Nguyễn Gia Kiểng



tải về 1.51 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.51 Mb.
#38286
  1   2   3   4



Nguyễn Gia Kiểng

Những biến cố khởi đầu từ Tunisie và tràn sang các nước lân cận, làm sụp đổ các chế độ độc tài tại Tunisia và Ai Cập và làm chao đảo các chính quyền Yemen và Algeria đang khiến thế giới tự hỏi: phải chăng một làn sóng dân chủ mới vừa bắt đầu? Câu hỏi có cơ sở vì tất cả những cuộc xuống đường này đều có chung một mục đích rõ rệt là đánh đổ các chế độ độc tài và đòi dân chủ; càng có cơ sở vì tại nước Côte d'Ivoire cách đó không xa lắm tập đoàn Laurent Gbagbo cũng đang khốn đốn vì không tôn trọng kết quả của một cuộc bầu cử dân chủ. Đối với người Việt Nam, câu hỏi tự nhiên là: liệu làn sóng dân chủ này có đem lại cho chúng ta một hy vọng nào không?


Dân chủ và những bước thăng trầm

Đ


Dân chủ là thể hiện của chủ nghĩa cá nhân. Tinh thần nền tảng của chủ nghĩa cá nhân là lấy cá nhân làm đối tượng phục vụ và dành cho cá nhân chỗ đứng trước hết và trên hết.”
ể trả lời những câu hỏi này, trước hết cần nhắc lại, dù là một cách ngắn gọn, bản chất của dân chủ và ý nghĩa của những đợt bùng phát của nó mà các nhà nghiên cứu gọi là những làn sóng dân chủ.

Cho tới nay nhiều người vẫn tự hỏi có một chủ nghĩa nào làm nền tảng cho dân chủ không. Câu trả lời dứt khoát là có, và đó là chủ nghĩa cá nhân tự do (Liberal individualism), hay gọi tắt là chủ nghĩa cá nhân (1). Dân chủ là thể hiện của chủ nghĩa cá nhân. Tinh thần nền tảng của chủ nghĩa cá nhân là lấy cá nhân làm đối tượng phục vụ và dành cho cá nhân chỗ đứng trước hết và trên hết. Niềm tin nền tảng của nó là con người tự do sáng tạo hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn, có khả năng lớn hơn và đóng góp nhiều hơn. Cá nhân ở đây không có nghĩa la "bản thân mình" mà phải được hiểu là con người được nhìn một cách độc lập với tư cách thành viên của một tập thể nào đó. Con người này vừa trừu tượng vừa phổ cập, vì không là riêng ai cả nhưng lại hiện diện trong mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, chính kiến, thành phần xã hội v.v., và vì thế được coi là giá trị cao nhất. Bản Tuyên Ngôn Phổ Cập Về Quyền Con Người (hay Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) có thể được coi là tuyên cáo của chủ nghĩa cá nhân (2); nó qui định một không gian cá nhân không thể xâm phạm và một không gian công quyền thuộc nhà nước, ở giữa là một không gian xã hội dân sự gồm các kết hợp của người dân không lệ thuộc chính quyền. Trong triết lý chính trị này không có "tổ quốc trên hết", quốc gia là một tình cảm và một không gian liên đới, chính quyền được nhìn như công cụ để tổ chức và bảo đảm các quyền tự do cá nhân, để tự do của người này không huỷ diệt tự do của người khác, nhưng tự do của người này chỉ dừng lại để tự do của người khác bắt đầu. Một chính quyền như thế là một chính quyền dân chủ.

Nhìn lại lịch sử loài người ta có thể nhận xét là tuy có những giai đoạn thăng trầm nhưng nói chung con người ngày càng tự do hơn và càng giành được một chỗ đứng quan trọng hơn, nhất là từ hơn hai thế kỷ nay. Có thể nói lịch sử nhân loại là cuộc hành trình của con người về tự do; và vì dân chủ là phương thức tổ chức xã hội để thực hiện tự do nên cũng có thể nói lịch sử thế giới là cuộc hành trình của các dân tộc về dân chủ. Trong cuộc hành trình khó khăn đó dân chủ đã gặp nhiều trở ngại, từ những quyền lực thống trị dã man bằng bạo lực không phân biệt con người với thú vật và dụng cụ, đến những ảo tưởng về một thiên đường tương lai đòi hỏi những hy sinh hôm nay, qua những chế độ thần quyền trong đó kẻ cầm quyền tự xưng là đại diện của một thần linh và chỉ chịu trách nhiệm trước thần linh đó, những chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những chủ nghĩa thực dụng coi thỏa mãn những nhu cầu vật chất là ưu tiên cao nhất nếu chưa phải là tất cả, những chủ nghĩa tập thể coi con người chỉ có ý nghĩa như là thành tố của một tập thể được coi là trên hết như tổ quốc, giáo hội, đảng v.v. Đánh phá thâm độc và dai dẳng nhất nhắm vào dân chủ là đồng hoá chủ nghĩa cá nhân, nền tảng của dân chủ, với chủ nghĩa vị kỷ, với hệ luận là dân chủ dẫn đến rời rạc và hỗn loạn.

Sau những nhắc lại trên, ta có thể nói đã có những làn sóng dân chủ, mỗi lần nhắm vượt qua một loại trở ngại, củng cố thêm ý thức dân chủ và đem chế độ dân chủ đến cho một số quốc gia. Tiếp theo là một giai đoạn trong đó là dân chủ khựng lại thậm chí có thể lùi bước. Sự thăng trầm này có lý do của nó. Đó là vì dân chủ vừa khó đạt được lại vừa khó gìn giữ. Bằng cớ là phải nhiều ngàn năm sau khi con người biết sống có tổ chức dân chủ mới ló dạng tại Hy Lạp rồi tắt lịm, phải đợi thêm hai ngàn năm nữa nó mới xuất hiện trở lại một cách rụt rè tại một vài nơi tại Châu Âu và mới chỉ phát triển mạnh gần đây. Nhưng dân chủ là cách sinh hoạt tự nhiên của xã hội văn minh nên nó chín muồi dần với đà tiến hoá của xã hội và tới một mức độ nào đó nó đủ mạnh để san bằng một số trở ngại đồng thời đánh đổ một số chế độ bạo ngược. Đó là một làn sóng dân chủ. Sự kiện một thanh niên n


Hiện nay, chưa kể những nước đang chuyển động về dân chủ như Tunisia, Ai Cập, Côte d'Ivoire và Yemen, đã có 121 nước dân chủ trên tổng số 194 nước (63%).
ghèo khổ bán rau bị cảnh sát tát tai và tịch thu xe rau uất ức tự thiêu tại một thị trấn nhỏ không ai biết đến trong một nước Tunisia nhỏ bé đã có thể phát động cả một làn sóng đấu tranh làm sụp đổ các chế độ độc tài Tunisia và Ai Cập, và sắp làm chao đảo nhiều chế độ độc tài khác chỉ có thể có vì tình hình đã chín muồi, chỉ chờ một biến cố khởi động.

Sự khựng lại sau đó là do sự phản công của các thế lực chống dân chủ lợi dụng những sai lầm và lúng túng không tránh khỏi của các chế độ dân chủ mới thành lập trong những ngày đầu khó khăn. Những khó khăn này là tự nhiên bởi vì sinh hoạt dân chủ đặt nền tảng trên các chính đảng trong khi các chế độ độc tài sau suốt quá trình cấm đoán và tiêu diệt các đảng đối lập chỉ để lại một khoảng trống chính trị khi cuối cùng chúng phải sụp đổ. Tuy nhiên sự thoái bộ nếu xảy ra cũng không thể triệt tiêu những thành quả của làn sóng dân chủ trước đó. Nói chung, dù có những giai đoạn thăng trầm, trong dài hạn dân chủ vẫn tiến tới, và tiến tới một cách ngày càng mạnh mẽ hơn. Trào lưu dân chủ hoá không thể đảo ngược. Vài con số đủ để chứng minh sự thực này: ở đầu thế kỷ 20, hơn một thế kỷ sau làn sóng dân chủ đầu tiên, chỉ có khoảng mười nước dân chủ: Mỹ và một vài nước Tây và Bắc Âu. Đã thế, trừ Hoa Kỳ, các nước này cũng chưa hẳn là dân chủ bởi vì đồng thời cũng là những nước thực dân vi phạm nhân quyền ở các thuộc địa. Vào năm 1973 đã có 40 nước dân chủ, chiếm 26% tổng số 150 nước trên thế giới. Năm 1995, sau làn sóng dân chủ thứ ba, đã có 118 nước dân chủ trên tổng số 191 nước (62%). Điều đáng chú ý là dù mọi nghiên cứu đều đồng ý là dân chủ đã thoái bộ từ sau 1995 con số các nước dân chủ vẫn tăng lên chứ không giảm đi. Hiện nay, chưa kể những nước đang chuyển động về dân chủ như Tunisia, Ai Cập, Côte d'Ivoire và Yemen, đã có 121 nước dân chủ trên tổng số 194 nước (63%).


Các làn sóng dân chủ đã diễn ra như thế nào?

Làn sóng dân chủ đầu tiên bắt đầu với cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ năm 1776 và Cách Mạng Pháp 1789 và nhắm lật đổ các chế độ quân chủ tuyệt đối dựa trên thần quyền. Trước đó ánh sáng dân chủ chỉ mới le lói tại Hòa Lan và Anh. Tôn giáo bị xét lại trong thời điểm này là Thiên Chúa Giáo. Hoa Kỳ sau khi giành được độc lập đã không lập ra một chế độ quân chủ với một nhà vua chỉ nhận sứ mạng từ Thiên Chúa như các nước Châu Âu mà đã thành lập một chế độ dân chủ lấy sự uỷ quyền của nhân dân làm nền tảng chính đáng. Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã phá các nhà thờ, tàn sát các linh mục và đẩy Thiên Chúa Giáo ra khỏi chính trị. Làn sóng thứ nhất này đã tiếp tục cho đến đầu thế kỷ 20. Nó đã buộc các chế độ quân chủ phải từ bỏ thực quyền để trở thành quân chủ lập hiến, đã đánh gục đế quốc Ottoman và các chế độ quân chủ tại Nga và Trung Quốc.

Làn sóng dân chủ thứ hai đã bắt đầu cùng với Thế Chiến II và nhắm đánh đổ chủ nghĩa quốc gia sô vanh. Chủ nghĩa này coi xung đột giữa các dân tộc là tự nhiên vì mọi dân tộc đều phải bảo vệ và mở rộng không gian sinh tồn của mình; trong cuộc đấu tranh sống còn này các dân tộc yếu nhược sẽ bị đào thải hoặc khống chế, sẽ chỉ còn lại những dân tộc tinh anh. Làn sóng dân chủ thứ hai bác bỏ chủ nghĩa dân tộc quá khích này và khẳng định sự bình đẳng giữa những con người thuộc mọi chủng tộc và quyền tự quyết của mọi dân tộc. Kết quả là các chế độ Quốc Xã Đức, Phát Xít Ý và Quân Phiệt Nhật bị tiêu diệt, cả ba nước Đức, Ý và Nhật đều trở thành dân chủ, Nhật trở thành nước dân chủ đầu tiên tại châu Á; hầu hết các thuộc địa của Anh cũng trở thành những nước dân chủ. Tuy nhiên làn sóng dân chủ này đã nhanh chóng khựng lại và nhường chỗ cho chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và dân chủ được nhìn vào thời điểm đó như hai công thức dân chủ hoá cạnh tranh với nhau. Điều cần được nhấn mạnh là phong trào cộng sản đã ra đời như một phong trào dân chủ. Các chế độ cộng sản được thành lập sau Thế Chiến II đều tự xưng là dân chủ hoặc nhân dân, hai từ "dân chủ" và "nhân dân" được coi là đồng nghĩa: Cộng Hòa Dân Chủ Đức, Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa v.v. Chế độ diệt chủng Pol Pot có tên là Campuchia Dân Chủ.

Làn sóng dân chủ thứ ba nhắm kết thúc cuộc chiến tranh lạnh và loại bỏ các chế độ độc tài sản phẩm của chiến tranh lạnh. Nó bắt đầu năm 1974 bằng "cuộc cách mạng cẩm chướng" đánh đổ chế độ độc tài Salazar tại Portugal. Lúc đó cuộc tranh luận giữa hai công thức tự nhận là dân chủ, tư bản và cộng sản, đã gần như ngã ngũ; khái niệm dân chủ đã có nội dung đủ chắc chắn. Sự thất bại của công thức cộng sản đã khá rõ rệt, các tiến bộ về giao thông và truyền thông đã phơi bày sự thua kém tinh thần cũng như vật chất của các nước cộng sản so với các nước tư bản. Các đảng cộng sản Tây Âu suy yếu nhanh chóng. Hoa Kỳ và các nước dân chủ không còn lo ngại một thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản nữa và đã đủ tự tin để bỏ rơi các chế độ độc tài chống cộng ngay cả nếu cái giá phải trả là chúng sẽ nhường chỗ cho những chế độ cộng sản.

Làn sóng dân chủ này đã diễn ra trong hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, từ 1974 đến 1988, nó xô ngã các chế độ độc tài cánh hữu tại Portugal, Espana, Hy Lạp, Philippines, Nam Cao Ly, Đài Loan và nhiều nước khác ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Một số trở thành những nước dân chủ, nhưng một số khác rơi vào quỹ đạo cộng sản, như Nam Việt Nam, Lào, Campuchia, Angola, Ethiopia, Yemen, Nicaragua. Đối với người Việt Nam cần lưu ý là vào lúc đó chế độ Việt Nam Cộng Hòa không được thế giới nhìn như một chế độ dân chủ mà như một chế độ độc tài quân phiệt. Sự sụp đổ của chế độ VNCH đã chỉ gây buồn phiền cho rất ít người, trái lại hầu như mọi quốc gia đều chào mừng chiến thắng của đảng CSVN, ngay chính Hoa Kỳ cũng chỉ mong sớm bình thường hoá quan hệ với nước Việt Nam vừa thống nhất. Nhưng ngay sau đó sự thô bạo của chủ nghĩa cộng sản trở thành hiển nhiên dưới mắt mọi người và trong giai đoạn sau, bắt đầu từ 1988, làn sóng dân chủ tràn tới làm sụp đổ hầu hết các chế độ cộng sản, kể cả Liên Bang Xô Viết, đất thánh của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Làn sóng dân chủ thứ ba này đã khựng lại từ 1995, rồi suy thoái từ 1999. Tại Nga Vladimir Putin lên cầm quyền và một chế độ độc tài mafia dần dần bóp nghẹt các định chế dân chủ vừa thành lập, quân đội đảo chính lật đổ chế độ dân chủ tại Pakistan, Hugo Chavez đắc cử và đưa Venezuela ngày càng tới gần một chế độ độc tài mỵ dân. Trong thời gian này cũng vẫn có những nước chuyển hoá từ độc tài sang dân chủ như Thái Lan, Indonesia, Ukraine, Cộng Hòa Dominican v.v. số các nước dân chủ không giảm đi nhưng mức độ dân chủ sút giảm ở nhiều nơi.

Nguyên nhân của sự suy thoái này cần được phân tích vì nó đóng góp giải thích làn sóng dân chủ thứ tư vừa bắt đầu. Trước hết là tâm lý lạc quan sau khi bức tường Berlin sụp đổ và chiến tranh lạnh chấm dứt. Người ta nghĩ rằng như thế là dân chủ đã thắng và các chế độ độc tài còn sót lại sẽ đủ khôn ngoan để tự chuyển hoá về dân chủ; có người nói đến "hồi cuối của lịch sử" (Fukuyama: The End of History). Tâm lý này khiến người ta mất cảnh giác và quên rằng tham vọng khống chế nằm ngay trong bản năng của con người, nếu không được kiểm soát nó sẽ xuất hiện. Sau đó là chủ nghĩa thực tiễn, coi quyền lợi là trên hết và mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và đạo đức thì quyền lợi phải được dành ưu tiên. Tại Mỹ, năm 1992 Bill Clinton đắc cử và bắt đầu một chính sách đối ngoại thực tiễn. Thăng tiến dân chủ và nhân quyền không còn là quan tâm của Hoa Kỳ nữa; mọi chính quyền, dù độc tài và vi phạm nhân quyền, vẫn có thể là bạn của Hoa Kỳ. Sau Clinton, George W. Bush chủ trương cổ võ cho dân chủ nhưng sa lầy tại Iraq và cũng bị cô lập với chính các đồng minh của mình vì vụng về.

Barack Obama đã đẩy chủ nghĩa thực tiễn tới mức độ sống sượng. Trong bài diễn văn nhậm chức ông công khai tuyên bố sẵn sàng bắt tay với các chế độ bịt miệng đối lập nếu họ chìa tay ra. Ba tháng sau, trong bài diễn văn tại Cairo, nơi vừa diễn ra cuộc cách mạng dân chủ mới nhất, ông nói thêm là không một quốc gia nào có quyền quyết định thế nào là một chế độ tốt cho một quốc gia khác. Nói cách khác dân chủ và nhân quyền không còn là những giá trị phổ cập. Obama đã im lặng khi chính quyền Iran đàn áp dã man những cuộc biểu tình chống bầu cử gian lận. Tồi tệ hơn cả là tổng thống Pháp Jacques Chirac. Không những không cổ võ cho dân chủ, Chirac còn công khai chống dân chủ tại các nước chưa phát triển. Ông giao du thân mật với những nhà độc tài và nhiều lần tuyên bố rằng dân chủ là một xa xỉ phẩm đối với những nước chưa phát triển. Điều an ủi duy nhất về Chirac là ông không phải là một nhà lãnh đạo tài giỏi, ông là vị tổng thống tồi dở nhất trong lịch sự cận đại của Pháp. Hình như có một tương quan mật thiết giữa bản lĩnh của các chính trị gia và sự gắn bó của họ với dân chủ. Mỹ và Pháp là hai cường quốc hàng đầu thế giới, khi họ lơ là với các giá trị dân chủ và nhân quyền thì dân chủ bị thiệt hại là lẽ dĩ nhiên.

T


Làn sóng dân chủ thứ tư vừa bắt đầu nhắm vào các chế độ độc tài mở của về mặt kinh tế.
hêm vào với chính sách đối ngoại thực tiễn này là một chính sách kinh tế không thực tiễn của Hoa Kỳ, cũng bắt đầu với Clinton, theo đó người ta kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích tiêu thụ tối đa, ngay cả với cái giá phải trả là cán cân thương mại thâm thủng nặng (song song với đầu cơ nhà đất và chứng khoán). Chính sách này cuối cùng đã khiến Hoa Kỳ và thế giới khủng hoảng nặng, nhưng trong một thời gian dài nó đã hỗ trợ mô thức kinh tế dựa trên xuất khẩu của Trung Quốc. Trung Quốc giàu lên và có phương tiện hỗ trợ các chế độ độc tài. Các chế độ độc tài cũng được dịp thoải mái thực hiện chính sách mở cửa kinh tế để khai thác chính sự nghèo khổ mà chúng là nguyên nhân: bóc lột tối đa công nhân để xuất khẩu với giá thật rẻ, lôi kéo du khách nhờ dịch vụ du lịch rẻ. Trong nhiều trường hợp, như Việt Nam, Ai Cập và Tunisia, các chế độ độc tài này được coi là đã thành công. Cũng nên biết cả ba đảng cầm quyền tại Việt Nam, Ai Cập và Tunisia đều là thành viên của Quốc Tế Xã Hội Chủ Nghĩa.

Nhưng ngày nay gió đã đổi chiều. Thế giới đã khủng hoảng và phải xét lại trật tự kinh tế. Chirac đã về vườn trong bẽ bàng. Obama sau những thất vọng trong chính sách đối ngoại và sau khi thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ cũng đã thay đổi. Đặc điểm của chủ nghĩa thực tiễn trong đối ngoại là nó sai. Các chế độ bạo ngược tự nhiên không thích dân chủ và Hoa Kỳ, nhân nhượng với chúng không tranh thủ được cảm tình của chúng mà chỉ khuyến khích chúng lộng hành.


Làn sóng dân chủ thứ tư và một cơ hội mới

Làn sóng dân chủ thứ tư vừa bắt đầu nhắm vào các chế độ độc tài mở của về mặt kinh tế. Các chế độ này không thể tồn tại lâu hơn; chúng không dựa trên một tư tưởng chính trị nào cả và còn là một xúc phạm đối với lý luận. Chúng không có một lý tưởng nào dù đôi khi những cụm từ nhàm chán như "xây dựng chủ nghĩa xã hội" được nhắc tới một cách gương gạo vô duyên. Chúng thuần tuý là những chế độ cướp bóc không nhân danh một lý tưởng nào hay một dự án chính trị nào, hoàn toàn dựa trên đàn áp để tồn tại. Và muốn đàn áp dễ dàng thì tâp đoàn cầm quyền phải mạnh và ngược lại quần chúng phải yếu. Bóc lột và bất công phải gia tăng vì nằm ngay trong logic tồn tại của chế độ. Nhưng đây một logic tự sát, vì nó càng khiến chế độ bị thù ghét hơn trong khi dù muốn hay không chính sách mở cửa kinh tế cũng khiến xã hội mạnh hơn và có khả năng phản kháng hơn. Các chế độ này đã tích luỹ quá nhiều mâu thuẫn và đã đến lúc phải chấm dứt. Sự mở cửa về kinh tế, và sự tăng trưởng kinh tế kế tiếp, đã thay đổi hẳn con người, xã hội và các tương quan lực lượng. Người dân vừa không còn lệ thuộc vào chính quyền trong những nhu cầu vật chất hằng ngày vừa đủ thông tin để biết rõ sự tầm thường và gian trá của những người cầm quyền. Họ còn có những phương tiện hiện đại để trao đổi với nhau, động viên nhau và phi hợp với nhau. Các chế độ vô lý này đã tồn tại được nhờ sự thụ động của trí thức, nhưng ngày này sự hiểu biết đã được đại chúng hoá, một đội ngũ trí thức mới cũng đã nhập cuộc. Sự thay đổi bắt buộc phải đến, và đã đến. Nó bắt đầu tại những nước Hồi Giáo Ả Rập bởi vì đó là những nước chín muồi nhất cho một sự thay đổi chế độ. Tại đây tham nhũng và bóc lột đã vượt mọi giới hạn chịu đựng trong khi vấn đề đưa Hồi Giáo ra khỏi chính trị để trở về vị trí đúng của một tôn giáo đáng lẽ đã phải giải quyết từ lâu vẫn chưa được giải quyết. Mặt khác các nước này đã có những tổ chức chính trị và phi chính trị không thuộc chính quyền, nghĩa là một xã hôi dân sự đúng nghĩa, dù chưa mạnh. Và cũng phải nhìn nhận trí thức Ai Cập có văn hoá chính trị và chịu dấn thân hơn trí thức Việt Nam. Sau đó, có thể trước cả Nga, sẽ đến lượt Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà hai đảng cộng sản đã biến thành giai cấp bóc lột sống tách biệt với quần chúng phẫn nộ. Ngoài ra các chính quyền Trung Quốc và Việt Nam sẽ còn gặp bối rối lớn vì chính sách kinh tế dựa trên xuất khẩu không còn phù hợp với trật tự kinh tế hậu khủng hoảng. Chúng ta lại sắp có một cơ hội mới để dân chủ hoá đất nước.

Nhưng một cơ hội dù thuận lợi đến đâu cũng chỉ thực sự là một cơ hội cho những ai dám tranh đấu và đã chuẩn bị sẵn để chờ đợi nó. Không thể chỉ trông đợi ở hiệu ứng vết dầu loang. Năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ chúng ta đã có một cơ hội nhiều lần thuận lợi hơn nhưng đã bỏ lỡ phần vì không dám phần vì thiếu chuẩn bị.

Nhưng chuẩn bị như thế nào? Nếu quan sát mọi cuộc cách mạng trên thế giới chúng ta đều thấy là có bốn điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng: một là, sự vô lý của chế độ được phơi bày rõ rệt và toàn dân muốn thay đổi; hai là, đảng cầm quyền ruỗng nát và phân hoá vì mất lý tưởng và chính nghĩa; ba là, có đồng thuận dân tộc trên một chế độ mới và một dự án quốc gia mới; sau cùng là có một tổ chức mạnh để tập trung và thực hiện những nguyện vọng đổi đời.

Có đủ bốn điều kiện đó thì một cuộc cách mạng chắc chắn sẽ xảy ra và thành công. Chúng ta đã có hai điều kiện đầu và cũng gần như có điều kiện thứ ba. Điều mà chúng ta thiếu, cũng là điều không thể thiếu, là một tổ chức dân chủ mạnh. Tổ chức dân chủ này phải được xây dựng song song với cố gắng hình thành các tổ chức chính trị và phi chính trị không lệ thuộc chính quyền cộng sản, nghĩa là song song với cố gắng xây dựng xã hội dân sự.

Nếu dám, trí thức Việt Nam thừa khả năng để học hỏi và tìm ra phương thức đấu tranh phù hợp với hiện tình đất nước để sau đó hướng dẫn quần chúng. Ẩn số lớn nhất là liệu lớp trí thức Việt Nam hôm nay, chủ yếu là lớp trí thức trẻ, có còn ý chí hay không. Chưa có gì cho phép trả lời dứt khoát câu hỏi này. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu trí thức Việt Nam không dám vì nghĩ rằng chế độ cộng sản Việt Nam quá mạnh. Đại hội XI vừa rồi đã chứng tỏ đảng CSVN rất phân hoá trong nội bộ và cũng kiệt quệ về cả trí tuệ lẫn quyết tâm. Không nên vì thấy nó đàn áp hung bạo mà tưởng nó mạnh. Cách đây hai tháng ai có thể nghĩ là các chế độ Ben Ali và Mubarak sắp sụp đổ? Những gì vừa xảy ra chỉ nhắc lại một lần nữa một đặc tính chung của mọi chế độ độc tài bạo ngược, đó là cho tới ngay trước khi sắp sụp đổ chúng vẫn tỏ ra rất vững vàng. Nhưng chúng là những chế độ rất không bình thường và có thể chết một cách rất đột ngột.
Nguyễn Gia Kiểng

(02/2011)



Đề nghị đọc thêm:

1. Nguyễn Gia Kiểng, “Vài ghi chú về chủ nghĩa cá nhân”, Thông Luận số 208, tháng 11/2006.



2. Nguyễn Gia Kiểng, “Quyền con người”, Thông Luận số 187, tháng 12/2004.


(Ảnh hưởng của cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Đông đối với các nước Á Châu

và đặc biệt là Trung Quốc)




The Economist
Tin giờ chót: Trong ngày 20 tháng 2, Associated Press đã loan tin rằng những cơ quan có thẩm quyền ở Trung Quốc đã bắt giam một số người bất đồng chính kiến, gia tăng số cảnh sát viên trên đường phố, ngưng dịch vụ nhắn tìn dưới hình thức văn bản (text message) qua hệ thống điện thoại di động, gia tăng kiểm soát Internet, ngăn chặn thông tin về các cuộc nổi dậy ở Trung Đông. Cùng trong ngày, Chủ Tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho những viên chức địa phương giải quyết những vấn đề nổi cộm của dân chúng làm hại cho sự hoà hợp và ổn định trong xã hội.(1)
Những lãnh tụ độc tài ở Á Châu lo ngại

Những chế độ độc tài tại Tunisia và Ai Cập bị lật đổ nhanh chóng bởi những cuộc biểu tình của dân chúng đã làm cho những lãnh tụ độc tài ở khắp mọi nơi lo sợ. Tại Á Châu, những lãnh tụ này đã theo dõi làn sóng khát vọng dân chủ lan tràn khắp vùng Trung Đông và tự hỏi làn sóng này sẽ đi xa đến đâu. Ngay tại Trung Quốc, mặc dù bên ngoài làm ra vẻ tự tin vào đường lối đúng đắn đã chọn lựa, chánh quyền tỏ ra thận trọng về biến cố tại Cairo [thủ đô Ai Cập] vì nó có thể làm sống lại những ký ức cũ và về những hi vọng mà chánh quyền có thể lặp lại.

Những chế độ chuyên quyền tuyệt đối như Miến Điện và Bắc Hàn có thể cảm thấy trơ đối với sức mạnh của dân bởi vì những chế độ này có thể dựa vào sự cô lập và sự đàn áp tàn bạo tuyệt đối. Trong những chế độ độc tài ở Trung Á, gần gũi với Trung Đông hơn về địa lý, văn hóa và tôn giáo, tiếng vang của những cuộc cách mạng mới đây có thể lớn hơn. Nhưng phần đông người ta nghĩ đến những điểm của Trung Quốc tương tự với những biến cố vừa qua.
Ký ức Thiên An Môn

Những điểm tương tự này có những hậu quả to lớn trên thế giới không phải chỉ vì vai trò của Trung Quốc ngày càng quan trọng hơn, nhưng sự lớn mạnh của Trung Quốc đã đưa đến một điều gọi là “sự đồng thuận Bắc Kinh” (Beijing consensus), theo đó sự phát triển kinh tế nhanh chóng đáng kể hơn là tự do. Vào năm 1989, sau cuộc tàn sát tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, khi chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu thay phiên nhau sụp đổ, Trung Quốc là một quốc gia đứng ngoài lề, chống lại khuynh hướng lịch sử mà một ngày nào đó nó cũng sẽ bắt kịp. Sự thành công sau đó của Trung Quốc đã làm giảm bớt niềm tin rằng khuynh hướng tự do dân chủ chắc chắn sẽ xẩy ra, và khuynh hướng này trở nên kém ước ao đối với một số người. Ngay cả những nhà bình luận Tây Phương đã phải thừa nhận rằng hệ thống của Trung Quốc đã đạt được những điều hứa hẹn.

Viên chức Trung Quốc nói rằng nước họ không thích hợp với chế độ dân chủ Tây Phương. Một điều họ không đề cập đến là chính cơ cấu của Đảng Cộng Sản có nguồn gốc Nga (Tây Phương). Ngoài ra họ còn che giấu một yếu tố quan trọng của Phương Tây không hiện hữu ở Trung Quốc, là khả năng loại bỏ một chính quyền không được dân chúng ưa thích mà không cần phải có một cuộc cách mạng. Đây là lý do tại sao mà những cuộc cách mạng ở những nơi khác lại gây sự chú ý mạnh mẽ.

Ký ức về những cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn là một lý do khiến cho những viên chức kiểm duyệt của Trung Quốc làm việc cần cù để giới hạn việc bàn cãi đến tình trạng bất ổn tại Ai Cập. Kịch bản rất quen thuộc đối với những ai có mặt tại Bắc Kinh vào năm 1989: Những cuộc biểu tình lớn lao, không khí đoàn kết của quần chúng và lòng yêu nước vùng dậy, đông đảo dân chúng tập hợp tại quảng trường chính của thủ đô, những khẩu hiệu chống tham nhũng và độc tài, sự tin tưởng rằng quân đội về phe dân chúng và chống lại kẻ cầm quyền, ngay cả sự xuất hiện của những tên du côn ủng hộ chế độ. Tuy nhiên lần này câu chuyện có một kết thúc vui vẻ hoặc ít nhất tạo ra một cảm giác thắng lợi và lạc quan.

Báo chí Trung Quốc quả thực có đề cập đến biến cố làm sụp đổ của chính quyền Mubarak một cách rõ ràng. Một bài báo viết rằng “Ai Cập đã thắng một trận đánh, nhưng không phải là cả một cuộc chiến”. Tờ China Daily lập luận: “Bất cứ một thay đổi chính trị nào sẽ đều vô nghĩa … quốc gia sụp đổ cuối cùng sẽ làm mồi cho hỗn loạn”. Tuy nhiên có những kết luận khác. Mạng Caixin bình luận rằng “Chế độ chuyên quyền tạo ra xáo trộn; dân chủ xây dựng hoà bình” .

Những lãnh tụ độc tài Trung Quốc có ba lý do để nghĩ rằng họ có thể gạt bỏ sự so sánh với Tunisia và Ai Cập. Thứ nhất, Trung Quốc có ba thập niên phát triển kinh tế một cách tuyệt vời. Một cuộc điều nghiên do Pew Research Centre thực hiện vào năm vừa qua cho thấy rằng 87% dân Trung Quốc hài lòng với sự việc đã diễn tiến trong nước. Thứ hai, ngay cả nếu không hài lòng, dân chúng cũng không có một nhân vật nào để quy trách nhiệm: Trung Quốc là một chế độ độc tài độc đảng, không phải một cá nhân. Không có một bạo chúa nào cố bám vào quyền lực lâu dài. Vào năm 2002, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thực hiện một cuộc chuyển tiếp quyền hành một cách trật tự và cam kết một cuộc chuyển tiếp nữa vào năm 2012.

Thứ ba, bộ máy nội an rất lớn và hiệu lực và quân đội lệ thuộc vào Đảng Cộng Sản. Nhưng không ai biết lực lượng an ninh sẽ phản ứng ra sao nếu có lệnh đàn áp một cuộc nội dậy lớn nữa của quần chúng? Lực lượng này đã sẵn sàng bắn vào những người biểu tình để dẹp tắt cuộc nổi dậy của sắc dân Uighurs tại Urumqi, thuộc tỉnh Tân Cương (Xinjiang) vào năm 2009. Tuy nhiên ngay vào năm 1989, quân đội đã không chứng tỏ là hoàn toàn đáng tin cậy – Ít nhất có một sĩ quan cấp tướng đã không tuân lệnh đem quân tiến vào Bắc Kinh.

Một đảng cộng sản thật sự tự tin đã không dành quá nhiều cố gắng vào việc kiểm soát Internet để ngăn chặn người sử dụng so sánh tình trạng quốc nội với những biến cố ở nước ngoài. Họ luôn luôn chú ý đến những dấu vết có thể đưa tới bất ổn và có nhiều lý do để buồn phiền. Nạn lạm phát lên cao dữ dội vào cuối thập niên 1980 trước khi xẩy ra cuộc biểu tình Thiên An Môn, nay lại một lần nữa gia tăng. Những giai cấp trung lưu, thông thường là những động cơ thúc đẩy những thay đổi chính trị, đang phát triển rất nhanh. Nạn thất nghiệp của giới trẻ mới tốt nghiệp lên rất cao làm hao mòn niềm hi vọng của những người đáng lẽ phải lạc quan về tương lai của Trung Quốc. Hàng năm, người ta chứng kiến hàng chục ngàn cuộc biểu tình, trong nhiều trường hợp liên quan đến vấn đề tịch thu đất đai bởi những viên chức địa phương hống hách.


Cây muốn lặng

Những cuộc vùng dậy mới đây của quần chúng tạo ra hai khó khăn cho những người bênh vực hệ tư tưởng của Trung Quốc. Thứ nhất, họ không thể đổ lỗi cho những kẻ thông thường bị tình nghi là thủ phạm, “những bàn tay lông lá” ngoại bang – điển hình là Hoa Kỳ. Trái lại những cuộc nổi loạn này một phần mang tính cách chống Mỹ. Như tại Phi Luật Tân vào năm 1986, Nam Hàn 1987, và Nam Dương 1998, những lãnh tụ độc tài được Mỹ nuông chiều bị lật đổ.

Thứ hai, những cuộc nổi dậy thiếu chủ đích tư tưởng và thiếu tổ chức chặt chẽ. Mật vụ của Trung Quốc rất giỏi trong việc bóp chết những phong trào chính trị vừa mới đâm trồi. Nhưng họ đã không thấy được sự bành trướng của tổ chức Pháp Luân Công (Falun Gong) thành một lực lượng chống chánh quyền trên toàn quốc. Mặc dù có bức tường lửa và những đội quân kiểm duyệt, lực lượng an ninh Trung Quốc gặp khó khăn trong việc kiểm soát những trang blog nhỏ, tin nhắn dưới hình thức văn bản (text message), hoặc những hệ thống thông tin đại chúng. Cố gắng ngăn chặn thông tin về Trung Đông chỉ thành công một phần. Đây là lý do tại sao họ cảm thấy tin tức gây ra rối loạn – bởi vì dân Trung Quốc không coi đó là ký ức của quá khứ đầy ác mộng, nhưng là viễn tượng của một tương lai đầy hi vọng.
The Economist

Nguyễn Quốc Khải dịch
[1] Anita Chang, “China tries to stamp out Jasmine RevolutionAssociated Press, February 20, 2011.

_________________________________________



Thơ





Thăng Long

(Gửi công an và quân đội Việt Nam)


Đất nước từng qua cuộc chiến trường.

Gian lao chẳng quản chí phi thường.

Bao người cộng sản tinh thần Việt,

Yêu nước quên mình đổ máu xương.

Đảng đã đâu còn như trước nữa?

Quan tham đục khoét đảng vô lương!

Cùng nhau đứng dậy vì dân nước!

Đánh đổ tà gian lũ bạo cường .
Thăng Long


BBC với Lê Quốc Quân
Các sự kiện đang diễn ra tại Libya cũng như tại nhiều nơi ở Bắc Phi vừa qua cũng được nhiều người tại Việt Nam chú ý, đặc biệt là những người hoạt động dân chủ.

Luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật bất đồng chính kiến trong nước, cho BBC biết anh và những người đồng chí hướng thấy các diễn biến vừa qua tại Bắc Phi là một ‘nguồn cảm hứng’.
BBC : Bài học quan trọng nhất, theo anh, là tinh thần bất bạo động.

Trước hết, anh chia sẻ về suy nghĩ trước những diễn biến mới đây tại Bắc Phi.



Lê Quốc Quân (LQQ): Tôi cho rằng phong trào biểu tình đòi dân chủ hay chống độc tài ở vùng Bắc Phi là một điều tất yếu phải xảy ra. Và nó đã xảy ra.

Mặc dù bất ngờ nhưng nó cũng không nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Họ có thể bất ngờ về mặt thời điểm, hoặc nguyên nhân, nhưng rõ ràng sự độc tài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, lờ đi tất cả các quyền của dân chúng, thì tôi cho rằng đến lúc chuyện này phải xảy ra. Và rất vui là nó đã xảy ra.

Dù rằng cũng có những bạo động, và những mất mát, hi sinh, thế nhưng việc người dân đứng lên bày tỏ được tiếng nói của mình, và họ thực sự chứng minh được quyền lực của mình có thể đánh đổ được độc tài để đem lại dân chủ thì đó là một điều tôi rất vui mừng.
BBC: Là một người thường xuyên suy nghĩ về tình hình dân chủ trong nước, nếu có thể có liên hệ giữa Bắc Phi với Việt Nam thì anh có nhận định, so sánh gì?

LQQ: Thứ nhất, liên hệ giữa Bắc Phi với Việt Nam, tôi nghĩ ở cái vị trí địa lý cũng như các nguyên nhân có thể là nó khác nhau.

Ngay cái chuyện nó có xảy ra hay không ở Việt Nam và xảy ra như tác động ở Bắc Phi thì tôi cũng không nghĩ là có nhiều khả năng.

Thế nhưng rõ ràng ở Việt Nam mình đây là chế độ một đảng và tất cả quyền lực nằm trong tay một đảng. Bản thân những người dân không được trực tiếp bầu lên lãnh đạo của chính mình.

Như vậy rõ ràng người dân cũng không thể hiện cái quyền lực của mình qua lá phiếu một cách dân chủ được, thì tôi nghĩ trước sau, người dân cũng cách này hay cách khác người ta đứng lên để đòi lại cái quyền đấy.

Có thể có hai cách: tự nhà nước thấy họ cần phải mở rộng dân chủ thì họ tiến hành, còn nếu họ không tiến hành dân chủ, thì người dân cũng có lúc người ta sẽ đứng lên để đòi lại cái quyền dân chủ đó.
BBC: Những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam như anh có thấy tình hình vừa qua và hiện nay ở Bắc Phi là một nguồn cảm hứng không, và có ghi nhận được những bài học nào đó không?

LQQ: Thực sự là nguồn cảm hứng chứ! Nó là nguồn cảm hứng trong từng câu chuyện, rồi trao đổi với bạn bè, rồi nguồn cảm hứng ngay tại khi mình nhìn thấy những hình ảnh chiếu trên TV hay báo chí…

Anh em cũng ngồi nói chuyện với nhau nhiều lắm, và cảm thấy rất vui vì dù sao nhân dân đã đứng lên và giành lại quyền lực của mình một cách hòa bình, mặc dù cũng có những cái xung đột.

Còn cái việc đảm bảo sau này nó được như thế nào đó nữa thì tôi nghĩ là nó không thể quay lại. Khi người ta đánh đổ được chế độ độc tài rồi thì có khả năng độc tài nó vẫn quay lại, nhưng mà nó không tệ hơn những cái đã qua. Tôi tự tin là như vậy.

Có một bài học quan trọng nhất tức là cái bất bạo động, và cái nguồn cảm hứng, cái tinh thần của con người mới là sức mạnh vô song. Như Indra Ghandi đã nói một lần, là có thể sử dụng vũ lực hoặc này nọ, người Ấn Độ cũng giành được chính quyền, nhưng phẩm chất của các công dân Ấn Độ để sống trong một chế độ dân chủ là phải có tinh thần bất bạo động.



Tức là người ta phải sống với trái tim của mình, và lý tưởng của mình, một cách rất là hòa bình nhân ái, thì đó mới thực là những phẩm chất quan trọng trong một xã hội hay chế độ tương lai.

Anh em tôi cũng chỉ nghĩ là bài học rõ ràng là phải xây dựng xã hội nhân bản, rồi đấu tranh đòi những quyền thực sự của con người, và mong muốn xã hội ngày càng nhân bản hơn, tốt đẹp hơn.


BBC với Lê Quốc Quân

Nguyễn Văn Huy
Cuộc nổi dậy của người Ả Rập cho đến nay vẫn là một bất ngờ đối với dư luận quốc tế. Cho đến đầu năm 2011, không ai ngờ sau 24 năm cầm quyền, tổng thống Ben Ali phải bỏ chạy sau một tháng phản đối của dân chúng. Cũng không ai ngờ, sau 18 ngày nổi dậy của quần chúng, tổng thống Hosni Mubarak đã phải từ bỏ chính quyền sau 34 năm cầm quyền với bàn tay sắt. Gần đây hơn, dân chúng tại Libya đã vượt lên nỗi sợ xuống đường chống lại Khadafi, độc quyền lãnh đạo Libya từ 1969 đến nay. Trong những ngày sắp tới, sau những cuộc xuống đường chống đối của dân chúng, không ai dám tiên đoán những gì sẽ xảy ra tại Bahrein, Iran, Yemen, Algeria, Morocco, Sudan, Syria, Jordania, Djibuti… Một vài quốc gia Ả Rập còn lại như Saudi Arabia, các tiểu vương quốc Ả Rập và Palestine đang sống trong căng thẳng vì quần chúng bất mãn có thể xuống đường chống đối bất cứ lúc nào.

Điều làm nhiều người ngạc nhiên là không một thế lực bên ngoài nhúng tay vào can thiệp, nếu không muốn nói là bị việt vị vì không thể tiên đoán được gì, tất cả những cuộc xuống đường của dân chúng Ả Rập hoàn toàn tự phát và không có lãnh đạo.

Cái gì đã khiến cộng đồng người Ả Rập đồng loạt nổi lên chống lại các chế độ cai trị đương quyền ?

Người ta nói nhiều đến những nguyên nhân trực tiếp như vật giá leo thang, đời sống khó khăn, thất nghiệp gia tăng, tham nhũng chi phối mọi sinh hoạt trong xã hội, v.v. Nhiều người còn cho biết sự bất mãn chính đến từ giới trẻ có học thức không tìm được việc làm, không một thanh niên nào thấy tương lai xán lạn dưới các chế độ độc tài. Cũng nên biết gần 50% dân số trong các quốc gia Ả Rập dưới 25 tuổi.

Người ta cũng nói đến những nguyên nhân gián tiếp như các giá trị phổ cập của loài người đã ảnh hưởng và khuyến khích người Ả Rập nổi dậy như tự do, dân chủ và nhân quyền. Điều này đúng, nhưng chỉ đúng với khối thị dân bờ biển, nghĩa là những khu đô thị có quan hệ trao đổi thương mại và dịch vụ với các quốc gia khác. Đối với phần đông dân chúng sống trong những vùng sâu và vùng xa hay trong sa mạc, những khái niệm này hoàn toàn xa lạ và họ sẽ không hề thấy khó chịu nếu bị giới quan quyền coi thường vì là một thói quen. Ước muốn chung của dân chúng trong các quốc gia Ả Rập là có một cuộc sống bình thường, nghĩa là có đủ cơm ăn áo mặc và con cái được đến trường như mọi dân tộc phát triển khác.

Nhưng có một nguyên nhân ít ai nhắc tới, đó là ước muốn được kính trọng. Sự thua kém của người Ả Rập trước các quốc gia phát triển phương Tây dưới các chế độ độc tài đã kéo dài quá lâu và không thể tiếp tục kéo dài thêm nữa. Sống kề cận với các quốc gia phương Tây Châu Âu, mặc cảm thua kém này càng gay gắt. Các tổ chức khủng bố Hồi giáo cũng đã lợi dụng yếu tố này để khích động người Ả Rập hy sinh thánh chiến chống lại người phương Tây. Nhưng chiêu bài thánh chiến của các tổ chức khủng bố không còn hấp dẫn được ai, thanh niên Ả Rập không muốn hy sinh cho những tham vọng điên cuồng này và chỉ hướng hy vọng vào các quốc gia phát triển phương Tây để có một mức sống cao. Chính ước muốn được kính trọng này đã là mẫu số chung kết hợp người Ả Rập với nhau chống lại bạo quyền, họ không chịu im lặng cúi đầu trước sự cai trị hà khắc của các chế độ độc tài, cho dù là "độc tài bình thường".



Nhắc lại, từ sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ năm 1922, phần lớn các quốc gia Ả Rập bị đặt dưới sự đô hộ hay bảo hộ của các đế quốc Châu Âu. Sau thế chiến II, mặc dầu được trả lại độc lập, các quốc gia Ả Rập vẫn lệ thuộc vào các quốc gia giàu có phương Tây, đặc biệt là cách tổ chức xã hội và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chỉ sau khi thành lập khối OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) năm 1960, trụ sở đặt tại Vienna (Áo), các quốc gia Ả Rập mới có toàn quyền quyết định giá cả và khối lượng dầu thô sản xuất, nhưng tất cả kỹ thuật và thị trường tiêu thụ vẫn nằm trong tay các tập đoàn đế quốc cũ. Sự thua kém các quốc gia phát triển phương Tây vẫn chưa tìm ra được giải pháp.

Tại Trung Cận Đông, sau khi lật đổ vua Farouk đệ nhất (1952) và tổng thống Mohammed Naguib (1954), trung tá Gamal Abdel Nasser lên cầm quyền và trở thành vị tổng thống thứ hai của Ai Cập (1956). Ông là lãnh tụ Ả Rập đầu tiên áp dụng chủ nghĩa xã hội để đối đấu với Hoa Kỳ cùng các quốc gia phát triển Tây Âu và đồng minh là các vương quốc Ả Rập trong vịnh Persan. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông liên kết với Liên Xô và Trung Quốc để quốc hữu hóa kinh Suez và tấn công Do Thái. Mặc dù tất cả đều bị thất bại, Nasser đã trở thành lãnh tụ của khối Ả Rập vì dám chống lại các thế lực phương Tây. Năm 1970, ông từ trần. Trước khoảng trống lãnh đạo trong khối Ả Rập, trong suốt thời gian từ 1960 đến 1970, hàng loạt sĩ quan Ả Rập nổi lên đảo chánh và thành lập các chế độ chuyên chính, một số vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Năm 1968, Saddam Hussein đảo chánh và nắm chính quyền tại Iraq; năm 1969, đại tá Khadafi tại Libya và trung tá Gaafar el-Nemeyri tại Sudan; năm 1970, Hafez el-Hassad tại Syria. Vì thiếu tư tưởng chỉ đạo, các chế độ độc tài Ả Rập này đều tự nhận là thành viên của khối xã hội chủ nghĩa để được Liên Xô và Đông Âu giúp đỡ. Trong suốt thời gian cầm quyền, thay vì lo cho dân giàu nước mạnh, các cấp lãnh đạo đã một mặt sử dụng dầu thô như một phương tiện trao đổi với các quốc gia phát triển phương Tây để được chấp nhận như những chế độ độc tài bình thường; mặt khác nhân danh chủ nghĩa xã hội, họ quốc hữu hóa của cải xã hội để vơ vét tài nguyên quốc gia vào tay gia đình và đảng phái của mình, có người còn áp dụng chính sách cha truyền con nối, bất chấp sự khổ cực của dân chúng. Sự thua kém các quốc gia phương Tây vẫn còn nguyên vẹn và bất mãn của dân chúng trước hành vi tham nhũng của các viên chức chính quyền ngày càng lên cao.

Tại Bắc Phi (Magreb) cũng thế, nhân danh chống các tổ chức khủng bố Hồi giáo, một số sĩ quan quân đội đã lên nắm chính quyền và áp dụng những chế độ độc tài đảng trị như Ben Ali tại Tunisia năm 1984 và Bouteflika Algeria (1999). Khi nắm chính quyền, những người này cũng chỉ lo làm giàu cho gia đình và phe cánh mình, bất chấp sự nghèo khó chung của đất nước. Sự thua kém các quốc gia phát triển phương Tây không phải là ưu tư chính của các cấp chính quyền. Trí thức trong nước tiếp tục bị coi thường và báo chí bị cấm phát biểu. Để củng cố quyền lực, các chế độ độc tài Ả Rập đều dựa vào quân đội. Vấn đề là sự trang bị và huấn luyện các lực lượng quân đội đều do các sĩ quan các quân đội Châu Âu, Nga và Hoa Kỳ đảm nhiệm.


(Xem tiếp trang 19)


Bùi Tín
Đầu năm 2011, Bắc Phi vẫn đứng hàng đầu trên các bản tin, các báo. Sau Tunisia là Ai Cập; sau Ai Cập là Libya, các quân cờ theo nhau đổ gục theo kiểu domino.

Libya là một nước Bắc Phi có nhiều nét độc đáo. Đất rất rộng, phần lớn là sa mạc, gần 2 triệu kilômét vuông; có đến 1.770 kilômét ven Địa Trung Hải, hiện có 6 triệu rưởi dân. Libya là một nước cổ xưa, từng bị đế quốc La Mã, rồi người A-rập chiếm đóng; từ giữa thế kỷ XVI đến 1911 là thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là 40 năm (1911- 1951) thuộc địa của Italia được độc lập từ năm 1951 đến năm 1969, nhưng vẫn còn dưới chế độ quân chủ.

Cuộc đảo chính quân sự ngày 1-9-1969 do một nhóm sỹ quan trẻ khởi xướng đã truất phế Vua Idris, lập nên nền Cộng hòa, với tên gọi sau này là «Jamahirya A-rập Libya Nhân dân Xã hội Chủ nghĩa Vĩ đại».

Moammar al-Gadhafi, nguyên đại úy quân đội Libya, từng học tại trường quân sự nước Anh, là người tổ chức cuộc đảo chính thắng lợi của nhóm sỹ quan trẻ. Ông sinh năm 1942, thuộc bộ tộc Sénoussi trong vùng sa mạc Fezzan, 27 tuổi khi khởi sự. Ngay sau đó ông tự phong là Đại tá, đứng đầu Hội đồng Quân sự Cách mạng gồm 13 người suốt 42 năm nay, tự phong cho mình danh hiệu «Người Anh Thủ lãnh Cách mạng», Chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng có quyền cử ra Thủ tướng.

Gadhafi có tư duy chính trị độc đáo và lập dị, không giống ai. Ông chủ trương đứng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, sáng tạo nên «thế giới thứ ba». Ông lập nhiều công ty quốc doanh lớn với cổ phần hóa rộng rãi. Do rất giàu tài nguyên dầu mỏ - đứng thứ 10 trên thế giới – nên đời sống nhân dân nói chung khá cao, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ tư ở châu Phi, chỉ kém đảo Seychelles, Equatorial Guinea và Gabon.

Gadhafi từng có những hành động liều lĩnh, như cho người đặt bom ở Tây Berlin, làm chết lính Mỹ, bị Tổng thống Ronald Reagan trừng phạt bằng một cuộc ném bom vào thủ đô Tripoli tháng 4-1986, làm chính Gadhafi bị thương nhẹ. Ông ta cũng có những hành động khủng bố, cho đặt bom trên máy bay Boeing 747 của Hoa Kỳ năm 1988. Sang thế kỷ 21, Gadhafi bị cô lập buộc phải cải thiện quan hế với phương Tây, chịu bồi thường nạn nhân do những hành động khủng bố gây nên, tăng cường buôn bán, mua bán vũ khí với Mỹ, Anh, Ý, Pháp, cam kết không sản xuất vũ khí hạt nhân. Libya cải thiện quan hệ với Pháp trong chuyến thăm cấp cao của vợ chồng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy năm 2007, với những hợp đồng kinh tế lớn.

Lối sống của Gadhafi cũng khác người. Đi ra nước ngoài, có khi ông mang theo chiếc lều bạt như của nguời chăn nuôi du mục trên sa mạc. Trong nước, ông cũng ngủ trong lều bạt, xung quanh là bầy lạc đà; ông chuyên uống sữa lạc đà; tất cả lính gác và hầu cận đều là phụ nữ trẻ. Ông nghiện thuốc phiện nặng. Vợ và con không thể tính hết. Một số con trai ông được giao trách nhiệm lớn, trong bộ máy chính quyền, an ninh, trong ngành truyền tin, xây dựng đô thị, y tế. Cũng có người con có hành động phạm pháp, từng bị bắt giữ ở châu Âu. Do những chính sách ngông cuồng, lập dị, thất thường, nhất là độc đoán, cấm tự do báo chí, cấm lập công đoàn, bắt bớ, khủng bố, có khi treo cổ nguời chống đối, phong trào dân chủ châu Phi gọi ông là «Nhà độc tài – hung thần Bắc Phi», là «thằng điên ở Tripoli»…

Cuộc xuống đường của nhân dân Libya nổ ra từ 20-2-2011. Cả khu vực phía Đông sôi sục đấu tranh. Nhiều nơi chính quyền tan rã, chính quyền tự quản được thiết lập. Bộ trưởng Tư pháp từ chức. Đại sứ Libya ở Ấn Độ ly khai, lên án Gadhafi về tội diệt chủng. Đại diện Libya ở Liên Hiệp Quốc kết án Gadhafi phạm tội khủng bố, chống nhân loại, đòi truy tố ra tòa án Quốc tế. Ngày 22 Gadhafi lên cơn phẫn nộ, ăn nói ba hoa, lảm nhảm, chữi bới quần chúng, đe dọa treo cổ hết, ra lệnh cho bộ máy đàn áp và quân đội ra tay. Nhưng thế lực cầm quyền tan rã không gì ngăn nổi. Hàng loạt sỹ quan và binh lính bỏ ngũ, một số gia nhập hàng ngũ đấu tranh của nhân dân. Một số phi công ném bom chống lệnh, nhảy dù khỏi máy bay, hoặc cho máy bay hạ cánh ở đảo Malta.

Dư luận trong và ngoài nước phán đoán Gadhafi đang ở vào thế tuyệt vọng, sớm muộn sẽ bỏ chạy sang một nước nào đó, và cũng có nhiều khả năng sẽ tự sát như Hitler.


Bùi Tín






Đào Như
N
Cuộc cách mạng Á Rập hôm nay sẽ kết hợp chặt chẽ Tự do, Dân chủ, Công bằng Xã hội với những định chế: Nhà nước pháp quyền, Xã Hội Dân Sự, Tự do ngôn luận, Tự do Báo chí…”
hìn về cuộc ‘Cách Mạng Hoa Lài’ ở Tunisia, cuộc nổi dậy nhân dân Ai Cập và sau đó là cuộc tổng nổi dậy của thế giới Á Rập hôm nay đang rầm rộ bao trùm Bắc Phi, Cận Đông và Trung Đông, chưa ai dám chắc đâu là giới hạn cuối cùng của sức lan tỏa của cuộc cách mạng này: Algeria đang chấn động vì những cuộc biểu tình lớn tràn ngập thủ đô Alger- Yemen đã có nhiều người biểu tình bị thưong, bị bắn chết. Tại Iran, những người biểu tình trên đường phố Teheran cũng cùng chung số phận với người biểu tình ở Yemen. Thủ đô Libya và các đường phố của xứ này đang rung động vì những cuộc biểu tình…Những cuộc biểu tình chống áp bức, đòi hỏi Tư do, Dân chủ, Bình đẳng Nhân quyền đang càng quét thế giới của các vuơng quốc Hồi giáo. Ngay cả Bahrain, một đảo quốc tí hon, trên Vinh Ba Tư-Persian-với dân số dưới 900,000 người, ở đó những người biểu tình đã chiếm đường phố của thủ đô xứ này, Manama, đến hôm nay là ngày thứ sáu…Có phải chăng cuộc nổi dậy của nhân dân Ai Cập vừa rồi là mẫu mực mới cho cuộc nổi dây của toàn thế giới Á Rập hôm nay?

Thật vậy, hình ảnh, chân dung của nhà lãnh đạo thời danh Ai Cập, Gamel Abdal Nasser, trong suốt những ngày sôi động vừa qua tại Ai Cập, đã được dựng lên trên khắp các Thủ đô của các nước Á Rập, cũng như tại thủ đô Cairo, Ai Câp. Sư kiên lịch sử này đã đánh thức lương tri, ký ức của nhân dân Á Rập hôm nay gồm cả những thế hệ trẻ của Á Rập sanh sau năm 1970, năm cố Tổng thống Ai cập Gamel Abdal Nasser qua đời: Họ nhớ lại những cuộc biểu tình bạo động trên khắp đường phố và thủ đô của thế giới Á Rập chống lại sư đô hộ áp bức và bốc lột của các quốc gia Tây phương vào những năm 50-60 của thế kỷ trước.

Dĩ nhiên, cuộc cách mạng nhân dân Ai Cập và Thế giới Á Rập hôm nay, không phải chỉ là phiên bản của phong trào quốc gia Á Rập chống lại chủ nghĩa thực dân áp bức và bốc lột của các nước phương Tây trước năm 1950 và chống lại sự tùy tiện của các nước này, trong việc họ áp đặt và thiết lập vào năm 1948 quốc gia Do Thái trên một phần lãnh thổ của người Á Rập. Cuộc nổi dậy hôm nay của nhân dân Ai Cập và thế giới Á Rập có mục đích xác đáng, cụ thể: Đòi hỏi Tự do, Dân chủ, Công bình xã hội, chia đều lợi tức quốc gia trên mỗi đầu người trên toàn thể thế giới Á Rập… Do đó, trong những tuần lễ vừa qua và những ngày sắp tới, nhân loại sẽ chứng kiến phong trào đòi hỏi Tự do, Dân chủ, Công bằng Xã hội dấy lên đầy phẫn nộ từ thế giới Á Rập lan tỏa ảnh hưởng từ Tây sang Đông, từ Bắc đến Nam, rộng khắp toàn cầu.

Trong thực tế, không một ai có thể chối bỏ được cuộc cách mạng hôm nay của người Á Rập cũng là một phần di sản của cuộc cách mạng chống Đế quốc và Đế quốc Chủ nghĩa của nhân dân Á Rập ở thế kỷ trước. Nhưng mục đích của cuộc cách mạng lần này mang ý nghĩa trọng đại và sâu sắc hơn: Giải phóng Á Rập và Nhân loại thoát khỏi những chế độ chuyên chính, độc tài, áp bức, thoát khỏi ách của phong kiến, thực dân, tẩy sạch những di chứng và di tích của ngoại bang đô hộ…

Khác với cuộc cách mạng của những năm 50-60 của thế kỷ trước, cuộc cách mạng thế giới Á Rập hôm nay có niềm tin sâu sắc: Một xã hội lành mạnh, tốt đẹp, công bằng và phồn vinh hơn sẽ được thiết lâp trên nền tảng kính trọng nhân phẩm và nhân quyền, trên sự tôn trọng Tự do, Dân chủ, Công bằng Xã hội…Lý tưởng của cuộc cách mạng quá khứ: Giải phóng dân tộc Á Rập ra khỏi sư bị trị của các đế quốc Tây phương của thế kỷ trước đã vấp ngã sau khi họ đã thành công. Học hỏi từ sự thất bại này, cuộc cách mạng Á Rập hôm nay sẽ kết hợp chặt chẽ Tự do, Dân chủ, Công bằng Xã hội với những định chế: Nhà nước pháp quyền, Xã Hội Dân Sự, Tự do ngôn luận, Tự do Báo chí…

Từ cuộc cách mạng Hoa Lài ở Tunisia, cuộc trổi dậy của nhân dân Ai Cập, đến cuộc tổng nổi dậy của cá quốc gia Á Rập hôm nay chứng tỏ cho thế giới thấy rằng những ai lãnh đạo, điều khiển quốc gia mà quay lưng lại với Tự do, Dân chủ, Nhà nước Pháp quyền, Xã hội Dân sự, những kẻ đó, những đảng độc quyền cai trị đó, không sớm thì muộn sẽ bị chính nhân dân của họ lật đổ, lịch sử của đất nước họ sẽ lên án, dù cho họ có được sư hỗ trợ của ngoại bang hùng mạnh.


(Xem tiếp trang 16)


Phan Thế Hải
Thông điệp mà Chủ tịch nhận được là, nếu cứ tiếp tục độc tài, tham nhũng, để cho dân nghèo khổ, thất nghiệp tràn lan, nuôi dưỡng những bất công xã hội... thì bản thân các đồng chí cầm quyền không thể tránh khỏi bị quần chúng xử lý!

Cứ như giáo trình lịch sử Tiệc, để lật đổ nhà cầm quyền hay “Cướp chính quyền” như ngôn ngữ của Tiệc, ở xứ Thiên đường ta cần có sự lãnh đạo sáng suốt của Tiệc, cần phải có mặt trận mặt triếc này nọ thì ở xứ Ả Rập cách mạng Hoa Lài không có những thứ đó.

C
Hương Lài lan tỏa đến Bắc Kinh


ác đồng chí Ben Ali ở Tunisia và đ/c Mubarak ở Egypt bị hạ Knock out chỉ nhờ những phong trào tự phát của dân chúng mà mấy nhà chính trị salon quen gọi là sự lan toả của hương hoa Lài. Những lực lượng quần chúng bị áp bức liên kết với nhau thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội và tin nhắn qua máy di động.

Đòi hỏi ban đầu của đám dân đen cũng hết sức đời thường, thiết thân như chống tình trạng giá cả đắt đỏ, đòi việc làm để thoát khỏi thất nghiệp... Ngay cả đến khi những yêu sách của cuộc cách mạng lên đến “kịch trần” cũng chủ yếu đòi các đồng chí lãnh đạo độc tài, tham nhũng tham quyền cố vị phải ra đi, điếu cần thay đổi thể chế chính trị.

Nhân gian đang chứng kiến những cuộc phản kháng mạnh mẽ diễn ra tại nhiều nước cùng chung khu vực với Tunisia và Egypt. Biểu tình đông đảo nổ ra gần như hằng ngày tại Yemen, Algeria và gần đây là Bahrain, Jordan rồi đến Libya, Iran. Nhưng có lẽ mùi vị của các sự kiện đang diễn ra tại một số quốc gia kể trên không còn thuần khiết hoa Lài nữa!

Phía biểu tình phản kháng đã không còn đơn thuần là bộc phát. Đòi hỏi của lực lượng phản kháng cũng đã vượt xa những nhu cầu về cơm áo và việc làm. Đã có bóng dáng của những người tổ chức chuyên nghiệp với những mục tiêu chính trị rõ ràng chống chính quyền sở tại. Từ phong trào tự phát, đã xuất hiện những nhân tố đầu tàu, lôi kéo dân chúng, tổ chức lực lượng.

Trước xu thế cách mạng từ các nước, một số đồng chí đang cầm quyền đã chủ động đáp ứng nhanh chóng đòi hỏi của cuộc phản kháng, như đ/c Ali Saleh - tổng thống Yemen - sớm cam kết không tái ứng cử khi hết nhiệm kỳ vào năm 2013. Nhà vua Abdullah của Jordan khẳng định sẽ cải cách chính trị toàn diện... Chính quyền cũng đã có những biện pháp đối phó chủ động hơn, như tổ chức “quần chúng phản biểu tình” đông đảo và kịp thời tại Yemen, Lybia và Iran.

Riêng tại Iran, chính quyền của đồng chí Ahmadinejad (Nejad) và lãnh tụ tinh thần giáo chủ Khamanei lại rất thấm nhuần kinh nghiệm của các đồng chí Cộng. Dẫu cuộc đối đầu giữa bên phản kháng và bên chính quyền đã diễn ra từ nhiều năm nay, chính quyền của đ/c Nejad vẫn độc tài và tồn tại trong sự bao vây cấm vận của cộng đồng quốc tế nhưng đ/c vẫn đứng vững.

Thấm nhuần kinh nghiệm của xứ Thiên đường ta: “Quân đội ta, Trung với Tiệc…Đồng chí Nejad cũng có cả lực lượng vũ trang riêng của cơ chế giáo quyền. Đó là lực lượng Vệ binh cách mạng hành động bằng đức tin Hồi giáo bất di bất dịch. Không lực lượng phản kháng nào ở Iran có thể chịu nổi cái giá phải trả khi đối đầu một mất một còn với chính quyền được Vệ binh CM với một niềm tin mù quáng bảo vệ. Mới đây, đ/c Nejad cũng đã tuyên bố là có vũ khí hạt nhân, nghe mà hãi bỏ mịa. Về mặt xã giao, các đ/c lãnh đạo Iran vẫn nhiệt tình ủng hộ và ca ngợi cách mạng ở Egypt nhưng lại thẳng thừng cam kết trừng trị nghiêm khắc phản kháng tại đất nước của mình.

Hội chứng cách mạng hoa Lài từ Tunisia qua Ai Cập cũng đang lan tỏa mức độ khác nhau sang nhiều quốc gia trong khu vực. Thành quả thấy được của cuộc cách mạng này là kết liễu kiểu tham vọng cầm quyền suốt đời và cha truyền con nối vốn đang thịnh hành trong các chế độ cộng hòa Ả Rập. Các cuộc phản kháng quần chúng dù đã thành công bước đầu hay còn đang diễn biến cũng đã buộc giới cầm quyền tại các quốc gia trong vùng này phải ít nhiều tỉnh ngộ.

Thông điệp mà Chủ tịch nhận được là, nếu cứ tiếp tục độc tài, tham nhũng, để cho dân nghèo khổ, thất nghiệp tràn lan, nuôi dưỡng những bất công xã hội... thì bản thân các đồng chí cầm quyền không thể tránh khỏi bị quần chúng xử lý!
Phan Thế Hải




tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương