Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2



tải về 57.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích57.18 Kb.
#19408


ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CẢNH QUAN RỪNG TỰ NHIÊN KHU BẢO TỒN

THIÊN NHIÊN NGỌC LINH, TỈNH KON TUM



Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A.N.1, Kuznetsova S.P.1, Lê Thị Nguyệt2


  1. Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga/Bộ Quốc phòng

  2. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Tóm tắt: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là một phần quan trọng trong hệ thống cảnh quan miền Trung-Tây Nguyên của Việt Nam, nơi chứa đựng những giá trị độc đáo của cảnh quan và các hợp phần thành tạo cảnh quan. Quy luật đai cao thể hiện rõ nét trong cấu trúc cảnh quan thông qua thành phần loài và cấu trúc tầng tán của thực vật. Theo đó, tính đa dạng nhất của thực vật tập trung ở đai cao 2.000 – 2.300m và nhiều tầng tán nhất ở độ cao 1.750m – 2.100m. Thực vật hạt trần, đặc biệt là Thông ba lá và Thông năm lá tham gia với vai trò là đơn trội và đồng trội trong các cảnh quan rừng hỗn giao. Có sự khác biệt trong phân bố các loài hạt trần chủ đạo thành tạo cảnh quan của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, VQG Chư Yang Sin và VQG Bidoup - Núi Bà. Theo đó, tại Ngọc Linh, Thông năm lá có diện phân bố rộng hơn, tính đơn trội cao hơn với vai trò rõ nét trong sự hình thành hợp phần thực vật trong cảnh quan rừng ở độ cao >2.000m.

Từ khóa: Cảnh quan, cấu trúc, đai cao, khu bảo tồn thiên nhiên, Thông năm lá, Ngọc Linh, thực vật.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ


Là thành phần của phụ hệ thống cảnh quan (CQ) nhiệt đới gió mùa cao nguyên, Vùng núi Ngọc Linh với đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m trở thành phần quan trọng trong hệ thống cảnh quan của miền Trung - Tây Nguyên Việt Nam. Với lịch sử phát triển ổn định, lâu dài làm cho cảnh quan rừng (CQR) chứa đựng nhiều giá trị về đa dạng sinh học, đặc biệt là đa dạng thực vật. Ngược lại, sự đa dạng của thực vật là cơ sở tạo nên cấu trúc đa dạng và nhạy cảm của CQ khu vực [2, 5]. Thêm vào đó, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (KBT Ngọc Linh) là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ xuống miền Duyên Hải và đồng bằng sông Mê Công nên các CQR và hệ sinh thái rừng Ngọc Linh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng cho vùng lãnh thổ rộng lớn.

KBT Ngọc Linh có diện tích khoảng 40.500ha, trải rộng trên các địa hình núi trung bình, núi cao với mức độ chia cắt mạnh đã tạo nên tính phong phú, đa dạng và độc đáo của các CQR, đặc biệt là cấu trúc thảm thực vật tự nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể các đơn vị tự nhiên, các CQR của khu vực, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo tồn, bảo vệ đa dạng sinh học do thiếu cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa các thành phần sống và không sống của hệ sinh thái.

Bài báo trình bày đặc điểm, sự phân hoá CQR KBT Ngọc Linh; phân tích đặc điểm và mối quan hệ của thực vật với các thành phần khác của CQ như địa hình, độ dốc, hướng phơi, thổ nhưỡng và mức độ thoát nước của đất rừng. So sánh tính tương đồng và khác biệt với một số khu vực khác của Việt Nam, đặc biệt là những CQ có sự tham gia của các loài thực vật hạt trần.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu CQR KBT Ngọc Linh được tiến hành vào các năm 2004, 2006 và được bổ sung kết quả năm 2013. Địa điểm khảo sát bao trùm gần như toàn bộ KBT từ độ cao 900m đến 2.598m (đỉnh Ngọc Linh).

Để thực hiện các nội dung khoa học, đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có những phương pháp chủ đạo:

+ Phương pháp bản đồ - hệ thông tin địa lý: Được áp dụng để thu thập và xây dựng hệ dữ liệu về nền địa chất, địa hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật. Sử dụng bản đồ địa hỉnh tỷ lệ 1/25.000, thiết bị GPS và ảnh viễn thám SPOT để xác định vị trí các điểm chìa khoá, các tuyến khảo sát cũng như ranh giới các đơn vị theo sự phân hoá địa hình, thảm thực vật và CQ.

+ Phương pháp thực địa: Là các phương pháp khác nhau vận dụng trong quá trình khảo sát thực địa, được áp dụng để thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm cấu trúc và sự phân hoá không gian (cấu trúc đứng, cấu trúc ngang) các đơn vị CQ.

+ Phương pháp địa thực vật: Được áp dụng để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc thành phần loài và cấu trúc không gian của thảm thực vật trong CQ. Sử dụng tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000) [1] để định loại thực vật. Phân tích cấu trúc của CQ trong mối quan hệ giữa thực vật, địa hình và thổ nhưỡng, đồng thời đề cập tới chu trình vật chất phát sinh từ quá trình phân huỷ của thảm rụng thực vật.



III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Cấu trúc các cảnh quan rừng điển hình KBT Ngọc Linh

1.1. Cảnh quan rừng lá kim ở độ cao 900 -1.750m

Do đặc điểm của các yếu tố thành tạo, đặc biệt là khí hậu, thổ nhưỡng và hướng phơi của địa hình, từ độ cao 900 đến 1.750m trên mực nước biển, ngoài các CQ cây lá rộng và hỗn giao lá rộng - lá kim còn ghi nhận sự phổ biến của CQR với ưu thế của Thông ba lá Pinus kesiya (Pinaceae) (Hình 1).

Thực vật trong CQ phát triển tốt với 2 tầng cây gỗ. Thông ba lá tạo nên tầng trên cùng với tính chất đơn trội, độ cao đến 25m, đường kính thân 40–60 cm, đôi khi 80cm. Tán cây tiếp xúc hoặc đan xem, khoảng cách cây từ 1m đến 6m. Trên mặt đất, lớp thảm rụng (cành, lá thông) khá phong phú. Cấu trúc lớp thảm rụng duy trì được trong một số năm, lớp năm sau phủ lên lớp năm trước. Đất có thành phần cát pha - thịt nhẹ, màu xám, khá đồng nhất, tầng dưỡng rễ sâu đến 120 – 140cm.

Tầng 2 có tính phân mảnh, song phát triển khá tốt, cao 6 – 10m. Tham gia cấu trúc thực vật trong CQ có các loài đại diện như Aporusa villosa, Phyllanthus emblica (Euphorbiacae), Engelchardia spicata (Juglandaceae), Vaccinium sprengelii (Ericaceae), Camellia caudata, Eurya trichocarpa (Theaceae), Castanopsis chinensis, Lithocarpus corneus (Fagaceae), Cinnamomum camphora (Lauraceae), Elaeocarpus grandiflorus (Elaeocarpaceae), Michelia balansae (Magnoliaceae), Wendlandia laotica (Rubiaceae), Mangifera flava (Anacardiaceae), Alphonsea tonkinensis (Annonaceae).

Dây leo kém phong phú, chủ yếu có các đại diện thuộc chi Fissistigma, Uvaria (Annonaceae), Mucuna (Fabaceae) và Gnetum (Gnetaceae). Các loài bì sinh chủ yếu là phong lan, trong đó có Oberonia anceps, Cymbidium insigneDendrobium formosum. Trên bờ các con suối có nước chảy tạm thời, trên thân cây ghi nhận được loài Psilotum nudum (Psilotaceae). Các loài bán bì sinh có Ficus sp. (Moraceae), Schefflera sp. (Araliaceae).



Hình 1. Cảnh quan rừng Thông ba lá Pinus kesiya, độ cao 1.100m

Trong đó: Agl - Alangium, Ann - Annonaceae, Ap - Aporusa, B - Bambusa, Cam - Camellia, Cast - Castyanopsis, Cib - Cibotium, Cin - Cinnamomum, Crp - Carpinus, Cya - Cyathea, Dia - Dianella, Drac - Dracaena, El - Elaeocarpus, Eng - Engelchardia, Eur - Eurya, Fic - Ficus, Gr - Gramineae, Lith - Lithocarpus, Mgl - Manglietia, Mls - Melastoma, Nph - Nephrolepis, Pnd - Pandanus, Phl - Phyllanthus, Pin.k - Pinus kesiya, Ps - Psilotum, Shf - Schefflera, Zin - Zingiberaceae, Vac - Vaccinium, Wen - Wendlandia.

Tầng thân thảo phát triển tốt. Trong các CQ phát triển trên sườn dốc, giông núi, các loài thân thảo thân cao chiếm ưu thế, cao đến 2,5m. Các đại diện là các loài thuộc họ Gramineae, Bambusoidea; dương xỉ Cibotium barometz (Dicksoniaceae); các loài cỏ Dianella nemorosa (Phormiaceae), Pandanus sp. (Pandanaceae) và Alpinia gagnepainii (Zingiberaceae).

Điều độc đáo là ranh giới trên cùng của các CQ rừng Thông ba lá đồng thời là ranh giới dưới cùng của CQ rừng hỗn giao với sự tham gia của Thông năm lá Pinus dalatensis ở độ cao khoảng 1.750m.



1.2. Cảnh quan rừng lá rộng á nhiệt đới trên sườn dốc ở độ cao 1.500 - 1.800m

CQ hình thành trên nền địa hình có độ dốc khá lớn, thường 20- 30o. Trên mặt đất lớp thảm rụng phong phú. Ranh giới giữa lớp thảm rụng và đất khá rõ rệt. Hệ rễ phát triển rộng, một số loài hình thành rễ bạnh vè.

Thực vật trong CQ phát triển tốt. Tầng trên cùng cao 25–30m, đường kính 50–80cm. Tán cây tiếp xúc nhau. Đặc trưng của thực vật trong CQ này là từ độ cao khoảng 9m, tán cây dày đặc. Tham gia thành tạo có Betula alnoides, Carpinus poilanei (Betulaceae), Balacata baccata (Euphorbiaceae), Engelchardia spicata (Juglandaceae), Castanopsis annamensis, Lithocarpus corneus (Fagaceae), Elaeocarpus grandiflorus (Elaeocarpaceae), Michelia mediocris (Magnoliaceae) và Litsea griffithii (Lauraceae).

Tầng 2 cao đến 14m, đường kính thân 20-40cm. Trong tầng có các đại diện như Symplocos cochinchinensis (Symplocaceae), Polyalthia nemoralis (Annonaceae), Vitex pinnata (Verbenaceae), Ficus sp. (Moraceae), Cinnamomum camphora (Lauraceae), Schefflera sp., Dendropanax chavalieri (Araliaceae), Hydnocarpus sp. (Kiggelariaceae), Dysoxylum cauliflorum (Meliaceae).

Tầng 3 phân mảnh, cao 2 – 4m với các loài tham gia thành tạo là Antidesma ghaesembilla (Euphorbiaceae), Ardisia aciphylla (Myrsinaceae), Euodia lepta (Rutaceae), Pinanga sp. (Palmae), Sterculia lanceolata (Sterculiaceae).

Dây leo phong phú, đa dạng với sự góp mặt của loài Aristolochia saccata (Aristolochiaceae), Embelia pulchella (Myrsinaceae), Ficus pumela (Moraceae), Medinilla pterocaula (Melastomataceae), Raphidospora vagabunda (Acanthaceae), Stauntonia cavaleriana (Lardizabalaceae), Artabotris sp. (Annonaceae…

Thực vật bì sinh có Asplenium nidus (Aspleniaceae), Drynaria rigidula, Pyrrosia sp. (Polypodiaceae), Aeschinanthus moningeria (Gesneriaceae), Cyclosorus sp. (Dryopteridaceae), Nephrolepis biserrata (Nephrolepidaceae), Cerastostylis subulata, Eria sp., Oberhonia sp. (Orchidaceae).

Tầng thân thảo kém phát triển, mọc đơn lẻ, song khá đa dạng với các loài Angiopteris evecta (Marattiaceae), Arisaema sp. (Araceae), Begonia sp. (Begoniaceae), Curculigo sp. (Hypoxidaceae), Cymbidium lancifolium, Daiswa polyphylla (Trilliaceae), Pandanus sp. (Pandanaceae), Alpinia sp., Curcuma sp. (Zingiberaceae).



1.3. Cảnh quan rừng hỗn giao á nhiệt đới với loài Thông năm lá, độ cao 1.800 - 2.300m

Địa hình trong các CQ này thường là các nhánh núi với đỉnh giông khá rộng. Sườn có độ dốc lớn, thường 40 - 50o, nhiều nơi trên bề mặt lộ trơ đá gốc (Hình 2). Đất phát triển tốt trên lớp phong hoá khá dày.

Trên các đỉnh giông, Thông năm lá cao đến 22m, trên sườn cao đến 30m, đường kính thân 50 - 80cm (cực đại đến 200cm), bán kính tán 5 -8m. Tán Thông năm lá thường tiếp xúc với tán những cây gỗ mọc cùng, cành nằm ngang. Trên thân và cành phát triển với số lượng phong phú các loài bì sinh và bán bì sinh. Tầng thảm rụng khá dày với sự có mặt của các nón thông. Trong các CQ ở độ cao 1.800 – 2.300m thường có mây mù bao phủ, trên thân, cành cây gỗ lớn thường có các đụn rêu dài đến 40cm, rộng 20cm.

Những CQ trên sườn có hướng phơi về phía đông nam ở độ cao từ 1.900m trở lên, các cá thể Thông năm lá thường có kích thước lớn hơn. Trong những khu vực sinh trưởng của Thông năm lá, quan sát thấy khá nhiều thông mạ và thông non. Trong CQ có nhiều cây gỗ chết do già cỗi. Các CQ phát triển trên giông và sườn núi, Thông năm lá là loài tạo nên tầng trên cùng của rừng.

Tầng 2 của thảm thực vật trong CQ được hình thành bởi các loài cây lá rộng, cao đến 20m, tán cây gần hoặc tiếp xúc nhau. Các loài tạo tầng có Betula alnoides (Betulaceae), Quercus macrocalyx, Lithocarpus corneus (Fagaceae), Elaeocarpus griffithii (Elaeocarpaceae), Symingtonia populnea (Hamamelidaceae), Cinnamomum cambodianum, Cinnamomum sp. (Lauraceae).



Hình 2. Cảnh quan rừng hỗn giao với sự tham gia của Thông năm lá, độ cao 1.950-2.000m

Trong đó ур. м.

Trong đoT: As - Asplenium, As. n - Asplenium normale, Bet - Betula, Cib - Cibotium, Cor - Cornus, Cya - Cyathea, El - Elaeocarpus, Eud - Euodia, Eur - Eurya, Las - Lasianthus, Lor - Loranthaceae, Lith - Lithocarpus, Mon - Monotropastrum, Pin.d - Pinus dalatensis, Plg - Polygala, Pol - Polyalthia, Q - Quercus, Rho - Rhododendron, Sym - Symingtonia, Syz - Syzygium.

Tầng 3 cao đến 10m, đường kính thân 30cm. Thân cây nằm nghiêng, tán dày. Loài phổ biến là Rhododendron sp., Vaccinium sp. (Ericaceae). Bên cạnh còn ghi nhận được Syzygium chanlos (Myrtaceae), Polyalthia nemoralis (Annonaceae), Elaeocarpus griffithii (Elaeocarpaceae), Acer laurinum (Aceraceae) và Blastus multiflorus (Melastomataceae).

Tầng 4 phân mảnh, cao 1,5–4m với các loài Ardisia aciphylla (Myrsinaceae), Euodia lepta (Rubiaceae), Schefflera petelotii (Araliaceae), Polygala tonkinensis (Polygalaceae), Eurya japonica (Theaceae) và Lasianthus annamicus (Rubiaceae).

Thực vật bì sinh phong phú, phát triển trên thân và cành cây, điển hình là các loài rêu, địa y, phong lan; các loài dương xỉ có Elaphoglossum annamense (Lomariopsidaceae) và Vittaria flexuosa (Adiantaceae).

Tầng thân thảo phát triển tốt, ở những khu vực trống trải trên giông núi, tính trội thuộc về loài Sặt Arundinaria sp., đường kính cây 15mm, cao đến 4m.

1.4. Cảnh quan á nhiệt đới núi cao, độ cao 2.500 – 2.598m

Địa hình bề mặt CQ có độ cao tương đối dao động 5 – 20m. Sườn khối núi có độ dốc lớn (40-60o). Trong CQ hình thành thảm thực vật cây gỗ thân thấp, dày đặc (Hình 3). Phần lớn các cây gỗ cao 1,5 – 3m, đường kính thân sát gốc 8-12cm. Thân và cành cây ở độ cao dưới 1m được phủ một lớp rêu dày. Loài ưu thế không thể hiện rõ ràng. Những loài tham gia thành tạo thảm thực vật thân gỗ trong CQ có Rhododendron fleuryi, Rhododendron lyi, Vaccinium sprengelii, Lionia chapaensis, Leucothoe griffithiona, Gaulthera leucocarpa (Ericaceae), Sorbus watti (Rosaceae), Schefflera sp. (Araliaceae), Eurya trichocarpa, Ternstroemia javanica, (Theaceae), Polygala tonkinensis (Polygalaceae).





Hình 3. Cảnh quan khu vực đỉnh núi Ngọc Linh, độ cao 2.550- 2.598m

Trong đó: Ard - Ardisia, Arn - Arundinaria, As. n - Asplenium normale, Cin - Cinnamomum, El - Elaeocarpus, Fagr - Fagraea, Ili - Illicium, Laur - Lauraceae, Lith - Lithocarpus, Mng - Magnoliaceae, Mast - Mastixia, Mgl - Manglietia, Phy - Phyllagathis, Pin.d - Pinus dalatensis, Plg - Polygala, Rho - Rhododendron, Ros - Rosaceae, Ru - Rumorha, Rub - Rubiaceae, Shf - Schefflera, Sorb - Sorbus, Stb - Strobilanthes, Sym - Symingtonia, Vac - Vaccinium, м.п. - đụn rêu.

Trong các CQ khu vực lân cận đỉnh, thành phần thực vật chủ yếu gồm Mastixia arborea (Mastixiaceae), Elaeocarpus griffithii (Elaeocarpaceae), Lithocarpus corneus (Fagaceae), Manglietia mediocris, Michelia balansae (Magnoliaceae); Symingtonia populnea (Hamamelidaceae), Ternstroemia javanica (Theaceae), Illicium griffithii (Illiciaceae), Sorbus watti (Rosaceae), Rhododendron fleuryi, Vaccinium chevalieri (Ericaceae), Schefflera spp. (Araliaceae), Cinnamomum camphora (Lauraceae).

Ghi nhận loài Thông năm lá tham gia tạo thảm thực vật trong CQ. Thông năm lá cao 5–9m, mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm 3 – 4 cá thể. Đường kính thân đến 70cm, bán kính tán đến 4m. Lớp thảm rụng lá kim khá nhiều, đất tơi xốp, thuộc hệ rễ bề mặt. Đôi khi bắt gặp cây mạ và cây non của Thông năm lá trên bề mặt.

Các loài bì sinh trong tán Thông năm lá gồm Dendrobium formosum, D. christyanum, Bulbophyllum ngoclinhensis (Orchidaceae), Vaccinium tonkinense (Ericaceae), dương xỉ thuộc họ Hymenophyllaceae. Tầng thân thảo với điển hình là Sặt Arundinaria sp., cao đến 2m, đường kính thân 1,5cm.

Bề mặt đất được phủ bởi lớp thảm rụng thực vật, trong đó lớp thảm mới rụng dày 2 – 4cm. Dưới lớp thảm rụng mới là lớp thảm rụng của năm cũ, dày 1 - 2cm.



3. Phân hoá thực vật trong cảnh quan theo đai cao KBT Ngọc Linh

CQR Ngọc Linh thể hiện rõ quy luật phân hóa đai cao, đặc biệt là hợp phần thực vật. Theo đó, ứng với mỗi đai độ cao có nhóm loài và chi đặc trưng.

Ở ở độ cao trên dưới 900m, trong các CQ hỗn giao, cảnh quan cây lá rộng hình thành nhóm cây gỗ đa trội, đa dạng sống và giàu loài. Lên đai 1.000 – 1.600m, trên địa hình sườn, thực vật đơn trội với loài Thông ba lá ở tầng trên cùng. Tính đa dạng cao của thực vật trong CQ biểu hiện rõ nét ở đai cao 2.000 – 2.300m. Thực vật phân hoá khá mạnh, có nơi đa trội, có nơi đơn trội với loài Thông năm lá.

Trong các CQ mà Thông năm lá đóng vai trò đơn trội, chúng như là dấu hiệu để nhận biết đặc điểm CQ. Thông năm lá có kích thước lớn, cao đến 35m, đường kính thân 90 – 120cm ở những nơi tầng đất dày, thoát nước tốt. Một số cá thể trên dạng địa hình dương có đường kính đến 200cm. Về kích thước, Thông năm lá ở Ngọc Linh có nhiều nét tương đồng với Thông năm lá ở VQG Chư Yang Sin, song lớn hơn so với Thông năm lá ở VQG Bidoup – Núi Bà. Tuy nhiên, tại vùng núi Bidoup và Chư Yang Sin, Thông năm lá chỉ phân bố đến độ cao dưới 2.000m (dưới 1.800m ở Bidoup và 1.900m ở Chư Yang Sin) [3, 4]. Bên cạnh đó, trong các CQ rừng hỗn giao có Thông năm lá, tại Bidoup hoặc Chư Yang Sin, Thông năm lá thường là đồng trội cùng với các loài hạt trần khác như Dukampopinus kempfii (Pinaceae), Dacrydium elatum, Podocarpus imbricatus (Podocarpaceae) [3].

Tại KBT Ngọc Linh cũng như tại VQG Bidoup - Núi Bà hay VQG Chư Yang Sin, độ cao và cấu trúc cây gỗ trong CQ phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện sinh trưởng: đặc điểm địa hình, độ cao tuyệt đối, độ sâu của tầng đất và tầng phong hoá, độ thoát nước của đất, hướng phơi địa hình [4]. Điểm đáng lưu ý là khi xem xét các CQ trong đai độ cao 1.900m trở lên cho lãnh thổ Ngọc Linh, yếu tố hướng phơi (chủ đạo là hướng tây và hướng đông) không tạo nên sự khác biệt rõ nét về thành phần thực vật cây gỗ tạo rừng.

Kết quả quan sát hiện tượng học cho thấy, các cây gỗ tầng trên cùng và hầu hết các loài dây leo thân gỗ là những loài rụng lá hoàn toàn. Nhiều loài thay lá thường xuyên, số khác rụng lá hoàn toàn trong khoảng thời gian đến 2 tháng, như loài Betula alnoides. Hàng năm trên bề mặt đất trong CQ hình thành lớp thảm rụng thực vật với chủ yếu là lá và cành cây. Trong đai cao đến 1.500 – 1.600m, lớp lá rụng thường phân huỷ hoàn toàn trong chu kỳ 1 năm. Ở độ cao 1.900 – 2.000m đã có biểu hiện phân huỷ không hoàn toàn trong năm; lên đến độ cao trên 2.500m hình thành lớp mùn lẫn thảm rụng dày trên 20cm, một số nơi dày 70-100cm.



IV. KẾT LUẬN

CQR KBT Ngọc Linh có mức độ đa dạng cao, có lịch sử phát triển ổn định, lâu dài. Thảm thực vật có cấu trúc phức tạp, gồm 3 – 4 tầng gây gỗ trong các CQ rừng lá rộng, CQ rừng hỗn giao.

Thực vật hạt trần, đặc biệt là Thông ba lá và Thông năm lá tham gia với vai trò là đơn trội và đồng trội trong các CQ rừng hỗn giao từ độ cao 900m đến 1.750m đối với Thông ba lá và từ 1.750m đến 2.598m đối với Thông năm lá.

Quy luật đai cao thể hiện rõ nét trong cấu trúc CQR Ngọc Linh thông qua thành phần loài và cấu trúc tầng tán của thực vật. Theo đó, tính đa dạng nhất của thực vật tập trung ở đai cao 2.000 – 2.300m và nhiều tầng tán nhất ở độ cao 1.750m – 2.100m.

Có sự khác biệt của sự phân bố các loài hạt trần chủ đạo giữa KBT Ngọc Linh, VQG Chư Yang Sin và VQG Bidoup - Núi Bà, trong đó tại Ngọc Linh, Thông năm lá có diện phân bố rộng hơn, tính đơn trội cao hơn với vai trò rõ nét trong sự hình thành hợp phần thực vật trong CQR ở độ cao >2.000m.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Phạm Hoàng Hộ, 1999: Cây cỏ Việt Nam, 1, 2, 3, Nxb. Trẻ. TP. Hồ Chí Minh.

  2. Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N., 2009: Vai trò của yếu tố địa hình trong việc phân hoá thảm thực vật tự nhiên Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Kỷ yếu Hội nghị về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật toàn quốc lần thứ III: tr. 1347-1352.

  3. Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N. (đồng chủ biên), 2011: Đa dạng sinh học và đặc trưng sinh thái Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

  4. Nguyễn Đăng Hội, 2011: Cơ sở địa lý tự nhiên của việc quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học VQG Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Quốc gia hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Nxb. Khoa học và Công nghệ: tr. 386-392.

  5. Nguyễn Đăng Hội, 2011: Đặc điểm cấu trúc cảnh quan rừng tự nhiên Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Kỷ yếu Hội nghị về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật toàn quốc lần IV, Nxb Nông nghiệp, tr.1581-1588.

  6. Lê Bá Thảo, 2003: Thiên nhiên Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  7. Nguyễn Khanh Vân, 2000: Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

STRUCTURAL CHARACTERS OF FOREST LANDSCAPES IN NGOC LINH NATURAL RESERVE, KON TUM PROVINCE




Nguyen Dang Hoi1, Kuznetsov A.N.1, Kuznetsova S. P.1, Le Thi Nguyet!

(1) Vietnam – Russian Tropical Centre, Nation Ministry of Defense

(2) Pedagogical University of Thai Nguyen

Ngoc Linh Natural reserve with high of peak Ngoc Linh 2.598m is an important part of subsystem of tropical landscapes in Central Highlands of Vietnam. This area contain unique values of the landscape and their components. Rule of altitudes significantly influence on the structure of landscapes through the structure of the plant canopies. Accordingly, the highest diversity of plants concentrated in elevations of 2,000 – 2,300m and most of canopy in altitude 1,750m – 2,100m. The species of gymnosperms, especially Pinus kesiya and P. dalatensis join as a single dominant and co-dominant in mixed forest landscapes. There are differences in the distribution of main gymnosperms that formate landscape of Ngoc Linh nature reserve , Chu Yang Sin and Bidoup - Nui Ba National Parks. Accordingly, in Ngoc Linh, P. dalatensis distributes broader, greater single dominant with clarity role in the formation and development of forest landscapes from altitude over 2,000m.


Keywords: Landscape, structure, altitudes, natural reserve, Pinus dalatensis, Ngoc Linh, plant.


Thông tin và địa chỉ đại diện nhóm tác giả:

PGS.TS Nguyễn Đăng Hội, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga/Bộ Quốc phòng

Đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04.37567173; 091.3346759; E-mail: danghoi110@gmail.com




Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,
hoithao -> KHẲng đỊnh chi cosmianthemum và loài cosmianthemum knoxiifolium (C. B. Clarke) B. Hansen thuộc họ Ô RÔ (acanthaceae) CÓ phân bố Ở việt nam

tải về 57.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương