Nguồn gốc văn bản của kinh quán vô LƯỢng thọ kinh văn củ̉a tịnh đỘ TÔng nguyên Tác: Kōtatsu Fujitta Anh dịch: Kenneth K. Tanaka


Vấn đề liên quan đến việc sưu tập (biên soạn)



tải về 174.86 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích174.86 Kb.
#21285
1   2   3   4

Vấn đề liên quan đến việc sưu tập (biên soạn)


Như đã trình bày, một sự kiện hiển nhiên là không có bản gốc tiếng Sanskrit về kinh Quán Vô Lượng Thọ còn tồn tại đến ngày nay, cũng không có bản dịch tiếng Tây Tạng để hỗ trợ cho sự có mặt sớm hơn một bản gốc tiếng Sanskrit. Bản dịch tiếng Mông Cổ (Uigur) không chắc là được dịch lại từ bản tiếng Hán, như thế là đã cho bản tiếng Hán kinh Quán Vô Lượng Thọ đang lưu hành một hiện trạng nguồn gốc văn bản. Tuy nhiên, như đã trình bày, không bao giờ có hơn một bản dịch kinh nầy của Cương-lương-da-xá, và ngay cả bản dịch nầy cũng còn bị bao quanh những vấn đề về tính chất xác thực của nó.

Cương-lương-da-xá cũng được công nhận với bản dịch những kinh có cùng nguồn gốc văn bản, như Dược Vương kinh (Bhaiṣajyarāja Sūtra), vốn thiếu bản đối chiếu cả tiếng Sanskrit đến tiếng Tây Tạng cũng như các bản tiếng Hán khác. Trường hợp tương tự đối với các bản quán kinh khác được dịch cùng thời gian như: Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra)[61] của Phật-đà-bạt-đà-la (359-429), Quán Phổ Hiền Bồ-tát hạnh pháp kinh (Sūtra on the Comtemplation of the Cultivation Method of the Bodhisattva Samantabhadra; sau đây sẽ gọi là Phổ Hiền Quán kinh - Samantabhadra Comtemplation Sūtra)[62] và Quán Hư Không Tạng Bồ-tát kinh (Sūtra on the Comtemplation of the Bodhisattva Ākāśagarbha; sau đây sẽ gọi là Hư Không Tạng Quán kinh - Ākāśagarbha Comtemplation Sūtra)[63] của Dharmamitra; và Quán Di-lặc Bồ-tát thượng sanh Đâu-suất thiên kinh (Sūtra on the Comtemplation of the Bodhisattva Maitreya’s Ascent to Rebirth in the Tuṣita Heaven; sau đây sẽ gọi là Di-lặc Quán kinh - Maitreya Comtemplation Sūtra)[64] của Chu-Chu Ching-sheng. Mặc dù bản dịch Di-lặc Quán kinh tiếng Tây Tạng được tìm thấy trong ấn bản Sde-dge and Lhasa[65] (bản dịch Di-lặc Quán kinh chứ không phải ấn bản Bắc Kinh, Snar-than, hoặc ấn bản Co-ne của Phật giáo Tây Tạng), bản dịch Di-lặc Quán kinh nầy là bản dịch lại từ tiếng Hán, cho biết rằng ở Tây Tạng cũng vậy, không biết đến bản gốc tiếng Sanskrit của những kinh nầy. Đưa ra những tình huống như thế chung quanh các bản Quán kinh, chúng ta không thể nào xem sự không hiện hữu của bản gốc tiếng Sanskrit của kinh Quán Vô Lượng Thọ như là một trường hợp cá biệt.

Người ta không thể nào xác định dứt khoát nhan đề bản kinh Quán Vô Lượng Thọ sẽ là như thế nào.[66] Nhất là chúng ta khó hiểu thuật ngữ Sanskrit về chữ quán,[67] dù chữ quán thường để dịch thuật ngữ vipaśyanā trong tiếng Sanskrit. Ngữ cảnh mà từ nầy sử dụng trong kinh tương đương với dhyāna.[68] Thế thì, dĩ nhiên, chẳng có sự bảo đảm nào nhan đề kinh tiếng Hán hiện nay là dịch sát theo nhan đề kinh tiếng Sanskrit. Dù ở mức độ nào, tính không chắc chắn vây quanh ngay cả trong mối tương quan với nhan đề bản kinh nầy.

Nếu chúng ta chấp nhận rằng Cương-lương-da-xá đã dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ từ tiếng Sanskrit, thì nguồn gốc văn bản từ tiếng Sanskrit lẽ ra phải được sao lục (ghi nhận) ít nhất từ đầu thế kỷ thứ V. Tuy vậy, không có một bằng cứ chứng minh cho sự hiện hữu của kinh ở Ấn Độ trong thời kỳ đó. Dù có một học giả đã gợi ý rằng, kinh nầy được gán vào trong Vô lượng thọ kinh ưu-ba-đề-xá nguyện sinh kệ của ngài Thế Thân, thường được gọi là Tịnh độ luận (Treatise on the Pure land), nói chung không có một học giả nào chấp nhận giả thuyết nầy và rất chắc là điều ấy không hề có.[69] 

Sự không hiện hữu của nguồn gốc bản kinh nầy đưa ra một nghi ngờ nghiêm trọng về giả thuyết bản kinh Quán Vô Lượng Thọ hiện đang lưu hành được biên soạn ở Ấn Độ. Căn cứ vào những chứng cứ đã đưa ra, một vài giả thuyết bác bỏ lập luận bản kinh trên được soạn tập ở Ấn Độ đã được đưa ra gần đây ở Nhật Bản. Ý kiến nầy đại khái có thể chia thành hai: thuyết soạn tập ở Trung Á và thuyết soạn tập ở Trung Hoa. Do vậy, tôi sẽ phân tích nguyên do mà hai ý kiến trên đã y cứ và rồi nỗ lực để xác định điều nào tạo nên quan điểm đúng đắn. 

---o0o---

Thuyết soạn tập ở Trung Á


Kasugai Shinya[70] có lẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến nầy. Theo ông, kinh Quán Vô Lượng Thọ và những Quán kinh khác được biên soạn như là kinh văn tinh yếu hay cô đọng của Đại thừa Ấn Độ nhằm chuyên môn hóa sự tu tập, đến phiên nó được kích thích bởi khuynh hướng tự do khởi phát đương thời tại vùng Gandhāra (Kiền-đà-la). Căn cứ vào những dữ kiện như nơi xuất thân của người dịch những Quán kinh, thì việc soạn tập những kinh nầy phải diễn ra ở Hsi-yu, Tây Vực. Đề cập đến sự soạn tập Tam kinh Tịnh độ, Nakamura Haijime cho rằng: kinh Quán Vô Lượng Thọ chắc phải được soạn sau hơn (hai kinh kia), ở một nơi nào đó ở vùng Trung Á. Dù nó có được soạn ở Ấn Độ, thì cũng phải có đầu mối bắt nguồn từ một vùng nào đó ở Trung Á.[71] 

Nói cách khác, khi để ngỏ khả năng sự soạn tập kinh nầy ở Ấn Độ, Nakamura Haijime cơ bản đã thừa nhận thuyết soạn tập ở Trung Á. 

Thế thì, điều gì cấu thành nền tảng của quan điểm nầy? Mặc dù nguồn gốc thuyết phục ủng hộ cho thuyết nầy, theo ý tôi, chưa được thỏa đáng, tuy thế, người ta có thể chỉ ra những sự kiện phát sinh. 

Sự kiện phát sinh thứ nhất là thực tế Cương-lương-da-xá và những dịch giả khác rất gần gũi với vùng Trung Á. Trong khi tính chính xác của tuyên bố Cương-lương-da-xá thực sự đã dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ đã có vấn đề, thì vẫn chưa có lý do đưa ra buộc phải bác bỏ tuyên bố nầy; mối nghi ngờ chính tương tự có thể phát sinh liên quan đến dịch giả của các bản Quán kinh cũng như vậy. Dù được biết Cương-lương-da-xá đã từng ở Tây Vức, chúng ta không có tin tức chi tiết về những hoạt động của Sư trước khi đến kinh đô nhà Tống, ngoài sự kiện là Sư thường truyền dạy pháp thiền định ở rất nhiều nước. 

Còn nhiều công hạnh của những dịch giả Quán kinh được biết trước khi họ đến Trung Hoa. Như Đàm-ma-mật-đa (s: Dharmamitra), một Tăng sĩ tinh chuyên thiền định, vốn xuất thân ở Chi-pin, (Kashmire hoặc là Kiền-đà-la) đã đến kinh đô Kiến Khang đời Lưu Tống qua lối đường giao thương phía Bắc, cùng với những vùng được phát hiện như Kucha, Đôn Hoàng (Tun-huang), và Liang-chou.[72] Chu-ch’u Ching-Sheng, cháu của vua Chu-ch’u Meng-Sun của triều Bắc Lương, là một thiền tăng đã học thiền ở Khotan, Thổ-phồn, và Kara-khoja, sau đó trốn qua Kiến Khang, sau sự đàn áp năm 439 của vua Đại Vũ (r.424-452), đời Bắc Lương thuộc Bắc Ngụy.[73] Đáng lưu ý là Chu-ch’u Ching-Sheng nói là “có được hai bản Quán kinh ở vùng Thổ-phồn, một là về Quán Thế Âm và một là Di-lặc, mỗi bộ gồm một quyển”. Bản kinh về Quán Thế Âm đã mất, nhưng có thể dẫn chứng qua tài liệu rằng sự soạn tập Di-lặc Quán kinh diễn ra ở vùng phụ cận Thổ-phồn. Vùng Thổ-phồn lúc ấy rất mật thiết với Phật giáo thời Bắc Lương, nơi cả hai truyền thống Đại thừa và Tiểu thừa được tu tập và có rất nhiều thiền sư kiệt xuất và đạt được năng lực thần thông.[74] Những yếu tố nầy gợi ý rằng những bản Quán kinh khác, gồm cả kinh Quán Vô Lượng Thọ, có thể được soạn tập ở phụ cận vùng nầy.

Trong số những dịch giả Quán kinh, chỉ có Phật-đà-bạt-đà-la (佛馱跋陀羅 Buddhab-


hadra; 359-429), người dịch Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra), là không có quan hệ trực tiếp với vùng Trung Á, vì Sư sinh ở Ca-tì-la-vệ, miền Bắc Ấn Độ, và qua Trung Hoa bằng đường biển phía Nam. Tuy nhiên, Sư đã học vài năm hoặc là ở Kashmire hoặc là Kiền-đà-la, và khi đến Trường An, Sư thích thân cận ngài Cưu-ma-la-thập, và được bảo trợ bởi ngài Bảo Vân (寶雲), một vị Tăng vừa mới trở về từ Tây Vức và Ấn Độ, ngài Phật-đà-bạt đà-la cùng hợp tác với Bảo Vân dịch Đại bản A-di-đà kinh (Larger Sukhāvatīvyūha-sūtra), vốn rất có thể dựa trên một bản thảo vừa mới phát hiện ở Ấn Độ. Ngài Phật-đà-bạt đà-la còn dịch kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka Sūtra) dựa vào bản tiếng Sanskrit có được ở Khotan.[75] Do tất cả nguyên do nầy, chắc chắn Phật-đà-bạt đà-la rất thông thạo về vùng Trung Á. Do vậy rất có thể giả định rằng nguồn gốc bản thảo của Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra) cũng từ vùng Trung Á, cũng như các bản Quán kinh khác. 

Một luận cứ khác nữa hỗ trợ cho thuyết soạn tập kinh Quán Vô Lượng Thọ ở Trung Á là đề cập đến quán Phật và quán hình tượng. Trong pháp quán thứ 8 và 13, kinh nầy khoáng trương thực hành pháp thiền quán dùng tượng Phật và Bồ-tát làm đối tượng quán chiếu, sau đó kinh còn nói đến quán sắc thân và những tướng tốt chính và phụ của đức Phật A-di-đà, của Quán Thế Âm Bồ-tát, và của Đại Thế Chí Bồ-tát trong từng pháp quán thứ 9, 10 và 11.[76] Pháp quán Phật và quán hình tượng này trong khi rất thông dụng ở các quán kinh khác, nhưng lại được đề cập rất chi tiết ở trong Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra).

Theo lịch sử nghệ thuật Phật giáo,[77] điểm chung của Phật giáo Kiền-đà-la và nền nghệ thuật của vùng ấy có thể được thấy rõ qua sự mô tả nét trầm tư trong thiền định và các tướng hảo của tượng Phật theo trong Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra). Chẳng hạn, kinh nầy mô tả tượng Phật với một hàng ria mép,[78] đó là một điểm độc đáo của tượng Phật trong nghệ thuật Kiền-đà-la; tượng nầy còn được khắc họa theo tầm cỡ của hang động nổi tiếng ở Nagarahāra, vùng gần Jalalābād ở phía Bắc Afghanistan ngày nay, nơi mà dấu vết (bóng của tượng–shadow) của tượng Phật vẫn còn.[79] Hai điều mô tả nầy, chắc rằng không thể nào có được nếu không có sự am hiểu sâu sắc về toàn cảnh Phật giáo Kiền-đà-la; do đó thừa nhận rằng nó trùng hợp với những gì ngài Phật-đà-bạt-đà-la quán sát được trước đây khi Ngài còn ở tại miền Tây Bắc Ấn Độ.[80] Trong mức độ nào đó, nếu chúng ta thừa nhận Phật giáo Kiền-đà-la và nền nghệ thuật của nó đã thực sự được phản ánh rõ nét trong Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra), thì điều ấy sẽ cung cấp cho chúng ta một chìa khóa để đánh giá những bản quán kinh khác, gồm cả kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Khi khảo sát kinh Quán Vô Lượng Thọ trong ánh sáng nầy, chúng ta thấy khuynh hướng phóng đại mô tả về các tướng tốt chính và phụ của chư Phật và Bồ-tát. Chẳng hạn, tướng tốt của đức Phật A-di-đà được mô tả, gồm cả chú giải rằng “chiều cao của đức Phật là sáu mươi vạn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần (niyutas of kotis of yojanas).”[81] Không thể là vô cớ khi cho rằng mô tả nầy gợi lại cho chúng ta tượng Phật khổng lồ của Bāmiyan.[82] Khi mô tả vầng hào quang trên đảnh Bồ-tát Quán Thế Âm trong pháp quán thứ 10, kinh văn còn ghi rằng, “Trong hào quang ấy có năm trăm hóa thân Phật, như đức Phật Thích-ca Mâu-ni.”[83] Có giả thuyết giả định rằng đức Phật Thích-ca Mâu-ni được mô tả ở đây có liên quan đến tượng Phật cao 35 hay 38m ở phía Đông Bāmiyan. 

Tuy nhiên, trong pháp quán thứ 13, được biết đức Phật A-di-đà khi thị hiện thân tướng to lớn thì sẽ biến đầy khắp cả bầu trời, nhưng khi hiện thân nhỏ thì chỉ bằng một trượng sáu (trượng lục; 288 cm) hay tám thước (bát xích; 24cm).[84] Do vậy, chúng ta khó có thể đưa vào chứng minh những mối quan hệ giữa sự mô tả trong kinh và những tượng Phật khổng lồ như vậy ở Bāmiyan. 

Tuy nhiên, không thể bác bỏ rằng kinh Quán Vô Lượng Thọ là bản kinh đầu tiên mô tả thân tướng to lớn của chư Phật và Bồ-tát. Chẳng có gì bất thường để suy luận ra từ đây rằng dịch giả bản kinh nầy đã có trong đầu hình ảnh tượng Phật to lớn, có thể lớn hơn thân tướng người thường. Hơn nữa, khi diễn tả hình tượng đức Phật A-di-đà trong pháp quán thứ 9, kinh nói: “Hào quang trên đảnh đức Phật A-di-đà giống như trăm triệu tam thiên đại thiên thế giới (trichiliocosms); trong hào quang ấy có trăm vạn ức na-do-tha hóa Phật nhiều như cát sông Hằng”.[85] Theo một sử gia nghệ thuật, tượng Phật theo mẫu đơn giản–các hóa Phật đứng thành hàng nghiêng, xếp hàng theo hào quang phóng ra từ đảnh đầu–đã được tìm thấy trong số các vật khảo cổ ở Kiền-đà-la cũng như từ Khotan.[86] Hơn thế nữa, trong kinh này, đức Phật A-di-đà cùng với hai vị Bồ-tát trợ thủ (pháp quán thứ 7 và thứ 8),[87] mô-típ thông dụng trong nghệ thuật Trung Á, đã tìm thấy được hình thức phát triển cao nhất của nó. Kinh Quán Vô Lượng Thọ còn mô tả chi tiết đồ hình chi tiết hợp nhất hai vị Bồ-tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Thực vậy, điều ấy nói rõ sự liên quan đến pháp quán thứ 13, “Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí, ở khắp mọi nơi đều có thân tướng đồng như chúng sinh, mọi chúng sinh chỉ cần quán đảnh đầu của các Ngài, liền nhận biết đó là Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí.”[88] Những tham khảo như vậy gợi ý rằng bản kinh nầy chắc hẳn không được soạn bởi một ai mà không có mối quan tâm sâu sắc đến hình tượng các vị Bồ-tát nầy. 

Trong lịch sử hình tượng Phật giáo Trung Hoa, mặc dù nghệ thuật Kiền-đà-la có ảnh hưởng rất sớm ở Trung Hoa, tượng Phật bằng đá chưa trở thành phổ biến trước những năm 400. Tượng mạ vàng hiện đang còn lưu hành thì nhỏ, chỉ cao chừng 30 - 40cm. Được biết lúc đó chưa có tượng Phật với kích thước như người hoặc lớn hơn, mãi cho đến khi có nghệ thuật điêu khắc trong những động đá lớn ở Yun-kang vào nửa sau thế kỷ thứ V.[89] Như đã được thừa nhận, có những kinh văn ám chỉ về những phương pháp khác nhau về việc tạo tượng vào thế kỷ thứ IV, như tường thuật của ngài Đạo An (312-385)[90] về việc đúc một pho tượng mạ vàng cao một trượng sáu (288 cm),[91] nhưng đó không phải là tác phẩm như thế còn tồn tại đến ngày nay. Ở Trung Á, trái lại, tượng Phật theo nghệ thuật Kiền-đà-la thường được tiếp nhận gần giống như nguyên bản, và hình dáng tượng Phật khổng lồ vốn đã được tạc tại Trung Á chừng 400 năm.[92] Như vậy, ngoài Ấn Độ ra, Trung Á hầu như là ứng viên có thể cung ứng cho nguồn gốc của pháp quán tượng[93] được đề cập trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Chứng cứ nầy cung cấp cho nền tảng của thuyết soạn tập ở Trung Á của kinh Quán Vô Lượng Thọ, dù chúng ta phải nhận thấy rằng luận cứ ấy chưa hoàn toàn xác đáng. Nhưng trên sự xem xét nền tảng lịch sử và địa dư, việc chọn lựa thuyết nguồn gốc Trung Á dường như thích đáng. Điều nầy đặc biệt đúng khi người không hoàn toàn tin vào thuyết kinh được soạn tập ở Ấn Độ, mà cũng không dễ chấp nhận kinh Quán Vô Lượng Thọ có thể soạn tập ở Trung Hoa.



---o0o---


tải về 174.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương