Nghiên cứu tỷ LỆ nhiễm giun đƯỜng ruộT Ở phụ NỮ tuổi từ 15 ĐẾN 49 Ở TỈnh thừa thiên huế Hoàng Văn Hội, Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc và cs



tải về 105 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích105 Kb.
#28211


NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở PHỤ NỮ

TUỔI TỪ 15 ĐẾN 49 Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Hoàng Văn Hội, Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc và cs.

Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thừa Thiên Huế
Tóm tắt

Qua nghiên cứu 1061 đối tượng phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 49 tại các huyện ngoại vi thành phố Huế, chúng tôi sơ bộ có nhận xét sau:

- Tỷ lệ nhiễm giun móc cao ở phụ nữ độ tuổi 21-30 khu vực miền núi, chiếm tỷ lệ 59,35%; trong lúc đó tỷ lệ này thấp ở khu vực trung du ven biển (17,24%) và đồng bằng (35,29%).

- Tỷ lệ nhiễm giun móc cao ở khu vực miền núi hơn khu vực đồng bằng và trung du ven biển

- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở khu vực miền núi (15,81% )thấp hơn khu vực đồng bằng (16,34%) và trung du ven biển(22,06%).

- Tỷ lệ nhiễm giun tóc thấp ở tất cả các độ tuổi và không có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng miền
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là mäüt nước nằm trong vùng nhiệt đới và là nước đang phát triển. Điều kiện tự nhiên, xã hội, tập quán ăn uống sinh hoạt thuận lợi cho sự phát triển và lưu hành bệnh giun sán. Qua điều tra của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng khu vực miền Trung-Tây nguyên và Trung ương, tình hình nhiểm giun đũa chiếm tỷ lệ 70-95% dân số cả nước; giun tóc chiếm 30-60%; giun móc chiếm 40-70%. Riêng nhiễm sán, theo thông báo thời gian gần đây của Cục Y tế dự phòng Việt Nam bệnh sán lá gan có chiều hướng gia tăng phân bố tại 45/64 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc đặc biệt là khu vực Miền trung-Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng ráút cao.

Xuất phát từ thực trạng đó, việc điều tra, nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán của cộng đồng ở Thừa Thiên Huế là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, Trung tâm Phòng chống sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai âiãöu tra tçnh hçnh nhiãùm giun, sán năm 2007 tại mäüt säú âån vë cuía tỉnh åí âäúi tæåüng phuû næî trong âäü tuäøi tæì 15 âãún 49 nhàòm coï biãûn phaïp âiãöu trë këp thåìi, giảm nhẹ hậu quả do giun sán gây ra. Mục tiêu của đề tài đó là:

1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun åí âäúi tæåüng phuû næî trong âäü tuäøi tæì 15 âãún 49 tại Thừa Thiên Huế.

2. Tìm sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm giun đường ruột với các vùng, miền ngoại vi Thành phố Huế.

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Nhiều công trình nghiên cứu điều tra tình hình nhiễm giun, sán ở Việt Nam đã được tiến hành từ lâu. Qua các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm giun sán là rất cao. Theo thống kê năm 2005, ước tính cả nước nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun móc khoảng 40 triệu người, giun tóc 40 triệu người ngoài ra còn nhiễm các loại giun sán khác.

Các bệnh giun sán đã và đang gây tác hại rộng lớn trong nhân dân, làm chậm sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng như thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ có thai, cũng như khả năng lao động. Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như sinh non, áp xe phổi, não thậm chí viêm não màng não do giun.

Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột tập trung chiếm tỷ lệ cao ở các vùng cư dân nghèo, vùng xa nơi có tập quán ăn, uống, sinh hoạt, vệ sinh kém.



3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ có độ tuổi từ 15 đến 49 ở vùng ngoại vi thành phố được phân chia thành 3 khu vùng miền: miền núi, đồng bằng và trung du ven biển.



3.2. Đối tượng loại trừ

- Phụ nữ mới sinh trong vòng 12 tháng.

- Phụ nữ đã dùng thuốc tẩy giun trong vòng 3 tháng gần đây.

- Đang mắc các bệnh cấp tính.



3.3. Thời gian: tháng 4/2006 đến tháng 10/2007.

3.4. Địa điểm: Huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mỗi huyện tiến hành điều tra một đến hai xã với đặc điểm : đông dân cư, kinh tế trung bình, tập quán sinh hoạt, vệ sinh phòng bệnh đặc trưng cho huyện và vùng.

- Phân chia vùng dựa trên cơ sở địa lý, tương đồng trong sinh hoạt và điều kiện sống, cụ thể có 3 khu vực đó là:

- Miền núi: Nam Đông và A Lưới.

- Đồng bằng: Hương Thuỷ và Hương Trà.

- Trung du và ven biển: Phú Lộc và Phong Điền.



3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Chọn điểm điều tra : Các điểm điều tra giun sán được chọn theo khu vực, theo cảnh quan gồm các xã:

- Miền núi: Hương Hữu, Hương Sơn của Nam Đông; Hồng Trung và Thị trấn A Lưới của A Lưới.

- Đồng bằng: Thuỷ Lương của Hương Thuỷ; Hương Văn của Hương Trà

- Trung du miền núi và ven biển: Lộc Trì, Lộc Hoà của Phú Lộc; Phong Hoà của Phong Điền.



3.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu : Ở mỗi điểm điều tra, thu thập mẫu phân đối tượng theo từng độ tuổi. Làm xét nghiệm mẫu bằng phương pháp KATO (là phương pháp tập trung trứng bằng cách tăng số lượng phân).

* Các bước tiến hành:

- Dùng que tre lấy khoảng 60-70mg phân(bằng hạt đậu đen) cho lên phiến kính.

- Đậy mãnh Cellophane đã được ngâm trong dung dịch có malachite lên trên.

- Dùng nút cao su ấn dàn đều ra đến rìa của mãnh cellophane, để tiêu bản khô.

- Xét nghiệm dưới kính hiển vi vật kính 10, thị kính 10.



3.5.3. Các chỉ số đánh giá :

- Tỷ lệ nhiễm giun chung theo từng độ tuổi.

- Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo từng độ tuổi và từng vùng miền

- Tỷ lệ nhiễm nhiều loại giun theo từng vùng miền



3.5.4. Phương pháp chọn mẫu :

- Chọn ngẫu nhiên các đối tượng là phụ nữ từ 15-49 tuổi tại các xã điều tra

- Thu thập số mẫu, phân chia theo từng độ tuổi, mô tả cắt ngang

3.5.5. Xử lý số liệu : Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học và chương trình phần mềm EPI-InFO 6.04.

- So sánh kết quả thu được, Dùng phương pháp so sánh 2 tỷ lệ bằng nghiệm pháp Z để xác minh độ tin cây và ý nghĩa thống kê.

Z= | P1- P2| / [ P0(1-p0)(1/n1 + 1/n2)]½

P0 = (Số lượng 1 + số lượng2)/ (n1 + n2 )

P1 = Số lượng 1 / n1

P2= Số lượng 2 / n2

+ Khi Z > 2,56 tức p < 0,01

+ Khi Z< 2,56 tức p> 0,05

+ Khi 1,96 ≤ Z ≥ 2,56 tức p< 0,05

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


Bảng 4.1 Phân bố số lượng mẫu và từng độ tuổi ở các vùng miền

Tuổi

Vùng

15-20

21-30

31-40

41-49

n=218

n=284

n=308

n=251

Miền núi

100

187

114

86

Đồng bằng

69

68

121

103

Trung du ven biển


39

 


29

 


73

 


62

 





> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: Số lượng mẫu nghiên cứu giữa các vùng miền tương đương nhau, sự khác biệt số lượng mẫu với các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê ( p> 0,05)

Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm giun chung theo từng độ tuổi

Tuổi

Số mẫu

15-20

n=218

21-30

n=284

31-40

n=308

41- 49

n=251

Tổngn=1061


p


Giun đũa (1)

26

45

61

51

183




Tỷ lệ

11,92

15,84

19,80

20,31

17,25

 p1,2 <0,05


Giun móc(2)

73

140

93

107

413

 

Tỷ lệ

33,48

49,29

30,19

42,63

38,92

 p2,3 <0,05

Giun tóc(3)

21

24

32

26

103

 

Tỷ lệ

9,63

8,45

10,39

10,36

9,71

 p1,3 >0,05

Tổng

120

209

186

184

699

 

p

> 0,05  

Nhận xét:

- Trong 3 loại giun đường ruột, số người nhiễm giun móc chiếm tỷ lệ cao nhất 38,92% so với giun đũa 17,25% và giun tóc 9,71%. Sự khác biệt giữa nhiễm giun móc và giun đũa, giun tóc mang ý nghĩa thống kê p<0,05.

- Tỷ lệ nhiễm giun móc cao nhất ở độ tuổi 21-30 chiếm 49,29%. Đây là điều cần đặc biệt quan tâm bởi lẽ độ tuổi kết hôn và sinh con đầu lòng nhiều nhất ở người Việt Nam nói chung và Huế nói riêng( theo thống kê của UBDSGĐ và TE 2006).

- Việc can thiệp bằng thuốc tẩy giun cần được quan tâm ở đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng phát triển của thai nhi và trẻ em.




Bảng 4.3.Tỷ lệ phần trăm nhiễm giun theo tuổi của từng vùng

4.3.1 Giun đũa
















Tuổi

Vùng

15-20

21-30

31-40

41-49

Tổng tỷ

Tỷ lệ %

p

n=218

n=284

n=308

n=251

1061




>0,05




Miền núi

11,00

18,70

8,77

24,41

77/487

15,81

Đồng bằng

14,49

8,82

19,01

19,41

59/361

16,34

Trung du

ven biển


12,82

13,79

38,35

16,13

47/213

22,06

 

 

 

 

 

 

p

 > 0,05

< 0,05 

< 0,05 

> 0,05 

 




 

Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun đũa cao độ tuổi 31-40 ở khu vực trung du ven biển (38,35%), nhưng ngược lại tỷ lệ này cao ở độ tuổi 41-49 trong khu vực miền núi (24,41%), độ tin cậy mang ý nghĩa thống kê. Khu vực đồng bằng thì tỷ lệ nhiễm giun đũa là thấp nhất. Trong lúc đó ở một số nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm giun đũa tất cả các độ tuổi và giới thì khu vực miền núi là cao nhất.



4.3.2 Giun móc



















Tuổi

Vùng

15-20

21-30

31-40

41-49

Tổng tỷ

%

p

n=218

n=284

n=308

n=251

1061







Miền núi

57,00

59,35

46,49

52,32

266/487

54,62

 

 < 0,05


 

 


Đồng bằng

14,49

35,29

41,32

40,77

126/361

34,90

Trung du

ven biển


15,38

 


17,24

 


41,09

 


32,25

 


61/213

 


28,63

 


p

 < 0,05

< 0,05 

>0,05 

>0,05 

 

 

 

Nhận xét:

Tình trạng nhiễm giun móc cao ở khu vực miền núi trong tất cả các độ tuổi, nhưng đặc biệt cao nhất là độ tuổi 21-30(59,35) và độ tuổi 15-20(57%); độ tin cậy mang ý nghĩa thống kê( p<0,05). Tỷ lệ này thấp ở khu vực trung du ven biển; Đây là một điều khá lạ so với các nghiên cứu khác và vùng dịch tễ. Điều này có thể lý giải bởi đời sống kinh tế vùng đồng bằng và trung du ven biển đã khá hơn trước đây nhiều, bên cạnh đó các loại hình dịch vụ y tế đã tiếp cận sâu hơn vào người dân, hơn nữa trình độ đân trí cũng như kiến thức y học của 2 vùng trên đã được cải thiện nhiều so với miền núi. Nói tóm lại tình trạng nhiễm giun móc ở 2 độ tuổi 15-20 và 21-30 cần được đặc biệt quan tâm không những trên phương diện dịch tễ mà ngay cả trên phương diện lâm sàng, sự đầu tư kinh phí điều tra, điều trị là tối cần thiết.



4.3.3 Giun tóc



















Tuổi

Vùng

15-20

21-30

31-40

41-49

Tổng tỷ

%

p

n=218

n=284

n=308

n=251

 

 

 

 


Miền núi

10,00

8,02

8,77

10,46

44/487

9,03

Đồng bằng

13,24

1,47

12,39

11,65

40/361

11,08

 > 0,05

 

 



Trung du

ven biển


5,28

6,89

9,58

8,06

16/213

7,51

 

 

 

 

 

 

p

> 0,05

Nhận xét:

Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở các vùng miền và giữa các độ tuổi không có sự khác biệt đáng kể, không mang ý nghĩa thống kê và tỷ lệ này là thấp nhất trong 3 loại giun được nghiên cứu.



5. KẾT LUẬN

Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột (đũa, móc, tóc) trong cộng đồng cho đến nay vẫn còn cao ở tất cả các độ tuổi và giới. Tuy nhiên bóc tách chỉ tính riêng với đối tượng phụ nữ 15-49 chúng ta càng thấy bộc lộ rõ hơn ở điểm: độ tuổi nhiễm giun móc cao nhất vẫn là 21-30 và 31-40 ở cả 3 vùng miền mà đặc biệt hơn cả là khu vực miền núi. Đây là vấn đề mà cả những nhà lâm sàng và dịch tễ cần ngồi lại bàn bạt kỷ lưỡng nhằm đưa ra giải pháp hợp lý nâng cao chất lượng sống của đối tượng người mẹ trong độ tuổi sinh đẻ cũng như trẻ em sau sinh.



6. KIẾN NGHỊ

Qua công tác điều tra phân lấy mẫu xét nghiệm và kết quả đã phân tích ở trên. Chúng tôi xin có một vài kiến nghị sau:

- Cần có sự đầu tư kinh phí thích hợp trong công tác điều tra để thẩm định lại kết quả trên với một số lượng mẫu lớn hơn trong cộng đồng và nhiều địa phương.

- Cần đầu tư kinh phí mua thuốc tẩy giun cho đối tượng này nhằm góp phần tránh hoặc hạn chế tỷ lệ tai biến sản khoa cũng như giúp cho sự phát triển thai nhi tốt, làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tăng cường vận động nhân dân có thói quen tốt trong khâu vệ sinh ăn uống, ý thức bảo vệ sức khoẻ và thường xuyên tiếp cận các dịch vụ y tế để can thiệp kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Quang Ánh và cọng sự (2005),”Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường ruột trong cộng đồng dân cư tại một số xã thuộc huyện Nghĩa hành tỉnh Quảng Ngãi”, Y học thực hành, số 524/2005, tr51-53.

2. Trần Xuân Mai(1982), “ Ký sinh trùng y học”. NXB Y học Đà Nẵng 1998, tr.117-160.

3. Bộ Y tế (1998), Đặc điểm dịch tể, bệnh học, điều trị và kỹ thuật chẩn đoán trong phòng chống một số bệnh giun sán, tài liệu tập huấn, Hà Nội-1998.

4. Lê Thị Tuyết (2006),” Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở sinh viên khối Y1 năm học 2005 tại Đại học Y Thái Bình”. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng, ISN0868-3735 số 3 năm 2006. Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương. Tr81-88.




Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 105 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương