NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC



tải về 0.68 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.68 Mb.
#5288
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Quế

Trần Đình Thao

Hà Nội, 5-2004
MỤC LỤC

1 Giới thiệu 3

2 Tổng quan về ngành lúa gạo Việt Nam 4

2.1 Địa hình đất đai và khí hậu 5

2.2 Các vùng sinh thái nông nghiệp 8

2.3 Các hệ thống canh tác cây trồng: 10

2.4 Sản xuất lúa 14

2.5 Tiêu dùng lúa gạo 17

2.6 Giá cả 19

2.7 Giá thành và lợi nhuận trong sản suất lúa 20

2.8 Năng suất yếu tố từng phần và toàn phần 21

2.9 Lợi thế của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 22

2.10 Các kênh tiêu thụ và phân phối lúa gạo 23

2.11 Các chính sách liên quan đến sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 26

2.12 Xuất nhập khẩu gạo 28

3 Thị trường lúa gạo thế giới 30

3.1 Các nước xuất khẩu gạo chính 31

3.2 Các nước nhập khẩu gạo chính 33

Phụ Lục 35





1Giới thiệu

Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt được năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân khoảng trên 2 tấn/ha. Luợng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn cung cấp chính là Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây ở một số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết thuận lợi, nên lượng gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương. Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho gia đình từ một đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định và thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.


Các hoạt động chế biến và lưu thông lúa gạo tuy đã phát triển đáng kể song vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua. Ngành chế biến xay xát lúa gạo hiện đang trong quá trình chuyển từ chủ yếu dựa vào chế biến quy mô nhỏ phục vụ tiêu dùng nội địa (có ít các nhà máy xay qui mô lớn phục vụ xuất khẩu) tiến tới một mô hình chế biến công nghiệp hiện đại hơn, với nhiều nhà máy chế biến quy mô lớn. Trình độ công nghệ áp dụng trong chế biến lúa gạo của Việt Nam hiện vẫn lạc hậu, chất lượng gạo chế biến thấp, tỉ lệ hao hụt lớn và tỉ lệ gạo vỡ cao. Một trong những nguyên nhân chính làm chậm quá trình hiện đại hoá công nghệ ngành chế biến lúa gạo là thiếu vốn đầu tư. Hệ thống cung cấp tín dụng chính thức ưu tiên phục vụ cho các doanh nghiệp quốc doanh và chưa phát huy được khả năng cạnh tranh có hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, phần lớn các hợp đồng chính phủ được giao cho các công ty quốc doanh thực hiện, nên khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu của khu vực kinh tế tư nhân không tương đồng.
Những vướng mắc về thể chế và sự yếu kém về cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh lúa gạo đang kìm hãm sự phát triển của ngành. Chi phí cao trong hệ thống cung cấp tín dụng chính thức buộc nông dân và các nhà chế biến lúa gạo phải tìm đến hệ thống tín dụng phi chính thức làm trì hoãn hoặc cắt giảm đầu tư.

Cần tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh để đảm bảo an ninh lương thực và xoá đói giảm nghèo, tăng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo. Có hai việc cần làm. Một là, nâng cao hiệu suất và khả năng cạnh tranh của ngành hàng; và hai là, phải tạo được khả năng xuất khẩu gạo đặc sản và gạo chất lượng cao. Để thực hiện được hai mục tiêu trên, Việt Nam phải xây dựng được môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển.


Muốn tăng năng suất lúa vượt mức bình quân hiện nay 4,5 tấn/ha, phải tăng năng suất lúa trung bình và giảm chênh lệch về năng suất giữa các vùng, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xử lý một loạt các vấn đề liên quan đến khâu giống, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng và vật tư nông nghiệp, dịch vụ khuyến nông. Mặc dù khả năng tăng thêm năng suất lúa ở các vùng đồng bằng châu thổ (vốn đã có được mức năng suất trung bình khá cao) là không nhiều, song cơ hội để cải thiện năng suất lúa ở các vùng sâu, vùng xa và các vùng đất cao vẫn còn.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng vai trò của khu vực kinh tế công trong đầu tư trực tiếp cho tăng năng suất nên tập trung vào hệ thống thuỷ lợi để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vai trò của kinh tế công đối với các yếu tố tăng năng suất khác cũng chỉ nên giới hạn ở việc tạo môi trường thuận lợi thông qua việc cải thiện hệ thống pháp lý và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, như tăng cường cơ sở hạ tầng và hoàn thiện chính sách nhằm giảm bớt chi phí giao dịch trong dịch vụ tín dụng, hơn là tham gia vào các dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào
Khu vực kinh tế tư nhân phải được khuyến khích tham gia phát triển thị trường gạo đặc sản có giá trị cao, đem lại lợi ích cho các hộ nông dân có khả năng cung cấp giống lúa chất lượng cao. Đồng thời khuyến khích tăng sản lượng và năng suất của các loại lúa đại trà khác.
Tăng đầu tư và tăng năng suất lúa gạo chưa phải là biện pháp chính nhằm xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho trong nông thôn Việt Nam. Đối với đa số các hộ nông dân nằm ngoài ĐBSCL và ĐBSH, sản xuất lúa gạo còn phân tán, manh mún mang tính tự cung tự cấp. Ngay cả khi năng suất đã được cải thiện thì thu nhập từ lúa của các hộ này cũng chỉ đạt từ 100 đến 200 USD trên 1 ha. Nhìn chung phát triển sản xuất lúa gạo phải kết hợp với các biện pháp đa dạng hoá sản xuất để đảm bảo tăng thu nhập một cách ổn định cho các hộ gia đình nông thôn.


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương