Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện các chất ngụy tạo trong thuốC ĐÔng dưỢc và thực phẩm thS. Trần Công Dũng, ts. Đặng Văn Khánh, ds. Hà Xuân Cử



tải về 197.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích197.02 Kb.
#31896
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN

CÁC CHẤT NGỤY TẠO TRONG THUỐC ĐÔNG DƯỢC VÀ THỰC PHẨM

ThS. Trần Công Dũng, TS. Đặng Văn Khánh, DS. Hà Xuân Cử

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT

Với mục đích xây dựng quy trình phát hiện các chất ngụy tạo (các hóa chất không được phép sử dụng, thuốc tân dược không có trong thành phần công bố) trong thuốc đông dược và thực phẩm, áp dụng quy trình đã xây dựng để tìm các chất ngụy tạo trong một số thuốc đông dược (thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh khớp, thuốc ho, dược liệu Chi tử) và một số mẫu thực phẩm (hạt dưa và ớt bột), chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình phát hiện các chất ngụy tạo trong thuốc đông dược và thực phẩm bao gồm: nhận diện mẫu và phân tích định hướng, xây dựng quy trình xử lý mẫu và chiết xuất, xây dựng quy trình định tính, xây dựng quy trình định lượng. Với quy trình xây dựng được, chúng tôi đã áp dụng thành công để phát hiện các chất ngụy tạo trong một số thuốc đông dược (6 mẫu thuốc giảm đau, 12 mẫu thuốc trị bệnh khớp và 4 mẫu thuốc ho) và định tính, định lượng rhodamin B trong 7 mẫu dược liệu Chi tử và 62 mẫu thực phẩm (26 mẫu hạt dưa và 36 mẫu ớt bột).



1. Đặt vấn đề:

Lợi dụng đặc tính tác dụng nhanh và có hiệu quả tức thời của thuốc tân dược, nhiều cơ sở sản xuất đã lén lút trộn thêm tân dược vào thuốc đông dược để tăng hiệu quả tác dụng, cố tình lờ đi những nguy hiểm khác gây tác hại đến sức khỏe người sử dụng. Các hoạt chất tân dược được tán thành bột, trộn vào thuốc đông dược và chế biến ở dạng viên, dạng cao lỏng hay dạng thuốc phiến. Chính vì vậy, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, người bệnh sẽ rất khó phát hiện các loại thuốc đông dược này có trộn thêm thuốc tân dược hay không. Việc trộn các tân dược vào thuốc đông dược rất khó phát hiện, vì trong thuốc đông dược có rất nhiều thành phần, đòi hỏi phải có phương tiện kiểm nghiệm hiện đại và tốn nhiều chi phí.

Các loại thuốc đông dược thường được các cơ sở sản xuất trộn thêm tân dược vào như: thuốc giảm đau (cho thêm paracetamol, aspirin,...), thuốc trị bệnh khớp (trộn các thuốc chống viêm corticoid như dexamethason, prednisolon,... hoặc thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, diclofenac,...), thuốc ho (cho thêm dextromethorphan),... Những tác hại do thuốc đông dược có trộn tân dược gây ra có thể là: loét dạ dày, gây xốp xương, phù, tăng huyết áp, rậm lông (nếu thuốc có các hoạt chất chống viêm corticoid), loét đường tiêu hoá, xuất huyết, dị ứng (thuốc có hoạt chất chống viêm không steroid), suy gan (thuốc có paracetamol),...

Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện các chất ngụy tạo trong thuốc đông dược và thực phẩm và áp dụng quy trình đã xây dựng để tìm các chất ngụy tạo trong một số thuốc đông dược (thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh khớp, thuốc ho, dược liệu Chi tử) và một số mẫu thực phẩm (hạt dưa và ớt bột).



2. Thực nghiệm:

2.1. Thiết bị, hóa chất:

- Thiết bị: Máy quang phổ hồng ngoại FT-IR Vertex 70 (Bruker, Đức), máy đo điểm chảy B-540 (Buchi, Thụy Sỹ), máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-2450 (Shimadzu, Nhật Bản), máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Series 20A (Shimadzu, Nhật Bản), cân phân tích AUW220D (Shimadzu, Nhật Bản), tủ sấy, đèn chiếu UV, máy lắc, máy siêu âm,... và các dụng cụ: bình định mức các loại, pipet vạch và pipet bầu các loại, micropipet các loại, cốc mỏ, ống đong,...

- Hóa chất: KH2PO4, NaH2PO4, NaOH, KMnO4, Na2SO4 khan, HCl, H2SO4, H3PO4, acetonitril, methanol, ethanol, aceton, ether, cloroform, n-hexan, dicloromethan,... (Merck, Đức).

- Các chất chuẩn của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương như aspirin (acid acetylsalicylic), paracetamol, dexamethason acetat, prednisolon, ibuprofen, diclofenac natri, dextromethorphan hydrobromid,... và chất chuẩn Rhodamin B (Merck, Đức).



2.2. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu trên một số thuốc đông dược (thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh khớp, thuốc ho, dược liệu Chi tử) và một số mẫu thực phẩm (hạt dưa và ớt bột).



2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Xây dựng các quy trình xử lý mẫu và chiết xuất các chất ngụy tạo:

Tiến hành khảo sát trên các mẫu thuốc đông dược và thực phẩm thực tế để xây dựng các quy trình xử lý mẫu và chiết xuất thích hợp đối với từng loại mẫu.



2.3.2. Xây dựng các quy trình định tính các chất ngụy tạo:

Tiến hành khảo sát trên các mẫu chuẩn đối chiếu và các mẫu thuốc đông dược và thực phẩm thực tế để xây dựng các quy trình định tính thích hợp đối với từng hoạt chất ngụy tạo bằng các phương pháp sắc ký lớp mỏng, đo điểm chảy, đo phổ hồng ngoại, đo phổ tử ngoại và sắc ký lỏng hiệu năng cao.



2.3.3. Xây dựng các quy trình định lượng các chất ngụy tạo:

Tiến hành khảo sát trên các mẫu chuẩn đối chiếu, mẫu thêm chuẩn, các mẫu thuốc đông dược và thực phẩm thực tế để xây dựng các quy trình định lượng thích hợp đối với từng hoạt chất ngụy tạo bằng các phương pháp sắc ký lớp mỏng, quang phổ tử ngoại khả kiến và sắc ký lỏng hiệu năng cao. Đối với phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, tiến hành đánh giá quy trình phân tích bằng cách khảo sát tính tương thích của hệ thống sắc ký, độ lặp lại, khoảng tuyến tính và độ đúng của phương pháp thông qua các dung dịch chuẩn đối chiếu.



3. Kết quả và bàn luận:

3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện các chất ngụy tạo trong thuốc đông dược:

3.1.1. Nhận diện mẫu và định hướng:

3.1.1.1. Nhận diện mẫu:

- Nhận xét, ghi chép tổng quát thực trạng: bao bì (ngoài, trong), công dụng (chỉ định), công thức (thành phần) bào chế, dạng bào chế: viên hoàn (cứng, mềm), viên nang, viên nén, viên bao đường; cốm, bột; cao sệt, cao lỏng, siro, thuốc nước (dung dịch).

- Nhận xét cảm quan: thể trạng, kích cỡ, màu sắc, mùi vị, phần tử "lạ",...

3.1.1.2. Định hướng:

(1). Bằng lý thuyết:

Căn cứ vào công dụng (chỉ định), nhận xét cảm quan, dạng bào chế,... để định hướng nhóm chất hoặc là một chất có những tính chất, yếu tố "thuận" với các nhận xét trên.



(2). Bằng phản ứng hóa học:

- Mẫu dạng rắn: nghiền mịn, hòa tan trong ethanol, lọc lấy dịch trong. Nhỏ từng giọt dịch lọc trên giấy lọc, làm bay hơi dung môi, nhỏ vào đó vài giọt thuốc thử hiện màu.

- Mẫu dạng dung dịch: lấy vài giọt dung dịch (xử lý nếu cần). Nhỏ vài giọt dung dịch trên chén sứ, nhỏ vào đó vài giọt thuốc thử hiện màu.

Quan sát phản ứng màu, nhận xét định tính và định hướng.



(3). Bằng sắc ký lớp mỏng:

Tiến hành xử lý mẫu như trên (mục (2)). Lấy dịch lọc chấm sắc ký lớp mỏng, song song tiến hành với các chất chuẩn đối chiếu. Phun thuốc thử hiện màu, quan sát màu sắc các vết, nhận xét định tính và định hướng.



3.1.2. Xử lý mẫu và chiết xuất:

3.1.2.1. Xử lý mẫu: Tiến hành xử lý mẫu theo cách sau:

Dạng chế phẩm

Viên hoàn cứng

Viên hoàn mềm, cao

Viên nang, viên bao

Cốm, bột

Siro, thuốc nước

Lượng dùng phân tích

Liều uống 1 ngày

Liều uống 1 ngày

Liều uống 1 ngày

Liều uống 1 ngày

Liều uống 1 ngày

Loại bỏ bớt tạp

Gọt lớp bao ngoài

Nếu có

Vỏ nang, lớp vỏ bao

Màu

Đường

Làm thành dạng nhỏ

Cắt nhỏ, nghiền

Cắt nhỏ, nghiền

Nghiền

Nghiền




3.1.2.2. Chiết với dung môi hữu cơ (2 - 3 lần):

- Nếu phần định hướng có kết quả: thực hiện kiểu chiết có định hướng.

- Nếu bước định hướng không phát hiện gì rõ ràng: thực hiện kiểu chiết theo quy trình chung.

(1). Chiết có định hướng:

Hoạt chất chiết

Cách chiết

Mẫu dạng rắn

Mẫu dạng lỏng

Aspirin

Ethanol

Acid hoá (acid tartric), chiết với ether (3 lần)

Paracetamol

Aceton hay ethanol

Chiết với cloroform - aceton (1:3, 1:2, 1:1)

Dexamethason, prednisolon, ibuprofen, diclofenac

Cloroform hay ethanol

Chiết với cloroform (3 lần)

(2). Chiết theo quy trình chung:

- Mẫu dạng rắn: xử lý thành dạng bột mịn, hòa tan trong 20÷50ml ethanol (tùy lượng mẫu).

- Mẫu dạng lỏng: thêm ethanol tuyệt đối để phân tán (hòa tan các phần tử).

+ Acid hóa dịch lỏng (ethanol - nước) bằng acid tartric, ngâm 2 giờ, khuấy, lọc, thêm đồng lượng nước, cô cách thuỷ (700C) đuổi ethanol còn khoảng 20÷50ml.

+ Chiết với ether ethylic (20ml x 2 hay 50ml x 2), bay hơi được Cắn C1.

+ Dịch nước (pH acid) đem chiết với hỗn hợp cloroform - aceton (1:3 rồi 1:2 và 1:1), bay hơi được Cắn C2.



3.1.2.3. Làm sạch cắn chiết: bằng các cách sau:

- Chiết lại với dung môi vừa chiết, rửa với nước, làm khan với natri sulfat khan.

- Lọc qua than hoạt tính (chú ý có thể bị mất hoạt chất).

- Hòa tan cắn trong dung môi đơn (dung môi hòa tan hoạt chất tốt nhất), lọc.

- Sắc ký lớp mỏng, cạo vết, phản hấp phụ bằng dung môi hòa tan hoạt chất tốt nhất, lọc.

3.1.3. Phân tích định tính:

3.1.3.1. Định tính sơ bộ:

Với các cắn chiết C1, C2:

- Thực hiện các phép thử phản ứng hóa học với các thuốc thử, theo nguyên tắc loại trừ dần, định danh nhóm chất hay một chất.

- Tiến hành sắc ký lớp mỏng, so sánh với các chất chuẩn đối chiếu, thay đổi thuốc thử hiện màu để định danh.



3.1.3.2. Định tính xác định:

Thực hiện các phương pháp sau đây để xác định tên chất chiết được trong các cắn chiết:



(1). Sắc ký lớp mỏng:

Tiến hành sắc ký lớp mỏng với nhiều hệ dung môi chọn lọc (ít nhất 3 hệ dung môi). Sau đó dùng thuốc thử hiện màu đặc trưng nhất hoặc soi đèn UV để xác định.



(2). Đo điểm chảy:

Làm tinh khiết cắn chiết được rồi tiến hành đo điểm chảy của cắn. Sau đó so với điểm chảy của các chất để xác định.



(3). Đo phổ hồng ngoại:

Làm tinh khiết cắn chiết được rồi tiến hành đo phổ hồng ngoại của cắn. Sau đó so với phổ hồng ngoại của các chất để xác định.



(4). Đo phổ tử ngoại:

- Chọn dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng có độ "tách" đẹp nhất;

- Tiến hành sắc ký lớp mỏng rồi cạo vết và phản hấp phụ, lọc (nếu cần);

- Đo phổ tử ngoại, so sánh với phổ của chất chuẩn đối chiếu để xác định.



(5). Sắc ký lỏng hiệu năng cao:

- Chọn hệ triển khai sắc ký lỏng hiệu năng cao thích hợp;

- Ước lượng hàm lượng hoạt chất có trong cắn để chuẩn bị "Dung dịch thử, dung dịch chuẩn đối chiếu";

- Tiến hành phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, xác định thời gian lưu, so sánh thời gian lưu và phổ UV của các pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn đối chiếu để đánh giá kết quả.



3.1.4. Phân tích định lượng:

Tiến trình định lượng, phải thực hiện từ đầu: chọn và cân chính xác lượng mẫu dùng, chọn cách xử lý mẫu, chọn dung môi chiết sao cho có hiệu suất cao (nhiều khi không giống như cách trong phần định tính).



3.1.4.1. Xử lý mẫu và chiết xuất cho phân tích định lượng:

(1). Chuẩn bị mẫu:

- Chuẩn bị 2 mẫu đồng thời: Lấy lượng bột (mẫu dạng rắn đã qua xử lý) hay lấy lượng thể tích (mẫu dạng lỏng) sao cho dễ tính toán ra liều dùng.

- Xử lý mẫu: Loại bỏ lớp bao, vỏ nang hay tạp chất (loại màu, đường,...); sau đó nghiền mịn và hòa tan trong dung môi thích hợp.

(2). Chiết xuất:

Cần chọn dung môi, cách chiết có hiệu suất cao và có cắn chiết "sạch".

- Khi định tính, xác định chỉ có 1 chất tân dược: Chọn kiểu "Chiết có định hướng", chú ý hiệu suất chiết để tránh sai số lớn.

- Khi định tính, xác định có hơn 1 chất tân dược: Chọn 1 chất để định lượng (trừ khi có yêu cầu khác). Tiến hành chiết theo quy trình chung để có thể tách riêng ra, chú ý hiệu suất chiết để tránh sai số lớn.



(3). Làm sạch cắn chiết:

- Làm sạch cắn chiết bằng 1 trong các cách sau:

+ Chiết lại với dung môi hữu cơ vừa chiết, rửa với nước, làm khan với natri sulfat khan.

+ Lọc qua than hoạt tính (chú ý có thể bị mất hoạt chất).

+ Hòa tan cắn trong dung môi hòa tan hoạt chất tốt nhất, lọc.

+ Tiến hành sắc ký lớp mỏng, rồi cạo vết và phản hấp phụ, lọc.

- Dùng cắn chiết (đã làm sạch) tiến hành các phép phân tích tiếp theo.

3.1.4.2. Định tính trước khi định lượng:

- Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng với hệ dung môi đặc hiệu nhất, song song tiến hành với chất chuẩn đối chiếu.

- Nếu cần, xác định chắc chắn với phương pháp đo phổ tử ngoại sau khi tiến hành sắc ký cạo vết. Hòa tan cắn trong dung môi thích hợp để đo phổ tử ngoại, so sánh với chất chuẩn đối chiếu.

3.1.4.3. Định lượng:

Áp dụng một trong các phương pháp sau:



(1). Phương pháp sắc ký lớp mỏng (bán định lượng - so sánh độ lớn của vết hoạt chất):

- Chuẩn bị một dãy dung dịch chất đối chiếu có nồng độ khác nhau.

- Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng trên cùng 1 bản mỏng sắc ký.

- So sánh độ lớn của vết hoạt chất, suy ra hàm lượng (tương đối).



(2). Phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến:

- Tiến hành sắc ký lớp mỏng rồi cạo vết và phản hấp phụ, lọc (nếu cần);

- Chọn dung môi thích hợp để hòa tan cắn chiết và pha loãng đến nồng độ thích hợp.

- Chuẩn bị một dãy dung dịch chất đối chiếu có nồng độ khác nhau.

- Tiến hành đo phổ tử ngoại, xác định các giá trị độ hấp thụ ánh sáng của các dung dịch thử và dung dịch chuẩn đối chiếu.

- Xây dựng phương trình đường chuẩn hồi quy tuyến tính, từ độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thử suy ra nồng độ dịch thử.



(3). Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao:

- Ước lượng hàm lượng hoạt chất có trong cắn để chuẩn bị dung dịch thử.

- Chuẩn bị một dãy dung dịch chất đối chiếu có nồng độ khác nhau.

- Chọn hệ triển khai sắc ký lỏng hiệu năng cao thích hợp.

- Tiến hành phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, xác định diện tích pic (hay chiều cao) của các pic trong sắc ký đồ của các mẫu chuẩn đối chiếu và mẫu thử.

- Xây dựng phương trình đường chuẩn hồi quy tuyến tính, từ diện tích pic của dung dịch thử suy ra nồng độ dung dịch thử.



3.2. Áp dụng quy trình đã xây dựng để tìm các chất ngụy tạo trong một số thuốc đông dược:

3.2.1. Tìm các chất ngụy tạo aspirin và paracetamol trong nhóm “thuốc giảm đau”:

Các mẫu “thuốc giảm đau” dùng để khảo sát bao gồm: Viên nang trị cảm cúm, nhứt đầu, sổ mũi CẢM XUYÊN HƯƠNG (GĐ1), Viên nang CẢM CÚM - HO YBA (GĐ2), Hoàn cứng PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG (GĐ3), Hoàn cứng TÊ THẤP PHONG HOÀN (GĐ4), Viên bao đường Phong Tê Thấp PV (GĐ5), Hoàn mềm chữa thấp khớp (GĐ6)

Kết quả định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (SKLM) không phát hiện aspirin và paracetamol trong 6 mẫu thuốc đông dược đã khảo sát. Tuy nhiên, khi thêm chất chuẩn paracetamol vào 3 mẫu GĐ1, GĐ2 và GĐ3, tiến hành xử lý mẫu và chiết hoạt chất theo kiểu “Chiết có định hướng”. Làm sạch cắn chiết và triển khai sắc ký lớp mỏng, kết quả cho thấy trên sắc ký đồ của các dung dịch mẫu thử có chứa paracetamol nêu trên đều cho vết rõ ràng khi soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254nm.

Để khẳng định chắc chắn có hay không có các hoạt chất aspirin và paracetamol trong các mẫu khảo sát, chúng tôi tiến hành định tính bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả cho thấy, các mẫu thuốc đông dược khảo sát không có chứa aspirin và paracetamol.

Để đánh giá quy trình đã xây dựng, chúng tôi thêm chất chuẩn paracetamol (khoảng 20mg paracetamol trong 1g mẫu thuốc) vào 3 mẫu GĐ1, GĐ2 và GĐ3 rồi tiến hành xử lý mẫu và chiết hoạt chất theo kiểu “Chiết có định hướng”. Làm sạch cắn chiết và triển khai sắc ký lỏng hiệu năng cao. Kết quả cho thấy, quy trình định lượng paracetamol bằng phương pháp HPLC trong các mẫu thêm chuẩn đạt được độ đúng cao với tỷ lệ thu hồi từ 96,06% đến 102,03%.

3.2.2. Tìm các chất ngụy tạo dexamthason, prednisolon, ibuprofen và diclofenac trong nhóm “thuốc trị bệnh khớp”:

Các mẫu “thuốc trị bệnh khớp” dùng để khảo sát bao gồm: Viên bao đường Phong Tê Thấp PV (BK1), Hoàn cứng PHONG TÊ THẤP BÀ GIẰNG (BK2), Hoàn cứng TÊ THẤP PHONG HOÀN (BK3), Hoàn cứng THẦN KINH TỌA THỐNG HOÀN (BK4), Hoàn cứng THẤP KHỚP HOÀN (BK5), Thuốc nước PHONG TÊ NHỨC KHỚP THỦY (BK6), Hoàn mềm chữa thấp khớp (BK7), Hoàn cứng PHONG THẤP HOÀN HỎA LONG (BK8), Hoàn cứng PHONG TÊ THẤP KHỚP HOÀN (BK9), Hoàn cứng PHONG TÊ ÔNG GIÀ CHỐNG GẬY (BK10), Thực phẩm chức năng VIÊN XƯƠNG KHỚP BÁCH NIÊN (BK12).

Kết quả định tính bằng phương pháp SKLM không phát hiện các hoạt chất dexamthason acetat, prednisolon, ibuprofen và diclofenac natri trong 12 mẫu thuốc được đã khảo sát. Tuy nhiên, khi thêm chất chuẩn dexamthason acetat vào 3 mẫu BK1, BK2 và BK3; và thêm chất chuẩn ibuprofen vào 3 mẫu BK3, BK4 và BK5 rồi tiến hành xử lý mẫu và chiết hoạt chất theo kiểu “Chiết có định hướng”. Làm sạch cắn chiết và triển khai sắc ký lớp mỏng theo các hệ dung môi triển khai cho dexamthason acetat và ibuprofen, kết quả cho thấy trên sắc ký đồ của các dung dịch mẫu thử có chứa dexamthason acetat và ibuprofen nêu trên đều cho vết rõ ràng khi dùng thuốc thử hiện màu tương ứng và soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365nm.

Để khẳng định chắc chắn có hay không có các hoạt chất dexamthason acetat, prednisolon, ibuprofen và diclofenac natri trong các mẫu, chúng tôi tiến hành định tính bằng phương pháp HPLC. Kết quả cho thấy, các mẫu thuốc đông dược khảo sát không có chứa các hoạt chất dexamthason acetat, prednisolon, ibuprofen và diclofenac natri.

Để đánh giá quy trình đã xây dựng, chúng tôi thêm chất chuẩn dexamthason acetat (khoảng 20mg dexamthason acetat trong 1g mẫu thuốc) vào 3 mẫu BK1, BK2 và BK3; và thêm chất chuẩn ibuprofen (khoảng 40mg ibuprofen trong 1g mẫu thuốc) vào 3 mẫu BK3, BK4 và BK5 rồi tiến hành xử lý mẫu và chiết hoạt chất theo kiểu “Chiết có định hướng”. Làm sạch cắn chiết và triển khai sắc ký lỏng hiệu năng cao. Kết quả cho thấy, quy trình định lượng dexamthason acetat bằng phương pháp HPLC trong các mẫu thêm chuẩn đạt được độ đúng cao với tỷ lệ thu hồi từ 94,69% đến 103,03%, tỷ lệ thu hồi trong quy trình định lượng ibuprofen bằng phương pháp HPLC là từ 97,01% đến 102,36%.

3.2.3. Tìm chất ngụy tạo dextromethorphan trong nhóm “thuốc ho”:

Các mẫu “thuốc ho” dùng để khảo sát được mô tả trong Bảng 1. Kết quả định tính bằng phương pháp SKLM và phương pháp HPLC không phát hiện dextromethorphan trong 4 mẫu thuốc đông dược đã khảo sát.



Bảng13. Các mẫu “thuốc ho” dùng để khảo sát

TT

Tên mẫu

Phương pháp định tính

SKLM

HPLC

1

Siro THUỐC HO BẢO THANH

Âm tính

Không phát hiện

2

Cao lỏng THUỐC HO P/H

Âm tính

Không phát hiện

3

Thuốc nước THUỐC HO TRẺ EM

Âm tính

Không phát hiện

4

Viên nang CẢM CÚM - HO YBA

Âm tính

Không phát hiện

3.2.4. Tìm Rhodamin B trong dược liệu Chi tử:

Các mẫu dược liệu Chi tử dùng để khảo sát được lấy tại các nhà thuốc Y học cổ truyền trên địa bàn Thành phố Huế. Kết quả định tính Rhodamin B trong các mẫu dược liệu Chi tử bằng phương pháp SKLM và định lượng bằng phương pháp HPLC) được nêu ở Bảng 2, các sắc ký đồ được minh họa ở Hình 1 và Hình 2. Kết quả cho thấy, trong số 7 mẫu dược liệu Chi tử khảo sát thì có 1 mẫu (có ký hiệu 09L144) có kết quả dương tính với rhodamin B với hàm lượng 30,5 μg/g (tính theo dược liệu khô), các mẫu Chi tử khác không có chứa rhodamin B.



Bảng 2. Kết quả định tính và định lượng rhodamin B trong các mẫu dược liệu Chi tử

TT

Tên mẫu

Ký hiệu mẫu

Độ ẩm (%)

Kết quả

Định tính

Định lượng

1

Chi tử

09L143

8,8

Âm tính

Không phát hiện

2

Chi tử

09L144

9,6

Dương tính

30,5 μg/g, tính theo dược liệu khô

3

Chi tử

09L146

10,3

Âm tính

Không phát hiện

4

Hắc chi tử

09L152

6,1

Âm tính

Không phát hiện

5

Chi tử

09L175

8,8

Âm tính

Không phát hiện

6

Chi tử

09L176

10,2

Âm tính

Không phát hiện

7

Chi tử

09G139

4,9

Âm tính

Không phát hiện






Hình 1. Sắc ký đồ của các mẫu trong phép định tính Rhodamin B bằng pp SKLM





Hình 2. Sắc ký đồ của mẫu 09L143 (không có Rhodamin B) và 09L144 (có Rhodamin B)

3.2.5. Tìm Rhodamin B trong thực phẩm (hạt dưa và ớt bột):

Chúng tôi tiến hành tìm Rhodamin B trong thực phẩm gồm 26 mẫu hạt dưa và 36 mẫu ớt bột được lấy tại các cơ sở sản xuất và tại các chợ trên địa bàn Thành phố Huế. Kết quả định tính Rhodamin B trong các mẫu thực phẩm bằng phương pháp SKLM và bằng phương pháp HPLC được nêu ở Bảng 3. Kết quả cho thấy, trong số 26 mẫu hạt dưa khảo sát thì có 13 mẫu (50%) có kết quả dương tính với rhodamin B và có 25 mẫu (69,4%) ớt bột trong số 36 mẫu khảo sát có kết quả dương tính với rhodamin B.



Bảng 3. Kết quả định tính rhodamin B trong thực phẩm

TT

Tên mẫu

Ký hiệu mẫu

Phương pháp định tính

SKLM

HPLC

1

Hạt dưa

10GTP068

Dương tính

Dương tính

2

Ớt bột

10GTP069

Dương tính

Dương tính

3

Ớt bột

10GTP070

Dương tính

Dương tính

4

Ớt bột

10GTP071

Dương tính

Dương tính

5

Ớt bột

10GTP072

Dương tính

Dương tính

6

Ớt bột

10GTP073

Âm tính

Không phát hiện

7

Hạt dưa TK

10GTP076

Dương tính

Dương tính

8

Hạt dưa

10GTP077

Dương tính

Dương tính

9

Hạt dưa

10GTP078

Âm tính

Không phát hiện

10

Ớt bột

10GTP079

Dương tính

Dương tính

11

Ớt bột

10GTP080

Dương tính

Dương tính

12

Ớt bột

10GTP081

Dương tính

Dương tính

13

Ớt bột

10GTP082

Dương tính

Dương tính

14

Ớt bột

10GTP083

Dương tính

Dương tính

15

Hạt dưa

10GTP087

Dương tính

Dương tính

16

Hạt dưa

10GTP088

Dương tính

Dương tính

17

Hạt dưa LT

10GTP089

Dương tính

Dương tính

18

Hạt dưa LT

10GTP092

Dương tính

Dương tính

19

Hạt dưa KP

10GTP093

Dương tính

Dương tính

20

Hạt dưa TK

10GTP099

Âm tính

Không phát hiện

21

Hạt dưa KP

10GTP100

Âm tính

Không phát hiện

22

Hạt dưa LT

10GTP101

Âm tính

Không phát hiện

23

Hạt dưa TK

10GTP104

Âm tính

Không phát hiện

24

Ớt bột (mịn)

10GTP105

Âm tính

Không phát hiện

25

Ớt bột (mịn)

10GTP106

Dương tính

Dương tính

26

Ớt bột (mịn)

10GTP107

Dương tính

Dương tính

27

Ớt bột (mịn)

10GTP108

Dương tính

Dương tính

28

Ớt bột (mịn)

10GTP109

Dương tính

Dương tính

29

Ớt bột (mịn)

10GTP110

Dương tính

Dương tính

30

Ớt bột (hạt)

10GTP111

Dương tính

Dương tính

31

Ớt bột (hạt)

10GTP112

Dương tính

Dương tính

32

Hạt dưa

10GTP113

Dương tính

Dương tính

33

Hạt dưa

10GTP114

Dương tính

Dương tính

34

Ớt bột (mịn)

10GTP115

Dương tính

Dương tính

35

Ớt bột (hạt 3 li)

10GTP116

Dương tính

Dương tính

36

Ớt bột (hạt 5 li)

10GTP117

Dương tính

Dương tính

37

Hạt dưa KP

10GTP118

Âm tính

Không phát hiện

38

Hạt dưa KL

10GTP123

Âm tính

Không phát hiện

39

Hạt dưa KP

10GTP124

Dương tính

Dương tính

40

Hạt dưa KP

10GTP132

Dương tính

Dương tính

41

Hạt dưa KP

10GTP134

Âm tính

Không phát hiện

42

Hạt dưa LT

10GTP135

Âm tính

Không phát hiện

43

Hạt dưa LT

10GTP136

Âm tính

Không phát hiện

44

Hạt dưa KP

10GTP137

Âm tính

Không phát hiện

45

Hạt dưa TK

10GTP138

Âm tính

Không phát hiện

46

Ớt bột (mịn)

10GTP139

Dương tính

Dương tính

47

Ớt bột (vừa)

10GTP140

Dương tính

Dương tính

48

Ớt bột (to)

10GTP141

Dương tính

Dương tính

49

Ớt bột màu

10GTP151

Âm tính

Không phát hiện

50

Ớt ly

10GTP152

Dương tính

Dương tính

51

Hạt dưa

10GTP169

Âm tính

Không phát hiện

52

Ớt bột to

10GTP173

Âm tính

Không phát hiện

53

Ớt bột

10GTP174

Âm tính

Không phát hiện

54

Ớt bột to

10GTP175

Dương tính

Dương tính

55

Ớt bột vừa

10GTP176

Dương tính

Dương tính

56

Ớt bột mịn

10GTP177

Âm tính

Không phát hiện

57

Ớt bột to

10GTP178

Âm tính

Không phát hiện

58

Ớt bột mịn

10GTP179

Âm tính

Không phát hiện

59

Ớt bột hạt to

10GTP180

Âm tính

Không phát hiện

60

Hạt dưa KP

10GTP190

Dương tính

Dương tính

61

Ớt ly

10GTP209

Âm tính

Không phát hiện

62

Ớt màu

10GTP210

Âm tính

Không phát hiện

4. Kết luận:

Đã thành công trong nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện các chất ngụy tạo trong thuốc đông dược và thực phẩm gồm: nhận diện mẫu, định hướng theo lý thuyết, bằng các phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng; xây dựng quy trình xử lý mẫu và chiết xuất các chất ngụy tạo trong thuốc đông dược bằng các dung môi hữu cơ thích hợp; xây dựng quy trình định tính bằng các phương pháp sắc ký lớp mỏng, đo điểm chảy, đo phổ hồng ngoại, đo phổ tử ngoại và sắc ký lỏng hiệu năng cao; xây dựng quy trình định lượng bằng các phương pháp sắc ký lớp mỏng (bán định lượng), quang phổ tự ngoại khả kiến và sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Đã áp dụng thành công quy trình xây dựng được để phát hiện một số chất ngụy tạo trong một số thuốc đông dược khảo sát như thuốc giảm đau, thuốc trị bệnh khớp, thuốc ho và một số mẫu thêm chuẩn. Với quy trình phát hiện, định tính và định lượng rhodamin B đã xây dựng được, chúng tôi đã áp dụng thành công để định tính và định lượng rhodamin B trong 7 mẫu dược liệu Chi tử và 62 mẫu thực phẩm (gồm 26 mẫu hạt dưa và 36 mẫu ớt bột).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam (xuất bản lần thứ ba), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[2]. The Department of Health of Great Britain (2005), British Pharmacopoeia 2005, The Stationery Office, London, England.

[3]. The United States Pharmacopeial Convention (2007), The United States Pharmacopeia (Thirtieth Revision), Port City Press, Baltimore, USA.

[4]. Chinese Pharmacopoeia Commission (2005), Pharmacopoeia of The People’s Republic of China (2005), People’s Medical Publishing House, Beijing, China.

[5]. The Pharmaceutical Society of Great Britain (1986), Clarke’s Isolation and Identification of Drugs (Second Edition), The Pharmaceutical Press, London, England.






Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 197.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương