Nguyễn Thị Na1 Đỗ Thu Hà2 Thi Thị Hoài Thương3



tải về 153.45 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2017
Kích153.45 Kb.
#32915
ĐA DANG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA VI TẢO TẠI HỒ SÔNG ĐẦM- XÃ TAM THĂNG -TP TAM KỲ
Nguyễn Thị Na1

Đỗ Thu Hà2

Thi Thị Hoài Thương3

Nguyễn Nguyên Hằng4
TÓM TẮT

Vi tảo có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người. Chúng sinh trưởng phát triển ở nhiều thủy vực cũng như các vùng cửa sông, sông hay hồ. Nhưng hiện nay trong nhiều hồ sự gia tăng hàm lượng nitơ, photpho trong nước vượt mức, gây nên hiện tượng phú dưỡng tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của một số loại thực vật thủy sinh bậc thấp như tảo, rong, rêu…. ảnh hưởng tới cân bằng sinh học nước. Trong bài viết này, các tác giả đã đề cập đến thành phần loài, đa dạng các loài vi tảo và phân bố của vi tảo tại hồ Sông Đầm – xã Tam Thăng – TP Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo sát đã sát định được 4 ngành: ngành Tảo Silic (Bacillariophyta), ngành Tảo lục (Chlorophyta), ngành Vi khuẩn lam (Cyanophyta), ngành Tảo mắt (Euglenozoa) với 4 lớp, 9 bộ, 14 họ, 29 loài. Chúng phân bố rải rác từ độ sâu thấp đến vùng nước sâu, từ vùng nước đứng đến vùng nước chảy, từ gần bờ đến giữa dòng.



Từ khóa: vi tảo, thành phần loài, phân, Tảo Sillic, Tảo Lục, Vi khuẩn lam, Tảo Mắt.

  1. Đặt vấn đề

Hồ Sông Đầm – Tam Kỳ được ví là “lá phổi xanh” của thành phố Tam Kỳ, không những vậy, nơi đây còn là địa điểm nhiều tiềm năng khai thác và phát triển du lịch sinh thái của Tam Kỳ. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay sự gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ do quá trình phân hủy xác động thực vật và các hoạt động sản xuất của người dân trong khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của vi tảo làm cho chất lượng nước sông Đầm bị suy giảm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như suy giảm đa dạng sinh học. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần loài và sự phân bố vi tảo tại hồ sông Đầm nhằm bổ sung dữ liệu khoa học cho hệ thực vật thủy sinh bậc thấp cho dự án “ Điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam”, làm cơ sở để bảo vệ đa dạng sinh học hồ sông Đầm theo hướng giống hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã được nghiên cứu đạt chuẩn về môi trường và sinh thái.[3]

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    1. Đối tượng

  • Vi tảo trong nước tại hồ sông Đầm – xã Tam Thăng – TP Tam Kỳ.

    1. Phương pháp nghiên cứu

  • Các mẫu định tính và định lượng thực vật nổi được thu bằng vợt lưới thực vật số N0 75. Các mẫu được cố định bằng dung dịch cồn 96% và được xác định thành phần loài bằng phương pháp quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 1000 lần đo kích thước, vẽ hình và chụp ảnh. So sánh hình thái theo khóa phân loại của Dương Đức Tiến (1996), Akihiko Shirota (1966)…

  • Phương pháp phân tích mẫu định lượng : Xác định mức độ gặp các loài tảo lục thuộc các ngành theo quy ước:

Mỗi mẫu tảo ở mỗi điểm thu mẫu được quan sát trên 12 tiêu bản, nếu mỗi loài tảo xuất hiện trên mỗi tiêu bản trên chiếm:

Từ 70 - 100%: gặp nhiều( +++)

Từ 40 - 70% : thường gặp ( ++)

Dưới 40% : gặp ít (+)





Hình 1: Hồ Sông Đầm và bảng đồ thu mẫu

  • Phuương pháp xác định một số thông số môi trường theo tiêu chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT

Bảng 1. Các tiêu chuẩn cụ thể theo QCVN 08: 2008/BTNMT

STT



Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

A

B

A1

A2

B1

B2

1

pH

mg/l

6 - 8.5

6 - 8.5

5.5 - 9

5.5- 9

2

Oxy hòa tan (Dissolved oxygen: DO)

mg/l

≥ 6

≥ 5

≥ 4

≥ 2

3

Oxy hóa hóa học (Chemical oxygen demand: COD)

mg/l

10

15

30

35

4

Oxy hóa sinh học ( Biochemical Oxygen Demand - BOD)

mg/l

4

6

15

25

5

Muối amoni (NH4+ - N)

mg/l

0.1

0.2

0.5

1

  1. Kết quả nghiên cứu

    1. Thành phần loài vi tảo tại hồ Sông Đầm

      1. Hiện trạng chất lượng nước

Kết quả phân tích các chỉ số thủy lý, thủy hóa môi trường nước tại các điểm nghiên cứu.
Bảng 2: Đặc tính thủy lý, thủy hóa môi trường nước các điểm nghiên cứu đợt I

Thông số phân tích

Đơn vị

HỒ SÔNG ĐẦM

GTGH

Ghi chú

Đ1

Đ2

Đ3

Đ4

Đ5

Đ6

Đ7

Đ8

Đ9

Đ10

Nhiệt độ

oC

17.1

16.6

17.3

17.7

18.3

17.5

15.4

16.3

16.5

17.2

-

QCVN 10 : 2008/BTNMT

pH

 

7.3

8.2

6.3

6.9

7.4

7.1

7

7.8

7.5

6.3

6.5-8.5

DO

mg/l

9.3

9.6

11.2

15

10.4

8.6

9.3

7.8

6.4

8.4

5

COD

mg/l

3.4

6.39

4.87

5.18

6.8

9.98

12.4

5.82

5.93

6.73

3

Độ đục

mg/l

28

38

32

41

25

22

37

41

30

33

-

Amoni (NH4+)

mg/l

0.09

0.17

0.23

0.36

0.11

0.04

0.19

0.27

0.21

0.06

0.1

Ghi chú: QCVN 10 : 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước.
Số liệu bảng 1 được đánh giá theo tiêu chuẩn QCVN 10 : 2008/BTNMT. Nhiệt độ giao động từ 15,4 đến 18,3 oC. Sự chênh lệch nhiệt độ trong các điểm thu mẫu không đáng kể. Độ pH dao động mạnh từ 6,3 đến 8,2 phù hợp với tiêu chuẩn QCVN 10 : 2008/BTNMT đạt giới hạn A. Hàm lượng DO vượt quá ngưỡng cho phép, đạt giới hạn A. DO và pH được coi như là 2 yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài vi tảo trong môi trường nước.COD giao động từ 3,4-12,4mg/l đạt giới hạn A. Đa số các điểm nghiên cứu có hàm lượng NH4+ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Dao động từ 0,04-0,27 được đánh giá giới hạn B theo tiêu chuẩn QCVN 10 : 2008/BTNMT.
Bảng 3: Đặc tính thủy lý, thủy hóa môi trường nước các điểm nghiên cứu đợt II

Thông số phân tích

Đơn vị

HỒ SÔNG ĐẦM

GTGH

Ghi chú

Đ1

Đ2

Đ3

Đ4

Đ5

Đ6

Đ7

Đ8

Đ9

Đ10

Nhiệt độ

oC

22.3

21.5

20.6

20.8

21.4

21.2

21.5

20.5

24.3

24.4

-

QCVN 10 : 2008/BTNMT

pH

 

6.50

7.8

6.1

7.3

7.6

7.3

7.1

6.8

7.5

6.6

6.5-8.5

DO

mg/l

6.4

6.8

7.2

5.3

8.5

10.2

7.5

7

6.4

4.6

5

COD

mg/l

6.42

6.35

14.72

13.43

11.38

10.92

10.46

11.22

6.39

9.82

3

Độ đục

NTU

54

42

52

57

50

62

55

44

47

49

-

Amoni (NH4+)

mg/l

0.11

0.13

3.45

0.06

4.1

0.09

0.02

0.26

0.23

0.18

0.1

Số liệu bảng 3 cho thấy nhiệt độ, pH, DO của tất cả các điểm nghiên cứu đều nằm trong giới hạn của QCVN 10: 2008/BTNMT và phù hợp với đời sống của vi tảo. Độ đục và hàm lượng COD một số đại điểm vượt quá quy định cho phép. Độ đục tăng cao chứng tỏ môi trường nước đang bị suy giảm. Hàm lượng NH4+ ở tất cả các điểm đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng nitơ, photpho tăng cao phù hợp với nhu cầu phát triển chung của vi tảo.

Qua phân tích các chỉ số môi trường theo 2 đợt thu mẫu có thể thấy các chỉ số môi trường như: nhiệt độ, pH, DO,COD, độ đục, Nh4+…thay đổi rõ rệt, được đánh giá đạt giới hạn A. Nhìn chung nước hồ sông Đầm đảm bảo cho vi tảo sinh trưởng phát triển.



      1. Danh lục thành phần loài vi tảo

Qua quá trình điều tra với 2 đơt ( mỗi đợt 2 lần lấy mẫu) khảo sát tại vùng hồ Sông Đầm, chúng tôi đã thu được hơn 40 mẫu nước. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 29 loài thuộc 9 bộ và 14 họ của 4 ngành là Ngành Bacillariophyta (7 loài), Ngành Chlorophyta (7 loài), Ngành Cyanophyta (12 loài) và Ngành Euglenozoa ( 3 loài).

Trong đó:



  • Ngành Tảo Silic (Bacillariophyta): 7 loài chiếm 24%

  • Ngành Tảo lục (Chlorophyta): 7 loài chiếm 24%

  • Ngành Vi khuẩn lam (Cyanophyta):12 loài chiếm 41%

  • Ngành Tảo mắt (Euglenozoa): 3 loài chiếm 11%


Bảng 4: Danh lục thành phần loài vi tảo ở hồ Sông Đầm – TP Tam Kỳ

STT

Họ

Loài

Địa điểm

I. NGÀNH BACILLARIOPHYTA




1

Fragilariaceae

Fragilaria capucina Desmazière(1825)

2.4.5,10

2

Synedra famelica Kützing 1844

1.4

3

Naviculaceae

Navicula crassinervia Brébisson in W. Smith 1853

2,3,6

4

Surirellaceae

Surirella minuta Brebisson ex Kützing 1849

2,3

5

 

Surirella turgida W.Smith 1853

4,6,7

6

Catenulaceae

Amphora ovalis (Kützing) Kützing 1844

4,6,10

7

Cocconeidaceae

Cocconeis placentula Ehrenberg 1838

3 ,9

II. NGÀNH CHLOROPHYTA




8

Hydrodictyaceae

Pediastrum simplex (Meyen) Lemm, 1897 var. simplex

2,5,6,7,9

9

Micractiniaceae

Golenkinia radiata (Chod) Wille, 1894

5,10

10

Ankistrodesmaceae

Ankistrodesmus falcatus (Corda) Ralfs, 1848

1,3,8

11




Ankistrodesmus spiralis (Turn) Lemm., 1915

1,6

12

Oocystaceae

Tetraedron incus (Teilling) G. M. Smith, 1926

3,8

13

 Scenedesmaceae

Tetrastrum heteracanthum (Nordstedt) Chodat 1895

2,4,5,9

14

 

Scenedesmus quadricauda var. spinosus Deduss.,1925

2,7

III. NGÀNH CYANOPHYTA




15

Chroococcaceae

Aphanocapsa montana Cramer 1862

3,7,10

16

 

Microcytistis pulverea f.incerta (Lemmermann) Elenkin 1938

2,6,7

17

 

Gomphosphaeria aponina Kützing 1836

1,3

18

 

Merismopedia marssonii Lemmermann 1900

2,8

19

 

Dzensia salina Voronichin, 1929

9,10

20

Oscillatoriaceae

Lyngbya aestuarii Liebm. (1839) ex Gomont (1893)

3,5,9

21

 

Lyngbya limnetica Lemmermann 1898

1,6

22

 

Lyngbya aerugino - coerulea Kuetz (1843)

2,6,7

23

 

Spirulina platensis (Gomont) Geitler 1925

5,9

24

 

Lyngbya majuscula (Dillwyn) Harvey 1833

2,5,9

25

 

Oscinlatoria princeps Vaucher ex Gomont 1892

2,3,4,8,10

26

Nostocaceae

Anabaena sphaerica Bornet & Flahault 1886

6,8,9

IV. NGÀNH EUGLENOZOA




27

Euglenaceae

Trachelomonas hispida (Perty) Stein emend Defl. 1878

1,4,7,10

28

 

Euglena acus (O.F.Müller) Ehrenberg 1830

3,7,9

29

 

Phacus pleuronectes (O.F. Müller) Dujardin 1841

2,4,9

Qua bảng 4 ta thấy các ngành vi tảo phân bố không đồng đều tại các điểm nghiên cứu. Theo số liệu cho thấy số lượng loài cao nhất được tìm thấy ở điểm thu mẫu thứ 2 với số lượng loài là 12 loài, sau đó là điểm thu mẫu thứ 3 và 9 với số lượng loài là 10 loài. Điểm thu mẫu thứ 5 có số lượng loài thấp nhất là 5 loài.

Mật độ vi tảo tại các điểm nghiên cứu dao động từ 32,563 tế bào/m3 nước đến 102,774 tế bào/m3 nước, mật độ trung bình là 67,673 tế bào/m3. Mật độ vi tảo biến động theo mùa, mùa mưa(9/2015) mật độ giảm so với mùa khô.


      1. Đa dạng các bậc taxon của vi tảo

Phân tích mức độ đa dạng các bậc taxon của vi tảo ở hồ Sông Đầm được ghi nhận trong bảng 1:

Bảng 5: Đa dạng các bậc taxon của vi tảo thuộc 4 ngành ở hồ Sông Đầm

STT

Tên ngành

Số lớp

Số bộ

Số họ

Số loài

Tỷ lệ %

1

Bacillariophyta

1

5

5

7

24

2

Chlorophyta

1

1

5

7

24

3

Cyanophyta

1

2

3

12

41

4

Euglenozoa

1

1

1

3

11



24%

24%

41%

11%


Hình 2: Tỷ lệ các ngành vi tảo tại hồ Sông Đầm – TP Tam Kỳ

Phân tích các bậc taxon của vi tảo ở khu vực hồ Sông Đầm - xã Tam Thăng - TP Tam Kỳ cho thấy:



  • Ở bậc Ngành: 4 ngành đều có số lớp bằng nhau là 1 lớp.Ở bậc Lớp: Ngành Tảo Silic (Bacillariophyta) 1 lớp có số bộ nhiều nhất là 5 bộ chiếm tỷ lệ 55,56%, sau đó là Ngành Tảo lam (Cyanophyta) với 1 lớp có số bộ nhiều thứ 2 là 2 bộ chiếm tỷ lệ 22,22%.

  • Ở bậc Họ: Ngành Tảo lục (Chlorophyta) và Ngành Tảo Sillic (Bacillariophyta) có 1 lớp, với số họ nhiều nhất là 5 họ chiếm tỷ lệ 35,7%, Ngành Tảo lam (Cyanophyta) (với 1 lớp, 2 bộ với số họ cao thứ 2 là 3 họ chiếm tỷ lệ 21,4%.

  • Ở bậc Loài: Ngành Tảo lam (Cyanophyta) có 1 lớp, 2 bộ, 3 họ với số lượng loài nhiều nhất là 12 loài chiếm tỷ lệ 41%, Ngành Tảo Mắt (Euglenozoa) với 1 lớp, 1 bộ, 1 họ và 3 loài chiếm 11%.

  1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu thành phần loài và sự phân bố của các loài vi tảo tại Hồ Sông Đầm – TP Tam Kỳ, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Nhiệt độ, pH đều nằm trong giới hạn cho phép phù hợp với đời sống của vi tảo. Các thông số độ đục, DO, COD và NH4+ cao hơn tiêu chuẩn cho phép của QCVN 10: 2008/BTNMT.

Đã xác định được 29 loài vi tảo thuộc 4 ngành, 4 lớp, 9 bộ, 14 họ. Trong đó :


  • Ngành Tảo Silic (Bacillariophyta)có 1 lớp, 5 bộ, 5 họ, 7 loài chiếm 24%;

  • Ngành Tảo lục (Chlorophyta)có 1 lớp, 1 bộ, 5 họ, 7 loài chiếm 24%;

  • Ngành Vi khuẩn lam/Tảo lam (Cyanobacteria/ Cyanophyta)có 1 lớp, 2 bộ, 3 họ, 12 loài chiếm 41%;

  • Ngành Tảo mắt (Euglenozoa) có 1 lớp, 1 bộ, 1 họ, 3 loài chiếm 11%;

Mật độ vi tảo tại các điểm nghiên cứu dao động từ 32,563 tế bào/m3 nước đến 102,774 tế bào/m3 nước, mật độ trung bình là 67,673 tế bào/m3. Mật độ vi tảo biến động theo mùa, mùa mưa(9/2015) mật độ tăng cao so với mùa khô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Nguyễn Thị Ben (2011), Nghiên cứu sự phân bố các loài vi khuẩn lam và sự tương quan với các yếu tố môi trường tại hồ Công viên 29/3, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ sinh học,Đại học Đà Nẵng.

[2]. Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), Tảo nước ngọt Việt Nam. Phân loại bộ tảo lục Chlorococcales, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 503 trang

[3]. Đặng Thị Thơm, Hoàng Trung Kiên, Vũ Thị Nguyệt, Đặng Đình Kim. Viện Công nghệ Môi trường - Viện KH&CNVN

[4]. Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong các thủy vực nước ngọt Việt Nam - Triển vọng và thử thách, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 494 trang.

Tài liệu tiếng Anh

[4]. Philipose M. T. (1967), Chlorococcales, Indian Council of Agricultural Research, New Delhi, 325 p.

[5]. Shirota A. (1966), The plankton of South Viet Nam. Fresh water and Marine plankton, Overseas Technical Cooperation Agency, Japan, 462 p.

[6]. http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Ha-luu-song-Thu-Bon-la-khu-du-tru-sinh-quyen/20725045/188/



SPECIES COMPOSITION, DIVERSITY AND DISTRIBUTION OF MICROALGAE AT SONG DAM LAKE – TAM THANG – TAM KY CITY – QUANG NAM PROVINCE
Nguyen Thi Na : The university of Danang

Do Thu Ha : Da Nang University of Pedagogy

Thi Thi Hoai Thuong : The university of Danang

Nguyen Nguyen Hang :Institute of Ecology and works protection.267 Chua Boc, Dong Da, Ha Noi

Abstract

Microalgae have a very important role in nature and in human life. They grow and develop in many waterbodies and also in estuaries or lakes. However, the concentration in nitrogen or phosphorus in the water of many lakes now exceeds the permitted level, which has created conditions for the overgrowth of some plants such as algae, seaweed or moss, affecting the biological balance of water. In this article, the authors mention composition, diversity and distribution of Microalgaeat Song Dam Lake - Tam Thang - Tam Ky City - Quang Nam Province. The survey results have shown the presence of 4 algae phylums: Bacillariophyta, Chlorophyta, Cyanophyta, and Euglenozoa, with 4 classes, 9 orders, 14 families and 29 species. They are scattered from the lower depths to the deep waters, still waters to flowing waters, and nearshore to midstream.

Keywords: Microalgae, species compasition,distribution, Bacillariophyta, Chlorophyta, Cyanophyta, Euglenozoa



1: Cao học sinh thái học khóa K28 ĐH Sư Phạm Đà Nẵng

2: ĐH Sư Phạm Đà Nẵng

3: Cao học sinh thái học khóa K28 ĐH Sư Phạm Đà Nẵng

4:Viện Sinh Thái và Bảo vệ công trình, Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,

tải về 153.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương