Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO



trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3 Mb.
#1848
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

Phân tích kết cấu cây tái sinh của 3 nhóm quần xã cho thấy (Bảng 4.26, Hình 4.11 – 4.13) cho thấy:



Bảng 4.26. Phân bố cây tái sinh theo cấp H (cm) trong ba nhóm

quần xã ưu thế cây họ Sao – Dầu từ cao đến thấp



H, cm

Tổng số

Cây mục đích

Cây họ Sao - Dầu

N, cây/ha

%

N, cây/ha

%

N, cây/ha

%

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(1) Quần xã ưu thế cao cây họ Sao - Dầu (nhóm 1)

≤ 50

2.750

100

1.583

57,6

833

52,6

51-100

1.389

100

667

48,0

194

29,2

100-150

1.389

100

556

40,0

194

35,0

151-200

1.472

100

722

49,1

278

38,5

201-400

1.750

100

833

47,6

500

60,0

Tổng số

8.750




4.361




1.999




(2) Quần xã ưu thế trung bình cây họ Sao - Dầu (nhóm 2)

≤ 50

2.606

100

1.159

44,5

356

30,7

51-100

1.470

100

561

38,1

174

31,1

100-150

1.167

100

492

42,2

159

32,3

151-200

1.174

100

515

43,9

159

30,9

201-400

1.636

100

689

42,1

227

33,0

Tổng số

8.053




3.416




1.075




(3) Quần xã ưu thế thấp cây họ Sao - Dầu (nhóm 3)

≤ 50

2.083

100

417

20,0

83

20,0

51-100

1.583

100

500

31,6

83

16,7

100-150

1.167

100

83

7,1

-

-

151-200

667

100

167

25,0

-

-

201-400

1.250

100

417

33,3

167

40,0

Tổng số

6.750




1.583




333





Hình 4.11. Phân bố số cây tái sinh của quần xã ưu thế cao

cây họ Sao – Dầu theo cấp chiều cao


So với những loài cây gỗ hợp mục đích kinh doanh gỗ lớn, cây họ Sao – Dầu có số lượng cá thể lớn. Ở cả ba nhóm quần xã, cây tái sinh tập trung chủ yếu ở chiều cao 0 – 50 cm. Số cây có chiều cao < 1 m ở nhóm 1 là 4.139 cây/ha (trong đó cây mục đích 2.240 cây/ha, cây họ Sao – Dầu 1.027 cây/ha). Mật độ ở nhóm 2 là 4.076 cây/ha (cây mục đích 1.720 cây/ha; cây họ Sao – Dầu 530 cây/ha) và nhóm 3 là 4.666 cây/ha (trong đó cây mục đích 917 cây/ha;cây họ Sao – Dầu 166 cây/ha). Số cây có chiều cao > 1 m ở nhóm 1 là 4.611 cây/ha (trong đó cây mục đích 2.121 cây/ha; cây họ Sao – Dầu 972 cây/ha); nhóm 2 là 3.977 cây/ha (trong đó cây mục đích 1.696 cây/ha;cây họ Sao – Dầu 545 cây/ha); nhóm 3 là 2.084 cây/ha (trong đó cây mục đích 666 cây/ha; cây họ Sao – Dầu 167 cây/ha).

Về chất lượng cây tái sinh (Bảng 4.27), nhìn chung tỷ lệ cây mục đích có chất lượng tốt tương đối cao; trong đó cây họ Sao – Dầu chiếm trên 67,9%.

Đối với nhóm quần xã ưu thế cao cây họ Sao-Dầu, số lượng cây tốt tập trung phần lớn ở chiều cao H > 1 m. Điều đó đảm bảo khả năng phục hồi rừng ưu thế cao cây họ Sao – Dầu trong tương lai.

Đối với nhóm quần xã ưu thế trung bình cây họ Sao-Dầu, mật độ cây tốt của nhóm cây mục đích và cây họ Sao – Dầu không tập trung ở cấp chiều cao nhất định mà phân bổ rải rác ở các cấp chiều cao khác nhau. Tỷ lệ cây mục đích có chất lượng tốt tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao từ 1 – 1,5 m (96,5%). Cây họ Sao – Dầu chiếm tỷ lệ cao nhất (92,4%) ở cấp chiều cao 2 – 4 m.

Đối với nhóm quần xã ưu thế thấp cây họ Sao-Dầu, cây mục đích có chất lượng tốt tập trung nhiều nhất ở cấp H > 150 cm, còn cây tái sinh họ Sao – Dầu có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao 91,2% ở cấp H từ 50 – 100 cm.




Bảng 4.27. Phân bố chất lượng cấy tái sinh của các loài mục đích và cây họ

Sao – Dầu theo cấp H (cm) trong ba nhóm quần xã ưu thế cây họ Sao – Dầu



H, cm

Cây mục đích

Cây họ Sao - Dầu

Tổng số

Tốt

%

Tổng số

Tốt

%

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(1) Quần xã ưu thế cao cây họ Sao - Dầu (nhóm 1)

≤ 50

1.583

1.200

75,8

833

618

74,2

51-100

667

562

84,3

194

132

67,9

100-150

556

375

67,5

194

187

96,2

151-200

722

710

98,3

278

262

94,3

201-400

833

753

90,4

500

456

91,2

Tổng số

4.361

2.400




1.999

1.655




(2) Quần xã ưu thế trung bình cây họ Sao - Dầu (nhóm 2)

≤ 50

1.159

1.034

89,2

356

300

84,3

51-100

561

524

93,5

174

142

81,5

100-150

492

475

96,5

159

100

62,9

151-200

515

368

71,4

159

147

92,4

201-400

689

612

88,8

227

196

86,2

Tổng số

3.416

3.013




1.075

885




(3) Quần xã ưu thế thấp cây họ Sao - Dầu (nhóm 3)

≤ 50

417

354

85,0

83

68

81,6

51-100

500

452

90,4

83

76

91,2

100-150

83

72

86,4

-

-

-

151-200

167

154

92,4

-

-

-

201-400

417

391

93,8

167

137

82,2

Tổng số

1.584

1.432




333

281



THẢO LUẬN CHUNG VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy cần thảo luận rõ thêm những vấn đề sau đây:

(1) Đặc trưng những ưu hợp thực vật

Số liệu điều tra của tác giả cho thấy, kiểu rừng kín thường xanh và nửa thường xanh ẩm nhiệt đới tại Nam Cát Tiên được hình thành bởi nhiều loài cây gỗ khác nhau; trong đó có thể bắt gặp 15 ưu hợp thực vật sau đây: Ưu hợp Bằng lăng nước - Chiêu liêu nghệ - Mắt cáo - Chò chai…, Ưu hợp Cóc rừng - Vên vên - Cẩm lai - Trau tráu…, Ưu hợp Bằng lăng nước - Bằng lăng ổi - Bằng lăng xoan…, Ưu hợp Bằng lăng - Săng mây – Sp – Trâm – Thung - Bình linh, Ưu hợp Dầu rái - Săng mây - Bình linh - Sao đen, Ưu hợp Bằng lăng - Săng mây - Công chúa lá rộng…, Trâm trắng – Bằng lăng ổi – Chiếc tam lang – Trường trái nhỏ…, Kơnia – Thị đen – Dầu song nàng…, Nhọ nồi – Bằng lăng ổi – Cám – Dầu song nàng…, Bằng lăng ổi – Trâm – Cẩm lai – Dầu song nàng – Bứa…, Bằng lăng ổi – Dầu lá bóng – Vàng vè – Trâm – Gõ đỏ…, Trâm - Bằng lăng ổi - Kơ nia…, Bằng lăng ổi – Trâm – Cứt mọt – Dầu lá bóng…, Bằng lăng ổi – Cứt mọt – Trâm – Hồng rừng…, Bằng lăng ổi – Trâm - Dầu lá bóng - Quao núi…Nói chung, những ưu hợp thực vật này phân bố khá phổ biến ở nhiều nơi thuộc Đông Nam Bộ. Điều đó cũng đã được nhiều tác giả khảng định (Phùng Tửu Bôi (1980)[2], Lê Văn Mính (1985, 1986)[26, 28], Vũ Xuân Đề (1985; 1989)[11, 12, 13]; Lâm Xuân Sanh (1985)[36], Thái Văn Trừng (1985, 1998)[44, 45], Nguyễn Văn Thêm (1992)[39]).



(2) Những đặc trưng cấu trúc rừng

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phân bố N – D1.3 của cả 3 trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB đều có dạng một đỉnh lệch trái và rất nhọn. Đường cong phân bố N – D1.3 của cả ba trạng thái đều phù hợp nhất với dạng phân bố khoảng cách. Trái lại, những nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, phân bố N - D1.3 của rừng tự nhiên nhiệt đới phần lớn tồn tại ở dạng phân bố giảm. Theo tác giả, sở dĩ phân bố N – D1.3 của cả 3 trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB ở Nam Cát Tiên có dạng một đỉnh là vì: (1) ở đây tác giả đã thống kê tất cả những cây có D1.3 ≥ 5,0 cm, trong khi đó nhiều tác giả khác chỉ xét những cây có D1.3 ≥ 10 cm; (2) phân bố N - D chỉ được tác giả phân tích theo các ưu hợp thực vật. Thực tế cho thấy, phần lớn những loài cây họ Sao - Dầu và Bằng lăng thường tái sinh đồng loạt theo từng đám. Do đó, kết cấu đường kính của các ưu hợp ưu thế những loài cây thuộc họ Sao - Dầu và Bằng lăng thường có dạng tương tự như rừng trồng gần đồng tuổi. Ví thế, phân bố N - D thường có dạng một đỉnh. Nếu chỉ xét những cây có D > 10 cm, thì hình thái đường cong phân bố N - D cũng có dạng phân bố giảm giống như nhiều loại rừng tự nhiên khác.



(3) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiểu rừng kín thường xanh và nửa thường xanh ẩm nhiệt đới tại Nam Cát Tiên có khả năng tái sinh rất mạnh; trong đó rừng có ưu thế cao cây họ Sao - Dầu tái sinh tốt hơn so với rừng có ưu thế trung bình và ưu thế thấp cây họ Sao – Dầu. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả (Phùng Tửu Bôi (1980)[2], Lê Văn Mính (1985, 1986)[26, 28], Vũ Xuân Đề (1985; 1989)[11, 12, 13]; Lâm Xuân Sanh (1985)[36], Thái Văn Trừng (1985, 1998)[44, 45], Nguyễn Văn Thêm (1992)[39]).

4.5 Một số đề xuất

4.5.1 Nuôi dưỡng và khai thác rừng

Mục tiêu chính của kinh doanh rừng tự nhiên ưu thế cây họ Sao - Dầu ở miền Đông Nam Bộ là tạo rừng năng suất cao để đáp ứng nhu cầu về gỗ lớn dùng trong xây dựng và đồ mộc gia dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, tác giả đề xuất, đối với loại rừng này cần phải đảm bảo kết cấu rừng luôn có sự ưu thế cây họ Sao - Dầu và những loài cây gỗ lớn như Bằng lăng, Bình linh, Trường…



4.5.2 Dự đoán phân bố số cây theo cấp đường kính

Từ kết quả nghiên cứu ở mục 4.2, tác giả đề xuất mô hình dự đoán phân bố N-D của các trạng thái rừng IIIA2, IIIA3 và IIIB như sau:



Trạng thái

Phân bố

Hàm mật độ xác suất




IIIA3

Khoảng cách

P(x) = 0,37*0,04D-1

(4.1)

IIIA2

Khoảng cách

P(x) = 1,22*0,30D-1

(4.2)

IIIB

Khoảng cách

P(x) = 0,40*0,64D-1

(4.3)

Khi áp dụng những mô hình 4.1 - 4.3 để tính số cây phân bố vào các cấp D(cm), trước hết thống kê số cây và đo đạc đường kính ngang ngực (D, cm) của tất cả những cây (N, cây) trong ô tiêu chuẩn 2.000 – 2.500 m2 đại diện cho trạng thái rừng. Kế đến, phân chia số cây theo cấp D(cm) với mỗi cấp 8 cm. Tiếp theo, tính xác suất f(X) tương ứng với mỗi cấp D(cm). Sau cùng, nhân tổng số cây trong từng ô tiêu chuẩn (N, cây) với P(X) tương ứng với mỗi cấp D, nghĩa là N*P(X).


Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra những kết luận chính sau đây:

(1) Trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa thường xanh ẩm nhiệt đới tại Nam Cát Tiên có thể bắt gặp 15 ưu hợp thực vật sau đây:


  • Ưu hợp Bằng lăng nước - Chiêu liêu nghệ - Mắt cáo - Chò chai…

  • Ưu hợp Cóc rừng - Vên vên - Cẩm lai - Trau tráu…

  • Ưu hợp Bằng lăng nước - Bằng lăng ổi - Bằng lăng xoan…

  • Ưu hợp Bằng lăng - Săng mây – Sp – Trâm – Thung - Bình linh

  • Ưu hợp Dầu rái - Săng mây - Bình linh - Sao đen

  • Ưu hợp Bằng lăng - Săng mây - Công chúa lá rộng…

  • Ưu hợp Trâm trắng – Bằng lăng ổi – Chiếc tam lang – Trường trái nhỏ

  • Ưu hợp Kơnia – Thị đen – Dầu song nàng

  • Ưu hợp Nhọ nồi – Bằng lăng ổi – Cám – Dầu song nàng

  • Ưu hợp Bằng lăng ổi – Trâm – Cẩm lai – Dầu song nàng – Bứa

  • Ưu hợp Bằng lăng ổi – Dầu lá bóng – Vàng vè – Trâm – Gõ đỏ

  • Ưu hợp Trâm - Bằng lăng ổi - Kơ nia

  • Ưu hợp Bằng lăng ổi – Trâm – Cứt mọt – Dầu lá bóng

  • Ưu hợp Bằng lăng ổi – Cứt mọt – Trâm – Hồng rừng

  • Ưu hợp Bằng lăng ổi – Trâm - Dầu lá bóng - Quao núi

(2) Phân bố N – D1.3 của cả 3 trạng thái rừng đều có dạng một đỉnh lệch trái và rất nhọn. Đường cong phân bố N – D1.3 của cả ba trạng thái đều phù hợp nhất với dạng phân bố khoảng cách.

(3) Phân bố N – H của ba trạng thái rừng dao động từ 12,2 đến 17,0 m; phạm vi phân bố chiều cao từ 3,5 đến 40,0 m; biến động chiều cao từ 27,2 đến 49,1%. Đường cong phân bố N – H có dạng một đỉnh lệch trái và tù. Chiều cao trung bình thuộc phân vị dưới (q0,25) và phân vị trên (q0,75) tương ứng là 9,7 và 18,1%

(4) Kiểu rừng kín thường xanh và nửa thường xanh ẩm nhiệt đới tại Nam Cát Tiên có thể được phân chia thành ba nhóm quần xã ưu thế cao, ưu thế trung bình và ưu thế thấp cây họ Sao – Dầu.

(5) Kiểu rừng kín thường xanh và nửa thường xanh ẩm nhiệt đới tại Nam Cát Tiên có khả năng tái sinh rất mạnh; trong đó rừng có ưu thế cao cây họ Sao - Dầu tái sinh tốt hơn so với rừng có ưu thế trung bình và ưu thế thấp cây họ Sao – Dầu.

5.2 Kiến nghị

Khi nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số ưu hợp thực vật ưu thế cây họ Sao – Dầu ở VQG Cát Tiên, tác giả đã tập trung giải quyết những vấn đề có liên quan đến cấu trúc, tái sinh trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới. Tuy vậy, để hiểu rõ hơn về kiểu rừng này, tác giả kiến nghị những ai quan tâm đến kiểu rừng này cần tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề sau đây:



  1. Tính đa dạng thực vật trong các kiểu quần xã thực vật.

  2. Phân bố cây họ Sao – Dầu theo các dạng địa hình – đất khác nhau.

  3. Đặc điểm quá trình tái sinh của những loài cây thuộc họ Sao - Dầu.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương