Nguồn mạch tâm linh ns. Trí Hải Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003 o0o Nguồn



tải về 0.96 Mb.
trang1/26
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.96 Mb.
#37928
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26
NGUỒN MẠCH TÂM LINH


Ns.Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003

---o0o---



Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 21-7-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

BỐN CHẶNG ĐƯỜNG TỈNH THỨC

I. DẪN NHẬP

II. THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA

III. BÁNH XE PHÁP

IV. KẾT LUẬN

LUẬN VÃNG SINH

I. MỤC ĐÍCH LUẬN VÃNG SINH

II. Ý NGHĨA DANH TỪ BARDO

III. SÁU NẺO LUÂN HỒI

IV. NGŨ TRÍ NHƯ LAI

V. KẾT LUẬN

Ý NGHĨA TRAI ĐÀN BẠT ĐỘ

I. DẪN NHẬP

III. KẾT LUẬN

TƯƠNG QUAN GIỮA THIỀN VÀ MẬT

I. DẪN NHẬP

II. KIM CƯƠNG THỪA Và NHỮNG NGUY HIỂM CHỜ ĐỢI HÀNH GIẢ

III. CÁC GIAI ĐOẠN TU QUÁN

IV. KẾT LUẬN

CÁC ĐỀ MỤC NGUYÊN THỦY

THÂN HÀNH NIỆM

PHẠM VI THÂN HÀNH NIỆM

THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN

SƠ TƯỚNG Và QUANG TƯỚNG

NIỆM VÀ ĐỊNH

BA THỜl CHUYỂN PHÁP

CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG

I. TỔNG QUAN TÁC PHẨM

II. DIỄN TIẾN CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG

III. NHẬN ĐỊNH

Ý NGHĨA QUY Y QUA BA CHẶNG ĐƯỜNG TU TẬP

PHƯƠNG PHÁP HỌC PHẬT

I. DẪN NHẬP

II. NHỮNG CÁCH SỬ DỤNG SAI CHÌA KHÓA PHẬT PHÁP

III. VĂN TU TU

IV. KẾT LUẬN

TIẾN TRÌNH CHẾT

SỰ TAN RÃ BÊN NGOÀI

SỰ TAN RÃ BÊN TRONG

THỜI GIAN CỦA ÁNH SÁNG CĂN BẢN

MẸ CON GẶP GỠ

TRUNG ẤM TÁI SINH

THÂN Ý SINH

NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA CÕI TRUNG ẤM

ĐỘ DÀI CỦA TRUNG ẤM TÁI SINH

NĂNG LỰC CỦA TÂM

TÁI SINH

KÊU DÀI MỘT TIẾNG LẠNH HƯ KHÔNG

CÁCH CHỮA TIM TẠI MỸ HIỆN NAY

---o0o---


BỐN CHẶNG ĐƯỜNG TỈNH THỨC

I. DẪN NHẬP


Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). Vào đầu thế kỷ Tây lịch, những nhà sư Ấn Độ theo tàu buôn sang Trung Quốc truyền đạo, đã ghé lại đất Giao Châu. Trong thời gian chờ gió yên biển lặng để tiếp tục hành trình, các nhà sư và các thương gia Ấn Độ đã truyền cho dân chúng Việt nam nhiều khái niệm căn bản của đạo Phật như nhân quả tội phúc, quy y, cúng dường, bố thí. Vào đầu Tây lịch, đã có một trung tâm Phật học nổi tiếng là trung tâm Luy Lâu do những nhân sĩ từ Trung Quốc đến lánh nạn tranh giành quyền lực ở chính quốc. Những người thâm Nho, Lão này khi đến Giao Châu bắt đầu nghiên cứu đạo Phật. Chính để thuyết phục những người này mà tác phẩm Lý Hoặc Luận của Mâu Bác (Mâu Tử) đã ra đời vào khoảng cuối thế kỷ 2. Đó là tác phẩm Hán văn đầu tiên viết về phật giáo tại Giao Châu. Trong sách có đoạn Mâu Tử phàn nàn: “Sa môn ngày nay có kẻ lại thích uống rượu ngon, có khi có vợ con, biết cất giữ vàng bạc của quý, lại chuyên môn lừa dối”. Như vậy chứng tỏ vào cuối thế kỷ thứ 2, Giao châu đã có một tăng đoàn khá đông mới phát sinh những tệ trạng như Mâu Tử nói.

Trong khi đó tại Trung Quốc mãi đến năm 250, tức hậu bán thế kỷ 3, mới có Đàm Ma Ca La từ Trung Ấn qua làm lễ truyền giới xuất gia – chứng tỏ Việt Nam đã thấm nhuần đạo Phật gần một thế kỷ trước Trung Quốc. Vào thời đại nhà Đường có những nhà sư Việt nam như Duy Giám đã được mời sang giảng đạo trong cung vua Đường: 

Giảng kinh xuân điện lý
Hoa nhiễu ngự sàng phi
Nam Hải ký hồi hóa
Cựu sơn lâm lão quy

Nguyễn Lang dịch:

Giảng kinh nơi cung điện
Giường ngự hoa xuân bay
Bao lần qua Nam Hải
Núi cũ người về đây

Bài thơ cho thấy vị sư này đã nhiều lần qua Trung Quốc thuyết pháp; và lúc ngài trở về Việt Nam, nhà vua đã nhờ thi sĩ Giả Đảo làm thơ tiễn. Đề tựa của bài thơ là “Tống tăng quy An nam”. Cũng may Giả Đảo là một thi sĩ nổi tiếng, nên thơ ông mới còn lưu lại trong tập Đường thi để đến nay ta được biết vào thời ấy Phật giáo Việt Nam đã có những vị sư lỗi lạc như thế. (Theo VNPG Sử Luận của Nguyễn Lang)

Một nhà thơ khác là Thẩm Thuyên Kỳ một tiến sĩ đời Đường phạm chính trị, bị đày sang Hoan châu (nay thuộc Nghệ Tỉnh) từ năm 701 đến 704. Khi mới sang Hoan châu, ông có những bài thơ thảm thiết, vì đối với người Trung Quốc, Hoan châu là đất biên địa, khô cằn. Ông có bài thơ “Sơ đáo Hoan châu” trong Đường thi, kể cảnh ngộ đi đày và sự điêu tàn ở nơi biên địa. Ông rất đau khổ mong ngày ân xá để trở về Trung Quốc. Một hôm nhân lúc ngao du ông đến một ngọn núi giáp giới Việt Nam, và gặp một vị sư Việt Nam tu trong một am cốc trên triền đồi. Từ đó cuộc đời ông được đổi mới, đến nỗi ông cho việc đày ải thế mà lại hay cho ông vì nhờ thế mà ông ngộ đạo: “đày ải cũng duyên lành”. Ông tự thuật mình đã biết đạo Phật 30 năm nhưng đến giờ mới ngộ, và tôn vị sư Việt Nam là Phật Thích Ca tái thế:

Phật xưa sanh Thiên trúc


Nay hóa thân Nhật Nam
Vòng não phiền ra khỏi
Dưới núi dựng già lam

Chẳng những đạo Phật nước ta ngày xưa có những vị sư uyên thâm như thế, mà tinh thần Phật giáo còn thấm nhuần đại đa số quần chúng, qua những cổ tích, ca dao. Trong văn học bình dân nước ta, những nguyên lý nhân quả tội phúc là nòng cốt, và Bụt luôn luôn hiện đến với những con người bị thiệt thòi áp bức. Ví dụ truyện Tấm cám, ăn khế trả vàng, Cây tre trăm đốt.... Với người Việt Nam, Bụt tượng trưng cho một hình ảnh hết sức hiền hòa, luôn xuất hiện với những người đau khổ. Mỗi người Việt Nam thuần túy đều là một Phật tử tiềm tàng cho dù có đi chùa, quy y hay không. Khi một người nói “để đức cho con”, là họ đã mặc nhiên công nhận mình là Phật tử dù có thể họ không biết gì về đức Phật và đạo Phật.

---o0o---



tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương