Nguồn gốc văn bản của kinh quán vô LƯỢng thọ kinh văn củ̉a tịnh đỘ TÔng nguyên Tác: Kōtatsu Fujitta Anh dịch: Kenneth K. Tanaka



tải về 174.86 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích174.86 Kb.
#21285
  1   2   3   4
NGUỒN GỐC VĂN BẢN CỦA KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ
KINH VĂN CỦ̉A TỊNH ĐỘ TÔNG
Nguyên Tác: Kōtatsu Fujitta

Anh dịch: Kenneth K.Tanaka
Dẫn nhập của người dịch (Kenneth K.Tanaka) - Việt dịch: Nhuận Châu

Nguồn

http://thuvienhoasen.org

Chuyển sang ebook 5-8-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

Lai lịch của các bản dịch

Vấn đề liên quan đến việc sưu tập (biên soạn)

Thuyết soạn tập ở Trung Á

Thuyết soạn tập ở Trung Hoa

Kết luận sơ bộ



---o0o---
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ (Book on the Contemplation of the Buddha of Immeasurable Life) đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.[1] Từ đời Tùy cho đến đời Tống,[2] có ít nhất 40 luận giải về kinh nầy được trước tác, phần nhiều được biên soạn trước năm 800.[3] Như ngài Thiện Đạo, một vị tăng lỗi lạc xiển dương Tịnh độ tông Trung Hoa đã viết một luận giải đặc sắc về kinh Quán Vô Lượng Thọ để đánh dấu cho sự kiện trung tâm nầy.[4] Trước đó nữa, các luận giải quan trọng khác về kinh nầy của ngài Huệ Viễn, của ngài Trí Khải (c: Zhiyi 智顗) Đại sư tông Thiên thai, đã để lại một ảnh hưởng to lớn vượt qua giới hạn truyền thống Tịnh độ tông Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên.[5] 

Có ba yếu tố giải thích cho sự quan trọng của kinh Quán Vô Lượng Thọ trong giai đoạn phát triển ban đầu của Tịnh độ tông ở vùng Á Đông. 

Trước tiên, nó được xem như bản kinh xiển dương cho hai pháp tu tập để được vãng sanh: quán tưởng và xưng danh hiệu đức Phật A-di-đà. Như chúng ta sẽ thảo luận dưới đây, pháp quán tổng phát khởi nhiều sự chú ý trong số Phật tử Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ V, như chúng ta được thấy bản dịch những bộ “quán kinh” trong thời kỳ nầy. Cũng vậy, pháp xưng danh thu hút được sự chú ý tập trung, khiến cho giáo lý nầy mau chóng thực hành trong số đông hàng cư sĩ hơn là những hạn chế và yêu cầu theo đúng quy cách của pháp thiền quán. Pháp xưng danh còn dành cho cả những người đã phạm những tội nặng khó được vãng sinh.[6]

Thứ hai, một số học giả hiện đại đã đưa ra lý lẽ rằng cảm hứng chủ đạo mà Hoàng hậu Vi-đề-hi[7] đã trải qua được ghi trong phẩm tựa của kinh Quán Vô Lượng Thọ (xem ở dưới) được củng cố bằng sự phát triển ý tưởng tinh thần con người bị câu thúc và tình trạng yếm thế của xã hội Trung Hoa vào hậu bán thế kỷ thứ VI. Chuyện kể xác nhận tình trạng Phật giáo trong thời kỳ nầy đã đến giai đoạn mạt pháp, trong tình trạng những tai họa thiên nhiên và những cuộc nội chiến, đã lên đến đỉnh điểm với cuộc đàn áp Phật giáo từ năm 577-580 của Vũ Đế nhà Bắc Chu.[8]

Thứ ba, như được thấy rõ ràng trong vô số luận giải về kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh nầy là văn kiện quan trọng thúc đẩy các học giả xiển dương giáo lý Đại thừa. Một trong những giáo lý ấy đề cập đến các giai vị trong chín phẩm vãng sanh nằm trong cơ cấu chung của hệ thống giáo lý Đại thừa (marga).[9] Trong tiến trình nầy, bắt đầu từ thế kỷ thứ VI,[10] kinh Quán Vô Lượng Thọ đã giúp mang đến cho giáo lý Tịnh độ tông vị trí trọng tâm cho các chú giải của nhiều Tăng sĩ học giả.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ dành trọn phần mở đầu cho câu chuyện vua A-xà-thế (s: Ajātaśatru) và vua cha Tần-bà-sa-la (s: Bimbisāra) cùng mẹ là Hoàng hậu Vi-đề-hi. Nghe Đề-bà-đạt-đa kể lại rằng cha ông đã định giết ông khi còn nhỏ nhưng không được, A-xà-thế liền nhốt vua cha Tần-bà-sa-la vào ngục với ý định bỏ đói cho đến chết.[11] Nhưng Hoàng hậu Vi-đề-hi cứu sống vua Tần-bà-sa-la bằng cách bí mật đem thức ăn vào ngục mỗi lần đến thăm vua. Khi A-xà-thế phát hiện ra hành vi bí mật đó, trong cơn giận dữ đã ra lệnh hạ ngục mẹ ông luôn. Đau đớn về hành vi của con mình, Hoàng hậu Vi-đề-hi cầu cứu đến lời khuyên của đức Phật, và mong ước được sinh vào một nơi mà không có những nỗi khổ đau. Đức Phật liền phóng quang thị hiện cho bà vô số cõi giới trong khắp mười phương, Hoàng hậu Vi-đề-hi đã chọn cõi Cực lạc của đức Phật A-di-đà. 

Đức Phật tiếp tục giảng giải những công hạnh tu tập cần thiết để quy hướng về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Những công hạnh nầy là “Ba nghiệp thanh tịnh,”[12] gồm kính trọng cha mẹ và sư trưởng, giữ giới và tụng đọc kinh điển Đại thừa. Qua năng lực thần thông, đức Phật đã cho Hoàng hậu Vi-đề-hi và những người thân thấy được cảnh giới Tịnh độ của đức Phật A-di-đà và nhờ đó mà bà chứng được vô sanh pháp nhẫn. 

Không lo âu về thọ mạng trong đời sau thì sẽ không có được sự lợi lạc từ lời “khai thị” của đức Phật, Hoàng hậu Vi-đề-hi thưa hỏi về phương pháp tu tập để được vãng sanh. Để trả lời, đức Phật đã dạy cho bà 16 pháp quán, bắt đầu với pháp quán về mặt trời mọc ở cõi Ta-bà nầy,[13] và chuyển sang kích thước vật lý của cõi Tịnh độ (Sukhāvati), như đất đai, cây cối, ao hồ; rồi nói về đức Phật A-di-đà và các vị Bồ-tát trợ thủ như Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí. Ba pháp quán sau cùng đề cập đến các đối tượng của chín phẩm vãng sanh[14] và chi tiết từng phẩm hạng mà mọi người có khả năng đạt được. Lời chỉ dạy của đức Phật về 16 pháp quán tạo thành chủ đề chính trong phần chánh văn của bộ kinh. Kinh Quán Vô Lượng Thọ kết thúc bằng sự quả quyết rằng Hoàng hậu Vi-đề-hi chắc chắn sẽ được vãng sanh, và khuyến tấn người đọc truyền bá sâu rộng giáo nghĩa kinh văn.



---o0o---

Lai lịch của các bản dịch


Đã từ lâu, kinh Quán Vô Lượng Thọ được xem là một trong “Ba kinh Tịnh độ,” cùng với Vô Lượng Thọ kinh (Đại bổn A-di-đà–Larger Sukhāva- tīvyūha-sūtra) và kinh A-di-đà (Tiểu bổn A-di-đà-Smaller Sukhāvatīvyūha-sūtra). Theo truyền thống, bản kinh nầy được gọi là Quán Vô Lượng Thọ kinh và Vô Lượng Thọ Quán kinh[15] và được xem là do ngài Cương-lương-da-xá (s: Kālayaśas 畺良耶舎; 383-442?) dịch vào thời Lưu Tống.

Tập sách sớm nhất ghi lại sự kiện kinh nầy do ngài Cương-lương-da-xá dịch là Pháp kinh Lục[16] (Catalogue of Scriptures Compiled by Fa-Ching), sưu tập năm 593, vào đời Tùy. Sách ghi rằng, “Vô Lượng Thọ Quán kinh, 1 quyển, dịch vào niên hiệu Nguyên Gia[17] đời Lưu Tống, Sa-môn Cương-lương-da-xá dịch kinh nầy tại Yang-chou.”[18] Chính mục nầy đã được ghi nhận qua hầu hết các bản sao lục về sau.[19] Tuy nhiên, trong tác phẩm cổ xưa nhất hiện còn lưu hành, Chú Tam tạng dịch kinh (A Compilation of Notices on the Translation of the Tripiṭaka)[20] của Tăng Hựu (僧祐)[21] soạn, khoảng từ năm 502-515, được soạn trước Pháp Kinh Lục – ghi kinh Quán Vô Lượng Thọ trong chương thứ tư của nó trong phần “Những kinh văn pha tạp của những dịch giả khuyết danh.”[22] Nhưng trong Cao tăng truyện (Biographies of Eminent Monks), do Huệ Kiểu[23] soạn năm 519 - cũng như trong Pháp Kinh Lục - là Cương-lương-da-xá (s: Kāla- yaśas 畺良耶舎) đã dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ.[24] Cũng vậy, theo hai cuốn Lục được soạn vào đời Đường, Nội điển lục,[25] soạn năm 644 (Đại Đường Nội điển lục - Catalogue of Inner Scriptures, Compiled During the Great T’ang Period)[26] và Khai nguyên Thích giáo lục (Catalogue of Śākya-muni’s Teachings, Compiled During the Great T’ang Period),[27] soạn năm 730, Sung ch’i lu của Tao-hui (Catalogue of Scriptures Compiled During the Sung ch’i Period), đều ghi Cương-lương-da-xá (s: Kāla- yaśas 畺良耶舎) dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ. Do Sung ch’i lu đã thất lạc khi Phí Trưởng Phòng[28] soạn Lịch đại Tam bảo ký (Record of the Three Treasures Throughout Successive Generations)[29] vào đời Tuỳ năm 597, sự ghi nhận kinh Quán Vô Lượng Thọ trong Cao tăng truyện (Biogra -phies of Eminent Monks) tạo nên chứng cứ xưa nhất của kinh văn cho sự hiện hữu của nó trong số những bản kinh hiện còn lưu hành.

Trong tác phẩm Chú Tam tạng dịch kinh (A Compilation of Notices on the Translation of the Tripiṭaka), có khả năng xếp kinh Quán Vô Lượng Thọ vào những bản kinh của những dịch giả khuyết danh, giả định rằng hoặc do vì Tăng Hựu (僧祐) không biết được Cương-lương-da-xá là dịch giả, hoặc là Tăng Hựu (僧祐) không chấp nhận sự gán ghép như vậy. Mặc dù điều nầy đã đưa ra một mức độ hoài nghi nào đó về tính chất xác thực của dịch giả, nhưng nó không hội đủ lý lẽ để hoàn toàn bác bỏ nguồn gốc tác giả của nó là Cương-lương-da-xá. Thực vậy, khi soạn chương “Những kinh văn hỗn hợp của những dịch giả khuyết danh” (kinh Quán Vô Lượng Thọ nằm trong số đó), Tăng Hựu (僧祐) đã đích thân ghi chú, “Do vì tính uyên bác còn ở mức độ thấp, và cần có nhiều khảo cứu hơn nữa, nhiều chỗ (trong kinh văn nầy) chưa được trọn nghĩa. Nguyện xin các bậc cao minh phủ chính cho khiếm khuyết nầy.”[30]

Như những dòng chữ nầy đã chỉ rõ, cảm thấy cần bỏ ngỏ cho đời sau làm sáng tỏ. Thật đúng như vậy trong tác phẩm mà Huệ Kiểu, soạn sau Tăng Hựu không lâu, chắc hẳn đã tìm ra được những chứng cứ để điều chỉnh quan điểm mới đây và xác định người dịch kinh là Cương-lương-da-xá. Mặc dù niên đại của Huệ Kiểu (497-554) sau Tăng Hựu (445-518), nhưng quan điểm của Huệ Kiểu vẫn đáng tin cậy vì ông không xa với Cương-lương-da-xá. 

Theo Cao tăng truyện (Biographies of Eminent Monks),[31] Cương-lương-da-xá (s: Kālayaśas 畺良耶舎) sinh ở Tây Vực (Western Region), thông hiểu Tam tạng Kinh, Luật, Luận; ngoài ra, Sư còn là người siêng năng tu tập thiền định và “không ngừng truyền bá các môn tam-muội đến các nước.” Sư đến kinh đô Kiến Khang của nhà Tống vào năm Nguyên Gia thứ nhất[32] (424 - Giáp Tý), khi ở chùa Đạo Lâm trên núi Chung Nam, theo lời thỉnh cầu của Sa-môn Seng-han, sư dịch[33] hai bộ kinh, Dược Vương Dược Thượng quán (Contem- plation on Bhaisajyarāja and Bhaisajyasamudgata; sau đây gọi là Dược Vương Dược Thượng quán kinh-Bhaiṣaj- yarāja Contemplation Sūtra),[34] và kinh Quán Vô Lượng Thọ, ghi là “(Seng-han) liền dịch[35] ngay (hai bản kinh trên).” Cao tăng truyện còn bình luận thêm, “Như là một diệu pháp vi diệu để chuyển hóa nghiệp chướng và là đại sự nhân duyên (dẫn đến vãng sanh) vào cõi Tịnh độ, hai kinh nầy liền được trì tụng rộng rãi và truyền bá khắp nơi vào đời Tống”. Sau đó Cương-lương-da-xá về Giang Lăng. Năm Nguyên Gia thứ 19 (442), Sư qua miền Mân Thục của Tây Vức, truyền bá pháp tu tập thiền định. Sau Sư trở về lại Giang Lăng, thị tịch ở đó vào năm 60 tuổi. 

Chính xác Sư thị tịch năm nào thì không được ghi rõ theo tư liệu trên, nhưng theo thời gian dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ, tin chắc đó là vào khoảng năm đầu đến năm thứ 19 niên hiệu Nguyên Gia (424-442). Như vậy, kinh Quán Vô Lượng Thọ đã được dịch ngay sau năm 421, đó đúng là năm Vô lượng thọ kinh (Sutra on the Buddha of Immeasurable Life) được dịch - có nghĩa là sự kiện ngài Khang Tăng Khải (s: Samgha-varman 康僧鎧) dịch Đại bổn A-di-đà kinh (Larger Sukhāvatīvyūha-sūtra), mà nay được coi như là do Phật-đà-bạt-đà-la (佛馱跋陀羅 Buddhabhadra; 359-429), và Bảo Vân (寶雲 376-449) dịch.[36]

Bởi nguyên do nầy và các sự kiện khác (sẽ được trình bày ở sau), ngày tháng nầy được xem là chính xác về mặt lịch sử. 

Tuy nhiên, có một số tác phẩm sao lục thay vì vậy, lại xếp Đàm-ma-mật-đa [37] trong thời Lưu Tống như là dịch giả của Quán Vô Lượng Thọ kinh, 1 quyển. Một trong những sao lục nầy là Đại Châu lục (Catalogue of the Great Chou Period), soạn năm 695,[38] căn cứ vào Khai nguyên lục xếp kinh Quán Vô Lượng Thọ như là bản kinh “thất truyền”.[39] Cả hai đều lưu ý rằng sự sắp xếp nầy vốn xuất phát từ Pao-ch’ang lu (Catalogue by Pao-ch’ang), soạn vào đời Lương, năm 518. Tuy nhiên, điều nầy không được thuyết phục, ngay cả Phí Trưởng Phòng, người đã y cứ rất rõ vào Pao-ch’ang lu, lẫn bất kỳ các tác phẩm nào trước Đại Châu lục - bắt đầu với Chú Tam tạng dịch kinh -được nhắc đến như vậy. 

Tiểu sử của Dharmamitra có trong Chú Tam Tạng Dịch kinh,[40] Cao Tăng Truyện,[41] và trong Danh Tăng Truyện Sao[42] của Pao-ch’ang. Theo những nguồn gốc nầy, Pao-ch’ang xuất thân từ Chi-pin, (Càn-đà-la, hoặc Kashmir), là người tinh thông thiền định. Năm Nguyên Gia thứ nhất,[43] Sư đến đất Tống và sau đó đến kinh đô Kiến Khang qua ngã Ching-Chou. Tại chùa Chi -huan ở kinh đô, Sư dịch nhiều kinh về thiền như “Quán kinh, Thiền pháp yếu, Phổ Hiền quán, Hư Không Tạng quán”.[44] Sau đó, Sư đến ngôi chùa nhỏ Đông Lâm (Tung-lin) ở Chung Nam sơn, Sư thị tịch ở đó vào năm Nguyên Gia thứ 19 (442), lúc Sư 87 tuổi (80 tuổi theo Danh tăng truyện sao). 

Trong những sử liệu nầy thì không có sự liên quan nào giữa Dharmamitra với bản dịch Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh. Do từ chỗ quy kết sai lầm ghi trong Đại Châu lục và Khai nguyên lục có lẽ là do nhầm lẫn có thể xảy ra giữa hai vị Tăng tương đồng về tiểu sử; cả Dharmamitra và Cương-lương-da-xá đều là những vị tinh thông về thiền quán, đều đến kinh đô Kiến Khang của nhà Tống vào thời điểm rất giống nhau, cả hai đều đã dịch một số kinh về thiền quán.[45] Bất luận nguyên do lầm lẫn nào, đến nay vẫn không có căn cứ xác đáng nào để thừa nhận Dharmamitra là dịch giả của Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh. 

Trong Lịch đại Tam bảo ký của Phí Trưởng Phòng có nhắc đến Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh (1 quyển) lưu hành vào đời Hậu Hán và Đông Tấn, mục ghi về những kinh của các dịch giả khuyết danh, như thể gợi ý rằng hai bản dịch kinh nầy trước đó đều khác hẳn với bản đang lưu hành của Cương-lương-da-xá dịch.[46] Phí Trưởng Phòng ghi là đã trích dẫn từ chương “Những kinh văn hỗn hợp của những dịch giả khuyết danh” mà ông đã đọc trong Chú Tam tạng dịch kinh (A Compilation of Notices on the Translation of the Tripiṭaka), nhưng thực ra, ý nầy chẳng có căn cứ xác đáng nào cả. Như đã lưu ý trước đây, Chú Tam tạng dịch kinh chỉ ghi một một bản dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ và không có chứng cứ nào đã tham chiếu từ bản lục đời Hậu Hán và Đông Tấn về những kinh văn của những dịch giả khuyết danh. Như vậy, mục nầy nên được xem như chẳng gì khác hơn là sự thêm thắt của Phí Trưởng Phòng, đặc biệt trong sự soi sáng của sự kiện Trí Thăng[47] (Chih- sheng), tác giả của Khai nguyên lục cũng bác bỏ ý kiến có hai bản dịch như vậy từng hiện hữu.[48] Có một học giả thời hiện đại đã theo đó đi quá xa đến mức trau chuốt mục Lịch đại Tam bảo ký như là “một tác phẩm kiệt xuất”.[49] 

Trong mối tương quan nầy, Tịnh độ vãng sanh truyện (Biographies on Rebirth in the Pure Land) của Giới Châu[50] (986-1077) và Lạc bang di cảo (Accounts of Rebirths in the Country of Bliss) của Tông Hiểu[51] (1151-1214) vào đời Tống, cả hai tác phẩm đều nói đến một vị Tăng pháp danh Seng-hsien đã đến Trường An vào những năm đầu đời Đông Tấn, vào khoảng niên hiệu Ðại Hưng (大興; 318-321). Vị Tăng nầy được mô tả trong các tác phẩm nầy như thể là người đã biết rõ Thập lục quán kinh (Sixteen Contemplations Sūtra) – nói cách khác, bản kinh Quán Vô Lượng Thọ đang lưu hành hoặc bản kinh nào khác có cùng nội dung – đề cập đến “ba công hạnh và phát nguyện (vãng sanh) về cõi Tịnh độ, và chín phẩm vãng sanh”. Điều nầy, dĩ nhiên, là một thêm thắt của đời sau, không thể tin được; mặc dù Cao tăng truyện cho chúng ta biết Seng-hsien là người quy hướng đức Phật A-di-đà, nhưng cũng chẳng có gì khác hơn là đưa ra mối liên hệ của Seng-hsien với kinh Quán Vô Lượng Thọ.[52] 

Chúng ta đã điểm qua các bộ Lục gắn liền với bản dịch tiếng Hán của bộ kinh nầy. Tuy nhiên, ngoài ra còn có các bản dịch kinh Quán Vô Lượng Thọ trong tạng Uigur (Mông Cổ). 

Một trong số đó là bản viết tay một trang được phát hiện ở vùng Thổ Phồn (Turfan), được mang về do đoàn khảo cứu của Ōtani. Bản sao chụp trang kinh ấy cùng với ghi chú và bản dịch của Tachibana Zuichō được tìm thấy trong Nitaku sōsh.[53] Haneda Tōru đã xuất bản tác phẩm có sửa chữa của Tachibana,[54] nhưng mặc dù có những ý kiến khác nhau về cách giải thích bản văn, vẫn không có gì nghi ngờ rằng bản thảo trong tạng Uigur (Mông Cổ) tương đương với một phẩm quán về Bồ-tát Quán Thế Âm trong điều thứ 10.[55] Dù kinh văn không tương ứng hoàn toàn với bản dịch tiếng Hán, nhưng nói chung có thể tin nó được dịch lại từ bản dịch tiếng Hán, căn cứ vào những chứng cứ là thường có những chuyển ngữ tiếng Hán[56] trong đó. Quan điểm nầy được tán thành bởi thực tế là phần lớn văn học Phật giáo Mông Cổ đang lưu hành đều được dịch từ tiếng Hán.[57]

Có một thuyết trước đây đã từng đưa ra khẳng định rằng có một bản kinh tương tự như kinh Quán Vô Lượng Thọ được tìm thấy trong các bản khắc của nước Khang Cư (Sogdian). Ý kiến nầy được đưa ra bởi Hans Reichelt, người đã biên tập và dịch Quán kinh sang tiếng Đức (Der Dhyāna Text, Meditation Sūtra) từ bản khắc tiếng Khang Cư, đã chỉ cho thấy sự tương đồng của nó với kinh Quán Vô Lượng Thọ.[58] Dù thuyết nầy chỉ vừa mới được giải thích ở Nhật Bản,[59] căn cứ vào phân tích kỹ lưỡng về bản Thiền kinh nầy, Friedrich Weller đã chỉ ra rằng kinh ấy tương quan với Quán Phật tam muội hải kinh (Sūtra on the Sea Samādhi Attained Through Comtemplation on the Buddha; sau gọi là Tam muội hải kinh Samādhi Sea Sūtra).[60] Do vậy, chúng ta phải kết luận ngay rằng không còn bản dịch nào bằng tiếng Khang Cư về kinh Quán Vô Lượng Thọ còn tồn tại. 

---o0o---



tải về 174.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương