Ngày soạn: Tiết 17, 18, 19 Chuyên đề: SÓng âm I. MỤc tiêu chuyêN ĐỀ



tải về 75.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích75.29 Kb.
#26507
Ngày soạn:

Tiết 17, 18, 19 Chuyên đề: SÓNG ÂM
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức

- Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.

- Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.

- Nêu được các đặc trưng vật lí của âm ( tần số, mức cường độ âm và các họa âm) của âm.

- Nêu được các đặc trưng sinh lí của âm (độ cao, độ to và âm sắc) của âm.

- Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc



2. Kỹ năng

- Trình bày được sơ lược về âm cơ bản và các họa âm

- Vận dụng được các đặc trưng sinh l‎y (độ cao, độ to và âm sắc) của âm vào thực tế

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tích cực, tự giác nghiên cứu và yêu thích học bộ môn.



4. Năng lực hướng tới.

- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng kiến thức vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến sóng âm và các bài toán liên quan đến cường độ âm và mức cường độ âm.

- Năng lực phương pháp: Đề xuất được các kiến thức liên quan đến sóng âm trong thực tế.

- Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện trao đổi, thảo luận trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ của bài.

- Năng lực cá thể: Kết hợp các kiến thức và công thức trong bài để giải thích các tình huống thực tiễn.

II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp vấn đáp.



III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Làm các thí nghiệm trong bài 10 sgk, một số nhạc cụ

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số

Lớp dạy

Tiết

Ngày dạy

Sĩ sô

Học sinh vắng

Ghi ch‎ú

12A2

17













18













19













12A3

17













18













19













12A4

17













18













19













2. Kiểm tra bài cũ: lồng trong giờ

3. Bài mới

Khởi động: Cho học sinh nghe 2 đoạn nhạc của Sơn Tùng và Lệ Rơi và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của 2 giọng hát đó?

Đặt vấn đề: Chúng ta cảm nhận được sự khác nhau của 2 nguồn âm khác nhau là do sự cảm nhận tinh tế của tai (đặc trưng sinh ly) bằng máy móc ta có thể đo được các đặc điểm riêng của âm ( đặc trưng vật ly ) âm thanh có những đặc trưng sinh ly và đặc trưng vật ly nào chúng ta cùng nghiên cứu trong chuyên đề: Sóng âm

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Âm, nguồn âm, sự truyền âm

STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Đề nghị các nhóm học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi:




1. Âm là gì? Nguồn âm là gì? Nêu ví dụ về nguồn âm ?

2. Âm truyền tốt, truyền kém và không truyền được trong các môi trường nào?

3. So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường. ?

4. Đề xuất các cách làm giảm tiếng ồn trong nhà. ?




2

Thực hiện nhiệm vụ

Hs Thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, phát hiện, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn



3

Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm khác.

GV xác nhận các ý kiến đúng ở từng câu trả lời.



4

Kết luận hợp thức hóa kiến thức

I. Âm. Nguồn âm.

1. Âm: là những sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng khí

2. Nguồn âm: Nguồn âm là một vật dao động phát ra âm.

Tần số âm phát ra bằng tần số dao động của nguồn



3. Sự truyền âm:

Sóng âm truyền được qua các chất: Rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không

Âm hầu như không truyền được qua các chất như xốp, bông, len… chất cách âm

Đặc điểm: vrắn > vlỏng > vkhí.




Hoạt động 2: Tìm hiểu tần số âm, độ cao của âm

Đvđ: Giọng của Sơn Tùng nghe cao-trong còn Lệ Rơi nghe thấp do yếu tố nào quyết định

STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Đề nghị cá nhân học sinh nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi:



1. Tần số âm là gì?

2. Tần số âm có liên hệ tới yếu tố sinh lí nào của âm?

3. Khi nghe bất kỳ một âm nào đó ta có thể dự đoán được tần số của nó không ?

4. Tai người nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng nào ?

5. Thế nào là hạ âm, siêu âm ?

6. Ứng dụng nổi bật nhất của siêu âm ?

7. Khi truyền qua các môi trường khác nhau vận tốc, bước sóng, tần số sóng, và độ cao thay đổi như thế nào ?


2

Thực hiện nhiệm vụ

Hs tìm hiểu SGK về độ cao của âm và trả lời câu hỏi.

3

Báo cáo, thảo luận

Hs trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

GV theo dõi, nhận xét, đánh giá tính đúng đắn của câu trả lời.



4

Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức

II. Tần số âm, độ cao của âm

1. Tần số: Là một đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm

2. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm

( Âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao nhưng độ cao của âm không tỉ lệ thuận với tần số âm)



3. Âm nghe được: Là những âm có tần số từ 16Hz đến 20 000Hz

( Âm thanh mà tai người nghe được)



4. Hạ âm: Âm không nghe được: Tần số nhỏ hơn 16hz Một số loài như voi, chim câu nghe được hạ âm

5. Siêu âm: Âm không nghe được: Tần số lớn hơn

20000 Hz.

Một số loài như: dơi, chó, cá heo nghe được siêu âm

Chú y‎: Trong quá trình truyền âm qua các môi trường thì vận tốc và bước sóng thay đổi nhưng tần số không đổi do đó cảm giác độ cao không đổi.

6. Bài tập vận dụng

Câu 3. Độ cao của âm gắn liền với

A. Tần số âm. B. Cường độ âm

C. Mức cường độ âm D. Đồ thị dao động âm



Câu 4. Âm nào sau đây là âm nghe được

A. T = 8s B. T = 8ms C. T = 8ns D. 800ms



ĐH 2008: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là

A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm.

C. hạ âm. D. siêu âm.

Câu 6. Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải:

A. Kéo căng dây đàn hơn B. Làm trùng dây đàn hơn.

C. Gảy đàn mạnh hơn D. Gảy đàn nhẹ hơn

Bạn có biết: Dưới góc độ vật lý. độ cao của âm do dây đàn phát ra phụ thuộc vào lực căng của dây và phụ thuộc vào khối lượng của một đơn vị độ dài của dây. Khi lên dây đàn làm cho dây căng thêm, lực kéo các phần tử dây đàn tăng làm tần số dao động của dây đàn tăng. Kết quả là độ cao của âm do nó phát ra cũng tăng.

Như thế thực chất việc “lên dây đàn” chỉ là vận dụng kiến thức vật lý mà thôi. Chỉ có điều, người lên dây đàn kiểm tra độ chính xác về tần số âm bằng “tai” chứ không phải bằng các công thức khô khan của Vật lý học!!!



Hoạt động 3: Tìm hiểu cường độ âm, độ to của âm

Đvđ: Có những âm thanh nghe rất rõ còn có những âm thanh nghe không rõ đó là do đại lượng nào quyết định?

STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Đề nghị cá nhân học sinh nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi:

1. Nêu khái niệm và đơn vị cường độ âm?

2. Cường độ âm chuẩn là gì? Có giá trị bằng bao nhiêu?

3. Mức cường độ âm là gì? Cách xác định mức cường độ âm?

4. Âm có cường độ bằng 10 W/m2 thì có mức cường độ bằng bao nhiêu?

5. Cường độ âm liên quan đến đặc trưng sinh ly nào?

6. Lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa cường độ, mức cường độ và độ to của âm


2

Thực hiện nhiệm vụ

Hs tìm hiểu SGK thảo luận nhóm về cường độ, mức cường độ và độ cao của âm và trả lời câu hỏi.

3

Báo cáo, thảo luận

Hs trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

GV theo dõi, nhận xét, đánh giá tính đúng đắn của câu trả lời.



4

Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức

III. Cường độ âm, độ to của âm

1.Cường độ âm (I): Cường độ âm tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

Đơn vị: W/m2



Nếu nguồn phát sóng cầu trong môi trường đẳng hướng I = P/S = P/ 4.r2

Ngưỡng nghe Io là cường độ âm nhỏ nhất mà tai nghe được Io =10-12W/m2

Ngưỡng đau Iđ là cường độ âm lớn nhất mà tai nghe không đau Iđ =10 W/m2



2. Mức cường độ âm: Là đại lượng dùng để thiết lập thang bậc về cường độ âm.

L = lg(I/I0) đơn vị B

1B = 10db

3. Độ to của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí là mức cường độ âm

(Khi hai âm có cùng mức cường độ độ âm thì âm có tần số càng lớn âm càng to nên tần số cũng ảnh hưởng tới độ to của âm)

4. Bài tập vận dụng

Câu 9: Nguồn âm điểm có công suất P = 5W phát ra sóng cầu. Tính cường độ âm và mức cường độ âm tại điểm cách nó 100m(4.10-5W/m2 , 7,6 dB)

Câu 10: Khu phố ồn có L = 70 dB tính cường độ âm tại khu phố đó? )(10-5W/m2 )

Câu 11. Đh 2009 Nguồn âm phát ra sóng cầu biết tại điểm M,N có LM = 40dB; LN = 80 dB hỏi tỷ số IN/IM = ? (10000)

Câu 12. Đh 2012. Tại điểm O có 2 nguồn có công suất giống nhau phát ra sóng cầu. Biết tại A cách nguồn O khoảng r có LA = 20dB. Hỏi để tại trung điểm M của đoạn oA có LM = 30dB thì phải bổ xung thêm tại O bao nhiêu nguồn nữa? (ĐS 3 nguồn)


Hoạt động4: Tìm hiểu đồ thị dao động âm - âm sắc

Đvđ: Tại sao các em không cần nhìn thấy hình ảnh mà có thể nhận ra được giọng hát nào là của Lệ Rơi và giọng nào là của Sơn Tùng?

STT

Bước

Nội dung

1

Chuyển giao nhiệm vụ

Đề nghị các nhóm học sinh nghiên cứu SGK thảo luận trả lời các câu hỏi:




1. Thế nào là âm cơ bản, họa âm?

2. Thế nào là đồ thị dao động âm?

3. Tại sao ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các âm có cùng độ cao và cùng độ to, cùng tần số do các dụng cụ khác nhau phát ra?

4. Đồ thị dao động âm liên quan đến đặc trưng sinh ly nào?



2

Thực hiện nhiệm vụ

Hs Thảo luận theo nhóm bàn, thực hiện nhiệm vụ.

GV theo dõi, phát hiện, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn



3

Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các nhóm báo cáo kết quả, hướng dẫn các nhóm đưa ra ý kiến thảo luận, nhận xét đánh giá kết quả của nhóm khác.

GV xác nhận các ý kiến đúng ở từng câu trả lời.



4

Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức

IV. Đồ thị dao động âm - âm sắc.

+ Đồ thị dao động âm:

Âm cơ bản: Là những âm tần số nhỏ nhất mà nhạc cụ phát ra

Họa âm: Là những âm có tần số bằng một số nguyên lần tần số âm cơ bản ( k>1)

Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nốt nhạc âm được đồ thị dao động âm.

+ Âm sắc: Là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có mối liên hệ mật thiết với đồ thị dao động âm.



Bài tập vận dụng

Câu 1. Âm sắc là:

A. Màu sắc của âm

B. Một đặc trưng sinh lí của âm

C. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm

D. Một đặc trưng vật lí của âm

Câu 2. Âm La của đàn dương cầm (piano) và âm La của đàn vĩ cầm (violon) có thể cùng

A. độ cao B. độ to

C. Cường độ D. đồ thị dao động



4. Củng cố: Ghi nhớ những nội dung trong tiết học

5. Bài tập về nhà

V. Rút kinh nghiệm

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….



V. CỦNG CỐ, GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

Câu 1: Đơn vị cường độ âm:

A. Oát trên mét vuông B. Oát.

C. Niuton trên mét vuông D. Oát trên mét

Câu 2. Âm sắc là:

A. Màu sắc của âm B. Một đặc trưng sinh lí của âm

C. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm D. Một đặc trưng vật lí của âm

Câu 3. Độ cao của âm gắn liền với

A. Tần số âm. B. Cường độ âm

C. Mức cường độ âm D. Đồ thị dao động âm

Câu 4. Âm nào sau đây là âm nghe được

A. T = 8s B. T = 8ms C. T = 8ns D. 800ms



Câu 5. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:

A. 50dB B. 60dB C. 70dB D. 80dB

Câu 6. Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải:

A. Kéo căng dây đàn hơn B. Làm trùng dây đàn hơn.

C. Gảy đàn mạnh hơn D. Gảy đàn nhẹ hơn

Câu 6:Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là

A. f = 85 Hz. B. f = 170 Hz. C. f = 200 Hz. D. f = 255 Hz



Câu 7: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng:

A. 50dB B. 60dB C. 70dB D. 80dB

Câu 8 - ĐH 2008: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là

A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm.

C. hạ âm. D. siêu âm.

Câu 9: Nguồn âm điểm có công suất P = 5W phát ra sóng cầu. Tính cường độ âm và mức cường độ âm tại điểm cách nó 100m(4.10-5W/m2 , 7,6 dB)

Câu 10: Khu phố ồn có L = 70 dB tính cường độ âm tại khu phố đó? )(10-5W/m2 )

Câu 11. Đh 2009 Nguồn âm phát ra sóng cầu biết tại điểm M,N có LM = 40dB; LN = 80 dB hỏi tỷ số IN/IM = ? (1000)

Câu 12. Đh 2012. Tại điểm O có 2 nguồn có công suất giống nhau phát ra sóng cầu. Biết tại A cách nguồn O khoảng r có LA = 20dB. Hỏi để tại điểm M có LM = 30dB thì phải bổ xung thêm tại O bao nhiêu nguồn nữa? (ĐS 3 nguồn)

tải về 75.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương