Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con Do đặc điểm của bộ máy tiêu hóa lợn con



tải về 11.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích11.79 Kb.
#32209
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con

1. Do đặc điểm của bộ máy tiêu  hóa lợn con:

Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự phân tiết không đủ lượng Acid chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Trên lợn con sơ sinh, khả năng tiết Acid chlohydric rất ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng Acid chlohydric tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy độ toan thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, vào ruột non vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản như sữa; thí dụ men tiêu hóa chất đạm (protease) gồm pepsin, trypsin, chymotrypsin chỉ đủ để tiêu hóa protein của sữa hoặc protein đậu nành và không đủ để tiêu hóa được protein của gạo, bắp, bột cá, bánh dầu... trong vòng tuần lễ đầu sau khi sinh. Men saccharase chỉ hoạt động mạnh sau 2 tuần, men mantase chỉ được phân tiết đầy đủ sau 4 tuần.

Yếu tố này cho thấy trong vòng 2 tuần lễ sau khi sinh, lợn con chỉ có thể tiêu hóa được sữa hoặc loại thức ăn tập ăn với thành phần chủ yếu là sữa “Milk replacer”. Trên những bầy lợn quá đông, hoặc phải nuôi hộ vì lợn nái mẹ mắc bệnh, nếu sử dụng thức ăn không đúng, thí dụ dùng sữa đặc có đường cho lợn con bú sẽ dẫn đến tiêu chảy vì đường saccharose không hề được tiêu hóa trong giai đoạn này. Sự tập ăn cũng phải được cân nhắc, phải sử dụng các loại thức ăn tập ăn có chất lượng cao, nếu tập ăn bằng thức ăn có chất lượng kém, do lợn con không thể tiêu hóa được sẽ dẫn đến tiêu chảy.

2. 6 vấn đề chủ yếu do các yếu tố quản lý, chăm sóc chưa hợp lý:

a. Không cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ : Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 - 4 tuần lễ đầu. Cần lưu ý sữa đầu chỉ có giá trị phòng bệnh cho lợn con khi hội đủ 2 vấn đề sau đây. Lợn con phải được bú càng sớm càng tốt và càng nhiều càng tốt, sau 24 giờ kháng thể trong sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này men tiêu hóa chất đạm bắt đầu hoạt động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa đầu.

b. Phải tiêm phòng cho lợn mẹ các bệnh mà lợn con dễ mắc phải, thí dụ dịch tả, giả dại, thương hàn, tiêu chảy do E.coli... nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn mẹ, và từ đó chất miễn dịch mới được truyền sang cho lợn con. Nếu không tiêm phòng cho  nái, việc lợn bú sữa đầu cũng không tạo ra được cho lợn con khả năng phòng bệnh. Không úm cho lợn con, hoặc úm không đúng quy cách làm lợn con bị lạnh, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu, thể hiện qua sự giảm nhu động ruột, giảm phân tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng không tiêu, rồi viêm ruột, tiêu chảy.

c. Vệ sinh rốn không tốt: Lợn con bị viêm rốn sẽ tiêu chảy, do đó sau khi sinh phải dùng dây và dụng cụ sạch cột và cắt rốn, sát trùng bằng  IODINE sau khi cắt và sau đó tiếp tục sát trùng rốn ngày 2 lần cho đến khi rụng.

d. Không cấp sắt cho lợn con: Sắt rất cần cho lợn con để thành lập hồng cầu, do trong sữa mẹ chứa rất ít chất sắt, do đó phải cấp thêm cho lợn con bằng cách chích chất sắt. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiêu chảy.

e. Do lợn mẹ mắc hội chứng M.M.A (còn gọi là hội chứng: Viêm vú, Viêm tử cung, Kém sữa): Sự nhiễm trùng vú hoặc tử cung sau khi sinh sẽ gây vấy nhiễm vi trùng vào đường tiêu hóa lợn con.

f. Điều kiện vệ sinh kém: Bao gồm không sát trùng chuồng nái trước khi sinh, cho nái ăn thức ăn kém phẩm chất, có chứa độc tố vi trùng hoặc nấm mốc. Nguồn nước uống không sạch cũng được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự nhiễm trùng đường ruột.

3. Do nhiễm trùng đường ruột:

Sự nhiễm trùng đường ruột thường xảy ra với các loại mầm bệnh có sẵn trong chuồng trại (do sát trùng không hợp lý), do mầm bệnh từ  lợn mẹ truyền sang, hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống.



Nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi và vệ sinh thú y, sức kháng bệnh lợn con tốt, dù nhiễm khuẩn xảy ra, thì cơ thể lợn con có thể tự chống chọi được, hoặc mắc bệnh với thể nhẹ. Ngược lại nếu sự nhiễm trùng đường ruột đi kèm theo các yếu tố đã đề cập trên chắc chắn bệnh sẽ rất nặng, việc chữa trị sẽ rất tốn kém và ít hiệu quả.

Nguồn: Chi cục Thú y An giang

tải về 11.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương