NgưỜi láI ĐÒ SÔng đÀ Nguyễn Tuân I. TÁC giả: Tác giả



tải về 438.24 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu18.06.2022
Kích438.24 Kb.
#52404
1   2   3   4   5   6
Hình tượng Sông Đà

 Tiếng nước thác:
- Ở xa, đã nghe đủ mọi âm thanh ghê rợn “tiếng nước réo gần, réo to, réo to mãi lên”, 
khi thì “oán trách van 
xin”, khi thì “khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”, khi thì rống lên nghe ghê rợn “như tiếng một ngàn con 
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy 
bùng bùng”. 
->Nghệ thuật miêu tả, so sánh, nhân hóa khiến thác đá sông Đà thực sự trở thành 1 sinh thể sống đang giận dữ, 
gầm gào, đe dọa con người. 
->Đặc sắc nhất là tác giả miêu tả tiếng nước thác bằng cách so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ như những âm 
thanh man dại, bản năng của loài động vật hung dữ: lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, lấy cái lồng lộn, 
điên cuồng của hàng ngàn con trâu rừng để tả con sông Đà; lối diễn đạt phong phú, trí tưởng tượng với những 
liên tưởng lạ, thú vị, tác giả đã gợi cho người đọc thấy được sức mạnh vô biên và man dại của thiên nhiên, sức 
phá hoại ghê gớm của sông Đà. 
->Âm thanh của tiếng nước thác không chỉ được miêu tả qua trí tưởng tượng bằng thính giác mà còn bằng ấn 
tượng của thị giác, xúc giác.

 Đá trên sông:
- Là những tảng đá ngầm, đá nổi như “bày thạch trận trong lòng sông” đã thực sự bộc lộ đầy đủ tính cách hung 
bạo trong cuộc giao chiến với con người. Nơi đó “trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây vẫn ngàn năm mai 
phục hết trong lòng sông...mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả 
dậy để vồ lấy thuyền”. 
->Tác giả sử dụng tri thức võ thuật, thể thao, quân sự, ngôn ngữ tạo hình, trí tưởng tượng phong phú->Thiên 
nhiên như bày sẵn trận địa, quyết tâm vồ bằng hết, bắt chết bất kì thuyền bè nào bén mảng vào đấy. 
* Đội quân rất hùng hậu: đá to, đá bé, đá tướng, hàng tiền vệ, hàng hậu vệ, boongke chìm, pháo đài nổi… 
* Diện mạo: mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm méo mó, mặt xanh lè… 
* Nhiệm vụ: mai phục trong lòng sông, dụ con thuyền tiến vào thế trận.
* Tâm tính: hiểm ác, thích khiêu chiến. Nó trổ ra đủ mọi mưu ma chước quỷ để đánh lừa người lái đò vào tập 
đoàn của tử với ba trùng vi thạch trận bày sẵn. 
- Trùng vi thạch trận thứ 1: gồm 5 cửa trận, trong đó “có 4 cửa tử 1 cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn 
sông”. Cửa sinh lại chia làm ba tuyến - tiền vệ, trung vệ, hậu vệ - đòi ăn chết con thuyền đơn độc. 
- Trùng vi thạch trận thứ 2: tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, và cũng chỉ có một cửa sinh. Cửa 
sinh ấy lại không kém phần nguy hiểm khi “thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào” 
+ Phối hợp với đá là “dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh (lao nhanh) trên sông đá” 
+ Cùng với đó là bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ xô ra, đòi “níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử”. 
- Trùng vi thạch trận thứ 3: Ít cửa ra vào, “bên phải bên trái đều là luồng chết cả”, chỉ có một luồng sống lại “ở 
ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác”.
 
* Chiến thuật: giở chiến thuật “đánh khuýp quật vu hồi”. Lúc đánh giáp lá cà thì giở đủ ngón đòn hiểm độc 
“đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm.”->vô cùng mưu mô, xảo quyệt, vừa đánh vừa “hò 
la vang dậy” để áp đảo, uy hiếp tinh thần đối phương. 


tải về 438.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương