NGÂn hàng chính sách xã HỘi số: 2667



tải về 34.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích34.48 Kb.
#1318


NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


Số: 2667 /NHCS - TDNN




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2009


HƯỚNG DẪN

Thực hiện cho vay người lao động thuộc huyện nghèo

đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ - TTg

ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

- Căn cứ Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính “Hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 2020”;

- Căn cứ Văn bản số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 09/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.

Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hướng dẫn thực hiện cho vay người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg như sau:

1. Đối tượng được vay vốn

Người lao động (sau đây gọi là người vay) cư trú hợp pháp tại 61 huyện nghèo đã được tuyển chọn có nhu cầu vay vốn đi xuất khẩu lao động thuộc đối tượng được vay vốn NHCSXH đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Danh sách 61 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a gồm các huyện trong phụ lục I ban hành kèm công văn số 705/TTg-GKVX ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Các huyện mới tách ra từ 61 huyện nghèo nói trên đều thuộc đối tượng thực hiện Nghị quyết 30a.

2. Điều kiện vay vốn

Người vay vốn phải có đủ các điều kiện sau:

a) Được UBND cấp xã nơi người vay cư trú xác nhận là cư trú hợp pháp tại xã, phường, thị trấn.

b) Được bên tuyển dụng (gồm doanh nghiệp dịch vụ hoặc tổ chức sự nghiệp) chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (có hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ hoặc có thông báo tuyển dụng của tổ chức sự nghiệp).



3. Mức cho vay

Theo nhu cầu của người vay, tối đa bằng các khoản chi phí người vay phải đóng góp theo từng thị trường.

Các khoản chi phí bao gồm: chi phí được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (hợp đồng đã ký kết giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động) hoặc ghi trong văn bản thông báo chi phí của các tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các chi phí khác ngoài hợp đồng gồm: lệ phí làm visa, hộ chiếu, khám sức khỏe, lệ phí lý lịch tư pháp và 50% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết và phí bảo hiểm (nếu có), nhưng tối đa không vượt quá mức trần cho vay theo từng thị trường lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định từng thời kỳ.

Hiện nay, mức trần cho vay theo từng thị trường thực hiện theo phụ lục đính kèm văn bản số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 09/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.

4. Lãi suất cho vay

4.1. Người vay thuộc hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số: lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng đối với cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

4.2. Người vay thuộc các đối tượng còn lại của các huyện nghèo được vay theo lãi suất cho vay hiện hành của NHCSXH áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

4.3. Các khoản vay được giải ngân từ ngày vay theo văn bản hướng dẫn này đến 31/12/2009 được áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009, số 622/QĐ-TTg ngày 17/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHCSXH tại văn bản số 1221/NHCS-KT ngày 19/5/2009, số 2004/NHCS-KT ngày 20/7/2009 và số 2214/NHCS-KT ngày 10/8/2009.

4.4. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

5. Thời hạn cho vay

Việc xác định thời hạn cho vay được căn cứ vào thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không qúa thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.



6. Phương thức cho vay

Áp dụng phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị-xã hội như quy định tại văn bản số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.



7. Quy trình và thủ tục cho vay

Thực hiện theo văn bản hướng dẫn số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 của Tổng giám đốc NHCSXH về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Riêng Giấy đề nghị vay vốn được sử dụng Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay ban hành kèm theo công văn số 243/NHCS-TD ngày 18/02/2009 của Tổng giám đốc, đối với các khoản cho vay từ nay đến 31/12/2009 thuộc diện được hỗ trợ lãi suất thì sử dụng mẫu Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay ban hành kèm theo công văn số 1221/NHCS-KT ngày 19/5/2009 của Tổng giám đốc.

8. Xử lý nợ bị rủi ro

Thực hiện theo Quyết định số 55/QĐ-HĐQT ngày 24/02/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH về việc ban hành quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống NHCSXH.



9. Chế độ báo cáo thống kê

9.1. Để phản ánh kết quả cho vay người lao động tại các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 07 hàng tháng, chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh gửi Hội sở chính Báo cáo kết quả cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo (theo mẫu biểu số 02.1/TDNN đính kèm) và thêm 01 dòng kết quả cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo vào Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (mẫu số 01/BCTD).

Riêng Báo cáo phân loại dư nợ cho vay theo đơn vị ủy thác (mẫu biểu số 05/BCTD) số dư nợ uỷ thác từng phần cho từng tổ chức chính trị - xã hội của chương trình này được lập chung với chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

9.2. Lập báo cáo về thực hiện cho vay chương trình này theo yêu cầu của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, UBND cùng cấp (nếu có).



10. Tổ chức thực hiện

10.1. Công tác kế hoạch

- NHCSXH địa phương làm việc với UBND và các cơ quan liên quan tại địa phương để nắm được nguồn lao động tại huyện nghèo đi xuất khẩu lao động và lập kế hoạch nhu cầu về vốn cho vay xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, báo cáo về Hội sở chính để được bổ sung chỉ tiêu kế hoạch và nguồn vốn để cho vay chương trình này năm 2009.

- Hàng năm, ngân hàng cơ sở lập kế hoạch nhu cầu vốn cho vay chương trình cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo gửi ngân hàng cấp trên trực tiếp theo các quy định hiện hành của NHCSXH.

10.2. Hạch toán kế toán

Việc hạch toán về tín dụng cho vay đối với người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được hạch toán chung vào chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài hiện hành.



10.3. Kể từ nay trở đi, việc cho vay người lao động thuộc 61 huyện nghèo để chi phí cho việc đi lao động ở nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc tại văn bản này.

Số dư nợ đã cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài thuộc 61 huyện nghèo trước đây theo văn bản số 1034/NHCS-TD ngày 21/4/2008 tiếp tục theo dõi, thực hiện thu hồi nợ và lập báo cáo theo quy định hiện hành.



10.4. Giám đốc chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh có huyện nghèo, Phòng giao dịch huyện nghèo báo cáo UBND và Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cùng cấp biết, chỉ đạo; tổ chức phổ biến nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và nội dung văn bản hướng dẫn cho vay này tới cán bộ NHCSXH, cán bộ tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cho vay và cán bộ Tổ TK&VV để triển khai chương trình cho vay đúng quy định. Đồng thời tổ chức tuyên truyền và công khai chủ trương, chính sách, công khai đối tượng thụ hưởng và danh sách hộ được vay vốn kịp thời tại điểm giao dịch xã theo quy định.

Nhận được văn bản này, yêu cầu Giám đốc chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, có vướng mắc báo cáo về Hội sở chính NHCSXH để xem xét, giải quyết.



(Gửi kèm Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020, Thông tư số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09/9/2007, công văn số 3354/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 09/9/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).

Nơi nhận:

- VP Chính phủ;

- Bộ Lao động - TB&XH; (để b/c)

- Bộ Tài chính;

- Các tổ chức CT-XH (để phối hợp th/h);

- Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT NHCSXH;

- Thành viên Ban CGTV HĐQT;

- Trưởng BĐD HĐQT NHCSXH các tỉnh, thành phố;

- Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát ;

- Các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng;

- Các phòng, ban tại Hội sở chính;

- TT Đào tạo, TT CNTT (để truyền Fastnet);

- 20 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố theo danh sách;

- 61 PGD NHCSXH thuộc huyện nghèo;

- Lưu VT, TDNN.

TỔNG GIÁM ĐỐC




(Đã ký)

Hà Thị Hạnh

Lưu ý:


1. Đối tượng: Người lao động đã được tuyển chọn (thì có tên trong đề án, danh sách nào không? Cơ quan nào lập?). Ai xác nhận người lao động đã được tuyển chọn theo đề án?

2. Trường hợp không có hợp đồng lao động ký giữa người lao động với bên tuyển dụng mà chỉ có tên trong danh sách được chấp nhận đi lao động thì căn cứ vào đâu để biết các khoản chí phí?

3. Người dân tộc thiểu số: được tính theo hộ hay cá nhân ?

4. Người lao động này đã vay NHCSXH di XKLĐ nhưng bỏ về nước., nếu có nhu cầu vay theo QĐ 71 thì có cho vay không?



5. Việc điều tra nhu cầu tham gia XKLĐ do đơn vị nào làm?



tải về 34.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương