Nguyễn Lân Dũng, Chung Chí Thành I. Tuổi thơ không suông sẻ



tải về 0.53 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.53 Mb.
#38185
  1   2   3   4   5   6   7   8   9

Cuộc đời thiên tài Charles Robert Darwin và những công hiến…

(Nguyễn Lân Dũng, Chung Chí Thành)

I. Tuổi thơ không suông sẻ


    Cách đây 200 năm, ngày 12/2/1809, tại ngôi làng nhỏ Shrewsbury, vùng Shropshire miền tây nước Anh, cậu bé Charles Robert Darwin đã chào đời. Cậu đứng thứ 5 trong gia đình có 6 người con. Ba người chị là Marianne (1798), Caroline (1800), và Susan (1803). Người anh là Erasmus (1804) và người em trai là Catty (1810).Mẹ cậu, bà Susannah, là con gái trong vọng tộc Wedgewood, nhưng đã qua đời ở tuổi 52 vào tháng 7-1817, khi cậu mới lên 8 . Cha cậu, ông Robert W. Darwin và ông nội cậu, ông Erasmus Darwin đều là những bác sĩ danh tiếng. Ông ngoại cậu là Josiah Wedgwood.

Erasmus Darwin 1731-1802 


Ông nội Charles Darwin

Josiah Wedgwood  1730-1795 


Ông ngoại Charles Darwin

 

    Về sau theo Francis, con ông kể lại thì ông đã được thừa hưởng khí chất hòa nhã thân thiện từ mẹ và tài hoa dào dạt từ cha.



     

Darwin năm 7 tuổi (1816)

     Tháng 7-1817 khi mới 8 tuổi ông đã mất đi người mẹ thân yêu của mình. Tháng 9 năm 1818 Darwin được gửi vào học ký túc ở trường Công giáo Shrewsbury, một ngôi trường nội trú ở gần nhà, nhưng ở đó ông chẳng học được gì cả. Hồi tưởng lại cuộc sống 7 năm tại nhà trường này, ông than phiền: ”Đối với sự phát triển trí tuệ của tôi, không gì tồi tệ hơn ngôi trường của tiến sỹ Butler. Nó cổ điển quá, ngoài những kiến thức sử địa cổ xưa, tôi chẳng học thêm được điều gì cả”. Khi rời khỏi nhà trường, đánh giá của thầy giáo và cha đối với ông là:”Một đứa trẻ hết sức bình thường, khả năng trí tuệ dưới mức trung bình” (!). Cha ông từng tức giận mắng ộng: ”Con ngoài việc bắn chim, đùa nghịch với chó và bắt chuột thì chẳng chịu làm gì cả. Nếu cứ như vậy, sẽ là nỗi hỗ thẹn không chỉ đối với con, mà còn là đối với cả gia đình”. Darwin cảm thấy rất tủi thân, sau này ông nhớ lại: ”Cha tôi là một người tốt bụng, nhưng ông đã cư xứ với tôi không công bằng”.

    Năm 1825, Darwin được đưa đến Edinburgh, thủ phủ xứ Scotland, theo học nghề y để nối nghiệp cha và ông. Nhưng bản tính của ông hoàn toàn không thích hợp để làm thầy thuốc. Nếu môn Giải phẫu học và Tiếng La Tinh chỉ làm cho ông chán nản, thì cảnh máu mê càng khiến ông phản cảm. Xem người khác mổ và sau này ông tự tay mổ dưới điều kiện không có thuốc mê lúc bấy giờ, ông đã thốt lên, “Đây là một nghề đầy thú tính(!)” và ông đã bỏ học luôn.

    Ông dành mùa hè năm 1825 để giúp đỡ cha ông như một trợ thủ chữa bệnh cho những người nghèo khổ ở Shropshire. Sao đó đươc ông nội đưa vào học ở trường Đại học Edinburgh. Ông thích môn Vạn vật học nghiệp dư hơn là các môn học chính khóa và đã rất sớm thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học. Ông học kỹ thuật nhồi thú từ thầy John Edmonstone và tỏ ra rất thích thú . Khi là sinh viên năm thứ hai ông đã gia nhập Học hội Plinian (Plinian Society). Ông góp phần khám phá về giải phẫu học và chu kỳ sinh sống của nhiều động vật không xương sống biển ở vịnh Forth. Năm 1827, ông đã trình bày trước Học hội Plinian về sự phát hiên ra các bào tử đen thường gặp ở sò (oyster) chỉ là trứng của một loài đỉa (skate leech). Ông cũng theo học thày Robert Jameson về địa chất học



    Thày ông, tiến sĩ Robert Edmund Grant (1793-1874) , từng phát biểu một bài trên ”Tạp chí triết học mới”, ủng hộ mạnh mẽ thuyết biến đổi về loài. Ông cũng từng đọc cuốn ”Đông vật học” của ông nội ông -Erasmus Darwin, người ủng hộ thuyết ”biến hình luận” của nhà tự nhiên học người Pháp Jean-Baptiste Lamarck (1744-1829), người đã trình bày trong tác phẩm “Triết học động vật” từ nguồn gốc sự sống đến nguồn gốc con người theo quan điểm “Tự nhiên thần luận”- “Thiên nhiên đã sử dụng nhiệt, ánh sáng, điện và độ ẩm tạo nên sự sống ngẫu nhiên và trực tiếp”. Lamarck cho rằng các nhân tố chính của sự tiến hóa là sự tiệm tiến (gradation) và sự biệt hóa thích nghi do điều kiện biến đổi của môi trường.

    

   J.B. Lamarck

     Trước Lamarck đã có không ít quan điểm về sự tiến hóa của các loài sinh vật. Nhà triết học cổ Hy Lạp Platon (427-347 trước Công nguyên) với Thần tạo luận (Creationism) cho rằng mọi sinh vật đều do nhân tố siêu hình là Tạo hóa sinh ra. Học trò Platon là Aristotle (334-322 trước CN) lại cho rằng mọi vật trong thiên nhiên đều tuân theo một hướng duy nhất là tiến tới đạt hướng lý tưởng – mục đích cuối cùng (Mục đích luận- Theleology). Hòn đá hướng tới thực vật, thực vật hướng tới động vật, động vật hướng tới người, người hướng tới trời (!). Thuyết âm dương thời Trung Hoa cổ đại cho rằng nguồn gốc phát sinh và nguyên nhân phát triển của vạn vật là do sự tương tác giữa âm và dương . Âm Dương tương tác ra Ngũ hành, Ngũ hành tương tác sinh ra vạn vật (!). Quan điểm Nguyên tử luận (Atomism) của các nhà triết học cổ Hy Lạp như Heraclite (530-470 trước CN), Democrite (460-370 trước CN) và Empedocle (490-430 trước CN) cho rằng toàn bộ thiên nhiên bắt đầu từ những phần tử nhỏ nhất đến những vật thể vĩ đại nhất đều trong sự xuất hiện và tiêu diệt vĩnh viễn trong một quá trình liên tục vận động, biến đổi không ngừng.

    Nhưng tất cả chưa đủ để lay chuyển sự tin tưởng của Darwin đối với những quan điểm về”Thượng Đế tạo ra muôn loài” như được ghi trong Kinh Thánh. 

      Giấc mộng thầy thuốc không thành, cha ông muốn Darwin trở thành mục sư. Tháng 10 năm 1927, Darwin lại một lần mài ghế tại Học viên Cơ đốc giáo (Christ’s College), thuộc Đại học Cambridge. Nhưng số mệnh chưa mỉm cười với ông. Ông từng viết:”Ba năm ở Cambridge, thời gian đều thật lãng phí. Chương trình ở Đại học này, chẳng khác gì thời ở Edinburgh và thời Trung học”. Nhưng đối với ông, đây vẫn là 3 năm vui vẻ. Ông tự học là chính và vẫn thi đậu tất cả các môn một cách dễ dàng. Ông thích thu thu thập các mẫu bọ Cánh cứng (beetle). Ông rất thân với John Stevens Henslow – về sau trở thành một giáo sư Thực vật học và cũng là chuyên gia về bọ Cánh cứng. Darwin chịu ảnh hưởng của Henslow và coi khoa học như một tôn giáo Thần học tự nhiên (natural theology)


Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương