Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỠng ở trẻ em dưỚI 5 tuổi tại huyện a lưỚi năM 2009



tải về 142.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích142.44 Kb.
#36611
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM

DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN A LƯỚI NĂM 2009

Lê Quang Phú, Hồ Đàm Giang, Mai Thị Sữa, Thân Nguyên Tám, Hồ Thị Huệ

Trung tâm Y tế A Lưới, Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Trong những năm qua nhờ những tiến bộ kinh tế, văn hoá, xã hội và các can thiệp về y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dư­ới 5 tuổi ở huyện A Lưới đang có những chuyển biến tích cực. Trên toàn huyện, theo cân nặng tỷ lệ thiếu dinh dưỡng độ 1 là 25,9%, độ 2 là 13,2%, theo chiều cao thiếu dinh dưỡng độ 1 là 27,1%, độ 2 là 16,3%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng ở dân tộc Tà Ôi (44,0%). Dân tộc Katu có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chiều cao chiếm 47,1% dân tộc PaCô (42,7%), Tà Ôi (44,8%). Dân tộc Kinh có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng (10,0%) và theo chiều cao (23,3%) thấp nhất; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các bà mẹ mù chữ theo cân nặng (44,8%), theo chiều cao (48,0%);Các bà mẹ có trình độ cao đẳng, đại học có tỷ lệ SDD theo cân nặng (23,5%) và theo chiều cao (35,3%). Tỷ lệ SDD trẻ em ở nhóm bà mẹ có 1 con là thấp nhất, theo cân nặng (35,6%), theo chiều cao (41,3%; Có một con và hai con là 41,6% và 46,2%. Có trên 2 con là 40,5% và 41,6%. Tỷ lệ SDD ở nhóm bà mẹ vẫn lao động như bình thường lúc mang thai là 39,8% theo cân nặng và 43,2% theo chiều cao. Bà mẹ lao động nhẹ hơn và bình thường là 39,0% và 43,9%, nghỉ ngơi chủ yếu là 37,0% và 41,7%. Tỷ lệ cho con bú mẹ trong 30 phút đầu tiên là 77,6%; Cho con bú mẹ hoàn toàn ở 4-6 tháng là 50,2%; trên 6 tháng là 30,9%; Thời gian cai sữa mẹ từ 18-24 tháng là 62,5%.

SITUATION OF MALNUTRITION AMONG CHILDREN UNDER 5 YEARS OF AGE IN A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE 2009

By Le Quang Phu and collaborators in Health Centre in A Luoi District.



SUMMARY:

In recent years by the economic progress, cultural, social and health interventions, the proportion of malnutrition among children under 5 years of age in A Lưới district are changing positively. The weight for age deficiency rate of level 1 is 25.9% and the second is 13.2%, the hight for age deficiency rate of level 1 is 27.1%, level 2 is 16.3%. The chid underweight rate of Ta Oi ethnic groups is the highest (44.0%). In Katu ethnic, stunted rate in children is 47.1%, Paco is 42.7%, Ta Oi is 44.8%. Kinh ethnic rate of malnutrition in children is the lowest (underweight is 10.0% and stunted is 23.3%). As with other health indicators, child malnutrition sharply declines with increases in the level of the mother's education: the rate of malnutrition among illiterate mothers: weight for age is 44.8%, height for age is 48.0%. In the group of mothers who have a college, university degree, the underweight rate is 23.5%, and stunted rate is 35.3%. The rate of malnutrion children in the group of mothers had a child is the lowest, underweight is 35.6%, and stunt is 41.3%. In the group of mother had two sons, these rates are 41.6%, and 46.2%. More than two children is 40.5% and 41.6%. In the group mothers pregnancy still working as normal, child underweight is 39.8%, and stunt is 43.2%. Mothers worked lighter is 39.0% and 43.9%, rest mainly 37.0% and 41.7%. The rate of breastfeeding in the first 30 minutes was 77.6%. The rate of breastfeeding fully in 4-6 months is 50.2% and> 6 months is 30.9%. The rate of weaning time from 18-24 months is 62.5%.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Suy dinh dưỡng protein năng lượng là vấn đề sức khoẻ cấp thiết ở trẻ em, đặt biệt là tại các nước chậm phát triển, suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 150 triệu trẻ em suy dinh dưỡng tại các nước đang phát triển, trong đó gần 20 triệu trẻ em thuộc các nước khu vực Đông Nam Á, suy dinh dưỡng có liên quan từ trên 45% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

A Lưới là một huyện miền núi phía tây của Tỉnh TT Huế, Tổng dân số: 42.860 người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.000.000đ/năm. Dân tộc thiểu số chiếm đa số trên 80%, chủ yếu là dân tộc PaKô chiếm 45%, dân tộc Tà ôi chiếm 25%, dân tộc Cà tu 10%, dân tộc kinh chiếm 15%, Pahy chiếm 5%. Trẻ em dưới 5 tuổi là 4150 em. Với mức thu nhập thấp, người dân tộc thiểu số chiếm đa số, trình độ văn hoá còn hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng protein năng lượng ở huyện A Lưới phải chăng là một thực trạng đáng báo động. Tuy nhiên trong thời gian qua, chưa có một nghiên cứu nào khảo sát tỷ lệ suy dinh dưỡng protein năng lượng ở huyện A Lưới.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tại huyện A Lưới năm 2009" với các mục tiêu sau:



- Kiến thức, thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại huyện A Lưới.

- Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện A Lưới năm 2009.

- Mô tả một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng của trẻ em tại huyện A Lưới.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu


- Số trẻ em  60 tháng tại 10 xã điều tra (tuổi được xác định theo số liệu được cung cấp tại Trạm Y tế xã).

- Số bà mẹ đang nuôi con  60 tháng của số trẻ nêu trên.


2.2.Thiết kế nghiên cứu:


Theo phương pháp nghiên cứu điều tra ngang.

2.3. Phương pháp chọn mẫu:


- Chọn 10 xã trên 21 xã theo bốc thăm ngẫu nhiên.

- Khảo sát về kiến thức và thực hành dưỡng của bà mẹ có trẻ em dưới 5 tuổi của 10 xã bà mẹ. Chúng tôi đã khảo sát được 865 bà mẹ.



- Chọn số trẻ em < 5 tuổi của 10/21 xã, thị trấn khoảng 1200 trẻ. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ khảo sát tương ứng 1 bà mẹ và 1 người con nhỏ tuổi nhất. Do vậy, chúng tôi cũng khảo sát 865 trẻ.

2.4.Xử lý số liệu:


Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học dựa theo Excel 2003 và chương trình SPSS 16.0 (Statistical Package for Social Sciences).

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kiến thức và thực hành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ ở A Lưới

3.1.1.Hiểu biết về thời gian bú mẹ sau khi sinh

Bảng 3.1. Hiểu biết về thời gian bú mẹ sau khi sinh


Hiểu biết của mẹ về thời gian bú mẹ sau khi sinh

n

Tỷ lệ %

30 phút đầu tiên

671

77,6

30 phút -24 giờ

155

17,9

Sau 1 ngày

33

3,8

Không cho bú sữa mẹ

1

0,1

Bú nhờ người khác

5

0,6

Tổng cộng

865

100,0

Bàn luận: Tỷ lệ cho con bú mẹ trong 30 phút đầu tiên rất cao (77,6%). Tuy nhiên, vẫn còn có đến 17,5% các bà mẹ cho con bú sau 30 phút sau sinh.

3.1.2.Hiểu biết về thời gian bú mẹ hoàn toàn

Bảng 3.2. Hiểu biết về thời gian bú mẹ hoàn toàn


Hiểu biết của mẹ về thời gian bú mẹ hoàn toàn

n

Tỷ lệ %

< 4 tháng

164

19,0

4 - 6 tháng

434

50,2

> 6 tháng

267

30,9

Tổng cộng

865

100,0

Bàn luận: Chủ yếu cho con bú mẹ hoàn toàn ở 4-6 tháng (50,2%) và > 6 tháng (30,9%). Các bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong thời gian <4 tháng vẫn còn rất cao (19,0%).

3.1.3.Hiểu biết về thời gian cai sữa mẹ

Bảng 3.3. Hiểu biết về thời gian cai sữa mẹ


Hiểu biết của mẹ về thời gian cai sữa mẹ

n

Tỷ lệ %

< 12 tháng

139

16,1

12 – 17 tháng

142

16,4

18 – 24 tháng

541

62,5

Khác

43

5,0

Tổng cộng

865

100,0

Bàn luận: Thời gian cai sữa mẹ từ 18-24 tháng chiếm đa số (62,5%). Tuy nhiên tỷ lệ cho con cai sữa mẹ < 12 tháng chiếm tới 16,1%. Phần lớn người dân cho rằng nên cai sữa sớm để cho con ăn hoàn toàn sẽ giúp đứa trẻ cứng cáp hơn. Điều này cần phải cải thiện rất nhiều trong thời gian tới.

3.2.Tỷ lệ SDD của trẻ em < 5 tuổi cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi.


Bảng 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi ở huyện A Lưới

Xếp loại SDD

Phân loại



Bình thường

Thiếu dinh dưỡng độ 1

Thiếu dinh dưỡng độ 2

Tổng cộng

Cân nặng theo tuổi

n

527

224

114

865

%

60,9%

25,9%

13,2%

100,0%

Chiều cao theo tuổi

n

490

234

141

865

%

56,6%

27,1%

16,3%

100,0%

-Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng theo cân nặng ở A Lưới rất cao. Thiếu dinh dưỡng độ 1 là 25,9%, độ 2 là 13,2%. Tỷ lệ này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với kết quả của tác giả Đinh Đạo (36,7%) khi nghiên cứu trên 406 trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam năm 2009 (p>0,05) [3]. Tỷ lệ này cao hơn (p<0,05) so với tỷ lệ SDD thể thiếu cân của trẻ dưới 5 tuổi ở xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị năm 2003 (29,2%) [4].

Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chiều cao ở A Lưới cũng rất cao. Thiếu dinh dưỡng độ 1 là 27,1%, độ 2 là 16,3%. Chiều cao là thước đo về tiền sử của trẻ và thường xãy ra ở các quần thể cư dân thiếu ăn kéo dài gây nên SDD mãn tính [4] Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở huyện A Lưới là 43,4%. Theo WHO [2] là một tỷ lệ rất cao. Điều này phù hợp với tình trạng thiếu ăn ở huyện vẫn còn cao.


3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ ở các bà mẹ có con 5 tuổi.

3.3.1 Mối liên quan giữa dân tộc và mức độ suy dinh dưỡng


Bảng 3.5. Mối liên quan giữa dân tộc và mức độ suy dinh dưỡng

Mức độ suy dinh dưỡng

Dân tộc


Theo cân nặng

Theo chiều cao

Bình thường

Thấp cân

Bình thường

Còi cọc

Kinh

n

27

3

23

7

%

90,0%

10,0%

76,7%

23,3%

Katu

n

99

58

83

74

%

63,1%

36,9%

52,9%

47,1%

Pa Cô

n

242

151

225

168

%

61,6%

38,4%

57,3%

42,7%

Tà Ôi

n

155

122

153

124

%

56,0%

44,0%

55,2%

44,8%

Khác

n

4

4

6

2

%

50,0%

50,0%

75,0%

25,0%

Bàn luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng ở dân tộc Tà Ôi (44,0%). Dân tộc Katu có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chiều cao chiếm tới 47,1% nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với các dân tộc PaCô (42,7%), Tà Ôi (44,8%). Dân tộc Kinh có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng (10,0%) và theo chiều cao (23,3%) thấp nhất. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

3.3.2.Mối liên quan giữa trình độ văn hóa mẹ và mức độ suy dinh dưỡng


Bảng 3.6. Mối liên quan giữa trình độ văn hóa mẹ và mức độ suy dinh dưỡng

Mức độ suy dinh dưỡng

Trình độ văn hóa mẹ



Theo cân nặng

Theo chiều cao

Bình thường

Thấp cân

Bình thường

Còi cọc

Mù chữ

n

123

100

116

107

%

55,2%

44,8%

52,0%

48,0%

Cấp I

n

174

131

178

127

%

57,0%

43,0%

58,4%

41,6%

Cấp II

n

149

76

127

98

%

66,2%

33,8%

56,4%

43,6%

Cấp III

n

68

27

58

37

%

71,6%

28,4%

61,1%

38,9%

Cao đẳng, ĐH

n

13

4

11

6

%

76,5%

23,5%

64,7%

35,3%

Bàn luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm dần theo trình độ văn hoá của bà mẹ cả theo cân nặng lẫn theo chiều cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các bà mẹ mù chữ theo cân nặng (44,8%), theo chiều cao (48,0%). Các bà mẹ có trình độ cao đẳng, đại học có tỷ lệ SDD theo cân nặng (23,5%) và theo chiều cao (35,3%) thấp hơn nhóm mù chữ có ý nghĩa thông kê (p<0,05).

3.3.3.Mối liên quan giữa số con trong gia đình và mức độ suy dinh dưỡng


Bảng 3.7. Mối liên quan giữa số con trong gia đình và mức độ suy dinh dưỡng

Mức độ suy dinh dưỡng

Số con


Theo cân nặng

Theo chiều cao

Bình thường

Thấp cân

Bình thường

Còi cọc

1

n

212

117

193

136

%

64,4%

35,6%

58,7%

41,3%

2

n

202

144

186

160

%

58,4%

41,6%

53,8%

46,2%

≥ 3

n

113

77

111

79

%

59,5%

40,5%

58,4%

41,6%

Bàn luận: Tỷ lệ SDD ở nhóm bà mẹ có 1 con là thấp nhất theo cân nặng (35,6%) cũng như theo chiều cao (41,3%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sự khác biệt giữa tỷ lệ SDD giữa các nhóm bà mẹ có 1, 2 và 3 hoặc nhiều con hơn không có sự khác biệt nào có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

3.3.4.Mối liên quan giữa chế độ lao động của bà mẹ lúc mang thai và mức độ suy dinh dưỡng


Bảng 3.8. Mối liên quan giữa chế độ lao động của bà mẹ lúc mang thai và mức độ suy dinh dưỡng

Mức độ suy dinh dưỡng
Chế độ lao động

Theo cân nặng

Theo chiều cao

Bình thường

Thấp cân

Bình thường

Còi cọc

Như trước kia

n

198

131

187

142

%

60,2%

39,8%

56,8%

43,2%

Nhẹ

n

261

167

240

188

%

61,0%

39,0%

56,1%

43,9%

Chủ yếu là nghỉ ngơi

n

68

40

63

45

%

63,0%

37,0%

58,3%

41,7%

Bàn luận: Ở các bà mẹ chủ yếu là nghĩ ngơi trong thời gian mang thai có tỷ trẻ em SDD theo cân nặng lẫn theo chiều cao đều thấp hơn so với các bà mẹ có chế độ lao động nhẹ hoặc như trước kia. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều đáng lưu ý là các bà mẹ vẫn lao động như trước khi mang thai có tới 329 người (38,0%).

4.KẾT LUẬN

4.1. Kiến thức và thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ

-Tỷ lệ cho con bú mẹ trong 30 phút đầu tiên là 77,6%. 17,5% các bà mẹ cho con bú sau 30 phút sau sinh.

-Cho con bú mẹ hoàn toàn ở 4-6 tháng (50,2%) và > 6 tháng (30,9%). Các bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn trong thời gian <4 tháng (19,0%).

-Thời gian cai sữa mẹ từ 18-24 tháng chiếm đa số (62,5%). Tỷ lệ cho con cai sữa mẹ < 12 tháng chiếm 16,1%.



4.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi ở huyện A Lưới:

-Theo cân nặng: Bình thường là 60,9%, thiếu dinh dưỡng độ 1 là 25,9%, độ 2 là 13,2%.

-Theo chiều cao: Bình thường là 56,6%, thiếu dinh dưỡng độ 1 là 27,1%, độ 2 là 16,3%.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở các bà mẹ có con < 5 tuổi:

-Dân tộc: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng ở dân tộc Tà Ôi (44,0%). Dân tộc Katu có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo chiều cao chiếm 47,1%, dân tộc PaCô (42,7%), Tà Ôi (44,8%). Dân tộc Kinh có tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng (10,0%) và theo chiều cao (23,3%) thấp nhất.

-Trình độ văn hoá mẹ: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các bà mẹ mù chữ theo cân nặng (44,8%), theo chiều cao (48,0%). Các bà mẹ có trình độ cao đẳng, đại học có tỷ lệ SDD theo cân nặng (23,5%) và theo chiều cao (35,3%).

-Số con trong gia đình: Tỷ lệ SDD ở nhóm bà mẹ có 1 con là thấp nhất theo cân nặng (35,6%) cũng như theo chiều cao (41,3%). Có hai con là 41,6% và 46,2%. Có nhiều hơn 2 con là 40,5% và 41,6%.



-Chế độ lao động của bà mẹ lúc mang thai: Tỷ lệ SDD ở nhóm bà mẹ vẫn lao động như bình thường lúc mang thai là 39,8% theo cân nặng và 43,2% theo chiều cao. Bà mẹ lao động nhẹ hơn là 39,0% và 43,9%, nghỉ ngơi chủ yếu là 37,0% và 41,7%.

5.KIẾN NGHỊ

- Nhà nước cần có chính sách và giải pháp đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, sản lượng, hạ giá thành. Chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm phù hợp với từng vùng sinh thái.


- Thúc đẩy xoá đói giảm nghèo Lồng ghép mục tiêu dinh dưỡng với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

- Cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu cho công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Khôi phục và nâng cao chất lượng hệ thống nhà trẻ mẫu giáo ở khu vực nông thôn. Nâng cấp các trạm y tế ở các xã khó khăn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y Tế (2009), “Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em”.

  2. Bộ Y Tế, Viện Dinh Dưỡng (1998), “Hướng dẫn đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr13-72.

  3. Đinh Đạo (2009), “Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam năm 2009”, Tạp chí Y học thực hành.

  4. Đinh Thanh Huề (2004), “Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị năm 2003”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XIV, số 4(68), tr70-74.

  5. Lê Thị Hợp (2009), “Tổng quan về suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam”, Tham luận tại Hội nghị Dinh dưỡng toàn quốc năm 2009.

  6. Lê Thị Hợp, Nguyễn Thị Lạng và CS (2002),Tình hình phát triển thể lực của những trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi trong năm thứ hai –Nghiên cứu theo chiều dọc tại Hà Nội”, Viện Dinh Dưỡng Việt Nam.



Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 142.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương