Nguyễn Trung Kiên



tải về 67.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích67.79 Kb.
#13515
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO


Nguyễn Trung Kiên



I. Tổng quan nghiên cứu.

Năm 2002 UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương xuất bản cuốn tài liệu “Hệ thống thông tin Quản lý giáo dục (Education Management Information System - EMIS)” [14], là một tài liệu có giá trị định hướng cho các nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin hoạt động có hiệu quả. Ở Việt Nam, vào thập niên 90 đã có nghiên cứu đánh giá tổng thể về Giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực của ngành (VIE 89/02), trong đó khẳng định tầm quan trọng của Thông tin Quản lý giáo dục. Các hoạt động của hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục (EMIS) của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đã có thay đổi và cải tiến tuy nhiên chưa nhiều.

Một số công trình nghiên cứu cấp Bộ đề cập đến một số biện pháp tăng cường tiềm năng và nâng cao năng lực cho trung tâm Thông tin quản lý của Bộ GD&ĐT (nay là Cục thông tin Quản lý giáo dục bộ GD&ĐT) lựa chọn để điều hành các hoạt động Thông tin Quản lý giáo dục có hiệu quả hơn. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Cải tiến công tác Thông tin Quản lý giáo dục(Nguyễn Hữu Dân - 1990), “Một số giải pháp về thông tin QLGD (EMIS) đối với trường trung học Việt Nam đầu thế kỷ XXI theo hướng tích hợp và phương pháp dạy học chủ động” (Đặng Quốc Bảo - 1997), “Một số giải pháp hoàn thiện thông tin Quản lý giáo dục và đào tạo Việt Nam” (Vương Thanh Hương, Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục - 2003)… Đây là những công trình bước đầu nghiên cứu cơ sở lý luận của hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục, đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chung để hoàn thiện hệ thống này.

Trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý trong các trường đại học còn là vấn đề mới mẻ, chưa được nghiên cứu cụ thể, sự vận hành của hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục trong các trường Đại học còn ở mức hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác và đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của nhà Quản lý giáo dục. Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục là hết sức cần thiết, và để triển khai xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo trong Trường Đại học là cần thiết và cấp bách nó là cơ sở cho việc thực hiện xây dựng Trường Đại học số hoá trong tương lai.



II. Một số khái niệm về hệ thống thông tin quản lý

2.1. Hệ thống thông tin

Quá trình tiếp nhận, xử lý, trao đổi thông tin qua lại giữa các thành phần trong hệ thống và giữa các hệ thống với nhau, với môi trường bên ngoài tạo nên hệ thống thông tin là cơ sở hoạt động tổ chức, quản lý và chỉ đạo, điều khiển hệ thống và hình thành các mối quan hệ tương tác trong và ngoài hệ thống. Hệ thống thông tin có thể được hiểu là một tập hợp của nhiều thành tố (phần tử) liên hệ với nhau, có chức năng thu thập, quản lý, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin để hỗ trợ cho việc ra quyết định và điều hành trong một tổ chức (cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường…). Hệ thống thông tin bao gồm các thành tố chủ yếu sau đây.

1) Nguồn thông tin: Bao gồm các cơ sở dữ liệu, các kênh cung cấp thông tin (tài liệu, sách báo, kênh thông tin đại chúng) tạo nên khối đầu vào của hệ thống (Input).

2) Quá trình xử lý thông tin (Proccessing): Quá trình lưu trữ, phân loại, phân tích, đánh giá thông tin theo các loại thông tin khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin được nhanh chóng và tiện lợi.

3) Cung cấp thông tin (Output): Là kết quả của quá trình xử lý thông tin thoả mãn nhu cầu thông tin của các loại đối tượng khác nhau. Sản phẩm đầu ra rất đa dạng bao gồm các tài liệu, biểu đồ, bảng biểu, đĩa CD, bằng hình…

4) Thiết bị phần cứng và phần mềm: Bao gồm các trang thiết bị cần thiết cho quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin như các thiết bị thu tín hiệu, máy ghi âm, ghi hình, thiết bị sao chép, bóc tách thông tin, máy tính, thiết bị in ấn…và các phần mềm xử lý thông tin chuyên dụng.

5) Nhân lực thông tin: Là các loại hình nhân lực chuyên môn đảm trách các chức năng, nhiệm vụ trong quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu, nguồn thông tin.

2.2. Thông tin quản lý giáo dục

Có nhiều cách phân loại thông tin quản lý tuỳ thuộc vào dấu hiệu của thông tin được lựa chọn làm cơ sở phân loại như: đặc tính, dấu hiệu, trạng thái vật lý, cách thu thập, mức độ xử lý, mục đích sử dụng…Với mục đích sử dụng thông tin phục vụ công tác QLGD có thể phân thông tin thành hai loại: Loại thứ nhất là thông tin phục vụ cho việc thực hiện các chức năng Quản lý giáo dục (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra và ra quyết định giáo dục…của cơ sở giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân). Loại thứ hai là thông tin phục vụ cho việc điều hành các hoạt động hàng ngày của hệ thống giáo dục cả ở tầm vĩ mô và vi mô.

Với cách phân loại thứ nhất, thông tin được thu thập ổn định và được báo cáo định kỳ theo các cấp quản lý. Với cách phân loại thứ hai, thông tin được thu thập thường xuyên phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động hàng ngày của hệ thống giáo dục.

Thông tin Quản lý giáo dục phản ánh liên tục các yếu tố đa dạng cần thiết theo các chu kỳ QLGD phục vụ cho các cấp quản lý điều chỉnh các quyết định hiện hành, ra quyết định mới và điều khiển tối ưu sự vận hành để tiếp cận mục tiêu giáo dục.

Nội dung Thông tin Quản lý giáo dục gồm:

1/Nguồn thông tin nhằm cụ thể hoá mục tiêu: Thông tin chỉ đạo được ban hành từ các văn bản Nhà nước và của các Bộ, bao gồm mục tiêu, các thông số về kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật của từng năm, từng giai đoạn.

2/ Nguồn thông tin để hình thành mục tiêu gồm: Phản ánh kết quả phối hợp với các lực lượng xã hội; phản ánh kết quả tác động của bản thân ngành giáo dục về quản lý quá trình đào tạo và thực hiện quá trình đào tạo. Đây là nguồn thông tin cơ bản nhất, được phản ánh một cách chính thức qua hệ thống tổ chức chặt chẽ.

3/ Thông tin để đối chứng: Thông tin xã hội để đánh giá của xã hội, thông tin quốc tế để so sánh, rút kinh nghiệm.

Quản lý nhà nước về giáo dục chủ yếu dựa vào văn bản quản lý. Thông tin là chức năng cơ bản nhất của mọi loại văn bản, trong đó có văn bản quản lý nhà nước về giáo dục. Theo quan niệm thông tin, giá trị của văn bản được bảo đảm bởi giá trị thông tin chứa đựng trong chúng. Đến lượt mình giá trị thông tin chứa trong văn bản lệ thuộc vào tính chính xác, mức độ đầy đủ và sự không trùng lặp thông tin mà văn bản mang lại trong quá trình quản lý. Muốn chức năng thông tin của văn bản được bảo đảm, cần phải quan tâm đến khả năng tiếp nhận thông tin qua các văn bản có thuận lợi hay không và những thông tin đó được sử dụng như thế nào trong thực tế quản lý nhà nước.

2.3. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (Educational Management Information System - EMIS)

Hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục là hệ thống cung cấp cho các nhà Quản lý giáo dục những thông tin có ích trong lập kế hoạch và phân bổ các dịch vụ giáo dục.

Với cách tiếp cận theo quan niệm thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch và quản lý hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục được hiểu là một nhóm hay bộ phận thông tin, tư liệu được tổ chức để tiến hành thu nhập, xử lý, lưu trữ, phân tích và phân phối thông tin cho lập kế hoạch và ra quyết định giáo dục. Với cách tiếp cận theo quan niệm quản lý thông tin về giáo dục, hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống tích hợp các cơ sở dữ liệu (CSDL) bao gồm CSDL về quản lý nhà trường và các CSDL khác có liên quan được thu thập, xử lý, tổng hợp, lữu trữ và báo cáo thông qua các cấp quản lý, cung cấp thông tin phục vụ Quản lý giáo dục.

Các chuyên gia UNESCO cho rằng cần nghiên cứu hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục theo cách tiếp cận hệ thống phục vụ công tác Quản lý giáo dục. Đó là một quá trình chuyển đổi từ dữ liệu thô (đầu vào) thông qua hệ thống thông tin Quản lý giáo dục (quá trình) cung cấp thông tin (đầu ra) kịp thời và có ích tới tay các nhà quản lý.

Với việc phát triển công nghệ thông tin (CNTT) và các công cụ viễn thông được áp dụng trong hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục sẽ mở ra một giai đoạn mới hỗ trợ đắc lực cho lập kế hoạch và Quản lý giáo dục có hiệu quả. Quan niệm này được các tác giả thể hiện theo hình 1

Hình 1: Sơ đồ tiếp cận hệ thống tới thông tin Quản lý giáo dục [15]




Đầu ra





Đầu vào


Vậy, hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục (EMIS) là một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Quản lý giáo dục được coi là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục.



- Tiêu chí thông tin quản lý giáo dục

Tiêu chí (Criterion) là đặc trưng, dấu hiệu có thể được lấy làm cơ sở, căn cứ để nhận biết, xếp loại, đánh giá các sự vật, các khái niệm.

Tuỳ theo yêu cầu hay ý muốn của con người, bất kể một dấu hiệu nào của đối tượng cũng đều có thể trở thành tiêu chí: mầu sắc, trọng lượng, tính chất vật lý, tính chất hoá học, cấu tạo, giá trị, hiệu quả, tốc độ, kích thước… nếu lúc đó nó phù hợp với mục tiêu của chủ thể. Tiêu chí chuẩn và mục tiêu là những phạm trù gần nhau, có quan hệ chặt chẽ và thường khó phân biệt tuyệt đối với nhau. Tuy nhiên, chúng có thể được phân biệt theo nghĩa so sánh nếu cùng được đặt cạnh nhau trong trường hợp xem xét cụ thể.

Tiêu chí được con người thừa nhận là phương tiện để con người phân loại, so sánh, đánh giá, tổ chức, cấu trúc tuyển chọn và ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn xã hội như khoa học, quản lý, ứng xử xã hội…

Tiêu chí Thông tin Quản lý giáo dục là đặc trưng, dấu hiệu của Thông tin Quản lý giáo dục có thể được lấy làm cơ sở, căn cứ để nhận xét, xếp loại, đánh giá Thông tin Quản lý giáo dục tại các cơ sở hoặc hệ thống giáo dục.

Xác định các tiêu chí Thông tin Quản lý giáo dục cần chú ý các vấn đề:

- Các tiêu chí phải có tính độc lập tương đối. Các tiêu chí phải được phân biệt với nhau vì bản thân chúng là cái để phân biệt, để nhận diện.

- Tập hợp các tiêu chí cho phép nhận diện toàn diện về đối tượng (hiện tượng, sự kiện, quá trình…) dạy học và giáo dục được nghiên cứu.

- Các tiêu chí phải cụ thể, có khẳ năng đo lường, đánh giá.

- Chỉ số thông tin quản lý giáo dục

Chỉ số (Indicator) Thông tin Quản lý giáo dục là đại lượng dùng để biểu thị cường độ, khuynh hướng biến động, có tính chất định lượng quá trình Thông tin Quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục hoặc trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thông thường, các chỉ số là những đại lượng bằng số. Mỗi chỉ số ít nhất được cấu thành từ hai biến số thì mới có khẳ năng chỉ thị giá trị. Nói cách khác, chỉ số là sự kết hợp ít nhất của hai biến số theo quan niệm, qui tắc hay phương thức nào đó.

Một tiêu chí được xác định bằng các chỉ số. Các chỉ số là sự mô tả định lượng những biểu hiện khác nhau của tiêu chí. Nhờ chỉ số mà có thể kết luận tiêu chí có hay không có (xảy ra hay không xảy ra) ở đối tượng. Chẳng hạn, tiêu chí tính chính xác của Thông tin Quản lý giáo dục có thể được xác định qua các chỉ số: thông tin đầy đủ; kênh thông tin không bị gây nhiễu; thông tin được truyền và xử lý theo đúng kênh qui định, …

Xác định các tiêu chí và chỉ số của Thông tin Quản lý giáo dục là cơ sở để nghiên cứu, thiết kế các công cụ và lựa chọn các phương pháp tổ chức hệ thống Thông tin Quản lý giáo dục phù hợp và hiệu quả. Để xác định chỉ số, ta cần phải căn cứ vào tiêu chí. Mỗi tiêu chí có một số chỉ số xác định. Số lượng các chỉ số phải cho phép chỉ thị giá trị của tiêu chí. Vì vậy, mỗi chỉ số phải được xác định cụ thể và đáp ứng yêu cầu đo lường được của chính nó.
III. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý (MIS) trên cơ sở tin học hoá và tiếp cận Quản lý chất lượng tổng thể TQM trong trường đại học

Mô hình Quản lý chất lượng tổng thể - một mô hình cũng có xuất sứ từ thương mại và công nghiệp nhưng tỏ ra phù hợp hơn với giáo duc đại học. Đặc trưng của mô hình Quản lý chất lượng tổng thể là ở chỗ nó không áp đặt một hệ thống cứng nhắc cho bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào, nó tạo ra một nền “văn hoá chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Triết lý của Quản lý chất lượng tổng thể là tất cả mọi người bất kỳ ở cương vị nào, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều là người quản lý chất lượng của phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích tối cao là thoả mãn nhu cầu của khách hàng .

Trong những năm gần đây, các nhà quản lý giáo dục quan tâm đến lý thuyết quản lý chất lượng (Total Quality Management - TQM). TQM: là quy trình quản lý, chú trọng đến nhu cầu khách hàng-ngăn ngừa rủi ro, xây dựng cam kết đảm bảo chất lượng. Có các đặc điểm chính dưới đây:

- Lãnh đạo (Leadership): lãnh đạo mọi tổ chức trong trường đại học được thực hiện có hiệu quả, sáng tạo để nâng cao chất lượng.

- Mối quan hệ tương tác (Synergistic relationship): có sự tham gia toàn diện của đội ngũ cán bộ điều hành, đào tạo và nghiên cứu nhằm mục đích hướng tới chất lượng sản phẩm.

- Đánh giá (Evaluation): xây dựng tiêu chí đánh giá, kiểm tra đảm bảo chất lượng tổng thể tốt nhất.

- Quy trình hoạt động (Ongoing process): xây dựng quy trình và hoạch định chương trình hành động cụ thể hướng tới mô hình quản lý chất lượng tổng thể.

- Mô hình quản lý đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chí TQM thể hiện nội lực bên trong của trường đại học đang có. Những yếu tố này cần thiết để xây dựng hệ thống thông tin trong trường đại học.



3.1. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model).

Mô hình này đưa ra 5 yếu tố để đánh giá như sau:

(1). Đầu vào : sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế, luật định, tài chính, v.v.

(2). Quá trình đào tạo: phương pháp và quy trình đào tạo, quản lý đào tạo, v.v.

(3). Kết quả đào tạo: mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên.

(4). Đầu ra: sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội.

(5). Hiệu quả: kết quả của giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.

Dựa vào 5 yếu tố đánh giá trên các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 khái niệm về chất lượng giáo dục đại học như sau:

(1). Chất lượng đầu vào: trình độ đầu vào thỏa mãn các tiêu chí, mục tiêu đề ra.

(2). Chất lượng quá trình đào tạo: mức độ đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy và học và các quá trình đào tạo khác.

(3). Chất lượng đầu ra: mức độ đạt được của đầu ra (sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác) so với Bộ tiêu chí hoặc so với các mục tiêu đã định sẵn.

(4). Chất lượng sản phẩm: mức độ đạt các yêu cầu công tác của sinh viên tốt nghiệp qua đánh giá của chính bản thân sinh viên, của cha mẹ, của cơ quan công tác và của xã hội.

(5). Chất lượng giá trị gia tăng: mức độ năng lực của sinh viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt hệ thống giáo dục đại học.

3.2. Hệ thống thông tin quản lý trong trường đại học


Mô hình hệ thống thông tin quản lý trường đại học tốt cần xác định mục đích chính là sản phẩm đào tạo đáp ứng được nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi đưa ra mô hình Management Information System - MIS dựa vào công nghệ thông tin truyền thông để áp dụng cho từng trường đại học biểu thị như hình 2.

Hình 2: Đề xuất Mô hình MIS tiếp cận hệ thống Quản lý chất lượng tổng thể áp dụng cho trường Đại học





- Hệ thống các Thống kê, báo cáo

- Hệ các chính sách, Quyết định của Lãnh đạo







  • Quản lý Đầu vào

  • Quản lý Quá trình đào tạo

  • Quản lý Kết quả đào tạo

  • Quản lý Đầu ra

  • Quản lý Hiệu quả đào tạo













Nhân lực và trang thiết bị công nghệ thông tin

Mô hình này tập trung nghiên cứu bài toán quản lý tài nguyên và phân chia tài nguyên thông tin quản lý, hệ thống cho phép nhập tất cả các dữ liệu thô, các thông tin này sẽ qua hệ thống xử lý thông tin cho phép nhà quản lý kiết xuất ra các thông tin cần thiết để phụ vụ công tác quản lý và điều hành. Các dữ liệu đã qua xử lý sễ hỗ trợ các nhà quản lý ra các quyết định quản lý, các quyết định này sẽ tác động ngược trở lại đến hệ thống và chi phối đến quá trình quản lý nâng cao và hoàn thiện qui trình quản lý chất lượng đào tạo.

Mô hình MIS trên cho thấy cách nhìn tổng thể chiến lược khi triển khai hệ thống thông tin áp dụng vào trường đại học Việt Nam. Đối với trường đại học nước ta, tùy vào mỗi trường mà áp dụng mô hình MIS trên cho phù hợp. Các tiêu chí của trường nhằm mục đích như dưới đây:

- Nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong quản lý, đào tạo và học tập 

- Đảm bảo các qui trình điều hành hiệu quả, chuyên nghiệp.

- Giảm thiểu chi phí cho các hoạt động thường xuyên theo mô hình quản lý cũ 

- Tiềm năng để thực hiện các chiến lược để tăng năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Các trường đại học tiên tiến trên thế giới đều hướng tới mô hình trường đại học số hóa hay đại học điện tử (Digital University, E-University). Các nhà khoa học, quản lý và chuyên gia giáo dục quan tâm để ứng dụng hiệu quả ICT trong trường đại học. Một hệ thống thông tin toàn diện là hướng tới mô hình này.


IV. Kết luận

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hệ thống thông tin quản lý có ứng dụng ICTs ngày càng có những ưu điểm vượt trội và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý các nhà hoạch định chính sách. Để xây dựng hệ thống thông tin trong trường đại học Việt Nam nó phụ thuộc vào chính vào năng lực của mỗi trường đại học, định hướng phát triển trường đại học hướng tới một mô hình đào tạo và nghiên cứu theo chuẩn quốc tế. Vấn đề này đã và đang được thảo luận nhiều tại các hội thảo, các đề tài và dự án nghiên cứu nhằm nâng cao, đổi mới chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hệ thống thông tin quản lý phù hợp sẽ tác động đến việc ứng dụng hiệu quả ICT trong giảng dạy, đào tạo và quản lý giáo dục. Trên cơ sở những thành tựu mà trường đã có, người lãnh đạo hoặc người ra quyết định sẽ định hướng đúng đắn chiến lược phát triển để xây dựng hệ thống thông tin phù hợp gắn với các hoạt động của trường. Thông qua mô hình hệ thống thông tin đại học đã trình bày ở trên, bài viết giúp cho chúng ta có các định hướng tiếp cận một hệ thống thông tin mới, đặc biệt sẽ giúp các trường đại học có bước đi cụ thể để triển khai các ứng dụng hiệu quả của ICT, khẳng định thương hiệu trường đại học đáp ứng được những yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá.


Tài liệu tham khảo:


  1. Đặng Quốc Bảo, Quản lý nhà trường: Từ một số góc nhìn tổ chức - Sư phạm và kinh tế - xã hội, Hà Nội - 2006.

  2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý, Bài giảng cho học viên chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội - 1996/2008.

  3. Nguyễn Đức Chính - Kiểm định chất lượng trong Giáo dục Đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002.

  4. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2004.

  5. Nguyễn Công Giáp, Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội - 2000.

  6. Nguyễn Hữu Hùng, Sự hình thành và phát triển của thông tin học, Tạp chí thông tin và tư liệu, Hà Nội - 2001.

  7. Phạm Văn Hưng, Tổ chức các tiêu chí và chỉ số thông tin thông tin quản lý giáo dục thống nhất trong các nhà trường quân đội, Luận văn thạc sỹ QLGD, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội - 2005.

  8. Vương Thanh Hương, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục phổ thông, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội - 2003.

  9. Lê Ngọc Hưởng, Khoa học thông tin trong công tác quản lý, NXB Hải Phòng, Hải phòng - 2003.

  10. Nguyễn Quang Kính, Thông tin quản lý giáo dục Việt Nam, thực trạng và định hướng, Tài liệu hội thảo thông tin quản lý giáo dục đại học, Hà Nội 22 -24/8/1995.

  11. Phạm Văn Nam, Ứng dụng về lí thuyết hệ thống quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội - 1996.

  12. Ngô Quang Sơn, Bài giảng Thông tin và hệ thống thông tin quản lý giáo dục, Tài liệu dùng cho học viên cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, Hà Nội - 2008.

  13. Ngô Trung Việt, Tổ chức, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tỏ chức, NXB Bưu điện, Hà Nội - 2005.

* Tiếng Anh

14. Radhakrishna,M.(1993), Management Information System, Colombo plan staff college, the Philippines.



15. Unesco/ Proap (1992), Education Management Information System (EMIS), Bangkok, Thailand.

16. Unesco 2009, Developing Management Informations Systems for Community Learning Center, Bangkok Thailand

tải về 67.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương