Nghiên cứU Ảnh hưỞng của sử DỤng thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ VÀ cacbamat lên sức khoẻ NÔng dân trồng lúA Ở TỈnh thừa thiên huế



tải về 88.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích88.36 Kb.
#23321
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT LÂN HỮU CƠ VÀ CACBAMAT LÊN SỨC KHOẺ NÔNG DÂN TRỒNG LÚA Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trần Bình Thắng1 Võ Văn Thắng2 Hoàng Trọng Sĩ 2



Bùi Thức Thắng2, Nguyễn Nhật Châu3, Phan Văn Anh4, Phan Trung Thuấn5

1Trung Tâm hợp tác QT về NCSKCĐ, ĐH Y Dược Huế

2Khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược Huế

3Trung Tâm Y Tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai

4Trung tâm Sức Khỏe nghề nghiệp Tỉnh Đồng Nai

5Trường Cao Đẳng Y Tế Cần Thơ

Abstract

Introduction: Organophosphates and carbamates are two common types of pesticides in Vietnam. Prolonged exposure to pesticides can affect on the health of farmers. Objective: To describe the working conditions of rice-farmers in Thua Thien Hue province who contact directly pesticides. To estimate the cholinesterase concentrations and other factors that relate to chronic poisoning of the farmers by organophosphate and carbamate pesticides. Methodology: A descriptive study was carried out on 300 rice-farmers contacting pesticides directly in three communes in Thua Thien Hue province. Questionaires about working conditions to pesticides such as type of pesticides, the duration of exposure to pesticides, the use of personal protective equipment, storage and disposal of pesticides and signs related to pesticides were interviewed. The concentrations of serum cholinesterase were analyzed by enzyme catalytic method. Results: On average, rice-farmers use 10 different types of pesticides, consisting of mainly carbamates and organophosphates. About the working conditions of farmers related to pesticides: duration of exposure to pesticides for more than 15 years (85.8%), using personal protective equipments when spraying pesticides (83.0%), using mixture of two or more types of pesticides (70.3%), personal hygiene practices when spraying pesticides: bathing (98.7%), take off their clothes (86.7%), washing hands with soap (91.0%). There are 23 signs and symptoms that farmers were recalled after one round of pesticide spray. mainly including fatigue discomfort (55.7%), headache (51.0%), itching (49.7%), dazzle (38, 3%), dizziness (36.7%) and a lot of sweating (37.0%). Cholinesterase concentration (83641310 U/L) in the blood of the control group (n = 30) were higher exposure groups (n= 242) with pesticides (80941830 U/L). But this difference was not statistically significant (p> 0.05). There were a relationship between concentrations of cholinesterase in the blood of farmers with some factors such as: using personal protective equipments, the duration of exposure to pesticides, the signs of pesticide poisoning of farmers (p < 0.05). Conclusions: Although the use of pesticides has many advances. long-term exposure to organophosphate and carbamate pesticides may affect the health of rice farmers significantly.

Keywords: poisoning, pesticides, cholinesterase. Nghe

1. Mở đầu

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là điều kiện tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Chính nhờ vào hiệu quả diệt trừ sâu bệnh và cỏ dại của thuốc bảo vệ thực vật, trong nhiều năm qua sản lượng lương thực, đặc biệt là lúa gạo, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, ngày càng gia tăng. Tuy nhiên mặt trái của việc sử dụng bảo vệ thực vật như gây ô nhiễm môi trường sống, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong cây trồng, gây nhiễm độc cấp và mãn tính cho người sử dụng....Trong đó, tình trạng nhiễm độc cấp và mãn tính cho người trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật trong cộng đồng là điều gây lo lắng nhất. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật luôn là vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư nông nghiệp. Trên thế giới ước tính có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc mãn và cấp tính hàng năm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Trong đó có khoảng 3 triệu người bị ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và 220 nghìn người tử vong mỗi năm [1]. Song song với số lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tăng là số người ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng.

Tình trạng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố, trong năm 2007 đã xảy ra gần 4.700 vụ, với 5.207 trường hợp bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật và 106 người đã tử vong. Năm 2009 có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường hợp, tử vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05 %. Theo Hà Minh Trung và cộng sự, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc nghề nghiệp với thuốc bảo vệ thực vật ít nhất cũng tới 11,5 triệu người. Với tỷ lệ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật mạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người [2].

Mặt khác, theo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trên 90% loại thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng thuộc nhóm photpho hữu cơ và cacbamat [3]. Song, do người nông dân chưa coi trọng việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi phun thuốc và ít hiểu biết về thuốc trừ sâu đã khiến không ít trường hợp nông dân trực tiếp phun thuốc bị nhiễm độc mãn tính mà họ không hay biết [4]. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nông dân trực tiếp sản xuất ra lương thực cho chúng ta tiêu dùng. Đây là vấn về đang quan tâm của Đảng và Nhà nước (nông nghiệp, nông thôn và nông dân). Trong đề tài này chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng sử dụng, bảo quản, điều kiện lao động khi phun/pha thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên sức khoẻ nông dân, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa nhằm khắc phục những hậu quả xấu lên sức khoẻ của nông dân. Mục tiêu:



1. Mô tả điều kiện lao động với thuốc trừ sâu của nông dân trồng lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Xác định nồng độ cholinesterase trong máu và những yếu tố liên quan ở nông dân trực tiếp phun thuốc trừ sâu tại địa bàn nghiên cứu.

2. Vật liệu và phương pháp

Chọn 3 huyện chuyên canh tác nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở mỗi huyện chọn 1 xã có tỷ lệ nông dân trồng lúa cao. Tại mỗi xã nghiên cứu, chọn ngẫu nhiên 100 nông dân trực tiếp phun thuốc trừ sâu vào mẫu nghiên cứu.

Phỏng vấn nông dân trồng lúa về điều kiện lao động với thuốc trừ sâu như: loại thuốc trừ sâu đã sử dụng, thời gian tiếp xúc với thuốc trừ sâu , số lần phun thuốc/vụ mùa, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động, kỹ thuật phun thuốc trừ sâu , xử lý bao bì đựng thuốc trừ sâu , xử trí khi bị nhiễm độc thuốc trừ sâu , dấu hiệu và triệu chứng (nhớ lại của nông dân) sau đợt phun thuốc trừ sâu .

Lấy mẫu máu. Lấy 2mL máu tĩnh mạch, gởi về phòng thí nghiệm ngay, tách lấy huyết thanh, bảo quản ở -200C trước khi và phân tích cholinesterase. Định lượng cholinesterase bằng phương pháp động học xúc tác enzym với thuốc thử butyrythiocholine, thực hiện trên máy phân tích tự động (Roch/Hitachi cobas c 501 analyzer) tại Khoa Sinh hoá Bệnh viện Trung ương Huế. Giá trị cholinesterase ở người bình thường 6442-11847 U/L. Mức cholinesterase trong máu của nông dân (n1 = 272) được so sánh với mức cholinesterase của nhóm đối chứng (n2 = 30) gồm những nông dân khoẻ mạnh không tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê với phần mềm SPSS version 16.0. Sử dụng test 2 để so sánh 2 hay nhiều tỷ lệ. Chọn mức có ý nghĩa thống kê: p < 0,05.



3. Kết quả và bàn luận

3.1. Đặc trưng cá nhân

Bảng 1. Đặc trưng cá nhân của mẫu (n = 300)



Biến số

Tần số Tỷ lệ

Giới

Nam


Nữ

Tuổi


18-30

31-45


46-60

Học vấn


Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

Loại thuốc BVTV đang sử dụng

Trừ sâu


  • Diazinon

  • Carbofuran

  • Buprofezin

Trừ nấm

- Validamycin

- Carbendazim

- Furadan

Trừ cỏ

- Butachlor



- Quinclorac

- Padan


Thời gian tiếp xúc với thuốc BVTV

  • < 10 năm

  • 10-15 năm

  • > 15 năm

Số lần phu thuốc BVTV/vụ mùa

  • < 6 lần

  • 7-9 lần

  • > 10 lần

243 81.0

57 19.0
12 4.0

91 30.3


197 65.7
98 32.7

141 47.0


61 20.3

149 49.7


280 93.9

182 60.7
214 71.3

153 51.0

165 55.0
119 39.7

103 34.3

165 55.0
33 11.0

23 7.7

244 81.3
150 50.0



51 17.0

99 33.0


Mẫu nghiên cứu gồm 300 nông dân trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật, nam giới chiếm 81,% cao hơn nữ giới 19,0%. Có lẽ do công việc phun thuốc BVTV nặng nhọc và độc hại nên phụ nữ ít tham gia công việc này. Tỷ lệ về giới trong nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây. K’ Vởi và Đỗ Văn Dũng, qua nghiên cứu Kiến thức, thái độ và thực hành về hoá chất bảo vệ thực vật của người trồng rau tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng năm 2008 cho biết, tỷ lệ nam giới tham gia vào mẫu nghiên cứu chiếm 78,0%, còn lại là nữ giới [4]. Tuổi của nông dân được phân thành 3 nhóm: 18-30, 31-45 và 46-60. Trong đó, nhóm tuổi 46-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%). Số nông dân có mức học vấn bậc trung học cơ sở chiểm tỷ lệ cao nhất 40,7%, tiếp đến là bậc tiểu học chiếm 32,7% và số còn lại đạt mức trung học phổ thông. Địa bàn nghiên cứu là các xã thuần nông nghiệp. Cây trồng chủ yếu là lúa (87,3%), những loại cây khác như: cây ăn quả, hoa màu chiếm tỷ lệ thấp hơn. Cây trồng có liên quan đến loại thuốc bảo vệ thực vật do nông dân sử dụng. Đây là vùng chuyên canh lúa nên các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng chỉ sử dụng cho cây lúa chủ yếu là 2 nhóm: lân hữu cơ, cacbamat và một ít nhóm clo hữu cơ (thuốc diệt cỏ dại và diệt nấm).

Có 10 chủng loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đang được nông dân tại địa bàn nghiên cứu sử dụng trong nông nghiệp. Trong đó, các nhóm được sử dụng nhiều nhất là: Sofid 93,3%; Validacin 71,3%; Padan (60,7%). Các nhóm thuốc Bbảo vệ thực vật này tập trung vào 2 gốc hoá học chính là cacbamat và photpho hữu cơ. Theo Chi cục bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế và Chi nhánh Công ty thuốc sát trùng Việt Nam tại Thừa thiên Huế, hiện ở tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 30 chủng loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, với số lượng tiêu thụ khoảng 300-400 tấn [3].



3.2. Điều kiện làm việc của nông dân với thuốc trừ sâu

Bảng 2. Điều kiện làm việc của nông dân với thuốc trừ sâu



Biến số

Tần số Tỷ lệ

Kỹ thuật pha thuốc bảo vệ thực vật

  • Pha thuốc hướng dẫn

  • Pha theo kinh nghiệm

  • Pha hỗn hợp hai hoặc nhiều loại thuốc

  • Chỉ Pha 1 loại thuốc BVTV

Kỹ thuật phun thuốc BVTV

  • Phun thuốc BVTV ngược chiều gió

  • Mặc quần áo ướt khi phun thuốc BVTV

  • Có hút thuốc khi phun thuốc BVTV

  • Thuốc BVTV dính vào da khi đi phun thuốc

Loại bảo hộ lao động được dùng khi phun thuốc

  • Găng tay

  • Ủng

  • Khẩu trang

  • Áo mưa

Xử lý bao bì đựng thuốc BVTV

  • Chôn

  • Đốt

  • Súc rửa dùng lại

  • Vứt bỏ ngoài ruộng, vườn

Xử trí khi bị nhiễm độc thuốc BVTV

  • Tắm rửa sạch sẽ

  • Uống nước đường

  • Ăn cháo đậu xanh

  • Gây nôn

- Đến cơ sở y tế

264 88.0


73 24.3

211 70.3


50 16.7
178 59.3

81 27.0


5 1.7

31 10.3
71 23.7

18 6.0

161 53.7


249 83.0
68 22.7

42 14.0


7 2.3

183 61.0
141 47.0

119 39.7

20 6.7


3 1.0

92 30.7


Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nông dân tuân thủ qui định về số lần phun thuốc bảo vệ thực vật trên vụ mùa (1-3 lần/vụ mùa) chiếm khá thấp 7,7%. Tỷ lệ nông dân phun 4-6 lần thuốc bảo vệ thực vật trong một vụ mùa chiếm 42,3%. Và có đến 33,0% nông dân phun trên 10 lần trong một vụ mùa. Qua trao đổi với nông dân về vấn đề này, họ cho rằng, số lần phun thuốc BVTV trên vụ mùa còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như: dịch bệnh, sâu rầy, loại cây trồng...nên khó tuân thủ giới hạn 1-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật/vụ mùa như qui định của ngành bảo vệ thực vật. Mặc dù có 88,0% nông dân được hướng dẫn pha/phun thuốc, song vẫn còn 24,3% nông dân pha thuốc theo ước chừng và theo kinh nghiệm; và có đến 70,3% nông dân pha hỗn hợp hai hoặc nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Về kỹ thuật phun thuốc bảo vệ thực vật cho thấy một tỷ lệ thấp nông dân chưa tuân thu qui định của Cục bảo vệ thực vật về phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Vẫn còn 1,7% nông dân hút thuốc lá khi đi phu thuốc, 27,0% nông dân mặc áo quần ướt khi pha/phun thuốc và 10,3% nông dân để thuốc BVTV dính vào da khi đi phun thuốc bảo vệ thực vật. Trên đây là những yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ của nông dân trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Một thực tế hiện nay, việc nông dân vứt chai, lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ra môi trường khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Chúng tôi nhận thấy, vẫn còn 61,0% nông dân vứt bỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật ngoài ruộng, vườn; chôn (22,7%), đốt (14,0%) và 2,3% nông dân súc rửa bao bì đựng thuốc BVTV để tái sử dụng. Kết quả điều tra của Cục Y tế Dự phòng Việt Nam tháng 11 năm 2001 tại các tỉnh Hà Nam, Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên... cho thấy tỷ lệ vứt bỏ ngoài vườn lại khá cao 42,7% chôn dưới đất 38,3%; đốt 18,2%, và còn 1,5% là súc rửa rồi dùng lại [5]. Việc xử trí khi bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết và quan trọng đối với nông dân trực tiếp pha/phun thuốc. Sử dụng đúng phương pháp loại bỏ chất độc, tăng cường chất bổ dưỡng cho cơ thể, là những vấn đề cơ bản mà nông dân cần nắm vững trong khi sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp. Tỷ lệ nông dân dùng các phương tiện để xử trí khi bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật như sau: tắm rửa sạch sẽ (47,0%), uống nước đường (39,7%), ăn cháo đậu xanh (6,7%), gây nôn (1,0%) và đến cơ sở y tế (30,7%). Tỷ lệ này thấp hơn một ít so với những nghiên cứu trước đây [4].

Bảng 3. Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến nhiễm độc thuốc trừ sâu của nông dân và mức cholinesterase



Triệu chứng liên quan đến nhiễm độc thuốc BVTV

Giá trị ChE thấp hơn bình thường (n=39)

Giá trị ChE bình thường (n = 203)

Tổng số mẫu

(n = 242)



Mệt mỏi, khó chịu

28 (71,8%)

139 (68,5%)

167 (69,0%)

Ra nhiều mồ hôi

Nhức đầu


Chóng mặt

Hoa mắt


Sẩn da, ngứa

Khô họng


Mất cảm giác mùi vị

Buồn nôn


Nhức mắt

27 (69,2%)

26 (66,7%)

25 (64,1%)

24 (61,5%)

22 (56,4%)

20 (51,3%)

20 (51,3%)

19 (48,7%)

18 (46,2%)


84 (41,3%)

82 (40,4%)

81 (39,9%)

78 (38,4%)

77 (37,9%)

61 (30,0%)

39 (19,2%)

37 (18,2%)

34 (16,7%)


111 (45,9%)

108 (44,6%)

106 (43,8%)

102 (42,1%)

99 (40,9%)

81 (33,5%)

59 (24,4%)

56 (23,1%)

52 (21,5%)


3.3. Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến nhiễm độc thuốc BVTV

Việc chẩn đoán nhiễm độc mãn tính thuốc bảo vệ thực vật gốc photpho hữu cơ và cacbamat là rất khó khăn, các dấu hiệu lâm sàng phần lớn là chủ quan. Theo y văn dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc mạn tính thuốc bảo vệ thực vật gốc photpho hữu cơ và cacbamat bao gồm: nhức đầu, choáng váng, cảm giác nặng đầu, nhức thái dương, giảm trí nhớ, dễ mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, ăn kém ngon, chóng mặt. Ở một số trường hợp, có rối loạn tinh thần và trí tuệ, giật nhãn cầu, run tay và một số triệu chứng rối loạn thần kinh khác [6]. Trong nghiên cứu này, qua phỏng vấn (dưới hình thức nhớ lại) nông dân về những dấu hiệu và triệu chứng sau một đợt đi phun thuốc BVTV, chúng tôi ghi nhận được 23 dấu hiệu/triệu chứng mà nông dân trực tiếp phun/pha thuốc báo cáo lại. Trong đó những dấu hiệu, triệu chứng chiếm tỷ lệ cao là: mệt mỏi khó chịu (55,7%); nhức đầu (51,0%); sẩn da, ngứa (49,7%); hoa mắt (38,3%); chóng mặt (36,7%) và ra nhiều mồ hôi (37,0%).

Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng [7], qua phỏng vấn nông dân trồng rau tại ngoại thành TP.Hồ Chí Minh (2006) đã ghi nhận được 20 dấu hiệu/triệu chứng nhiễm độc mãn tính thuốc BVTV, trong đó một số người có dấu hiệu nhiễm độc mãn tính với tỷ lệ cao như sau: mệt mỏi khó chịu (87,7%), đau đầu (66,4%), ra nhiều mồ hôi (50,3%), chóng mặt (85,2%), da ngứa mẩn đỏ (41,3%), rối loạn giấc ngủ (36,8%), buồn nôn (43,8%), da tái xanh (45,8%). Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh (2010) về ảnh hưởng của thuốc BVTV lên sức khoẻ người chuyên canh chè ở Thái nguyên cho biết, tỷ lệ nông dân còn nhớ các dấu hiệu ảnh hưởng lên sức khoẻ sau đợt pha/phun thuốc BVTV như sau: chóng mặt (78,4%), mệt mỏi (77,9%), đau đầu (73,1%), mất ngủ (33,8%), ngứa da (23,1%), nhìn mờ (43,1%) [5].

Nghiên cứu của Aunu Rauf [8] ở Indonesia trên đối tượng nông dân trồng cải bắp có sử dụng thuốc BVTV gốc lân hữu cơ và cacbamat, cho biết nông dân bị nhiễm độc mãn tính với các dấu hiệu như sau: nhức đầu (78,6%), mệt mỏi (16,0%), ngứa da (24,0%), mắt nhìn mờ (20,0%) đau dạ dày (16,0%). Susmita Dasgupta, Nhan Thi Lam, Khuc Xuyen và cộng sự qua nghiên cứu tình hình nhiễm độc thuốc BVTV lân hữu cơ và cacbamat ở nông dân trồng lúa Đồng bằng sông Cửu Long (2005) cho biết có 21,0% nông dân bị nhiễm độc mãn tính với dấu hiệu/triệu chứng như sau: da kích thích (62,5%), nhức đầu (60,0%), kích thích mắt (56,7%), chóng mặt (52,4%%), khó thở (46,6%) [9]. Nghiên cứu của Aftab Turabi và cộng sự [10], về tiếp xúc mãn tính với thuốc BVTV lẫn hữu cơ ở người dân sống gần vùng canh tác nông nghiệp ở Karachi (Pakistan) cho biết 59,1% người dân giảm sự thèm ăn, 45,8% đau bụng, 41,8% tiêu chảy. Neice Müller, Xavier Faria và cộng sự qua nghiên cứu tình hình nhiễm độc thuốc BVTV lân hữu cơ ở gia đình nông dân trồng trái cây ở Brazil, tác giả cho biết người dân còn nhớ lại được 21 dấu hiệu/triệu chứng liên quan đến tiếp xúc mãn tính với thuốc BVTV lân hữu cơ, trong đó những dấu hiệu/triệu chứng chiếm tỷ lệ cao như sau: kích ứng mắt (27,5%), nhức đầu (13,6%), da dị ứng (7,3%), chóng mặt (3,8%), ra nhiều mồ hôi (9,8%), tiêu hoá khó (3,%), nôn mữa (5,6%), đau bụng (5,1%) [11].



3.4. Nồng độ cholinesterase và yếu tố liên quan

Bảng 4. Nồng độ cholinesterase huyết thanh



Nhóm nghiên cứu

Giá trị cholinesterase (U/L)

Trung bình

Trung vị

Cực tiểu-cực đại

Số mẫu có mức cholinesterase thấp hơn khuyến cáo (6442 U/L)

Nhóm tiếp xúc (n =242)

Nhóm so sánh (n=30)



8053  1830

8364  1310



7565

8026


5546-13621

6558-11874



39 (16.1%)

100%


Lân hữu cơ và cacbamat là 2 nhóm thuốc BVTV ức chế mạnh enzym cholinesterase. Enzym này có nhiệm vụ phân giải chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Cơ chế bệnh sinh quan trọng nhất đối với lân hữu cơ là ức chế enzym cholinesterase không hồi phục do enzym cholinesterase bị photphoryl hoá. Hậu quả là làm ứ đọng acetylcholin gây rối loạn dẫn truyền hệ cholinergic.

Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy có 39 mẫu huyết thanh của nông dân có nồng độ cholineterase thấp hơn giá trị khuyến cáo (6442 U/L), chiếm tỷ lệ 16,1%. Nồng độ cholinesterase trong huyết thanh của nhóm đối chứng (không tiếp xúc với thuốc BVTV) cao hơn nồng độ của nông dân phun thuốc BVTV. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo y văn nồng độ cholinesterase trong máu thường liên quan đến nhiều yếu tố như: bệnh tật (gan, glaucoma, Alzheimer, suy dinh dưỡng..), giới, biến đổi từ cá thể này đến cá thể khác....đặc biệt là thời gian ngừng tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Thường với thời gian sau 2 tuần, nếu ngưng tiếp xúc với nhóm lân hữu cơ thì men cholinesterase trong cơ thể bắt đầu phục hồi chậm. Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn ngẫu nhiên, nên rất nhiều nông dân đã ngưng phun thuốc BVTV với thời gian sau 2 tuần, chính vì thế, tỷ lệ mẫu huyết thanh có nồng độ cholineterase giảm (16,1%) ít hơn so với những nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Dilshad A Khan và cộng sự (2008) [12] cho kết quả như sau: giá trị trung bình cholineterase của nông dân trồng thuốc lá (5596UI/L) giảm đáng kể so với nhóm chứng (6821UI/L). Suphan Soogarun và cộng sự (2003) nghiên cứu nồng độ cholineterase trong huyết tương của 35 nông dân trồng rau ở Chiang Mai-Thái Lan (và nhóm chứng gồm 35 người dân khoẻ mạnh sinh sống ở Bangkok) cho biết nồng độ cholineterase trung bình của nhóm nông dân trồng rau (17700±7000 UI/L) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) so với nồng độ cholineterase ở nhóm chứng (24700± 12400 UI/L) [13]. Prasit Kachaiyaphum và cộng sự (2010) đã đánh giá cholineterase huyết thanh trên 350 nông dân trồng ớt huyện Chatturat, tỉnh Chaiyaphum-Thái Lan cũng cho biết có 32,0% mẫu nghiệm có giá trị cholineterase bất bình thường; có sự liên quan giữa nồng độ cholineterase huyết thanh với những dấu hiệu liên quan đến nhiễm độc mãn tính lân hữu cơ ở nông dân trồng ớt ở địa phương nghiên cứu [14].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư và cộng sự (2004). Theo đó, qua nghiên cứu nồng độ cholineterase trong huyết thanh của 60 nông dân chuyên canh chè ở Thái Nguyên [15] tác giả cho biết giá trị trung bình cholineterase của nông dân trồng chè ở 2 huyện Sông Cầu (4988,501372,41U/L) và Minh Lập (5128,801423,45U/L) thấp hơn so với nhóm chứng (30 công nhân nhà máy X79) 5839,671411,60UI/L, (p > 0,05). Mặc dù số mẫu nghiên cứu còn hạn chế, tuy vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi vẫn nhận thấy có sự liên quan giữa nồng độ cholinesterase trong huyết thanh của nông dân với những yếu tố như: sử dụng bảo hộ lao động, thời gian tiếp xúc với thuốc BVTV, dấu hiệu (nông dân còn nhớ lại, sau đợt phun thuốc BVTV) liên quan đến nhiễm độc thuốc BVTV lân hữu cơ và cacbamat (p < 0,05).

4. Kết luận

Mặc dù có một tỷ lệ cao nông dân trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu tuân thủ những điều kiện an toàn khi sử dụng thuốc BVTV. Tuy nhiên tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu vẫn ảnh hưởng lên sức khoẻ nông dân trực tiếp pha/phun thuốc BVTV. Nồng độ cholinesterase trong máu của nông dân tiếp xúc với thuốc BVTV thấp hơn nhóm không tiếp xúc và những dấu hiệu, triệu chứng mà nông dân còn nhớ lại sau đợt phun thuốc BVTV là những bằng chứng về ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV photpho hữu cơ và cacbamat lên sức khoẻ nông dân.



Tài liệu tham khảo
[1]. Cục Y tế dự phòng và Môi trường (2010), "Báo cáo công tác y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, hội nghị tổng kết công tác Y tế lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2009, triển khai công tác năm 2010", Bộ Y tế, Hà Nội.

[2]. Hà Minh Trung và Cs (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất độc hại dùng trong nông nghiệp tới sức khoẻ con người, các biện pháp khắc phục, Đề tài cấp Nhà nước 11-08, Bộ NN & PTNN.

[3]. Công ty Cổ phẩn Thuốc sát trùng Việt Nam (2007), Sổ tay sử dụng nông dược, Nhà xuất bản nông nghiệp.

[4]. K’Vởi, Đỗ Văn Dũng (2008), “Kiến thức, thái độ, thực hành về hóa chất bảo vệ thực vật của người dân trồng rau tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng năm 2008”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, số1 năm 2010, trang 109-115.

[5]. Nguyễn Tuấn Khanh (2010), Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp, Luận án tốt nghiệp Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên.

[6]. Prakash, D (2008), Pseudocholinesterase Diagnostic and Pronostic value in Organophosphorus Poisoning, Dissertation submitted to the Rajiv Gandhi University of Health Sciences, Karnataka, Bangalore.

[7]. Phạm Thị Bích Ngân, Đinh Xuân Thắng (2006), “Nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất trừ sâu đến sức khỏe của nông dân vùng chuyên canh rau TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, số 2, tập 9, tr: 72-80.

[8]. Aunu Rauf, Djoko Prijono et al (2004), “Survey of pest control pratices of carbage farmers in west Java, Indonesia, Cabbage Pest Control Survey Report”, Department of Plant Pests and Diseases, Bogor Agricultural University, Indonesia.

[9]. Susmita Dasgupta, Craig Meisner, David Wheeler, Nhan Thi Lam, Khuc Xuyen (2005). Pesticide poisoning of farm workers: implications of blood test results from Vietnam, World Bank Policy Research Working Paper 2005; 3624.

[10]. Aftab Turabi, A. Danyal et al (2007), “Evaluation of suspected chronic pesticide poisoning among residents near agriculture fields”, Biomedica, Vol 23, pp: 77-82.

[11]. Neice Müller Xavier Faria et al (2009), “Poisoning by pesticides among family fruit farmers, Bento Gonçalves, Southern Brazil”, Rev Saúde Pública, No 43, Vol 2, pp: 1-10.

[12]. Dilshad A Khan, Mahwish M Bhatti et al (2000), “Adverse Effects of Pesticides Residues on Biochemical Markers in Pakistani Tobacco Farmers”, J Clin Exp Med, No 1, pp:274-282.

[13]. Suphan Soogarun, Viroj Wiwanitkit and Jamsai Suwansaksri (2003), “Report on Blood cholineterase among vegetable growers”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol 34 No 3, pp: 687-689.

[14]. Prasit Kachaiyaphum, Nopporn Howteerakul et al (2010), “Serum Cholinesterase Levels of Thai Chilli-Farm Workers Exposed to Chemical Pesticides: Prevalence Estimates and Associated Factors”, J Occup Health, No 52: pp 89-98.



[15]. Nguyễn Văn Tư, Lô Thị Hồng Lê (2004), “Nghiên cứu một số chỉ số huyết học và hoạt tính enzym cholinesterase của người canh tác chè tại Sông Cầu, Minh Lập, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên”, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, tập 8, số 2, tr: 25-27.






Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 88.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương