Nguyễn văn phát bệnh viêm vú BÒ SỮa và MỘt số biện pháp phòng trị luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ BÒ SỮA



tải về 2.95 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.95 Mb.
#39108
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ BÒ SỮA


Để điều trị viêm vú bò sữa, có nhiều phương pháp được áp dụng. Trong đó có phương pháp dùng kháng sinh, có phương pháp không dùng kháng sinh hoặc kết hợp cả hai.

1.6.1 Dùng kháng sinh

Kháng sinh đã đáp ứng được những mục tiêu điều trị là nhanh chóng loại bỏ căn bệnh do nhiễm trùng, làm mất đi những dấu hiệu lâm sàng cục bộ cũng như toàn thân, tránh hoặc hạn chế những bệnh tích của nhu mô vú, phục hồi sự sản xuất sữa về chất lượng và số lượng, giảm sự phát tán mầm bệnh và tránh tử vong [4]; [165]. Tuy nhiên, những trường hợp viêm vú lâm sàng cấp tính do coliforms thì không cần thiết điều trị bằng kháng sinh, bởi thời gian bệnh ngắn và tỉ lệ tự khỏi cao [119]. Trường hợp này chỉ cần sử dụng thuốc kháng viêm, chất điện giải, oxytocin [97].

1.6.1.1 Chọn lựa kháng sinh

Quy tắc của việc sử dụng kháng sinh là chọn lựa một loại kháng sinh phổ hẹp điều trị cho một nhóm mầm bệnh, mầm bệnh gây viêm vú phải nhạy cảm, kháng sinh phân tán tốt tới bầu vú viêm theo đường cấp được chỉ định và nồng độ kháng sinh phân tán tới ổ viêm phải lớn hơn nồng độ ức chế tối thiểu đối với vi khuẩn [2].

Loài nhai lại bài thải kháng sinh rất nhanh nên có rất ít loại kháng sinh thích hợp cho việc điều trị toàn thân [151].

Theo Sandholm và ctv. (1995) [151], kháng sinh lý tưởng cho điều trị viêm vú:

+ MIC thấp cho tất cả mầm bệnh, không có sự đề kháng của mầm bệnh.

+ Có sinh khả dụng và khả năng khuếch tán cao trong bầu vú sau khi cấp.

+ Hòa tan được trong lipid.

+ Tính chất hóa học base yếu hoặc không bị ion hóa trong máu và sữa.

+ Thời gian bán hủy dài trong cơ thể.

+ Không phân bố ở những cơ quan khác bằng trong bầu vú.

+ Không phân bố qua đường dạ dày ruột.

Thông thường, điều trị viêm vú bằng những loại kháng sinh thế hệ cũ và phổ hẹp, hạn chế việc phối hợp nhiều loại kháng sinh.



Các nhóm kháng sinh diệt khuẩn

Các nhóm kháng sinh kìm khuẩn

Penicillin

Tetracycline

Cephalosporin

Phenicol

Aminoglycoside

Macrolide

Polymycin –B

Lincosamide

Trimethoprim-sulfonamide

Sulfonamide

(Võ Thị Trà An và Nguyễn Như Pho, 2003 [1])

Những kháng sinh diệt khuẩn và kháng sinh kìm khuẩn khi kết hợp với nhau có thể dẫn đến đối kháng. Ví dụ: không nên điều trị kết hợp giữa penicillin với sulfonamide hoặc tetracycline. Sản phẩm penicillin có chứa procain, khi procain bị thủy phân phóng thích PABA (para amino benzoic acid) làm giảm hiệu quả của sulfonamide [24]; [151].

Vấn đề quan trọng khi điều trị bằng kháng sinh là cung cấp đủ thuốc tới ổ viêm. Trong vú viêm, vi khuẩn tồn tại ở dạng tự do, bám chặt trên bề mặt tế bào hay trong tế bào vật chủ hoặc mô liên kết xung quanh vị trí nhiễm trùng [152].

1.6.1.2 Đường cấp kháng sinh

Trong điều trị bệnh viêm vú bò, kháng sinh thường được cấp qua đường bơm trực tiếp vào thùy vú hay qua đường tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Đường uống thường không được khuyến cáo trong điều trị đối với loài nhai lại bởi thể tích đường dạ dày ruột lớn. Mặt khác, loài nhai lại có hệ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa, khi cấp kháng sinh bằng đường uống sẽ bị vi sinh vật phân hủy hoặc kháng sinh tiêu diệt chúng làm rối loạn tiêu hóa [146]; [151].



  1. Điều trị cục bộ

Trong bệnh viêm vú, phương pháp đơn giản nhất mà hiệu quả là bơm thuốc trực tiếp vào thùy vú. Phương pháp này cũng được áp dụng cho bò khi cạn sữa trong qui trình phòng bệnh viêm vú với chế phẩm chứa kháng sinh có tác động kéo dài. Việc điều trị cục bộ hay đưa thuốc trực tiếp vào thùy vú viêm sẽ có nồng độ thuốc điều trị đạt được nhanh chóng và có thể sử dụng những loại kháng sinh không qua được tuyến sữa nếu cấp bằng đường tiêm. Bất lợi của điều trị cục bộ là sự phân tán của thuốc chậm và không đồng đều mọi nơi trong tuyến vú nhất là khi thùy vú bị thủy thũng hoặc có những ổ áp- xe [63]; [152].

Ngoài ra, một số kháng sinh (tetracycline, chloramphenicol, novobiocin, penicillin, streptomycin) có tác động ngăn chặn sự thực bào khi nồng độ thuốc cao. Điều này gia tăng khi điều trị kết hợp với chất kháng viêm corticoid [139]. Một hạn chế nữa của đường bơm thuốc vào vú là gặp phải những ca viêm vú mãn tính, các mô sẹo và những ổ áp- xe nhỏ ngăn cản sự khuếch tán của thuốc tới vị trí nhiễm trùng ở tận cùng những tiểu nang [63]; [152].

Về mặt vi khuẩn học, điều trị khỏi bệnh viêm vú bằng cách bơm thuốc trực tiếp vào thùy vú khi đang cho sữa là một vấn đề. Kết quả điều trị viêm vú do Staphylococcus trong thời gian cho sữa rất kém. Tỉ lệ số thùy vú được điều trị khỏi chỉ khoảng 25% [152].

(2) Điều trị toàn thân

Đây là đường cấp kháng sinh thích hợp khi mục tiêu điều trị nhiều thùy vú, những mô sâu của tuyến vú hoặc điều trị áp-xe. Ưu điểm của phương pháp điều trị hệ thống (toàn thân) là kháng sinh phân tán đều trong bầu vú viêm [151].

Điều trị toàn thân không thể áp dụng với mọi kháng sinh. Mặc dù có nhiều loại kháng sinh có thể qua được hàng rào máu sữa, nhưng một số chỉ qua được với nồng độ thấp không đủ để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Những kháng sinh thường dùng điều trị toàn thân phải có tính kiềm yếu hoặc hòa tan tốt trong mỡ. Trường hợp này kháng sinh nhóm tetracycline, macrolide, lincosamide và quinolon là sự lựa chọn tốt nhất [152].

(3) Kết hợp điều trị cục bộ và toàn thân

Điều trị kết hợp bằng đường tiêm và bơm kháng sinh trực tiếp vào thùy vú cho kết quả nồng độ kháng sinh trong mô vú cao hơn và tỉ lệ khỏi bệnh cũng cao hơn. Sự kết hợp giữa hai đường cấp thuốc là tiêm (I.M, S.C, I.V) và bơm trực tiếp vào thùy vú sẽ khắc phục những nhược điểm của nhau, nhằm duy trì liên tục nồng độ kháng sinh điều trị trong bầu vú [151].



1.6.2 Biện pháp điều trị không dùng kháng sinh

1.6.2.1 Thuốc kháng viêm

Các thuốc kháng viêm không chứa corticoid (NSAID) ức chế sự tổng hợp của prostaglandin và thromboxanes thông qua sự ức chế cyclooxygenase [1]; [24]; [63]. Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng trong điều trị viêm vú lâm sàng cấp tính do shock nội độc tố. Điều trị bằng dexamethasone tiêm bắp ngay sau khi nhận biết viêm vú do E. coli làm giảm được tình trạng thủy thũng của tuyến vú [136]. Kenzo (2003) [93], dùng chất kháng viêm glycyrrhizin bơm vào thùy vú viêm làm giảm tình trạng sưng, cứng và số lượng tế bào bản thể trong sữa.



1.6.2.2 Điều trị bằng oxytocin

Khi bò bị viêm vú cấp tính, thùy vú bị sưng cứng và thủy thũng. Sữa không thể thải ra ngoài. Oxytocin có thể được sử dụng nhằm tăng cường sự co thắt của cơ trơn ống dẫn sữa và tống sữa ra ngoài đồng thời loại bỏ độc tố, vi khuẩn cũng như những sản phẩm của quá trình viêm [56]; [136].



1.6.2.3 Dùng chất sát trùng

Sử dụng iodine, chlorhexidin diacetate bơm thẳng vào vú bị viêm do nấm men và nấm mốc như Nocardia, hoặc những vi khuẩn đề kháng mạnh với kháng sinh như Pseudomonas spp., Arcanabacterium. Những thùy vú được bơm sẽ ngưng cho sữa và mất chức năng nhưng những vú bên cạnh không bị ảnh hưởng [129].

1.6.2.4 Điều trị bằng Masticum

Thành phần Masticum chứa vitamin A và vitamin E có tác dụng bảo vệ niêm mạc lớp biểu mô tiết, các enzyme trypsin, chymotrypsin, papain và cathepsin hoạt động như những chất kháng viêm. Do đó, Masticum không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà chỉ giúp hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhanh chóng loại bỏ sự nhiễm trùng. Để tăng hiệu quả điều trị có thể kết hợp với việc điều trị bằng kháng sinh.

Ngoài ra, trong điều trị viêm vú còn dùng liệu pháp điều trị hỗ trợ bằng cách:

+ Tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu bằng các loại vitamin nhất là nhóm A, D, E.

+ Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, bổ sung thêm vi khoáng như selenium, coban…


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG – NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG

2.1.1 Thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện từ năm 2002 – 2007



2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

+ Đàn bò được khảo sát tỉ lệ viêm vú và thực hiện biện pháp phòng trị thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận như Long Thành (Đồng Nai), Bình Dương, Long An.

+ Xét nghiệm CMT để chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn được thực hiện tại cơ sở chăn nuôi.

+ Đếm tế bào trong sữa và phân tích chất lượng sữa được thực hiện tại nhà máy sữa Vinamilk Tp. Hồ Chí Minh.

+ Phân lập, định danh vi khuẩn, thử kháng sinh đồ và đếm tổng số vi khuẩn được thực hiện tại Bệnh xá Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

+ Phân tích sự tồn dư kháng sinh trong sữa được thực hiện tại Trung tâm Phân tích Hóa sinh (phương pháp sắc ký lỏng cao áp) và phòng Kiểm nghiệm thú sản - Bộ môn Cơ thể Ngoại khoa (phương pháp vi sinh vật), trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.



2.1.3 Đối tượng khảo cứu

Bò đang cho sữa ở trại chăn nuôi và hộ gia đình.

Mẫu sữa từ thùy vú bình thường và thùy vú bị viêm.

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điều tra tổng quát về tình hình chăn nuôi và khai thác sữa ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa


      1. Khảo sát tỉ lệ viêm vú lâm sàng, tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn và phân tích một số yếu tố có liên quan đến viêm vú tiềm ẩn

2.2.3 Phân lập, xác định vi khuẩn gây bệnh trong mẫu sữa bò bị viêm vú và thử kháng sinh đồ

2.2.4 Phân tích chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn

2.2.5 Thử nghiệm biện pháp phòng viêm vú bò sữa bằng biện pháp vệ sinh - thú y

2.2.6 Thử nghiệm điều trị viêm vú bò sữa và khảo sát sự tồn dư kháng sinh trong sữa khi đang điều trị

2.3 Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu

* Thuốc thử Leucocytest và khay thử dùng để chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn bằng phương pháp CMT (công ty Merial cung cấp).

* Mẫu sữa:

(1) Mẫu sữa thử CMT được lấy từ thùy vú bò khảo sát.

(2) Mẫu sữa dùng phân lập vi khuẩn:

+ Mẫu lấy từ thùy vú bò bị viêm lâm sàng.

+ Mẫu lấy từ thùy vú bò bị viêm tiềm ẩn.

(3) Mẫu sữa dùng đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí được lấy từ những thùy vú không viêm và thùy vú bị viêm tiềm ẩn ở các mức độ CMT khác nhau.

(4) Mẫu sữa dùng đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn Staphylococcus aureus để đánh giá kết quả điều trị được lấy từ những thùy vú bị viêm tiềm ẩn ở mức độ CMT 3 (++) và CMT 4 (+++) trước và sau khi điều trị.

(5) Mẫu sữa dùng phân tích chất lượng sữa được lấy từ những thùy vú bình thường và những thùy vú bị viêm tiềm ẩn ở các mức độ khác nhau.

(6) Mẫu sữa dùng đánh giá tồn dư kháng sinh được lấy từ các thùy vú được điều trị cục bộ và thùy vú không điều trị trên cùng cá thể.

* Môi trường và hóa chất dùng để phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ và đếm tổng số vi khuẩn.

* Giống vi khuẩn dùng kiểm tra tồn dư kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật: Bacillus subtilis ATCC 6633, Merk, Germany và Bacillus cereus ATCC 11778, Difco, USA.

* Máy phân tích chất lượng sữa MilkoScan FT 120 (Mỹ).

* Máy đếm tế bào trong sữa Delaval (Thụy Điển).

* Thuốc và hóa chất dùng phòng bệnh viêm vú (thành phần thuốc xem phụ lục 2, trang 141 – 142)

- Iodavic (Coophavet, Pháp): phức chất iodophore chuẩn độ 1% iode hoạt tính, dùng rửa sát trùng bầu vú trước khi vắt sữa.

- Iodamam (Coophavet, Pháp): hỗn hợp iode và glycérine dùng nhúng vú sau khi vắt sữa.

- Cloxamam (Coophavet, Pháp): sản phẩm chứa kháng sinh bơm vào thùy vú để phòng viêm vú trong giai đoạn cạn sữa.

- Thuốc sát trùng TH4 ( Laval, Pháp): sát trùng chuồng trại.

* Thuốc điều trị viêm vú

Sản phẩm bơm vào vú có chứa kháng sinh

- Mastijet Fort (Intervet – Hà Lan)

- Mamifort (Syva, Spain)

- Juralox L.C (Jurox Pty Lt)

- Neo - Lincon (Biopharmachemie – Việt Nam)

- Bio - NeoMas (Biopharmachemie – Việt Nam)

- Bio -TetraMas (Biopharmachemie – Việt Nam)

Sản phẩm bơm vào vú không chứa kháng sinh

- Masticum - S ( – Hàn Quốc)



Sản phẩm tiêm chứa kháng sinh

- Amoxysol LA (Bayer – Đức)

- Cipryl-inj (Korea)

- Genta-tylosin (Biopharmachemie – Việt Nam)

- Oflotin (Biopharmachemie - Việt Nam)

- Terramycin LA (Pfizer – Mỹ)

- Tobram (SGN - V – Việt Nam)

2.4 Phương pháp thực hiện

2.4.1 Nội dung 1: Tình hình tổng quát về chăn nuôi và khai thác sữa ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa

Mục tiêu: Nhằm tìm hiểu tình hình chăn nuôi, quản lý và khai thác sữa của các cơ sở chăn nuôi có hợp lý không, đồng thời biết được khái quát hiện trạng chăn nuôi bò sữa ở khu vực Tp.HCM và vùng phụ cận.

Cách thực hiện: Đến từng cơ sở chăn nuôi bò sữa có số bò vắt sữa từ 3 con trở lên (274 hộ) điều tra tại chỗ theo phiếu (xem phụ lục 1, trang 139 - 140) một cách ngẫu nhiên.

2.4.2 Nội dung 2: Xác định tỉ lệ bò bị viêm vú lâm sàng, viêm vú tiềm ẩn và phân tích một số yếu tố có liên quan đến viêm vú tiềm ẩn

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bò bị viêm vú lâm sàng và viêm vú tiềm ẩn, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến viêm vú tiềm ẩn.



2.4.2.1 Xác định bò bị viêm vú lâm sàng

Để xác định bò bị viêm vú lâm sàng, chúng tôi theo dõi đàn bò cho sữa hàng ngày và dựa vào những biểu hiện trên lâm sàng khi bò bị viêm vú như vú viêm sưng nóng, đỏ, đau, xơ cứng, sữa ít hoặc mất sữa; có khi kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, kém ăn, kém vận động và dựa vào sự thay đổi tính chất của sữa như lợn cợn, loãng, màu sắc khác thường, mùi hôi bằng cách kiểm tra những tia sữa đầu khi vắt sữa.



2.4.2.2 Xác định viêm vú thể tiềm ẩn

Để biết được tỉ lệ và mức độ viêm vú tiềm ẩn, hàng tháng đến các cơ sở chăn nuôi bò sữa lấy mẫu sữa trên mỗi thùy vú bò của tất cả bò đang cho sữa (trừ những bò mới sinh trong 2 tuần lễ đầu và những bò sắp cạn sữa) để thử CMT tại chỗ với thuốc thử Leucocytest.

Cách thực hiện: Vắt bỏ vài tia sữa đầu, lấy 2ml sữa của từng thùy vú cho vào khay thử theo ô quy định ( thùy vú trái trước, thùy vú phải trước, thùy vú trái sau, thùy vú phải sau), sau đó cho thêm vào mỗi ô 2 ml thuốc thử Leucocytest, xong đảo nhẹ cho sữa và thuốc thử trộn lẫn rồi dựa vào độ quánh và màu sắc của hỗn hợp để đánh giá phản ứng (theo bảng 2.1).

Bảng 2.1 Đọc phản ứng và đánh giá kết quả CMT

Độ đồng nhất

Màu sắc

Điểm số

Số lượng

tế bào ước đoán/ ml sữa

Kết luận

Hỗn hợp đồng nhất

Xám

0 (–)

100.000

Âm tính


Hỗn hợp hơi lợn cợn

Xám hơi ngã tím

1 (±)

300.000

Nghi ngờ

Sự hóa gel bền và nhìn thấy rõ

Xám tím

2 (+)

900.000

Viêm vú tiềm ẩn

Sự hóa gel dầy, thành từng đám nhớt

Tím

3 (++)

2.700.000

Viêm vú tiềm ẩn

Sự hóa gel dầy giống lòng trắng trứng

Tím đậm

4 (+++)

8.100.000

Ranh giới giữa viêm vú tiềm ẩn và viêm vú lâm sàng

(Nguồn: Sandholm và ctv, 1995 [149])

Một vú được xem là viêm vú tiềm ẩn nếu CMT ≥ 2 (+, ++, +++)



  • Xác định tế bào bản thể trong sữa bằng máy đếm điện tử của Delaval [50]

Do điều kiện thực tế không cho phép đếm tất cả các mẫu sữa khảo sát, nên chúng tôi chỉ thực hiện đếm số lượng tế bào trong sữa bằng máy trên một số mẫu

nhằm so sánh với phương pháp thử CMT.




Hình 2.1 Máy Delaval và kít chuyên dụng
Các bước thực hiện đếm tế bào bằng máy Delaval



-

+ Bước 1: lấy mẫu sữa trên từng thùy vú bò, cá thể bò hoặc trên đàn bò.

+ Bước 2: trộn đều mẫu sau đó dùng kít hút sữa vừa đủ.

+ Bước 3: đưa kít vào máy tiến hành đếm.

+ Bước 4: đọc kết quả

Số lượng tế bào bản thể/ 1 ml sữa = Kết quả máy đếm được × 1000



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương