều nước trên thế giới, nước ta cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhằm duy trì tính bền vững của các hoạt động chống lao, cũng như những thành tựu đã đạt được. Ðó là các vấn đề: Dịch tễ bệnh lao (số người mắc lao trong cộng đồng còn cao); đồng nhiễm lao/HIV; lao kháng thuốc; thiếu hụt cán bộ làm công tác chống lao...

Theo kết quả mắc lao và nhiễm lao toàn quốc tiến hành năm 2006-2007 cho thấy, tỷ lệ mắc lao phổi dương tính mới là 114/ 100 nghìn dân (tương đương hơn 95 nghìn trường hợp) cao hơn ước tính của WHO (90/100 nghìn dân). Như vậy, chúng ta vẫn chưa đánh giá chính xác được tình hình dịch tễ của bệnh lao, điều này làm chúng ta chưa kiếm soát được một số người bệnh lao phổi AFB dương tính là nguồn lây bệnh nguy hiểm..

Để hiểu rõ thực trạng và cơ cấu bệnh lao tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình Bệnh Lao tại huyện Phú Vang 2005 – 2009” nhằm các mục tiêu:



1. Phân tích tỷ lệ phân bố các thể lao trong 05 năm 2005-2009.

2. Tìm hiểu một số chỉ số dịch tể học bệnh lao.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh lao được đăng ký quản lý điều trị từ 01/01/2005 đến 31/12/2009 đều được đưa vào nghiên cứu.

Tiêu chuẩn chọn bệnh:

Dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán của Chương trình Chống Lao quốc gia



2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có theo dõi dọc trong quá trình quản lý điều trị bệnh nhân.



2.1.2. Đặc điểm chung

Phân tích đặc điểm về giới tính, độ tuổi mắc lao



2.1.3. Phân bố tỷ lệ bệnh theo các phân loại bệnh lao

- Theo vị trí: Lao phổi và/hoặc Lao ngoài phổi

- Theo xét nghiệm vi khuẩn: Lao phổi AFB (+); Lao phổi AFB (-)

- Theo tiền sử điều trị lao

Mới: Người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng thuốc chống lao dưới 1 tháng

Tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+).

Thất bại: Người bệnh mới điều trị lần đầu, còn AFB (+) trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ điều trị.

Điều tri lại: sau bỏ trị: Người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng liên tục trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị từ đầu với AFB (+) trong đờm.

Chuyển: Người bệnh được chuyển từ đơn vị khác đến để tiếp tục điều trị.

Mạn tính: Người bệnh vẫn còn vi khuẩn trong đờm sau khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc.

Khác: Người bệnh đã điều trị lao nay trở lại điều trị với chẩn doán lao phổi AFB (-) hoặc lao ngoài phổi.

2.2.4 Các chỉ số dịch tể lao

- Tỷ lệ mới mắc hằng năm (incidence)

Tỷ lệ người mới mắc bệnh lao trong quần thể nhất định trong khoảng thời gian một năm. Ký hiệu là I

Đơn vị tính: Số người mới mắc lao trên 100.000 dân

P

X 100.000


hương pháp tính


I =
Số người mắc lao mới xuất hiện trong một năm

Dân số trung bình trong năm
- Tỷ lệ tử vong do lao (fatallity rate, F)

Là tỷ lệ phần trăm người bệnh lao phổi chết trong quá trình điều trị lao (do bất cứ lý do gì). Đó chính là tỷ lệ tử vong trong báo cáo kết quả điều trị hằng năm của nhóm người bệnh đăng ký điều trị năm trước


F =

X 100
Số người bệnh lao chết trong điều trị

Tổng số người bệnh điều trị
- Tỷ lệ bệnh lao được phát hiện và báo cáo (Notification rate)

Là số trường hợp được phát hiện và báo cáo trong một năm trên 100.000 dân.

Các tỷ lệ này gồm các chỉ số theo các thể

Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) (cả mới và cũ)

Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được thu thập và quản lý bằng Cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access 2003 và được xử lý bằng phần mềm MedCalc Version 8.0 1.0, và Mircrosoft Office Excel 2003.



3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÂN BỐ TỶ LỆ CÁC THỂ LAO

Trong 05 năm 2005 – 2009 có 809 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lao được đăng ký điều trị tại Trung tâm Y tế Phú Vang, đặc điểm về phân bố độ tuổi, giới tính, các thể lao, đặc diểm về điều trị được phân tích như sau.



Bảng 3.1. Tổng số mắc bệnh 2005-2009 và phân bố theo giới




Tổng số

Nữ

Nam

Tổng số mắc bệnh

809

280

529

Tỷ lệ (%)

100

34,6

65,4

Trung bình tuổi

47,47 ± 19,16

46,22 ± 21,32

48,13 ± 17,89







P > 0,05

Nhận xét:

Tỷ lệ mắc bệnh lao nói chung và ở cả hai giới nam nữ đang giảm qua nhiều năm nay, tuy nhiên có một số khác biệt về giới tính. Tỷ lệ mắc lao ở nữ giới giảm theo tuổi, ngược lại tỷ lệ này tăng theo tuổi ở nam giới. Nam giới thường dễ có phản ứng tuberculin hơn so với nữ . Sự khác biệt này có lẽ là liên quan đến yếu tố kinh tế xã hội hơn là do yếu tố sinh học. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ thường thấp hơn ở nam giới, trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ có tỷ lệ 34,6%, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 65,4%



B
iểu đồ 3.1. Phân bố mắc lao theo giới


Nhận xét: Tỷ lệ mắc lao ở nam giới là 65%, ở nữ giới là 35%.

Bảng 3.2. Đặc điểm về độ tuổi mắc bệnh




Lao phổi

Lao ngoài phổi




AFB dương

AFB âm

Chung

Tổng số

472 (58,34%)

203 (25,09%)

675 (83,44%)

134 (16,56%)

Trung bình tuổi

47,7 ± 18,5

51,7 ± 19,1

48,9 ± 18,8

40,2 ± 19,5

P

P < 0,01

P < 0,0001

Nhận xét: - Tuổi trung bình mắc lao phổi cao hơn lao ngoài phổi (P < 0,0001)

  • Tuổi trung bình mắc lao phổi AFB âm cao hơn lao phổi AFB dương (P<0,01)

Bảng 3.3. Đặc điểm về giới




Chung

AFB dương

AFB âm

Lao ngoài phổi

n

%

n

%

n

%

n

%

Nữ

280

34.61

149

31,57

52

25.62

79

58,96

Nam

529

65.39

323

68,43

151

74.38

55

41,04

Chung

809

 100,00

472

100.00

203

100.00

134

100,00

Nhận xét: Nam có tỷ lệ mắc lao phổi cao hơn nữ
Bảng 3.4. Phân bố thể Lao phổi/Lao ngoài phổi và theo giới

Phổi/Ngoài phổi

Chung 

Nữ

Nam

Tổng số

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

Tổng số mắc lao

809




280




529




Lao phổi

675

83,44

201

71,79

474

89,60




P <0,0001

Lao ngoài phổi

134

16,56

79

28,21

55

10,40










P < 0,05

Nhận xét: - Nam có tỷ lệ mắc lao phổi cao hơn nữ giới (P <0,0001)

- Nữ có tỷ lệ mắc lao ngoài phổi cao hơn nam giới (P <0,05)

Theo Huỳnh Bá Hiếu và cộng sự, lao phổi AFB âm chiếm tỷ lệ khá cao ở nam giới (4:1). Tỷ lệ này ở nghiên cứu của chúng tôi là 3:1; ngược lại đối với lao ngoài phổi, nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới (58,96% so với 41,04%)

Bảng 3.5. Tỷ lệ các bệnh lao ngoài phổi

Các lao ngoài phổi

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Lao hạch

57

42,54

Lao màng phổi

56

41,79

Lao kê

7

5,22

Lao các cơ quan khác

14

10,45

Tổng số

134

100

Nhận xét: Các thể lao ngoài phổi thường gặp là lao hạch và lao màng phổi (84,33%)

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất, chiếm 80 - 85%, và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Kết quả của chúng tôi nhận thấy lao phổi vẫn là thể lao chủ yếu 83,44%, (n = 675) lao ngoài phổi có tỷ lệ 16,56% (n =134).

Shafi Ullah và cộng sự nhận thấy lao ngoài phổi có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nữ giới ở độ tuổi sinh đẻ. Lao hạch là thể lao thường gặp nhất. Zhenhua Yang và cộng sự so sánh 85 bệnh nhân lao ngoài phổi với 620 bệnh nhân lao phổi, cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc lao ngoài phổi cao hơn nam giới (OR, 1,98; 95% CI). Rieder HL và cộng sự nghiên cứu lao ngoài phổi các năm 1963 -1986 tại Mỹ cũng nhận thấy lao ngoài phổi thường ở nữ nhiều hơn nam.

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy nam giới có tỷ lệ mắc lao phổi cao hơn nữ giới, Nữ giới có tỷ lệ mắc lao ngoài phổi cao hơn nam giới (28,21% so với 10,40%, P < 0,05)



Bảng 3.6. Phân bố theo độ tuổi mắc lao

Độ tuổi

Tổng số

Nữ

Nam

5 - 14

5

1

0,36

4

0,76%

15 - 25

110

60

21,43

50

9,45

25 - 34

116

41

14,64

75

14,18

35 - 44

156

41

14,64

115

21,74

45 - 54

130

38

13,57

92

17,39

55 - 64

112

24

8,57

88

16,64

> 65

180

75

26,79

105

19,85

Tổng số 

809

280

100

529

100

Nhận xét: Tỷ lệ mắc lao ở nữ giới giảm theo tuổi, ngược lại tỷ lệ ở nam tăng dần theo tuổi.

B
iểu đồ 3.2. Phân bố tỷ lệ các thể lao


Nhận xét: Lao phổi (AFB dương và AFB âm) là thể lao chủ yếu (83,4%)

Bảng 3.7. Tỷ lệ lao phổi tái phát và thất bại




Chung

AFB dương

AFB âm

Tổng số

675

472

203

Mới

649 (96,15%)

454 (96,19%)

195 (96,06%)

Tái phát

25 (3,70%)

17 (3,60%)

8 (3,94 %)

Thất bại

1 (0,15%)

1 (0,21 %)

0

Nhận xét: Tỷ lệ tái phát của các thể lao phổi < 5%. Tỷ lệ thất bại điều trị 0,15% (1 ca)
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DỊCH TỂ HỌC

Bảng 3.8. Tỷ lệ mới mắc hằng năm

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

Dân số

182000

184800

183057

183035

183814

Tổng số lao các thể

163

147

166

165

168

Tỷ lệ mới mắc lao các thể (%)

89.6

79.5

90.7

90,1

91,4

Tổng số lao AFB (+) mới

96

83

106

88

81

Tỷ lệ mới mắc AFB (+) mới (%)

52.7

44.9

57.9

48.1

44.1

Tử vong do lao

8

2

1

1

1

Tỷ lệ tử vong do lao (%)

4,97

1,36

0,60

0,61

0,62

Tổng số Lao/HIV

1

0

2

1

0

Tỷ lệ Lao/HIV (%)

0,5

0

1,1

0,5

0

Năm 2006, Dự án Phòng chống bệnh Lao quốc gia phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới ước tính tỷ lệ người bệnh lao mới mắc các thể là 173/100.000 dân, tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới là 77/100.000 dân.

Tại Hà Nội, tác giả Lưu Thị Liên và Đỗ Quyết nghiên cứu tỷ lệ mắc lao phổi/100.000 dân là 189, lao phổi AFB(+)/100.000 dân là 146,

Tỷ lệ mắc lao các thể tại huyện Phú Vang trong 5 năm qua trong nghiên cứu của chúng tôi là 88,3/100.000 dân, tỷ lệ mới mấc lao phổi AFB dương tính mới 49,5/100.000 dân, so với các địa phương khác là thấp hơn. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do lao đã giảm (~ 0,6%). Lao phổi ở bệnh nhân HIV đã được ghi nhận, với tỷ lệ 0,5 -1,1% mỗi năm.

Bảng 3.9. Tỷ lệ phát hiện lao phổi AFB âm/AFB dương qua các năm

ICD

Tổng số

2005

2006

2007

2008

2009

AFB dương

472

99

85

108

92

88

AFB âm

203

37

36

33

48

49

Tỷ lệ lao

AFB âm/AFB dương

43,0

37.4

42.4

30.6

52.2

55.7

Nhận xét: Tỷ lệ lao phổi AFB âm /AFB dương tăng dần qua từng năm

Tỷ lệ mắc lao phổi AFB âm so với lao phổi AFB dương tăng dần qua từng năm có nhiều lý do. Chẩn đoán lao phổi AFB thường khó hơn do phải dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và X quang phổi đồng thời phải đối chiếu với đáp ứng điều trị, thầy thuốc phải có kinh nghiệm chẩn đoán. Bên cạnh việc chẩn đoán ngày càng chính xác hơn, phát hiện được nhiều bệnh hơn, còn có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân lao phổi AFB (-) là do bị “âm hóa đờm” bởi kháng sinh, chủ yếu là nhóm quinolone, trước khi bệnh nhân được chẩn đoán là mắc lao.



Bảng 3.10. Đặc điểm về dộ tuổi mắc lao qua các năm

Độ tuổi

Tổng số

2005

2006

2007

2008

2009

5 - 14

5

0,6

1

0,6

2

1,4

1

0,6

0

0,0

1

0,6

15 - 25

110

13,6

19

11,7

19

12,9

17

10,2

31

18,8

24

14,3

25 - 34

116

14,3

25

15,3

16

10,9

30

18,1

24

14,5

21

12,5

35 - 44

156

19,3

41

25,2

28

19,0

26

15,7

32

19,4

29

17,3

45 - 54

130

16,1

21

12,9

27

18,4

32

19,3

20

12,1

30

17,9

55 - 64

112

13,8

25

15,3

25

17,0

23

13,9

16

9,7

23

13,7

> 65

180

22,2

31

19,0

30

20,4

37

22,3

42

25,5

40

23,8

Tỷ lệ < 65 tuổi (%)

81,0

79,6

77,7

74,5

74,2

Tỷ lệ ≥ 65 tuổi (%)

19,0

20,4

22,3

25,5

25,8

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi > 65 tăng dần qua các năm

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, mặc dù tỷ lệ bệnh lao ở Việt Nam đang giảm dần, nhưng tình hình vẫn chưa thể lạc quan do tỷ lệ chỉ giảm ở người cao tuổi, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi có xu hướng gia tăng.

Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi > 65 tuổi tại huyện Phú Vang tăng dần qua từng năm, nghĩa là tỷ lệ mắc lao đang giảm ở nhóm trẻ tuổi, chứng tỏ bệnh lao đang được kiểm soát có hiệu quả.

4. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 809 bệnh nhân lao đăng ký điều trị tại Trung tâm Y tế Phú Vang trong 05 năm 2005 - 2009, chúng tôi rút ra các kết luận sau:



4.1. Đặc điểm về phân bố tỷ lệ các thể lao

  • Nam có tỷ lệ mắc lao cao hơn nữ (65,4% so với 34,6%), độ tuổi trung bình mắc bệnh ở hai giới không khác nhau có ý nghĩa thống kê.

  • Tỷ lệ mắc lao phổi ở nữ thấp hơn nam giới có ý nghĩa thống kê (71,79% so với 89,60%, P < 0,0001)

  • Tỷ lệ mắc lao ngoài phổi ở nữ cao hơn so với nam giới có ý nghĩa thống kê (28,21% so với 10,40 %, P <0,05)

  • Lao phổi AFB âm có độ tuổi trung bình cao hơn lao phổi AFB dương (51,7 ± 19,1 tuổi so với 47,7 ± 18,5 tuổi, P < 0,01)

  • Tỷ lệ tái phát của lao phổi < 5%

  • Lao hạch và lao màng phổi là các thể lao thường gặp của lao ngoài phổi

4.2. Đặc điểm về các chỉ số dịch tể học

  • Tỷ lệ mới mắc các thể lao hằng năm trung bình 88,3 (thấp nhất 79,6 cao nhất 90,7)

  • Tỷ lệ mới mắc lao phổi AFB dương tính mới hằng năm trung bình là 49,5 (thấp nhất 44,1, cao nhất 57,9)

  • Tỷ lệ lao phổi AFB âm/lao phổi AFB dương tăng dần qua từng năm

  • Nhóm tuổi trên 65 tuổi có xu hướng mắc bệnh tăng dần qua 5 năm 2005 – 2009 (tương ứng là 19,0. 20,4, 22,3, 25,5 và 25,8)


5. KIẾN NGHỊ

- Chương trình chống Lao quốc gia cần hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn giúp có thể chẩn đoán lao phổi AFB (-) ở tuyến huyện.

- Chương trình chống Lao cần được các cơ quan chức năng giúp đỡ, cung cấp số liệu dân số, cập nhật biến động dân số hằng năm, nhằm giúp chương trình có thể tính toán chính xác các chỉ số về dịch tể học bệnh lao tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn quản lý Bệnh Lao, Nxb Y học, Hà nội.

2. Huỳnh Bá Hiếu và cs (2006), Tìm hiểu tình hình Lao phổi AFB (-) tại Phòng khám Khoa Lao - Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội Thừa Thiên Huế (9/2005 – 8/2006), TTPCBXH Thừa Thiên Huế.

3. Lưu Thị Liên, Đỗ Quyết (2007), "Đặc điểm dịch tễ học bệnh lao tại Hà Nội", Y học thực hành 2007, số 5, tập: 571+ 572, tr 73-76.

4. Nguyễn Đình Hường (1984), "Bệnh Lao ở người có tuổi", Y học thực hành 1984, số 2, tr 17-18.

5. Shafi Ullah et al (2008), Extrapulmonary Tuberculosis In Lady Reading Hospital

Peshawar, NWFP, Pakistan: Survey Of Biopsy Results, J Ayub Med Coll Abbottabad 2008;20(2)

6. Zhenhua Yang et al (2004), Identification of Risk Factors for Extrapulmonary Tuberculosis

Clinical Infectious Diseases 2004;38:199–205

7. Rieder HL et al (1990), Extrapulmonary tuberculosis in the United States, Am Rev Respir Dis. 1990 Feb;141(2):347-51.



8. Corbett, Elizabeth L. et al (2008) "The Growing Burden of Tuberculosis Global Trends and Interactions With the HIV Epidemic"

9. Phelan, Frank et al (2000), "Tuberculosis in older people - is it on the increase?, Trend in notification in Leeds from 1976 to 1996", Age and Ageing, 2000, 29: 319-323
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 156.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương