Ngoài ra một số địa phương khác mặc dù chưa công bố nhưng đã phát hiện các ổ dịch như Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu



tải về 100.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích100.29 Kb.
#25400


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________ __________________________________________________

Số : 769 /KH-UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2014



KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

Ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

__________
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- Hiện nay tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp, cả nước đã có 16 tỉnh công bố dịch cúm gia cầm gồm: Đắk Lắk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ và Vĩnh Long; ngoài ra một số địa phương khác mặc dù chưa công bố nhưng đã phát hiện các ổ dịch như Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu; từ đầu năm 2014 đến nay đã có 2 trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh cúm gia cầm tại Bình Phước và Đồng Tháp. Tại Trung Quốc đã xuất hiện chủng vi rút cúm H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm, tính từ tháng 3 năm 2013 đến nay đã có 339 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 66 trường hợp tử vong; bên cạnh đó còn xuất hiện các ca bệnh trên người do vi rút H10N8 tại Giang Tây; H6N1 tại Đài Loan, các loại vi rút này cũng có nguồn gốc từ gia cầm. Mặc dù các ngành, các cấp đang tập trung kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập trái phép qua biên giới phía Bắc nhưng tình trạng xâm nhập gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vẫn chưa được kiểm soát triệt để.

- Trong những năm gần đây vi rút cúm gia cầm H5N1 gây bệnh tại Việt Nam liên tục có những biến đổi, sự xâm nhập của một số nhánh vi rút mới như 2.3.2.1 A, B, C vào khu vực phía Nam bên cạnh việc lưu hành nhánh 1.1 trước đây đã làm hạn chế hiệu quả công tác tiêm phòng, kiểm soát, giám sát dịch bệnh. Qua kết quả kiểm tra giám sát vi rút cúm gia cầm của Cục Thú y cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn vịt tại các tỉnh giáp ranh với Thành phố, các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long là những địa phương cung cấp nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm chính cho thị trường thành phố khá cao, cá biệt có tỉnh lên đến 33% số mẫu giám sát.

Tính đến thời điểm tháng 2 năm 2014, trên địa bàn Thành phố còn tồn tại trên 45 điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép với số lượng lớn, kinh doanh thường xuyên tại các quận, huyện; việc giết mổ, kinh doanh gia cầm sống trái phép tại nhiều địa bàn đang có chiều hướng tăng, hình thành một số khu vực kinh doanh với số lượng lớn, hoạt động gần như công khai tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Tình trạng chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, nuôi gà đá, nuôi vịt chạy đồng tại các địa bàn giáp ranh với các tỉnh Long An, Tây Ninh còn phổ biến.

Tình trạng dẫn dụ và gây nuôi chim yến trong nhà phát triển tương đối nhanh, không chỉ ở vùng nông thôn ngoại thành mà còn tại các quận nội thành. Nhiều hộ gia đình trong khu dân cư đã tự ý thay đổi công năng nhà ở để làm nhà nuôi chim yến. Trong tháng 4 năm 2013 đã xảy ra dịch cúm gia cầm trên đàn chim yến nuôi tại Ninh Thuận; đặt ra vấn đề cần phải giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên chim yến.

B. BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM ĐÃ TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA BÀN

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Thành phố, các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, phát hành các tài liệu, tờ rơi, băng đĩa ...

- Thực hiện quy hoạch chăn nuôi theo Quyết định số 3178/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Tổ chức lại hoạt động chăn nuôi gia cầm, trong đó ngưng chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn Thành phố, không được chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, nuôi gà đá không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chăn nuôi gia cầm tập trung phải đăng ký và được chính quyền địa phương chấp thuận địa điểm không nằm trong khu vực quy hoạch, nằm xa khu dân cư; được cơ quan Thú y thẩm định điều kiện vệ sinh mới được tổ chức nuôi gia cầm.

- Tổ chức quy hoạch các cơ sở giết mổ gia cầm theo Quyết định số 31/2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phương án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên


địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và quy định về hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật; Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt phương án quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, đến nay Thành phố chỉ duy trì một cơ sở giết mổ gà với công suất bình quân 58.000-62.000 con/ngày. Chấm dứt hoạt động kinh doanh giết mổ gia cầm sống tại các chợ, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh sản phẩm gia cầm trên thị trường. Phối hợp với các tỉnh giám sát nguồn sản phẩm gia cầm được giết mổ từ các tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ. Chấn chỉnh điều kiện vệ sinh phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.

- Tổ chức lấy mẫu giám sát định kỳ và đột xuất vi rút cúm trên đàn gia cầm tại các hộ chăn nuôi, đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về các cơ sở giết mổ, đàn chim cảnh, chim hoang dã tại các khu vui chơi giải trí, các khu vực kinh doanh, hội thi chim cảnh; chim yến và giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn heo tại các hộ có nuôi chung với gia cầm.

- Tổ chức và giám sát hoạt động tiêu độc sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

- Chi cục Thú y hàng năm chuẩn bị đầy đủ các test, kit phục vụ công tác xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm gia cầm phục vụ yêu cầu phòng, chống dịch của Thành phố, đồng thời còn hỗ trợ cho các tỉnh lân cận trong việc giám sát, chẩn đoán bệnh cúm gia cầm; hình thành và phát triển mối liên kết với các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.



C. TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN

- Việc giết mổ, kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm trái phép vẫn tái diễn và có chiều hướng gia tăng nhất là tại địa bàn các quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, các huyện Bình Chánh, Hóc Môn....thậm chí bày bán công khai gia cầm sống với số lượng lớn, kết hợp máy đánh lông phục vụ giết mổ tại chỗ, các đối tượng vi phạm rất manh động, sẵn sàng chống đối, hành hung khi bị các lực lượng kiểm tra xử lý.

- Vẫn còn tình trạng nuôi gia cầm, nhất là gà đá tại một số khu vực nội thành và vùng ven; tình trạng nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, không đăng ký với chính quyền địa phương và cơ quan thú y còn khá phổ biến tại các huyện ngoại thành.

- Tình trạng vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc bằng các phương tiện vận chuyển hành khách, xe máy tại các tuyến quốc lộ, hương, tỉnh lộ khu vực giáp ranh chưa được kiểm soát chặt chẽ.

- Việc phát sinh các cơ sở dẫn dụ, gây nuôi chim yến trong khu dân cư, nếu bệnh cúm gia cầm xảy ra sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác xử lý, kiểm soát dịch bệnh không để lây lan, phát tán mầm bệnh ra môi trường.

- Tình trạng lơ là mất cảnh giác của một bộ phận dân cư vẫn còn tiêu thụ gia cầm sống, sản phẩm gia cầm không bao bì, nguồn gốc.

- Việc thiếu kiên quyết trong tổ chức kiểm tra và xử lý của chính quyền địa phương đối với những vi phạm quy định phòng, chống dịch cúm gia cầm dẫn đến nguy cơ tái phát dịch rất lớn.

D. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH:

- Cúm gia cầm do vi rút H5N1: Dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp do sự xâm nhập của các nhánh vi rút mới; tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn gà, vịt tại các tỉnh cung ứng nguồn gia cầm, thủy cầm chủ yếu cho thành phố khá cao. Nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trên địa bàn có thể xảy ra từ các nguồn: các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tự phát nhỏ lẻ, nuôi gà đá trong khu vực dân cư, đặc biệt là tại các huyện ngoại thành; tình trạng gia cầm, thủy cầm sống và sản phẩm gia cầm nhập từ các tỉnh chưa qua kiểm soát giết mổ, mua bán trái phép; các điểm kinh doanh chim cảnh, chim phóng sinh, các khu vui chơi giải trí, các tràm chim hoang dã…và từ các cơ sở dẫn dụ, gây nuôi chim yến tại các khu vực đông dân cư.

- Cúm gia cầm do vi rút H7N9: Có nguy cơ xâm nhập, lan truyền trên địa bàn Thành phố do việc kiểm dịch, kiểm soát gia cầm qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều phức tạp, chưa triệt để; việc giao lưu, đi lại giữa người dân hai nước là rất lớn; đã phát hiện vi rút H7N9 trên bồ câu, gà tại Trung Quốc nhưng do không có triệu chứng lâm sàng nên việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp gia cầm nhiễm H7N9 sẽ khó khăn, phải phụ thuộc vào kết quả giám sát trong phòng thí nghiệm. Tổ chức FAO nhận định Lào, Việt Nam và Myanmar là những nước có nguy cơ cao lây nhiễm vi rút cúm A H7N9 từ Trung Quốc. WHO đã đánh giá khả năng lây H7N9 từ gia cầm sang người còn nguy hiểm hơn so với H5N1. Tại thành phố, nguy cơ xâm nhiễm vi rút H7N9 đến từ nguồn gia cầm giống quá cảnh qua Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, gia cầm vận chuyển qua các tuyến đường bộ, cảng…

Bên cạnh Cúm A H5N1 và H7N9, tình hình diễn biến rất phức tạp do sự xuất hiện các biến chủng mới như H10N8, H6N1, H5N2 tại các nước trong khu vực, dẫn đến việc tăng cường các biện pháp an toàn sinh học do không có vắc xin phòng bệnh.



E. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM KHẨN CẤP

Trước tình hình dịch cúm gia cầm có nguy cơ lây lan đe dọa sức khỏe cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố;

Tiếp theo Chỉ thị số 03/2014/CT-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 về Kế hoạch hành động phòng, chống dịch cúm A (H7N9); Chỉ thị số 4538/CT-BNN-TY ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9, H10N8;

Căn cứ Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người;

Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

- Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm; chủ động ngăn chặn mầm bệnh cúm gia cầm xâm nhập và lây lan ra diện rộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không để lây bệnh cho người.

- Chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó khi phát hiện và những diễn biến dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn thành phố để các ngành chức năng triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch kịp thời, khống chế không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế và tính mạng nhân dân.

II. CÁC TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

- Tình huống 1: Xảy ra dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1 lây nhiễm cho người tại các tỉnh; dịch bệnh chưa xảy ra trên địa bàn Thành phố.

- Tình huống 2: Xảy ra ổ dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1, H7N9 hoặc các chủng vi rút mới trên chim yến gây nuôi trên địa bàn Thành phố.

- Tình huống 3: Xảy ra ổ dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1 trên đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ, lẻ trên địa bàn Thành phố.

- Tình huống 4: Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh trái phép tại địa bàn Thành phố hoặc đàn gia cầm tại các tỉnh hoặc từ các tỉnh nhập về cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố, chưa phát hiện bệnh trên người.

- Tình huống 5: Tình huống phát hiện phát hiện ca bệnh trên người.

III. BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI TỪNG TÌNH HUỐNG

1. Tình huống 1: Xảy ra dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1 lây nhiễm cho người tại các tỉnh; dịch bệnh chưa xảy ra trên địa bàn Thành phố.

* Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm trên gia cầm

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; Huy động các Hội, đoàn thể cùng phối hợp trong công tác vận động, tuyên truyền không nuôi và buôn bán trái phép gia cầm trên địa bàn, đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống dịch cúm gia cầm vào nội dung sinh hoạt tổ, khu phố.

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các quận, huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch tăng cường lực lượng kiểm tra, chốt chặn tại các điểm nóng và kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh, giết mổ gia cầm sống trái phép, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu còn tồn tại tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép, hoặc xảy ra trường hợp có người bị nhiễm cúm từ gia cầm trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ chủ động kiểm tra, phát hiện, phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, tuyên truyền vận động người dân kinh doanh sản phẩm gia cầm đã qua kiểm dịch đúng quy định.

- Chi cục Thú y tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ, hướng dẫn các biện pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung và kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào thành phố. Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm đánh giá tình hình lưu hành vi rút cúm H5N1 trên gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia cầm kinh doanh trái phép không rõ nguồn gốc, chim hoang dã, chim cảnh; chim yến. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình giết mổ gia cầm và thực hiện chương trình phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong việc đảm bảo nguồn gia cầm phục vụ nhu cầu của Thành phố. Tiếp tục hỗ trợ các tỉnh giám sát, chẩn đoán vi rút cúm gia cầm nhằm chủ động phòng dịch từ xa.

- Các đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch cúm gia cầm các quận, huyện kiểm tra, phát hiện và xử lý tịch thu tiêu hủy đối với các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

- Chi cục Quản lý thị trường Thành phố chủ trì Đoàn liên ngành của Thành phố kiểm tra tại các tuyến quốc lộ ra vào Thành phố. Ban chỉ đạo phòng chống dịch các quận, huyện tổ chức các đoàn kiểm tra tại các tuyến hương, tỉnh lộ vùng giáp ranh với các tỉnh; Ban Quản lý các chợ phối hợp với Trạm Thú y quận, huyện xử lý dứt điểm việc kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tại chợ. Các quận, huyện tăng cường chốt chặn, kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép trên địa bàn, nhất là tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép.

- Công an thành phố thường xuyên phân công lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch cúm gia cầm kiểm tra các trường hợp nghi ngờ vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện vận tải hành khách. Chỉ đạo Công an quận, huyện điều tra xác minh làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống đối, hành hung người thi hành công vụ



* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm ban hành kèm theo Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người.

- Viện Pasteur, Sở Y tế phối hợp Chi cục Thú y tầm soát, lấy mẫu giám sát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người.

2. Tình huống 2: Xảy ra ổ dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1; H7N9 hoặc các chủng vi rút mới trên chim yến gây nuôi trên địa bàn Thành phố

* Biện pháp xử lý dịch bệnh trên đàn yến

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm tại quận huyện, phường xã nơi xảy ra ổ dịch cúm H5N1 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính vi rút cúm gia cầm trên chim yến khẩn trương tổ chức khoanh vùng, xử lý kịp thời và triệt để ổ dịch nhằm hạn chế dịch lây lan ra diện rộng theo Công điện số 10/CĐ-BNN-TY ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm soát việc ra vào khu vực có dịch, ngăn ngừa không để dịch cúm gia cầm lây lan ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.

- Đối với cơ sở nuôi yến có chim yến bệnh, chết hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút H5N1; H7N9 hoặc các chủng mới, thực hiện xử lý triệt để ổ dịch bằng cách chiều tối chờ chim yến về tổ sẽ bít kín các cửa, phun thuốc sát trùng tiêu hủy toàn bộ chim yến, phân và các vật dụng chăn nuôi có tiếp xúc với mầm bệnh; toàn bộ tổ yến sau khi thu hoạch phải xử lý nhiệt chín, lấy mẫu kiểm tra vi rút cúm an toàn trước khi cho phép tiêu thụ.

- Thực hiện lấy mẫu phân, tổ yến, chim yến trưởng thành tại tất cả các nhà yến trong bán kính 3 km tính từ vị trí nhà yến có kết quả xét nghiệm dương tính để tầm soát vi rút cúm gia cầm. Đối với các nhà yến ngoài khu vực trên, chỉ lấy mẫu phân để giám sát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp mới phát sinh dịch bệnh cúm gia cầm.

- Thực hiện tiêu độc khử trùng khu vực có dịch bệnh và vùng bị uy hiếp, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

- Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm giám sát để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của vi rút cúm gia cầm H5N1; H7N9 hoặc các chủng vi rút mới trên gia cầm, chim cảnh và chim hoang dã trong khu vực xảy ra dịch cúm gia cầm trên chim yến. Xử lý triệt để các ổ dịch cúm gia cầm H5N1 trên các đàn gia cầm, thủy cầm nếu có phát sinh.

- Triển khai công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm yến sào sau khi thu hoạch, giám sát quá trình xử lý, sơ chế nhằm hạn chế việc lây lan dịch bệnh cho người trực tiếp thu hoạch, sơ chế, chế biến và người tiêu dùng tổ yến.

- Thường xuyên cập nhật thông tin, sửa đổi, bổ sung các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp với người nuôi chim yến.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động; kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng.

- Căn cứ vào diễn tiến tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để ngăn ngừa dịch bùng phát trên diện rộng.

- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình dịch bệnh hàng ngày cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y để chỉ đạo kịp thời.

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm ban hành kèm theo Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban


nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người

- Tăng cường phối hợp Chi cục Thú y tầm soát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người. Lấy mẫu xét nghiệm người chăm sóc tại nhà yến có dịch bệnh và người có liên quan…theo dõi tình hình sức khỏe người dân trong khu vực.



3. Tình huống 3: Xảy ra ổ dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1 trên đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ, lẻ trên địa bàn Thành phố.

* Biện pháp xử lý trên đàn gia cầm

- Chi cục Thú y phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ trong vòng bán kính 3 km kể từ khu vực phát hiện ổ dịch. Thực hiện tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xảy ra dịch bệnh, các vật dụng, phương tiện liên quan và khu vực xung quanh bằng hóa chất thích hợp như Benkocide, Vimekon, Virkon’s….



  • Triển khai các biện pháp điều tra dịch tễ và xử lý dịch bệnh theo công văn số 1015/HD-CCTY ngày 08 tháng 10 năm 2011 của Chi cục Thú y Thành phố về hướng dẫn các biện pháp xử lý và điều tra ổ dịch Cúm gia cầm.

  • Các biện pháp khác thực hiện tương tự tình huống 1.

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo kế hoạch khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm ban hành kèm theo Chỉ thị số 31/2005/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Ủy ban


nhân dân Thành phố về tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng ngừa và đối phó dịch cúm gia cầm H5N1 và đại dịch cúm ở người

- Tăng cường phối hợp Chi cục Thú y tầm soát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người và theo dõi giám sát tình hình sức khỏe của người dân trong khu vực, đặc biệt tại các hộ xảy ra dịch.



4. Tình huống 4: Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh trái phép tại Thành phố hoặc đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố, chưa có trường hợp bệnh trên người.

* Mục tiêu:

Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên, phát tán rộng và ngăn ngừa vi rút


cúm A H7N9 lây nhiễm cho người. Đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố

* Biện pháp xử lý trên đàn gia cầm

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đã đề cập trong tình huống 3, cần tập trung thêm các biện pháp sau:

- Trường hợp 1: (Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại hộ, trại chăn nuôi, hộ kinh doanh trái phép tại Thành phố hoặc đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố): Chi cục Thú y phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ trong vòng bán kính 3 km kể từ khu vực phát hiện ổ dịch hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với virút cúm H7N9. Nếu phát hiện đàn gia cầm có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút H7N9 từ tỉnh đưa về Thành phố giết mổ, Chi cục Thú y Thành phố
phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh truy nguyên nguồn gốc và ngưng nhập
gia cầm sống kể cả sản phẩm gia cầm từ tỉnh đó cho đến khi tình hình dịch bệnh được khống chế và được Cục Thú y công nhận việc kiểm soát dịch bệnh đạt yêu cầu, riêng tại cơ sở giết mổ ngừng hoạt động trong 7 ngày để tiêu độc khử trùng nhằm xử lý triệt để mầm bệnh, tránh phát tán virút. Nếu đàn gia cầm dương tính có nguồn gốc từ trại chăn nuôi thì xử lý toàn bộ đàn gia cầm của trại và đàn gia cầm khu vực xung quanh, tiêu độc khử trùng và đình chỉ hoạt động chăn nuôi trong thời gian 21 ngày. Thực hiện tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực xảy ra dịch bệnh, các vật dụng, phương tiện liên quan và khu vực xung quanh bằng hóa chất thích hợp như Benkocide, Vimerkon, Virkon’s….Đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Thành phố sẽ áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt: cố định công nhân chăm sóc trong thời gian chống dịch, ngưng các hoạt động tham quan; phun thuốc tiêu độc khử trùng định kỳ; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn và dụng cụ chăn nuôi….


  • Trường hợp 2 (Phát hiện trường hợp nhiễm vi rút H7N9 trên đàn gia cầm tại các các tỉnh): Căn cứ vào kết quả giám sát cúm A H7N9 của Cục Thú y hoặc từ kết quả giám sát chủ động của Thành phố nếu phát hiện trường hợp dương tính Cúm A H7N9 trên đàn gia cầm tại các tỉnh sẽ ngưng nhập nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm từ tỉnh đã phát hiện dương tính cho đến khi tình hình dịch bệnh được khống chế và được Cục Thú y công nhận việc kiểm soát dịch bệnh đạt yêu cầu.

  • Phối hợp với cơ quan truyền thông tuyên truyền cảnh báo nguy cơ để người tiêu dùng không tiếp xúc, tiêu thụ sản phẩm gia cầm, gia cầm không rõ nguồn gốc.

  • Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở ngành, quận, huyện tăng cường việc kiểm soát nguồn gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường Thành phố.

  • Phát động thực hiện tháng hành động tiêu độc khử trùng làm sạch môi trường nhằm hạn chế sự phát tán, lây lan dịch bệnh.

* Phối hợp triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cúm trên người

- Ngành Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 về kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9);

- Phối hợp Chi cục Thú y tăng cường tầm soát lưu hành các type vi rút Cúm A gây bệnh trên người, chia sẻ các kít chẩn đoán để Chi cục Thú y chủ động tầm soát, giám sát và xử lý kịp thời các đàn gia cầm dương tính nhằm giảm áp lực cho ngành Y tế tập trung tầm soát trên người.

5. Tình huống 5: Tình huống phát hiện phát hiện ca bệnh trên người: thực hiện theo Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người và Kế hoạch số 1750/KH-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H7N9).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Tập trung triển khai có hiệu quả Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới; Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người; Chỉ thị số 4538/CT-BNN-TY ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9, H10N8; Chỉ thị số 03/2014/CT-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Huy động cả hệ thống chính trị tham gia trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; đứng đầu là cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban ngành tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân; không kinh doanh, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, tập trung tại các khu vực dân cư tiếp giáp với điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép.

- Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành, bố trí lực lượng đóng chốt thường xuyên, tập trung xử lý tại các điểm nóng kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, phát huy vai trò của lực lượng công an địa phương, gắn với trách nhiệm của Cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn có điểm kinh doanh gia cầm sống trái phép nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm và phát sinh dịch bệnh cúm trên người tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kiên quyết không để tồn tại tình trạng kinh doanh giết mổ gia cầm trái phép trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ chủ động kiểm tra, phát hiện, phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, tuyên truyền vận động người kinh doanh, chủ buôn bán sản phẩm gia cầm đã qua kiểm dịch đúng quy định.

- Tăng cường phối hợp, kiểm tra tại các tuyến đường nhỏ liên thông với các tỉnh giáp ranh (ngoài tuyến quốc lộ) để hạn chế tối đa việc chăn nuôi gia cầm trái phép và việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật mắc bệnh, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh đưa về Thành phố để tiêu thụ.

- Tăng cường kiểm tra tại các khu vực chợ tự phát, chợ tạm không có Ban quản lý tại các khu vực dân cư nhằm xử lý triệt để tình trạng phát sinh mới các trường hợp kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

- Ký lệnh khám xét nếu cần thiết khi phát hiện các trường hợp chống đối, không chấp hành kiểm tra.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ động tổ chức kiểm tra các quận, huyện về công tác triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên địa bàn.

Chỉ đạo Chi cục Thú y:

- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ trên địa bàn, nhất là khu vực giáp ranh với các tỉnh; tình hình chấp hành các quy định trong vận chuyển, kinh doanh, giết mổ tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, cơ sở giết mổ, các chợ và điểm kinh doanh sản phẩm gia cầm; hướng dẫn các biện pháp an toàn sinh học, tiêu độc sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung và các phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm vào thành phố. Tổ chức tiêm phòng và giám sát tiêm phòng chặt chẽ tại các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn

- Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Đoàn liên ngành kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm trên địa bàn.

- Thường xuyên cập nhật các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống trái phép, kịp thời thông báo cho Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm các quận, huyện để kiểm tra, xử lý triệt để.

- Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm đánh giá tình hình lưu hành vi rút trên gia cầm tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nhằm đảm bảo tình hình dịch tễ và nguồn thực phẩm an toàn cho người dân thành phố. Chủ động phối hợp với ngành Y tế để giám sát các trường hợp nhiễm vi rút cúm A trên đàn gia cầm nhằm cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

- Tiếp tục thực hiện chương trình phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn; giám sát vi rút trên đàn gia cầm từ các tỉnh nhập về các cơ sở giết mổ nhằm hỗ trợ các tỉnh giám sát dịch bệnh.



3. Sở Y tế:

- Chỉ đạo các Đoàn liên ngành an toàn thực phẩm kiểm tra các cơ sở chế biến tại các khu công nghiệp, bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, quán ăn; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với Chi cục Thú y trong công tác điều tra dịch tễ, giám sát tình hình sức khỏe những người đã tiếp xúc với gia cầm bệnh, gia cầm chết và các lực lượng tham gia xử lý ổ dịch. Hỗ trợ kỹ thuật cho Chi cục Thú y trong việc giám sát các chủng vi rút cúm type A.

- Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch cúm A trên người đến từng hộ dân, khu phố, các khu vực tập trung dân cư, các bệnh viện, trường học, nhằm cảnh giác trước nguy cơ bùng phát dịch cúm A trên người; nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.



4. Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Thành phố

- Chỉ đạo các đoàn liên ngành của Thành phố và của quận huyện, tăng tần suất hoạt động 7/7 ngày trong tuần nhằm xử lý có hiệu quả việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép.

- Chỉ đạo Đội Quản lý thị trường các quận huyện phối hợp các ban ngành địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý triệt để các điểm nóng kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tại các chợ, điểm kinh doanh trên địa bàn quản lý.

5. Công an Thành phố:

- Thường xuyên cử và phân công lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành về phòng, chống dịch cúm gia cầm trong công tác chặn kiểm các trường hợp nghi ngờ vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện vận tải hành khách.

- Chỉ đạo Công an quận, huyện điều tra xác minh làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống đối, hành hung người thi hành công vụ; xử phạt và áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện vận chuyển đối với các trường hợp cố tình vi phạm hoặc tái phạm vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép.

- Chỉ đạo Ban chỉ huy Công an địa phương, Cảnh sát khu vực tại các khu vực tham gia phối hợp tích cực với các ban ngành trong việc xử lý các điểm kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép.



6. Sở Giao thông vận tải:

- Chỉ đạo Ban Quản lý các bến xe thông báo cho chủ phương tiện vận tải công cộng chấp hành nghiêm việc không vận chuyển gia súc, gia cầm sống và các sản phẩm động vật từ các tỉnh về Thành phố. Có biện pháp xử lý đối với chủ phương tiện vi phạm.

- Kiểm tra việc niêm yết số điện thoại đường dây nóng của Chi cục Thú y thành phố trên các phương tiện vận tải hành khách, để hành khách kịp thời báo cho các cơ quan chức năng xử lý các trường hợp phát hiện vận chuyển động vật trái phép từ các tỉnh về Thành phố.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, Chi cục Thú y thường xuyên thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về diễn biến và nguy cơ dịch cúm ở gia cầm và người; các biện pháp chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm; khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc, đã được kiểm dịch của ngành thú y, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng tự bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Giao Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người (Sở Y tế) chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các quận huyện triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp này; thường xuyên theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện; nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, cần kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết, tháo gỡ và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế của cả nước, trong khu vực và thành phố./.


Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

- Bộ Nông nghiệp và PTNT; PHÓ CHỦ TỊCH

- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;

- Thường trực Thành ủy;

- TTUB: CT, các PCT;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL – Bộ Tư pháp;

- Các thành viên BCĐ PCD cúm GC;

- Các Sở, ngành; Đoàn thể TP;

- UBND các quận-huyện; Lê Thanh Liêm

- Chi cục Thú y, Chi cục QLTT;

- VPUB: CPVP;

- Các Phòng CV; TTCB;



- Lưu: VT, (CNN/Đ)



Каталог: HoatDongAnh
HoatDongAnh -> ĐỀ CƯƠng báo cáo kết quả ĐÓng góP Ý kiến của nhân dâN ĐỐi với dự thảo bộ luật dân sự (SỬA ĐỔI) A. NỘi dung chính của báo cáO
HoatDongAnh -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 100.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương