Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh



tải về 127.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích127.3 Kb.
#17916
Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh (Brassica oleracea var. Italica)
Lê Diễm Hương1a, Lê Cao Lượng1b, Nguyễn Ngọc Bảo Châu2, Nguyễn Bảo Quốc*1a
1aViện nghiên cứu công nghệ sinh học và môi trường, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM

1b Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM

2Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại Học Mở Tp.HCM

*Liên lạc: TS. Nguyễn Bảo Quốc,

Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và môi trường, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM. Email: baoquoc@hcmuaf.edu.vn
Tóm tắt

Cây cải súp lơ xanh thuộc họ Brassicaceae có khả năng sản sinh ra glucosinolates chống lại sự tấn công của côn trùng gây hại.Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng quản lý tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne spp. từ dịch chiết của súp lơ xanh ở giai đoạn mầm và 3-5 lá thật, là giai đoạn súp lơ xanh tạo ra nhiều glucosinolates nhất. Kết quả cho thấy trong ống eppendof dịch chiết từ súp lơ xanh ở nồng độ S (100 % nồng độ chuẩn) sau 72 giờ xử lý ảnh hưởng đến sự chết của tuyến trùng cao nhất 100 % dịch chiết ở giai đoạn mầm và 98,10 % dịch chiết ở giai đoạn 3 – 5 lá thật. Tỷ lệ tuyến trùng chết nhiều nhất khi sử dụng dịch chiết từ súp lơ xanh ở nồng độ S là 85,22 %. Trong nhà lưới cho thấy nồng độ làm giảm mật số tuyến trùng cao nhất trong đất tại thời điểm 15 ngày sau xử lý, đạt 44,79 % dịch chiết ở giai đoạn mầm và 44,98 % dịch chiết ở giai đoạn 3 – 5 lá thật. Mật số tuyến trùng trong rễ cây cà chua giảm nhiều nhất khi sử dụng dịch chiết ở nồng độ S tại thời điểm 15 ngày sau xử lý, đạt 20,38 % đối với dịch chiết ở giai đoạn mầm, và 29,36 % đối với dịch chiết ở giai đoạn 3 – 5 lá thật. Bên cạnh đó, dịch chiết từ giai đoạn mầm ở nồng độ S làm giảm mật số tuyến trùng trong đất cao nhất ở thời điểm 5 ngày sau xử lý với hiệu lực là 46,40 % và 58,04 % sau 15 ngày sau xử lý từ dịch chiết từ giai đoạn 3 – 5 lá.



Từ khoá: dịch chiết, súp lơ xanh, tuyến trùng Meloidogyne spp., glucosinolates

I. Đặt vấn đề



Bệnh do tuyến trùng thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và biểu hiện rõ nét vào giữa và cuối mùa mưa. Sau khi bị tuyến trùng tấn công, cây thường dễ bị nhiễm các giống nấm gây bệnh như: Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium, v.v. Ở nước ta đã xuất hiện nhiều loại bệnh hại gọi là bệnh hỗn hợp do tuyến trùng nốt sưng, các giống nấm và vi khuẩn gây bệnh như bệnh héo xanh vi khuẩn (Raltonia solanacearum), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporum), bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo rũ, mốc trắng do (Sclerotium rolfsii). Ở hồ tiêu, tuyến trùng tạo vết thương dẫn đường cho nấm xâm nhập như Phytophthora gây bệnh chết nhanh, Fusarium sp. gây vàng lá thối rễ. Do đó, hệ thống tổng hợp các biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cây trồng hiện nay, biện pháp dùng phân hữu cơ và sinh học (chiết xuất từ thực vật) thực sự có nhiều hứa hẹn.

Các hợp chất glucosinolate hiện diện rất phong phú trong họ thập tự và trong chi Brassica, đặc biệt có nhiều trong súp lơ xanh (Brassica oleracea). Theo nghiên cứu của [7] thì glucosinolate trong súp lơ xanh có tác dụng phòng trừ hiệu quả một số loại tuyến trùng như: Meloidogyne javanica, Tylenchulus semipenetrans. Các nghiên cứu ứng dụng về dịch chiết từ cây Brassica juncea, súp lơ xanh, lúa mì địa phương ở 3 mức sinh khối 0,7 %, 2,0 % và 2,9 % w/w (tương đương với nồng độ của sinigrin dao động trong khoảng 0,99 – 4,32 mmol/ml) đều có khả năng làm giảm mật số tuyến trùng Meloidogyne javanica. Tại mức sinh khối 0,7 % thì chỉ giảm M. javanica ở khoảng 6 – 24 %, ở mức sinh khối 2,0 % thì làm giảm M. javanica 100% đối với Brassica juncea và 34 % đối với súp lơ xanh và lúa mì. Ở mức cao nhất thì tỷ lệ giảm tương đương theo thứ tự B. juncea, súp lơ xanh, lúa mì là 100 %, 94 %, 72 % [7]. Cũng trong nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sử dụng dịch chiết từ Brassica juncea, súp lơ xanh, lúa mì cũng có thể ức chế tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans ở 3 mức sinh khối 0,4 %, 0,6 %, 0,9 % w/w tương đương với nồng độ sinigrin 0,62, 0,92 và 1,33 mmol/ml. Nồng độ và thành phần glucosinolate trong các loài thực vật thường khác nhau và trong cùng một cây ở các bộ phận khác nhau thì cũng khác nhau. Ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau cũng khác nhau về nồng độ và thành phần [6]. Nồng độ glucosinolate cao nhất có trong hạt giống, mầm ở 4 ngày tuổi, kế tiếp là lá non; trong thân, lá, rễ chứa một lượng trung bình và thấp nhất là ở hoa [1]. Hiện nay việc đánh giá tính hiệu quả cúa súp lơ xanh trong việc phòng trừ tuyến trùng là một nội dung mới, chưa được nghiên cứu nhiều và rộng rãi trong nước. Kết quả trong nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm nguồn thảo mộc sử dụng cho việc phát triển các chế phẩm sinh học cho việc phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây trồng.

  1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2.1 Nguyên liệu

Mẫu tuyến trùng Meloidogyne spp. được thu thập từ mẫu đất trồng dưa lưới tại Trại thực nghiệm Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Mẫu cải súp lơ xanh ở các giai đoạn: mầm súp lơ 4 ngày tuổi, súp lơ có 3 – 5 lá thật (một tháng sau khi gieo); cây cà chua 2 – 3 lá thật được gieo trồng trong nhà lưới.


2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập tuyến trùng


Cân 50 g đất cho vào rây lọc có lót giấy thấm và đặt rây lọc vào đĩa petri, cho nước vừa sắp mặt lưới, đậy nắp lại, ghi ký hiệu và đặt nơi thoáng mát. Đếm mật số sau 24 giờ. Đối với mẫu rễ, rễ nhiễm bệnh được thu đem về rửa sạch đất, sau đó để lên giấy thấm cho khô nước. Sau đó lấy 1 g rễ cắt thành từng đoạn thật nhỏ để rễ vào rây lọc có lót giấy thấm và đặt rây lọc vào đĩa petri, cho nước vừa ngập rễ, đậy nắp lại ghi kí hiệu và đặt nơi thoáng mát. Sau 24 giờ chúng tôi tiến hành đếm mật số.

2.2.2 Tạo nguồn và trích lọc ấu trùng tuyến trùng Meloidogyne spp.


Gieo hạt cà chua vào chậu có chứa 1 - 2 kg đất đã được hấp khử trùng bằng nồi hấp, sau khi cà chua phát triển ổn định (2 – 3 cặp lá thật) tiến hành chủng tuyến trùng Meloidogyne spp. (100 con tuyến trùng/gốc cây cà chua) vào 4 vị trí xung quanh gốc cà chua, sâu khoảng 3 cm. Chăm sóc cây cà chua để tuyến trùng phát triển. Sau khoảng 6 tuần thì nhổ cây cà chua, lấy phần rễ để ly trích thu tuyến trùng Meloidogyne spp. Rễ cây cà chua nhiễm bệnh được thu, đem cắt nhỏ (khoảng 1 – 2 cm) cho vào 1,5 lít nước cất chứa 0,7 % nước javen lắc đều trong 3 phút để làm mòn lớp gelatin (túi trứng vỡ ra). Sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng, lọc dung dịch có chứa tuyến trùng lần lược qua các rây lọc có đường kính lỗ 750, 250, 79, 38 µm, trứng tuyến trùng sẽ đọng lại trên rây 38 µm. Sau 3 – 5 ngày trứng nở và tuyến trùng sẽ chui qua lưới lọc xuống nước bên dưới, thu lấy nước và đếm tuyến trùng. Tuyến trùng được đếm theo phương pháp của [2].

2.2.3 Chuẩn bị dịch chiết từ súp lơ xanh


Các giai đoạn sinh trưởng của cây súp lơ xanh được thu thập ngoài vườn trồng. Thu thân, lá của mỗi giai đoạn, rửa sạch và cân trọng lượng. Lấy 25 g và cho thêm 75 ml nước cất, nghiền bằng cối sứ sau đó lọc bằng vải. Hỗn hợp được ly tâm trong 20 phút với tốc độ 4000 vòng/phút, loại bỏ phần cặn bên dưới và được lọc 2 lần qua giấy lọc. Dịch trích thu được bằng cách này được coi như nồng độ chuẩn “S” 100% và các dung dịch S/2, S/4, được tạo ra bằng cách thêm một lượng nước thích hợp để pha loãng 50 % và 25 %; S0 là dung dịch nước đối chứng [5].

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết từ súp lơ xanh ở các giai đoạn sinh trưởng lên tuyến trùng Meloidogyne spp. trong ống eppendorf


Để đánh giá ảnh hưởng của dịch trích từ súp lơ xanh đến tỷ lệ chết của ấu trùng, chúng tôi sử dụng micropipette hút lấy dung dịch chứa khoảng 35 con tuyến trùng cho vào ống eppendorf 1,5 ml có chứa sẵn 1 ml dịch trích “S” sau đó đậy nắp, lắc nhẹ để trộn đều. Các nồng độ còn lại S/2, S/4, S0 cũng thực hiện tương tự, các ống eppendorf được đặt ở nhiệt độ phòng. Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố và 3 lần lập lại.Yếu tố A là dịch chiết từ 2 giai đoạn sinh trưởng của súp lơ xanh, có 2 giai đoạn: dịch chiết mầm 4 ngày tuổi (A1), dịch chiết súp lơ có 3 – 5 lá thật (A2). Yếu tố B là nồng độ dịch chiết, có 4 mức nồng độ: S (B1), S/2 (B2), S/4 (B3), S0 (B4: không sử dụng dịch chiết). Hỗn hợp trong mỗi eppendorf được rút ra bằng micropipette (1000 µl) cho vào buồng đếm và đếm mật số ấu trùng sống và chết. Những con không di chuyển, cơ thể trong, duỗi thẳng thì được coi là đã chết. Số ấu trùng chết và sống trong mỗi ống eppendorf được ghi nhận ở các thời điểm 24, 48, 72 giờ sau chủng.

2.2. Đánh giá khả năng quản lý tuyến trùng bướu rễ (Meloidogyne spp.) từ dịch chiết của súp lơ xanh ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong môi trường đất.


Tương tự như thí nghiệm 1, thí nghiệm này bao gồm 8 nghiệm thức và được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố và 3 lần lập lại. Mỗi nghiệm thức là một khay nhựa chứa 300 g đất thịt pha cát đã được khử trùng, trải đều trong mỗi khay và để ở 60 0C trong 3 giờ. Để đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng của dịch chiết từ súp lơ xanh đến tỷ lệ chết của tuyến trùng, chúng tôi sử dụng pipette hút 1 ml dung dịch chứa tuyến trùng Meloidogyne spp. có cùng mật số 300 con, cho vào trung tâm đất trong mỗi khay và lấp đất lại, để khoảng 3 ngày cho tuyến trùng phân tán đều trong đất. Tưới 10 ml dịch chiết đều trên mặt đất với nồng độ như thí nghiệm đã bố trí, thêm nước vào để đạt được độ ẩm 60 % [4]. Các khay được đậy nắp lại và ủ trong 72 giờ ở 25 0C. Sau khi ủ 72 giờ, ở 5 điểm khác nhau trên mỗi khay lấy 50 g đất, trích lọc và đếm tuyến trùng trong đất và đếm dưới kính hiển vi soi ảnh ngược.

2.3. Đánh giá khả năng quản lý tuyến trùng bướu rễ (Melodogyne spp.) từ dịch chiết của các giai đoạn sinh trưởng súp lơ xanh trong nhà lưới.

Để đánh giá thêm khả năng ức chế tuyến trùng từ dịch chiết của súp lơ xanh trong điều kiện thực tế, các nghiên cứu sẽ được tiến hành trong quy mô phòng thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức trồng 15 cây cà chua trên đất đã khử trùng. Khi cà chua được 2 – 3 lá tiến hành chủng tuyến trùng bằng cách dùng pipette hút dung dịch có chứa 300 ấu trùng tuyến trùng vào 4 vị trí xung quanh gốc cà chua (sâu 2,5 - 3 cm), chăm sóc cây cà chua cho tuyến trùng ký sinh vào rễ và phát triển. Sau 7 ngày rễ cà chua xuất hiện nốt sưng tiến hành tưới dịch chiết lên gốc cây cà chua như thí nghiệm đã bố trí. Ở mỗi thời điểm theo dõi nhổ 3 cây/1 nghiệm thức kiểm tra mật số tuyến trùng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố với 8 nghiệm thức và 3 lần lập lại.Yếu tố A là dịch chiết từ súp lơ xanh ở 2 giai đoạn sinh trưởng: mầm 4 ngày tuổi (A1), súp lơ 3 – 5 lá thật (A2).Yếu tố B là nồng độ dịch chiết, có 3 mức nồng độ: S (B1), S/2 (B2), S/4 (B3), S0 (B4: không sử dụng dịch chiết). Thu phần đất ở 4 điểm xung quanh rễ cà chua sao cho đủ 50g đất. Cây cà chua được nhổ thu lấy 1g rễ, phần rễ thu được sẽ được trích lọc thông qua phương pháp thu thập tuyến trùng và đếm tuyến trùng.



2.2.4 Các chỉ tiêu thao dõi

  • Mật số tuyến trùng trong rễ trước và sau khi xử lý 5, 10, 15 ngày (con/1 g rễ).

  • Mật số tuyến trùng trong đất trước và sau khi xử lý 5, 10, 15 ngày (con/50 g đất).

  • Tỷ lệ chết được tính theo công thức: Tỷ lệ chết (%) = Số ấu trùng chết/tổng số ấu trùng x 100 hoặc Tỷ lệ chết (%) = Số tuyến trùng chết/tổng số tuyến trùng x 100

  • Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng ở các thời điểm trên được tính bằng công thức Henderson- Tilton:


Trong đó: Ta: Mật độ cá thể dịch hại lô thí nghiệm sau xử lý Tb: Mật độ cá thể dịch hại lô thí nghiệm trước xử lý

Ca: Mật độ cá thể dịch hại lô đối chứng sau xử lý

Cb: Mật độ cá thể dịch hại lô đối chứng trước xử lý


2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu


Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel, xử lý thống kê theo phương pháp ANOVA chạy trên phần mềm MSTAT-C. Chuyển đổi số liệu bằng phương pháp arcsin hóa (dò tìm các giá trị theo phụ lục 8 – cơ sở toán học của các phép xử lý thống kê trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp).
  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết từ súp lơ xanh ở các giai đoạn sinh trưởng lên tuyến trùng Meloidogyne spp. trong ống eppendorf


Sau 24 giờ xử lý, dịch chiết ở nồng độ S tỷ lệ tuyến trùng chết cao nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi tưới dịch chiết ở nồng độ S/4 và S0. Sau 48 giờ xử lý, dịch chiết ở nồng độ S làm giảm mật số tuyến trùng cao nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi tưới dịch chiết ở nồng độ S0. Sau 72 giờ xử lý, khi sử dụng dịch chiết ở nồng độ S làm giảm mật số tuyến trùng cao nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi tưới dịch chiết ở nồng độ S/2, S/4 và S0 (Bảng 1). Ở nồng độ S (B1) nơi mà hàm lượng các chất isothiocyanates và nitriles thuộc nhóm các hợp chất glucosinolate được xem là cao nhất sẽ tác động đến vòng đời của tuyến trùng dẫn đến hạn chế sự phát triển của chúng. Các enzyme này thường có nồng độ cao ở rễ của nhóm thực vật thuộc họ Brassicaceae nhằm ngăn cản sự tấn công của các nhóm tuyến trùng [3]. Độc tố của các hoạt chất này sẽ giảm khi được pha loãng ở các nồng độ khác nhau dẫn đến tỉ lệ chết của các tuyến trùng sẽ khác nhau. Kết quả này đã chỉ ra được ảnh hưởng của dịch chiết súp lơ xanh lên tỉ lệ chết của tuyến trùng trong quy mô phòng thí nghiệm.

Bảng 1 Ảnh hưởng của dịch chiết súp lơ xanh lên tỷ lệ chết của tuyến trùng qua các lần theo dõi trong ống eppendorf.







Đơn vị tính: %

Nồng độ (B)

Dịch chiết ở 2 giai đoạn sinh trưởng (A)

Trung bình B

A1 (mầm)

A2 (3 – 5 lá thật)

24 giờ sau xử lý

B1 (100 %)

66,66 ± 4,36a

58,09 ± 5,94a

62,38A

B2 (50 %)

60,95 ± 5,95a

52,38 ± 1,65bc

56,67AB

B3 (25 %)

48,57 ± 2,86bc

40,00 ± 4,95c

44,28C

B4 (0 %)

15,23 ±1,65 d

14,28 ± 2,86d

14,76D

Trung bình A

47,85BC

41,19C




F(A) = 15,37**; F(B) = 166,94**; F(AB) = 0,96ns

CV (%) = 6,11



48 giờ sau xử lý

B1 (100%)

90,47 ± 0,82a

87,62 ± 4,36a

89,05A

B2 (50 %)

82,85 ± 4,95ab

78,04 ± 10,77ab

80,45AB

B3 (25 %)

74,28 ± 4,95b

68,57 ± 10,30b

71,42B

B4 (0 %)

29,52 ± 7, 19c

33,33 ± 4, 36c

31,42C

Trung bình A

69,28B

66,89B




F(A) = 0,14ns; F(B) = 85,68**; F(AB) = 0,57ns

CV (%) = 7,39



72 giờ sau xử lý

B1 (100 %)

100,00 ± 0,00a

98,10 ± 1,65a

99,05A

B2 (50 %)

96,19 ± 1,65b

93,33 ± 3,30b

94,76B

B3 (25 %)

82,86 ± 4,95c

80,95 ± 2,86c

81,90C

B4 (0 %)

42,85 ± 1,65d

41,90 ± 1,65d

42,38D

Trunng bình A

80,48C

78,57C




F(A) = 0,09ns; F(B) = 253,87**; F(AB) = 0,59ns, CV (%) = 4,74

Ghi chú: - ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05), *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,01 < P < 0,05) và **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01)
- Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01 theo phận hạng Ducan.
- Phân hạng giữa các mức của từng yếu tố (chữ in hoa) và phân hạng giữa các nghiệm thức (chữ thường).

3.2. Đánh giá khả năng quản lý tuyến trùng bướu rễ (Meloidogyne spp.) từ dịch chiết của súp lơ xanh ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong môi trường đất.


Kết quả trong bảng 2 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh 2 loại dịch chiết với nhau. Ở các nồng độ dịch chiết khác nhau (S, S/2, S/4) sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với không sử dụng dịch chiết (S0). Tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê khi so với đối chứng. Mặc dù tỉ lệ chết của tuyến trùng trong đất có thấp hơn so với việc tiếp xúc trực tiếp với dịch chiết của súp lơ xanh như trong bảng 1, khả năng ức chế sự phát triển của tuyến trùng vẫn được quan sát nhiều nhất ở nồng độ S và tỉ lệ chết của tuyến trùng giảm tương ứng với nồng độ pha loãng dịch chiết ban đầu. Việc giảm tỉ lệ chết của tuyến trùng trong đất cũng có thể phụ thuộc vào tập quán di chuyển trong đất của tuyến trùng để tránh tiếp xúc trực tiếp, phụ thuộc vào khả năng thẩm thấu và sự suy giảm nồng độ các hoạt chất glucosinolate trong quá trình xử lý.

Bảng 2 Tỷ lệ tuyến trùng chết sau 3 ngày theo dõi (%)







Đơn vị tính: %

Nồng độ (B)

Dịch chiết (A)

Trung bình B

A1 (mầm)

A2 (3 – 5 lá thật)

B1 (100 %)

87,57 ± 1,94a

82,87 ± 1,63a

85,22A

B2 (50 %)

81,47 ± 1,80ab

77,94 ± 5,18ab

79,70AB

B3 (25 %)

65,41 ± 9,23b

61,11 ± 10,75b

66,62B

B4 (0 %)

31,23 ± 6,44c

35,69 ± 6,55c

33,46C

Trung bình A

66,42B

65,90B




F(A) = 0,18ns, F(B) = 79,80**, F(AB) = 0,81ns

CV (%) = 7, 16



Ghi chú: - ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05), *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,01 < P < 0,05) và **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01)
- Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01 theo phận hạng Ducan.
- Phân hạng giữa các mức của từng yếu tố (chữ in hoa) và phân hạng giữa các nghiệm thức (chữ thường).

3.3 Đánh giá khả năng quản lý tuyến trùng bướu rễ (Melodogyne spp.) từ dịch chiết của các giai đoạn sinh trưởng súp lơ xanh trong nhà lưới.

Thời điểm 5 ngày sau xử lý, sử dụng dịch chiết ở nồng độ S làm giảm mật số tuyến trùng cao nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi tưới dịch chiết ở nồng độ S/2, S/4 và S0. Tưới dịch chiết ở nồng độ S/4 làm giảm mật độ tuyến trùng thấp nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với tưới dịch chiết ở nồng độ S và S0. Thời điểm 10 ngày sau xử lý, khi sử dụng dịch chiết ở nồng độ S làm giảm mật số tuyến trùng cao nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi tưới dịch chiết ở nồng độ S/2, S/4 và S0. Thời điểm 15 ngày sau xử lý, khi sử dụng dịch chiết ở nồng độ S làm giảm mật số tuyến trùng cao nhất, có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với khi tưới dịch chiết ở nồng độ S/2, S/4, S0. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê khi so sánh các nồng độ dịch chiết với nhau (Bảng 3). Như vậy nồng độ ban đầu của dịch chiết (nồng độ S) tác động mạnh đến mật số tuyến trùng. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất thể hiện cao nhất ở 5 ngày sau xử lý và giảm dần theo thời gian. Điều này là do nồng độ hoạt chất bị suy giảm trong điều kiện nhà lưới dưới tác động của nhiều tác nhân bên ngoài khác. Chính vì vậy việc nghiên cứu đánh giá sâu hơn về tỉ lệ nộng độ S ban đầu (thay đổi tỉ lệ trọng lượng súp lơ xanh) cùng với các nghiên cứu liên quan đến các điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, điều kiện thời tiết, tưới tiêu, v.v. sẽ giúp cho việc tìm ra phương pháp phù hợp trong việc phòng trừ sự tấn công của các nhóm tuyến trùng gây hại cây trồng.



Bảng 3. Mật số tuyến trùng con/50 g đất qua các lần theo dõi







Đơn vị tính: con/50 g

Nồng độ (B)

Dịch chiết (A)

Trung bình B

A1 (mầm)

A2 (3 – 5 lá thật)

Trước khi xử lý

B1 (100 %)

152,67 ± 1,11

156,33 ± 6.06

154,50

B2 (50 %)

159,55 ± 8,45

160,18 ± 5,40

159,86

B3 (25 %)

157,05 ± 3,46

156,58 ± 7,18

156,82

B4 (0 %)

155,78 ± 3,53

154,10 ± 3,32

154,94

Trung bình A

156,26

156,80




F(A) = 1,69ns; F(B) = 35,70ns; F(AB) = 7,85ns

CV (%) = 3,62



5 ngày sau xử lý

B1 (100 %)

75,46 ± 8,21c

81,37 ± 3,13c

78,41C

B2 (50 %)

99,86 ± 17,46b

100,94 ± 6,06b

100,46B

B3 (25 %)

116,35 ± 4,84b

120,82 ± 8,14b

118,58B

B4 (0 %)

143,65 ± 7,27a

144,08 ± 3,63a

143,86A

Trung bình A

108,86B

111,80B




F(A) = 0,76ns; F(B) = 67,49**; F(AB) = 0,16ns

CV (%) = 7,50



10 ngày sau xử lý

B1 (100 %)

68,68 ± 3,52d

78,68 ± 3,66d

73,68D

B2 (50 %)

87,03 ± 7,20c

89,13 ± 4,41c

88,08C

B3 (25 %)

101,33 ± 8,20b

95,15 ± 5,24b

98,24B

B4 (0 %)

125,66 ± 2,83a

119,02 ± 5,79a

122,34A

Trunng bình A

95,67B

95,50B




F(A) = 0,02ns; F(B) = 177,60**; F(AB) = 6,58**

CV (%) = 3,94



15 ngày sau xử lý

B1 (100 %)

44,79 ± 2,24c

44,98 ± 2,23c

44,88C

B2 (50 %)

53,09 ± 2,65bc

60,22 ± 0,37b

56,65B

B3 (25 %)

59,02 ± 6,22b

58,68 ± 5,14b

58,85B

B4 (0 %)

71,88 ± 2,21a

67,60 ± 3,74a

69,74A

Trung bình A

57,20B

57,87B




F(A) = 0,00ns; F(B) = 21,11**; F(AB) = 0,22ns

CV (%) = 6,34



Ghi chú: - ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05), *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,01 < P < 0,05) và **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01)
- Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01 theo phận hạng Ducan.
- Phân hạng giữa các mức của từng yếu tố (chữ in hoa) và phân hạng giữa các nghiệm thức (chữ thường).

Tác động của dịch chiết súp lơ xanh ở nồng độ S không chỉ liên quan đến mật số tuyến trùng trong đất mà còn liên quan đến mật số tuyến trùng ký sinh trong rễ. Qua bảng 4 cho thấy vào thời điểm trước xử lý sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê. Ở tất cả các thời điểm theo dõi sau xử lý, khi so sánh giữa việc sử dụng 2 loại dịch chiết thì sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy hiệu lực phòng trừ tuyến trùng ký sinh trong rễ khi sử dụng dịch chiết súp lơ xanh ở nồng độ S biểu hiện cao nhất là sau 15 ngày sau xử lý (58,04%) và giảm dần theo nồng độ pha loãng. Điều này thể hiện được vai trò ức chế sự phát triển của tuyến trùng trong môi trường đất và sự ký sinh của chúng trong rễ của cây trồng.
Bảng 4. Mật số tuyến trùng con/1 g rễ qua các lần theo dõi







Đv tính: con/1g rễ

Nồng độ (B)

Dịch chiết (A)

Trung bình B

A1 (mầm)

A2 (3 – 5 lá thật)

Trước khi xử lý

B1 (100 %)

100,20 ± 2,97

112,88 ± 7,35

106,54

B2 (50 %)

97,98 ± 7,14

100,04 ± 13,85

99,01

B3 (25 %)

98,77 ± 8,72

108,17 ± 8,78

103,47

B4 (0 %)

106,18 ± 12,68

106,73 ± 4,66

106,45

Trung bình A

100,78

106,95




F(A) = 3,84ns; F(B) = 1,26ns; F(AB) = 0,85ns

CV (%) = 7,44



5 ngày sau xử lý

B1 (100 %)

67,37 ± 2,07c

66,1 ± 4,04c

66,77C

B2 (50 %)

74,99 ± 1,08bc

76,42 ± 3,08bc

75,38BC

B3 (25 %)

75,61 ± 4,11bc

71,15 ± 2,48bc

73,38BC

B4 (0 %)

77,71 ± 1,32a

86,71 ± 1,03a

82,21A

Trung bình A

73,92BC

75,11BC




F(A) = 3,21ns; F(B) = 48,12**; F(AB) = 1,79ns

CV (%) = 3,03



10 ngày sau xử lý

B1 (100 %)

32,39 ± 0,70c

31,74 ± 0,82c

32,07C

B2 (50 %)

35,17 ± 1,73bc

32,94 ± 0,72bc

34,05BC

B3 (25 %)

39,31 ± 0,68bc

37,11 ± 2,32bc

38,21BC

B4 (0 %)

43,40 ± 2,30a

43,37 ± 2,42a

43,39A

Trunng bình A

37,57BC

36,29BC




F(A) = 1,98ns; F(B) = 56,09**; F(AB) = 0,50ns

CV (%) = 4,41



15 ngày sau xử lý

B1 (100 %)

20,38 ± 0,88b

29,36 ± 1,02b

19,87B

B2 (50 %)

22,09 ± 1,94b

22,82 ± 1,41b

22,45B

B3 (25 %)

31,75 ± 1,17a

28,65 ± 2,07a

30,20A

B4 (0 %)

34,03 ± 3,74a

34,79 ± 3,35a

34,41A

Trung bình A

27,06B

26,40B




F(A) = 0,84ns; F(B) = 87,80**; F(AB) = 1,62ns

CV (%) = 6,59



Ghi chú: - ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( P > 0,05), *: khác biệt có ý nghĩa thống kê (0,01 < P < 0,05) và **: khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01)
- Trong cùng một cột, sau các giá trị trung bình có cùng mẫu tự không có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01 theo phận hạng Ducan.
- Phân hạng giữa các mức của từng yếu tố (chữ in hoa) và phân hạng giữa các nghiệm thức (chữ thường).


IV. Kết luận


Khả năng quản lý tuyến trùng trong ống eppendorf cao nhất khi sử dụng dịch chiết súp lơ xanh ở nồng độ S (25 g súp lơ và 75 ml nước cất) tại thời điểm 72 giờ sau xử lý. Trong điều kiện nhà lưới, khả năng kiểm soát tuyến trùng cao nhất trong đất là 46,40 % khi sử dụng dịch chiết từ giai đoạn mầm ở nồng độ S sau 5 ngày xử lý và khả năng kiểm soát tuyến trùng cao nhất trong rễ là 58,04 % khi sử dụng dịch chiết từ giai đoạn 3 – 5 lá thật ở cùng một nồng độ sau 15 ngày xử lý. Bước đầu trong nghiên cứu này đã chỉ ra được vai trò phòng trừ tuyến trùng của dịch chiết súp lơ xanh và tiềm năng ứng dụng chúng trong thực tế. Khảo sát khả năng ứng dụng dịch chiết từ các phế phẩm súp lơ xanh sẽ rất có ý nghĩa về mặt kinh tế trong việc tận thu các phế phẩm nông nghiệp cho việc phòng trừ sinh học tuyến trùng gây hại cây trồngtrong thực tế.
V. Tài liệu tham khảo

  1. Brown, P.D., tokuhisa, J.G., Reichelt, M., Gershenzon, J. (2003) Variation of glucosinolate accumulation among organs and developmental stages of Arabidopsis thaliana. Phytochemistry 62:471- 481.

  2. Nguyen Ngoc Chau (2003) Tuyến trùng thực vật và cơ sở phòng trừ. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

  3. Lazzeri Luca, Giovanna Curto, Onofrio Leoni, and Elisabetta Dallavalle (2004) Effects of Glucosinolates and Their Enzymatic Hydrolysis Products via Myrosinase on the Root-knot Nematode Meloidogyne incognita (Kofoid et White) Chitw. Journal of Agricultural and Food Chemistry 52 (22):6703-6707.

  4. Mitchell, J. (1997) soil-water relations. Sustanable Agriculture Farming System Internal Report 70-72.

  5. Muhamad, A.I. (2003) Ecology, byalogy and internal control of citrus nematode (Tylenchulus semipenetrans Cobb.) the cause of slow decline in the Punjiab, Pakistan. Doctor of Phylosophy in Plant Pathology, 201 pp.

  6. Verkerk, K., Schreiner, M., Krumbein, A., Ciska, E., Holst, B., Rowland, I., De Schrijver, R., Hansem, M., Gerhauser, C., Mithen, R., and Dekker, M. (2009) Glucosinolate in Brassica vegetables: the influence of the food supply chain in intake, bioavailability and human health. Mol. Nutr. Food. Res., 53, S219-S265.

  7. Zasada, I.A., Ferris, H. (2003) Nematodes suppression with brassicaceous amendment: application based upon glucodinolate profiles. Soil Biology and Biochemistry. 36: 1017-1024.

Nematode suppressions (Meloidogyne spp.) from the seedling extracts of broccoli (Brassica oleracea var. Italica)

Le Diem Huong1a, Le Cao Luong1b, Nguyen Ngoc Bao Chau2, Nguyen Bao Quoc*1a


1aReseach Institute of Biotechnology and Environment, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

1b Faculty of Agronomy, Nong Lam University, Ho Chi Minh city, Vietnam

2Faculty of Biotechnology, Ho Chi Minh city Open University, Vietnam.

*Contact address: Dr. Nguyen Bao Quoc

Reseach Institute of Biotechnology and Environment, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam. Email: baoquoc@hcmuaf.edu.vn
Abstract

The usage of bioticidal waste resource for pest management is very essential in the development of sustainable agriculture. As previous studies, the brocoli has been known to be capable of producing glucosinolates against the attack of pests. Therefore, the aim of this study is to validate nematode suppression, particulalrly Meloidogyne spp. caused by the extracts of brocoli seedlings (sprout stage and 3-5 young leaves). The results indicated that broccoli extracts at the concentration S provided the highest motality rates of nematode (100% and 98%) at sprout phase and 3-5 young leaves respectively when treating directly with the extracts after 72 hours. In soil, brocoli extracts can cause the effect on nematode death with 85.22% at the S concentration. For the experiments in the net house, nematode densities in soil and roots decreased efficiently after 15 days of treatment at the concentration S. The brocoli extracts at the concentration S decreased nematode densities in soil after 5 days (46,4%) meanwhile 3-5 young leaves plant extracts at the same concentration showed the reduction of nematode densities in roots after 15 days of treatment (58,04%).



Key words: broccoli extracts, brocoli, nematode Meloidogyne spp., glucosinolates




Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,
hoithao -> KHẲng đỊnh chi cosmianthemum và loài cosmianthemum knoxiifolium (C. B. Clarke) B. Hansen thuộc họ Ô RÔ (acanthaceae) CÓ phân bố Ở việt nam

tải về 127.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương